Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Luật

Nghiên cứu được thực hiện nhằm

mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý

định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên

Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh

tế - Luật. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ

361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm

tư) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Thực hiện một nghiên cứu khám phá chúng tôi

tìm thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN

của sinh viên bao gồm: (1) nhận thức kiểm soát

hành vi, (2) động cơ chọn làm công cho một tổ

chức, (3) môi trường cho khởi nghiệp, (4) động

cơ tự làm chủ, (5) quy chuẩn chủ quan và (6)

sự hỗ trợ của môi trường học thuật. Trong đó,

yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động

mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp.

pdf 10 trang kimcuc 4040
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Luật

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Luật
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ DOANH
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
DETERMINANTS TO STUDENT’S ENTREPRENEURIAL INTENTIONS OF
FACULTY OF BUSINESS ADMINISTRATION AT UNIVERSITY OF
ECONOMICS AND LAW
Nguyễn Hải Quang1, Cao Nguyễn Trung Cường2
Tóm tắt – Nghiên cứu được thực hiện nhằm
mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên
Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh
tế - Luật. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ
361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm
tư) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Thực hiện một nghiên cứu khám phá chúng tôi
tìm thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN
của sinh viên bao gồm: (1) nhận thức kiểm soát
hành vi, (2) động cơ chọn làm công cho một tổ
chức, (3) môi trường cho khởi nghiệp, (4) động
cơ tự làm chủ, (5) quy chuẩn chủ quan và (6)
sự hỗ trợ của môi trường học thuật. Trong đó,
yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động
mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp.
Từ khóa: ý định khởi sự doanh nghiệp, sinh
viên, quản trị kinh doanh.
Abstract – The objective of this paper is to
determine factors affecting on entrepreneurial
intentions of business administration students
of Faculty of Business Administration at Uni-
versity of Economics and Law. The research
data were collected from 361 students through
convenience-sampling method. By conducting an
exploratory study, we found that there are six fac-
tors influencing students’ entrepreneurial inten-
tions including: (1) Perceived Behavioral Con-
trol, (2) Organizational employment motivation,
(3) Environment for Entrepreneurship, (4) Self-
1Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Trà Vinh
2Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - Luật -
ĐHQG. TP. Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 14/11/16, Ngày nhận kết quả bình duyệt:
06/03/17, Ngày chấp nhận đăng: 12/03/17
employment motivation, (5) Subjective norm and
(6) Academic Support. In which, Perceived Be-
havioral Control has the most powerful effect on
entrepreneurial intentions of business adminis-
tration students.
Keywords: entrepreneurial intentions, stu-
dents, business administration.
I. GIỚI THIỆU
Khởi sự doanh nghiệp (KSDN) luôn có mối
quan hệ rất chặt chẽ với phát triển kinh tế của
một quốc gia. Bởi vì doanh nghiệp là một trong
những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to
lớn vào tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và
tạo ra công ăn việc làm. Một nền kinh tế phát
triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và
chất lượng của các doanh nghiệp.
Chính vì lẽ đó, chính phủ các nước phát triển
cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính
sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi
sự doanh nghiệp, đặc biệt trong giới sinh viên
khuyến khích họ không đi làm thuê mà hãy tự
tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho
phát triển kinh tế. Lý do có sự quan tâm đặc biệt
đến thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong giới sinh
viên bởi vì lực lượng sinh viên là nguồn lực quan
trọng cho khởi nghiệp [1]. Vì vậy, xã hội cần
phải quan tâm và tận dụng hiệu quả nguồn lực
phong phú này. Đồng thời, các nhà nghiên cứu
hy vọng rằng những doanh nhân được đào tạo
tốt sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh
và mạnh hơn doanh nghiệp của những người có
trình độ thấp.
Tuy nhiên, mặc dù KSDN và vai trò doanh
nhân luôn được đề cao, song Việt Nam hiện đang
10
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
là nước có tỷ lệ KSDN rất thấp so với các nước
trong khu vực. Tỉ lệ người trưởng thành ở Việt
Nam có ý định KSDN trong vòng 3 năm tới cũng
ở mức rất thấp (18%), thấp hơn mức trung bình
là 40% so với các nước phát triển [2]. Phần lớn
người KSDN ở Việt Nam có trình độ học vấn
thấp, còn đối với những người có cơ hội khởi sự
kinh doanh với trình độ cao hơn lại hướng đến
việc đi làm thuê [3].
Ngoài ra, các nghiên cứu về khởi nghiệp trong
nước không nhiều, đặc biệt là rất ít nghiên cứu
về khởi nghiệp của sinh viên, nên việc thu thập
thông tin và đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ
sinh viên KSDN còn nhiều hạn chế.
Tại trường Đại học Kinh tế - Luật, đặc biệt là
Khoa Quản trị Kinh doanh, để thúc đẩy việc khởi
sự doanh nghiệp trong sinh viên, nhà trường và
sinh viên đã phối hợp thành lập câu lạc bộ GPA,
mở các cuộc thi và các buổi trao đổi về khởi sự
doanh nghiệp. Việc đưa ra các giải pháp nhằm
thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và “tư duy làm
chủ” trong sinh viên nói riêng và các tầng lớp
dân cư nói chung trở nên cấp bách hơn bao giờ
hết nhằm giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm
cho xã hội. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là điều gì
ảnh hưởng đến ý định KSDN?
Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm cung cấp
phần nào thông tin cho những mục đích nói trên,
đặc biệt là sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học Kinh tế - Luật.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Theo McStay [4], các nghiên cứu về ý định
khởi nghiệp thường dựa trên các học thuyết sau:
lý thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Plannned
Behavior – TPB) của Ajzen (1991), mô hình
sự kiện khởi nghiệp (Shapero’s Entrepreneurial
Event) của Shapero và Sokol (1982), lý thuyết
nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) của
Bandura (1986). Trong đó, mô hình lý thuyết
hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) là một trong
những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để
giải thích ý định KSDN của một cá nhân. Lý
thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) cho
rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động
của 3 yếu tố: thái độ của cá nhân, quy chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Bên
cạnh đó, trong mô hình Social Cognitive Theory
của Bandura (1986), các yếu tố ngữ cảnh cũng
có ảnh hưởng đáng kể, sự tương tác giữa con
người và môi trường tạo ra niềm tin và năng lực
nhận thức của một người, những thứ được phát
triển và ảnh hưởng bởi môi trường vật chất và
xã hội. Các yếu tố ngữ cảnh sau này được sử
dụng nhiều trong các nghiên cứu về ý định khởi
nghiệp như: nghiên cứu “Các yếu tố gia đình,
đặc điểm cá nhân và sự tự hiệu quả là yếu tố
quyết định của ý định khởi sự doanh nghiệp của
sinh viên cao đẳng nghề tại bang Oyo, Nigeria”
của Akanbi (2013), nghiên cứu ”Ảnh hưởng của
một số yếu tố cá nhân đến ý định khởi sự doanh
nghiệp” của Olakitan (2014)
Ngoài ra, nghiên cứu của Amos và Alex [5]
có xem xét một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên
ngành kinh tế, kết quả khảo sát chỉ ra rằng: giới
tính, có cha mẹ làm kinh doanh, quy chuẩn chủ
quan, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ của
cá nhân, điều kiện môi trường thuận lợi và sự
hỗ trợ của môi trường học thuật là những yếu
tố quyết định ý định KSDN. Còn theo nghiên
cứu của Phan Anh Tú và cộng sự [6] khảo sát
sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Cần Thơ, các tác giả cũng tìm
thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN
của sinh viên bao gồm: (1) thái độ và tự hiệu quả,
(2) giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) nguồn
vốn, (4) quy chuẩn chủ quan và (5) nhận thức
kiểm soát hành vi.
Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và
ngoài nước, dựa theo mô hình nghiên cứu được
phát triển bởi Amos và Alex [5] , nghiên cứu này
đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh
nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học Kinh tế - Luật như Hình 1.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, yếu tố giới
tính và yếu tố năm học (sinh viên năm 1, 2, 3,
4) chỉ được xem xét đưa vào nhằm phục vụ cho
mục đích thống kê, đồng thời là nhân tố chỉ thị
của ý định khởi sự doanh nghiệp, điều tiết mối
quan hệ giữa các biến và ý định khởi sự doanh
nghiệp. Đây cũng là điểm mới và khác biệt so
với một số nghiên cứu trước đây, thường chỉ tập
trung vào đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm
3 và năm 4 (năm cuối). Lý do của sự chọn lựa
này là vì cơ hội khởi nghiệp là như nhau cho
11
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
bất kỳ sinh viên nào (ví dụ như bán cà phê “take
away”, bán hoa).
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
A. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn
mẫu là chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất vì
những khó khăn trong quá trình tiếp cận các đối
tượng nghiên cứu, cũng như phù hợp với mục
đích và điều kiện của người làm nghiên cứu.
Đây là cách chọn mẫu không theo quy luật ngẫu
nhiên, người nghiên cứu có thể thực hiện theo sự
thuận tiện, chọn những phần tử mà có thể tiếp cận
được. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Khoa
Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế -
Luật. Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự [7],
để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA),
chúng ta cần kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần
số lượng biến quan sát trong mô hình nghiên
cứu. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi
quy một cách tốt nhất, Tabachnick và Fidell [8]
cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo
công thức n  8m + 50, trong đó, n là cỡ mẫu, m
là số biến độc lập của mô hình. Vì vậy, mô hình
đang nghiên cứu có 4 biến độc lập và 1 biến phụ
thuộc với 52 biến quan sát nên số lượng mẫu
hợp lệ tối thiểu cần phải thu thập là 260 mẫu.
Để đảm bảo số lượng mẫu theo yêu cầu, tác giả
đã phát phiếu khảo sát trực tiếp và gửi mail đến
sinh viên các khóa 2012, 2013, 2014, 2015 kèm
đường link bảng khảo sát online, kết quả thu về
được 445 mẫu hồi đáp, trong đó có 361 mẫu
có ý định khởi sự doanh nghiệp, chiếm 81.7%
tổng số mẫu hợp lệ, được lọc ra từ câu hỏi gạn
lọc: “Anh/Chị có phải là sinh viên Khoa Quản
trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Luật,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” và
“Anh/Chị có ý định khởi sự doanh nghiệp kinh
doanh trong một lĩnh vực bất kỳ ở hiện tại hoặc
tương lai”, đạt yêu cầu so với mức tối thiểu 260
mẫu. Như vậy, số liệu được thu thập đảm bảo
thực hiện tốt mô hình nghiên cứu.
B. Phương pháp phân tích
Trong bài này, chúng tôi sử dụng hai phương
pháp nghiên cứu: định tính và định lượng, và trải
qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức, được mô tả tóm tắt như sau:
Bài nghiên cứu này áp dụng mô hình nghiên
cứu được phát triển bởi Amos và Alex [5], bộ
tiêu chí gồm 52 câu hỏi được thừa kế, tổng hợp
và hiệu chỉnh từ nhiều tác giả. Thang đo 5 mức
độ được sử dụng trong nghiên cứu này, tương
ứng với mức “hoàn toàn không đồng ý” = 1 và
“hoàn toàn đồng ý” = 5. Ngoài ra, tác giả còn bổ
sung thêm hai câu hỏi về thông tin cá nhân phục
vụ mục đích thống kê là “giới tính” và “hiện đang
là sinh viên năm...”. Mặc dù thang đo các biến đã
được kiểm định bằng các nghiên cứu trước của
Amos và Alex [5], tuy nhiên, do mô hình nghiên
cứu được xây dựng dựa trên mô hình ở nước
ngoài và cũng là nghiên cứu mới ở một quốc gia
có bối cảnh kinh tế, ngôn ngữ và thể chế khác
với các nước khác nên cần phải hiệu chỉnh và
bổ sung cho phù hợp với các điều kiện nghiên
cứu ở Việt Nam, cụ thể hơn là phù hợp với phạm
vi nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, việc chuyển
tải các khái niệm này sang ngôn ngữ tiếng Việt
cũng cần được đối chứng thực tế để đảm bảo độ
tin cậy và giá trị. Do đó, phương pháp nghiên
cứu sơ bộ định tính được sử dụng, thông qua
kỹ thuật thảo luận sâu dựa trên các nội dung đã
chuẩn bị trước.
Qua quá trình thảo luận sâu với 10 chuyên gia,
nhà quản lý và sinh viên, mô hình vẫn không thay
đổi so với mô hình gốc, tuy nhiên, thang đo đã
được hiệu chỉnh, rút gọn còn 50 phát biểu. Nội
dung chi tiết được trình bày trong Bảng 2 của
bài nghiên cứu này. Từ kết quả nghiên cứu sơ
bộ định tính là bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành
gửi bảng khảo sát cho khoảng 30 sinh viên Khoa
Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế -
Luật theo phương pháp thuận tiện để kiểm tra về
từ ngữ, ý nghĩa, chiều dài, hình thức trình bày
và các hướng trả lời chưa lường trước được. Sau
đó, bảng câu hỏi được điều chỉnh lần cuối cùng
để sẵn sàng cho giai đoạn nghiên cứu chính thức.
Sau khi khảo sát sơ bộ định lượng, không có hiệu
chỉnh hay bổ sung nào thêm. Vì vậy, bảng câu
hỏi cho khảo sát thử tiếp tục được sử dụng cho
giai đoạn khảo sát định lượng chính thức.
Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành
Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế -
Luật, quá trình phân tích được thực hiện theo các
bước sau: bước 1: kiểm định độ tin cậy của thang
đo bằng cách sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s
12
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Bảng 1. Phương pháp nghiên cứu
Bước Giai đoạn nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật
1 Sơ bộ
Định tính
Thảo luận sâu với 10 chuyên gia, nhà quản lý
và sinh viên.
Định lượng
Khảo sát thử qua bảng câu hỏi được hoàn thành
sau nghiên cứu định tính khoảng 30 sinh viên.
2 Chính thức Định lượng
Khảo sát chính thức qua bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
Xử lý, phân tích dữ liệu bằng SPSS.
Bảng 2. Phương pháp nghiên cứu
Bước Giai đoạn nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật
1 Sơ bộ
Định tính
Thảo luận sâu với 10 chuyên gia, nhà quản lý
và sinh viên.
Định lượng
Khảo sát thử qua bảng câu hỏi được hoàn thành
sau nghiên cứu định tính khoảng 30 sinh viên.
2 Chính thức Định lượng
Khảo sát chính thức qua bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
Xử lý, phân tích dữ liệu bằng SPSS.
Alpha, để loại các biến không phù hợp vì các
biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả trước
khi phân tích nhân tố EFA; bước 2: phân tích
nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm
định giá trị của thang đo, rút gọn biến trong tập
dữ liệu, nhóm các biến có mối tương quan chặt
chẽ với nhau thành các nhân tố đại diện. Phân
tích nhân tố khám phá đòi hỏi phải thỏa mãn
một số điều kiện, trong đó, hệ số KMO là chỉ
tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố phải đạt giữa 0,5 và 1,0 thì phân tích
nhân tố mới thích hợp, kiểm định Bartlett có ý
nghĩa thống kê (Sig. < 0,05); các biến có hệ số
truyền tải nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại, khác biệt hệ
số tải nhân tố Factor Loading của một biến quan
sát giữa các nhân tố phải  0,3; đồng thời, tổng
phương sai trích phải đạt hơn 50% [9]; bước 3:
phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính để
xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý
định khởi sự doanh nghiệp; đồng thời, kiểm định
13
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên
nam và nữ, các nhóm sinh viên năm nhất, năm
hai, năm ba và năm tư đối với ý định KSDN và
các yếu tố tác động đến ý định KSDN.
IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
A. Thông tin mẫu nghiên cứu
1) Đặc điểm mẫu khảo sát: Phân loại người
tham gia trả lời bảng câu hỏi theo nhóm sinh viên
có ý định KSDN và không có ý định KSDN, giới
tính, theo năm học (năm 1, năm 2, năm 3, năm
4), thông tin thống kê được như sau: tổng số mẫu
khảo sát được là 445 mẫu thông qua hình thức
phát phiếu khảo sát trực tiếp và khảo sát online,
trong đó:
- Có 3 mẫu không hợp lệ - không phải là đối
tượng khảo sát (không phải sinh viên Khoa Quản
trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Luật).
- Có 442 mẫu hợp lệ (là sinh viên Khoa Quản
trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Luật),
với:
+ 81 mẫu khảo sát (sinh viên) không có ý định
KSDN trong một lĩnh vực bất kỳ ở hiện tại hoặc
tương lai, chiếm 18,3% tổng số mẫu hợp ... h nghiệp của sinh viên,
trong quá trình kiểm định cho từng yếu tố thì có
1 biến quan sát bị loại vì có hệ số tương quan
biến - tổng (Corrected item - total correlation)
nhỏ hơn 0,3 (QCCQ05) [10], 3 biến quan sát bị
loại do hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến làm
cho độ tin cậy của thang đo tăng lên (SDBGN01,
XHNN03, MTHT01). Kết quả kiểm định cuối
cùng sau khi loại bỏ 4 biến quan sát này ra khỏi
mô hình cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của
từng yếu tố lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha ban
đầu và hệ số tương quan biến-tổng của 46 biến
quan sát còn lại trong mô hình đều lớn hơn 0,3.
Do đó, các biến còn lại được đưa vào sử dụng
trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
C. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Qua 5 lần phân tích nhân tố khám phá với
42 biến quan sát của các biến độc lập, kết
quả còn lại 38 biến quan sát, loại bỏ 4 biến
quan sát CHKTTT01, MTKN05, CHKTTT03,
CHKTTT04 do khác biệt hệ số tải nhân tố Factor
Loading < 0,3.
Kết quả phân tích nhân tố lần 5 với 38 biến
quan sát còn lại được đưa vào phân tích, rút trích
lên 8 nhân tố và giải thích được 62,077% biến
thiên của dữ liệu. Mức ý nghĩa của kiểm định
Bartlett = 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên các biến quan
sát có tương quan xét trên phạm vi tổng thể. Hệ
số KMO = 0,856 lớn hơn 0,5 nên dữ liệu phân
tích nhân tố là phù hợp. Tất cả các biến có hệ
số tải nhân tố đều lớn hơn 0,4 nên đạt yêu cầu
về giá trị hội tụ. Đồng thời, không có biến nào
tải lên hai nhân tố có mức khác biệt nhỏ hơn 0,3
nên đạt yêu cầu về giá trị phân biệt.
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá
cho thấy, thang đo các biến độc lập có ảnh hưởng
đến ý định KSDN từ 4 nhóm yếu tố ban đầu sau
khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì được
nhóm lại thành 8 nhân tố với 38 biến quan sát.
14
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
Bảng 4. Bảng thống kê hệ số tin cậy các thành
phần thang đo từ tính toán số liệu điều tra
nghiên cứu
STT Thang đo
Số
biến
quan
sát
Cron-
bach’s
Alpha
Hệ số
tương
quan
biến –
tổng
thấp
nhất
1
Nhóm các yếu tố
thái độ
Sự tự chủ và quyền lực 4 0,732 0,480
Cơ hội kinh tế và
thử thách
5 0,663 0,383
Sựghi nhận bản thân và
sự tham gia
5 0,697 0,367
Sự đảm bảo và
gánh nặng công việc
3 0,822 0,668
Lẫn tránh trách nhiệm 3 0,792 0,563
Nghề nghiệp 2 0,744 0,596
2 Quy chuẩn chủ quan 4 0,894 0,687
3
Nhận thức kiểm soát
hành vi
5 0,807 0,504
4 Các yếu tố ngữ,cảnh
Sự hỗ trợ của môi
trường học thuật
6 0,862 0,595
Môi trường cho
khởi nghiệp
5 0,772 0,435
5
Ý định khởi sự
doanh nghiệp
4 0,828 0,596
Các nhân tố trích ra đều đạt độ tin cậy và giá trị.
Chi tiết 8 nhân tố mới sau khi nhóm và đặt tên
lại như sau:
D. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, kiểm
định mối quan hệ tương quan giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc được thực hiện. Kết quả
kiểm định Pearson cho thấy không có hiện tượng
đa cộng tuyến. Bên cạnh đó, kết quả này cũng
được xác nhận thông qua tất cả hệ số phóng đại
phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy
mô hình có hệ số Sig. F nhỏ hơn rất nhiều so
với mức ý nghĩa  = 5% nên mô hình hồi quy là
có ý nghĩa và phù hợp với tập dữ liệu thu được.
Do đó, các biến độc lập trong mô hình có mối
quan hệ đối với biến phụ thuộc ý định KSDN.
Hệ số Durbin – Watson của mô hình là 2.022
chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương
quan [11].
Trong mô hình này, đưa 8 biến độc lập vào mô
hình và mô hình cũng có ý nghĩa thống kê (R2
hiệu chỉnh = 37%, F = 27,398, Sig. F < 0,05).
Căn cứ vào kết quả của bảng 3, hệ số R2 hiệu
chỉnh là 0.37 nhỏ hơn R2 là 0,384 chứng tỏ mô
hình hồi quy phù hợp với dữ liệu ở mức 0,37,
có nghĩa là có 37% sự biến thiên của ý định
KSDN được giải thích bởi các biến có trong mô
hình. Với giá trị này trong các nghiên cứu nhân
tố khám phá mới, độ phù hợp của mô hình là
chấp nhận được.
Dựa vào phương trình hồi quy từ mô hình ở
trên, chúng tôi kết luận rằng có 6 biến có ý nghĩa
thống kê, bao gồm TLC, CLC, MTHT, KSHV,
QCCQ, MTKN. Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm
soát hành vi (KSHV) có ảnh hưởng mạnh nhất,
kế đến là ý định KSDN của sinh viên, yếu tố
động cơ chọn làm công cho một tổ chức có tác
động âm đến ý định KSDN của sinh viên.
Về sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên nam
và nữ đối với ý định KSDN và các yếu tố tác
động đến ý định KSDN, thông qua kết quả kiểm
định T-Test cho thấy nhận thức kiểm soát hành
vi (Std. Error MeanNam = 0,06953 > Std. Error
MeanNữ = 0,04394), môi trường cho khởi nghiệp
(Std. Error MeanNam = 0,06730 > Std. Error
MeanNữ = 0,04708) đến ý định KSDN giữa
nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ có
ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên nam
là cao hơn so với sinh viên nữ (Sig. < 0,05 ở độ
tin cậy 95%). Nghiên cứu GEM [12] cũng chỉ ra
rằng nam giới thường nhạy bén và có năng lực
kinh doanh tốt hơn nữ giới. Ở hầu hết các nước
tham gia nghiên cứu GEM 2013, tỷ lệ nam giới
nhận thấy có cơ hội để bắt đầu kinh doanh và tự
đánh giá có đủ năng lực kinh doanh đều cao hơn
ở nữ giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ này ở nam giới lần
lượt là 39,4% và 56%, trong khi ở nữ giới chỉ
đạt 34,3% và 44%. Do đó, sự lạc quan và tự tin
thực hiện việc tự làm chủ của sinh viên nam sẽ
cao hơn. Ngoài ra, ý định KSDN của nhóm sinh
viên nam là cao hơn so với sinh viên nữ (Std.
Error MeanNam = 0,06831 > Std. Error MeanNữ
= 0,04656 và Sig. < 0,05 ở độ tin cậy 95%). Kết
15
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
Bảng 5. Kết quả phân tích EFA đối với thang đo các biến độc lập
Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố mới
1 2 3 4 5 6 7 8
STCQL02 0,686
Động cơ tự làm chủ
STCQL01 0,685
STCQL04 0,684
SGNTG01 0,656
XHNN02 0,640
CHKTTT02 0,623
XHNN01 0,615
CHKTTT05 0,609
STCQL03 0,591
LTTN01 0,791
Động cơ chọn làm
công cho một tổ chức
SDBGN04 0,775
LTTN03 0,762
SDBGN03 0,744
SDBGN02 0,730
LTTN02 0,679
MTHT06 0,807
Sự hỗ trợ của
môi trường học thuật
MTHT05 0,797
MTHT07 0,754
MTHT04 0,735
MTHT03 0,698
MTHT02 0,697
KSHV02 0,805
Nhận thức kiểm soát
hành vi
KSHV03 0,773
KSHV01 0,719
KSHV04 0,709
KSHV05 0,574
QCCQ03 0,845
Quy chuẩn
chủ quan
QCCQ02 0,840
QCCQ04 0,835
QCCQ01 0,318 0,718
MTKN02 0,779
Môi trường cho
khởi nghiệp
MTKN04 0,749
MTKN03 0,739
MTKN01 0,672
SGNTG02 0,853 Sự ghi nhận
bản thânSGNTG03 0,819
SGNTG05 0,804
Sự tham gia
SGNTG04 0,685
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của nghiên cứu
16
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
STT Biến độc lập Ký hiệu
Mô hình nghiên cứu
Beta
Beta
chuẩn hóa
Sig. VIF
1 Động cơ tự làm chủ TLC 0,180 0,118* 0,019 1,428
2 Động cơ chọn làm công cho một tổ chức CLC -0,245 -0,275** 0,000 1,247
3 Sự hỗ trợ của môi trường học thuật MTHT 0,095 0,093* 0,042 1,191
4 Nhận thức kiểm soát hành vi KSHV 0,405 0,387** 0,000 1,308
5 Quy chuẩn chủ quan QCCQ 0,103 0,112* 0,023 1,385
6 Môi trường cho khởi nghiệp MTKN 0,192 0,187** 0,000 1,190
7 Sự ghi nhận bản thân SGN 0,063 0,058ns 0,214 1,224
8 Sự tham gia STG 0,060 0,070ns 0,152 1,348
R2 38,4%
R2 hiệu chỉnh 37%
F của mô hình 27,398
Hệ số Sig. F 0,000
Hệ số Durbin-Watson 2,022
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của nghiên cứu
*: ý nghĩa thống kê 5%, **: ý nghĩa thống kê 1%, ns: không có ý nghĩa thống kê.
quả phù hợp với báo cáo chỉ số kinh doanh Việt
Nam năm 2013 [12], ý định KSDN ở Việt Nam
cao hơn ở nam giới so với nữ giới (25,3% so
với 22,9%).
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các yếu tố quy
chuẩn chủ quan, động cơ tự làm chủ, động cơ
chọn làm công cho một tổ chức (được tách ra từ
nhóm các yếu tố thái độ) và sự hỗ trợ của môi
trường học thuật đến ý định KSDN cũng cho thấy
không có sự khác biệt giữa nhóm sinh viên nam
và sinh viên nữ (Sig. > 0,05 ở độ tin cậy 95%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan
và cộng sự [6]. Do đó, ham muốn KSDN đều có
ở cả sinh viên nam và nữ.
Về sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên năm
nhất, năm hai, năm ba và năm tư đối với ý định
KSDN và các yếu tố tác động đến ý định KSDN,
kết quả kiểm định Anova cho thấy có sự khác
nhau giữa các nhóm sinh viên về yếu tố sự hỗ trợ
của môi trường học thuật (MTHT), môi trường
17
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
cho khởi nghiệp (MTKN) và nhận thức kiểm soát
hành vi (KSHV) tác động đến ý định KSDN (vì
Sig. < 0,05 ở độ tin cậy 95%). Các biến động cơ
tự làm chủ (TLC), động cơ chọn làm công cho
một tổ chức (CLC), quy chuẩn chủ quan (QCCQ)
và ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) chưa
nhận thấy sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên
tác động đến ý định KSDN (Sig. > 0,05 ở độ tin
cậy 95%).
V. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố và
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định
KSDN của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học Kinh tế - Luật. Đồng thời, cũng
phân tích và đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm
sinh viên nam và nữ, sự khác biệt giữa các nhóm
sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba và năm tư
đối với vấn đề nghiên cứu.
Qua phân tích, có 6 yếu tố độc lập ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên
xếp theo thứ tự giảm dần (không xét về dấu) lần
lượt như sau: (1) nhận thức kiểm soát hành vi,
(2) động cơ chọn làm công cho một tổ chức, (3)
môi trường cho khởi nghiệp, (4) động cơ tự làm
chủ, (5) quy chuẩn chủ quan và (6) sự hỗ trợ
của môi trường học thuật. Các yếu tố này đều có
ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Mô hình giải thích được 37% biến thiên của biến
phụ thuộc.
Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy có sự khác
biệt giữa các nhóm sinh viên nam và nữ đối với
các biến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN),
môi trường cho khởi nghiệp (MTKN), nhận thức
kiểm soát hành vi (KSHV).
Còn khi so sánh sự khác biệt về các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định KSDN và ý định KSDN giữa
các nhóm sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba
và năm tư Khoa Quản trị Kinh doanh, chỉ có yếu
tố môi trường cho khởi nghiệp (MTKN), sự hỗ
trợ của môi trường học thuật (MTHT) và nhận
thức kiểm soát hành vi (KSHV) là có sự khác
nhau giữa các nhóm sinh viên này.
Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả muốn đề
xuất một số hàm ý cho nhà trường, các tổ chức
hỗ trợ khởi nghiệp, các cơ quan quản lý vĩ mô
trong việc thiết lập các giải pháp tăng cường ý
định KSDN của sinh viên, làm tiền đề cho sự
thúc đẩy hành động KSDN của sinh viên khi ra
trường sau này như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao khả năng nhận thức
kiểm soát của sinh viên, tạo ra động lực, kích
thích sinh viên sáng tạo ý tưởng và hành động
với tinh thần tự tin “tự thân lập nghiệp”. Việc
này có thể thực hiện được thông qua: đào tạo và
trang bị kiến thức kỹ năng kinh doanh tại trường;
phổ biến rộng rãi các chương trình nhận thức về
kinh doanh để các cá nhân có thể tự đánh giá
năng lực hoặc điều kiện kinh doanh của mình;
đồng thời, phát triển các khóa đào tạo các kỹ
năng KSDN cho sinh viên, giúp sinh viên tự tin
hơn để tham gia vào kinh doanh. Trường đại học
nói chung, đơn vị đào tạo ngành quản trị kinh
doanh nói riêng, cần thường xuyên tổ chức các
các buổi hội thảo, tọa đàm kinh doanh, tạo các
sân chơi để phát triển ý tưởng KSDN; đào tạo
ngành quản trị kinh doanh nên phát triển chương
trình đào tạo theo hướng tiếp cận, tương tác thực
tiễn hoạt động kinh doanh, đồng thời bổ sung
đào tạo thêm các học phần về KSDN vào khung
chương trình đào tạo theo “hướng mở”.
Thứ hai, muốn nâng cao ý định KSDN của
sinh viên, cần phải tích cực đổi mới các chương
trình đào tạo, khuyến khích sinh viên tìm hiểu
về công việc kinh doanh, khởi sự kinh doanh và
nâng cao năng lực. Cần có hướng dẫn cho các
sinh viên về kỹ năng khởi sự doanh nghiệp để
các sinh viên có thể tự tạo việc làm bằng cách
kết hợp sử dụng chuyên môn của mình khởi sự
trong ngành, lĩnh vực mà mình có chuyên sâu.
Thứ ba, cần cải thiện các điều kiện kinh doanh,
giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp, minh
bạch hóa các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi
để người làm kinh doanh có thể tiếp cận các
thông tin và sự trợ giúp, tăng cường sự hỗ trợ tài
chính cho hoạt động khởi nghiệp thông qua các
nhà tài trợ, các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp, các
vườn ươm doanh nghiệp để trợ giúp tích cực cho
quá trình đào tạo và thúc đẩy ý định KSDN
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền các tấm
gương doanh nhân tiêu biểu, thành đạt, các điển
hình doanh nhân vượt khó, kiên định với mục
tiêu kinh doanh và biết cách khắc phục những
khó khăn trong kinh doanh, năng động đổi mới
sáng tạo để duy trì công việc kinh doanh để
sinh viên có khát khao làm giàu, có động lực
hành động.
18
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 25, THÁNG 3 NĂM 2017 KINH TẾ - XÃ HỘI
Thứ năm, nhà trường cần khuyến khích và tạo
cơ hội để sinh viên được theo đuổi ý tưởng của
riêng mình; trang bị cơ sở hạ tầng về mặt chức
năng (phòng học, máy móc, trang thiết bị phục
vụ tư vấn, thông tin, giảng dạy) hỗ trợ tốt cho
việc khởi nghiệp, thành lập các câu lạc bộ khởi
nghiệp hỗ trợ sinh viên nhằm tạo điều kiện cho
sinh viên có cơ hội được trao đổi, nhận thức và
thực hành kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng liên
quan đến nghệ thuật lãnh đạo, điều hành, quản
lý nhóm.
Thứ sáu, đối với từng cá nhân sinh viên, để
trở thành doanh nhân, cần phải tích cực học tập,
trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đồng
thời tích lũy nguồn vốn cũng như tham gia tìm
kiếm những nguồn hỗ trợ để có thể khởi nghiệp
trong tương lai gần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Wang, Wong P. Entrepreneurial interest of University
students in Singapore. Technovation. 2004;24:163–
172.
[2] Global Entrepreneurship Research Association.
Global Entrepreneurship Monitor Report; 2014.
[3] Huỳnh Thanh Điền. Khơi dậy tinh thần
làm chủ của người Việt; 2014. Truy cập
từ: 
tinh-than-lam-chu-cua-nguoi-viet/1082114/ [Truy cập
ngày: 26/06/2014].
[4] Mc Stay D. An investigation of undergradu-
ate students self-employments intention and the im-
pact of entrepreneurship education and previous en-
trepreneurial experience. Doctoral dissertation, Bond
University: Australia; 2008.
[5] Amos, Alex. The Theory of Planned Behaviour,
Contextual Elements, Demographic Factors and
Entrepreneurial Intentions of Students in Kenya.
European Journal of Business and Management.
2014;6(15):2014.
[6] Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên. Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp:
Trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí khoa học
Trường ĐH Cần Thơ. 2015;38.
[7] Hair J F Jr, Anderson R E, Tatham R L, Black W C.
Multivariate Data Analysis. 5th ed. Upper Saddle
River, NJ: Prentice Hall; 1998.
[8] Tabachnick B G, Fidell L S. Multivariate Data
Analysis. 3rd ed. New Work: Harper Collins; 1996.
[9] Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa
học trong kinh doanh. 3rd ed. Hà Nội: NXB Lao
Động Xã Hội; 2012.
[10] Nunnally J C, Bernstein I H. Psychometric theory.
3rd ed. New York: McGraw-Hill; 1994.
[11] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích
dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1 - tập 2). Hà Nội:
NXB Hồng Đức; 2008.
[12] Global Entrepreneurship Research Association.
Global Entrepreneurship Monitor Report; 2013.
19

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_y_dinh_khoi_su_doanh_nghiep_cua_sin.pdf