Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và ý định tiếp tục sử dụng hệ thống quản lý học tập trên Facebook

Hệ thống quản lý học tập dựa trên nền tảng Facebook là một giải pháp khả thi nhằm khắc phục

những hạn chế của một hệ thống quản lý học tập truyền thống. Nghiên cứu tiến hành triển khai thử

nghiệm hệ thống này cho các lớp học với môn học Quản lý hệ thống thông tin trong du lịch đang được

giảng dạy tại Khoa Du lịch – Đại học Huế, sau đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh

viên và ý định tiếp tục sử dụng của sinh viên đối với hệ thống này. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc

cho thấy các yếu tố chất lượng kỹ thuật, tương tác với các bạn học khác và tương tác với giảng viên có ảnh

hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng hệ thống; bên cạnh đó sự hài lòng là yếu tố ảnh

hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng của sinh viên đối với hệ thống này. Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu

quả học tập cũng được đề xuất.

pdf 15 trang kimcuc 8780
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và ý định tiếp tục sử dụng hệ thống quản lý học tập trên Facebook", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và ý định tiếp tục sử dụng hệ thống quản lý học tập trên Facebook

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và ý định tiếp tục sử dụng hệ thống quản lý học tập trên Facebook
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 173–187; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4496 
* Liên hệ: minhnghia1802@gmail.com 
Nhận bài: 18–09–2017; Hoàn thành phản biện: 25–09–2017; Ngày nhận đăng: 30–10–2017 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA 
SINH VIÊN VÀ Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG HỆ THỐNG 
QUẢN LÝ HỌC TẬP TRÊN FACEBOOK 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa* 
Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Hệ thống quản lý học tập dựa trên nền tảng Facebook là một giải pháp khả thi nhằm khắc phục 
những hạn chế của một hệ thống quản lý học tập truyền thống. Nghiên cứu tiến hành triển khai thử 
nghiệm hệ thống này cho các lớp học với môn học Quản lý hệ thống thông tin trong du lịch đang được 
giảng dạy tại Khoa Du lịch – Đại học Huế, sau đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh 
viên và ý định tiếp tục sử dụng của sinh viên đối với hệ thống này. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc 
cho thấy các yếu tố chất lượng kỹ thuật, tương tác với các bạn học khác và tương tác với giảng viên có ảnh 
hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng hệ thống; bên cạnh đó sự hài lòng là yếu tố ảnh 
hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng của sinh viên đối với hệ thống này. Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu 
quả học tập cũng được đề xuất. 
Từ khóa: Facebook, hệ thống quản lý học tập, Khoa Du lịch, sự hài lòng, sinh viên 
1 Đặt vấn đề 
Hình thức giáo dục điện tử (e-leaning) với trung tâm là hệ thống quản lý học tập cung 
cấp phương pháp học tập mới hỗ trợ người học có thể nhận kiến thức bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc 
nào tùy vào cá nhân người học. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng và triển khai hệ thống quản lý học 
tập trong môi trường giáo dục đại học vẫn còn nhiều hạn chế về chi phí và nguồn lực, do đó 
việc phân tích những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây cho thấy việc thực hiện hệ 
thống quản lý học tập dựa trên nền tảng Facebook thực sự là một giải pháp khả thi và hứa hẹn 
đạt hiệu quả cao trong môi trường giáo dục đại học [2, 22]. Dựa trên tính khả thi đó, một hệ 
thống quản lý học tập dựa trên Facebook được triển khai thử nghiệm đối với các lớp học Quản 
lý hệ thống thông tin trong du lịch trong năm học 2016–2017 tại Khoa Du lịch – Đại học Huế 
bao gồm hai lớp học năm thứ 3 thuộc hai chuyên ngành Thương mại điện tử và Quản lý lữ 
hành. 
Hệ thống thông tin (HTTT) được sử dụng phổ biến trong các tổ chức hiện đại để nâng 
cao hiệu quả, giảm chi phí, tự động hóa... Tuy nhiên, sự tương tác không hiệu quả giữa người 
sử dụng và hệ thống là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong việc ứng dụng 
một hệ thống mới. Hiệu quả của một HTTT nói chung và một hệ thống quản lý học tập nói 
riêng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật và thông tin được cung cấp bởi hệ thống đó. 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa Tập 126, Số 5D, 2017 
174 
Một số tác giả đã nghiên cứu về các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của người học sử 
dụng hệ thống và hiệu suất học tập của người học [16, 21, 14]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên 
cứu chỉ tập trung vào các hệ thống quản lý học tập một chiều, đề cập đến vấn đề thông tin 
truyền thông một chiều từ người dạy đến người học, trong khi đó tương tác của người học bị bỏ 
quên [2]. Từ việc phân tích những nhược điểm của hệ thống quản lý học tập, nhiều tác giả đã 
nghiên cứu và tìm kiếm các nền tảng công nghệ mới để thay thế và khắc phục những nhược 
điểm này. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và các dịch vụ 
của nó thì nhiều nghiên cứu đã đề nghị sử dụng Facebook để thay thế một hệ thống quản lý học 
tập [2, 22]. Facebook Group là một công cụ của Facebook được phát triển vào năm 2003. Hiện 
nay, Facebook Group đang bắt đầu được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục. Facebook 
Group là không gian riêng, nơi có thể chia sẻ cập nhật ảnh hoặc tài liệu và nhắn tin cho các 
thành viên khác trong nhóm và một số tính năng nổi bật như tải và tạo các tài liệu học tập, tạo 
ra không gian trao đổi chia sẻ giữa các thành viên nhóm tương tự các chức năng của một hệ 
thống quản lý học tập truyền thống. Do đó, nghiên cứu này tiến hành triển khai thử nghiệm hệ 
thống học tập dựa trên Facebook, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên 
khi sử dụng hệ thống và ý định tiếp của sinh viên tục sử dụng Facebook Group, từ đó đề xuất 
giải pháp cho việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý học tập nâng cao sự hài lòng của 
sinh viên. 
2 Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu 
2.1 Một số khái niệm 
Hệ thống quản lý học tập 
Theo Sclater [15] hệ thống quản lý học tập (learning management system) còn được gọi 
là một môi trường học tập ảo là một phần mềm cho phép tạo ra các trang web học tập. Các cơ 
sở giáo dục mua và duy trì các hệ thống này nhằm cung cấp cho sinh viên một không gian cho 
học tập trực tuyến. Các hệ thống quản lý học tập khác nhau có giao diện người dùng khác nhau 
và các tính năng khác nhau, nhưng tất cả các hệ thống quản lý học tập đều chia sẻ ba chức năng 
chính bao gồm quản lý nội dung, quản lý các tương tác và quản lý và đánh giá người học [3, 
13]. 
Quản lý nội dung là chức năng của hệ thống quản lý học tập cho phép tạo ra hoặc tải về 
một loạt các nội dung như văn bản, bài thuyết trình, bản sao các bài báo và các tài liệu nghe 
nhìn khác. Chức năng quản lý nội dung cũng cho phép các tài liệu được tổ chức theo một kế 
hoạch có cấu trúc do người quản lý khóa học tạo ra như tạo ra các thư mục theo các chủ đề hoặc 
nội dung của khóa học. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
175 
Quản lý các tương tác là chức năng cho phép người dạy mở các diễn đàn thảo luận khác 
nhau. Một số hệ thống cho phép mở các không gian không đồng thời cho sự tương tác (wiki và 
blog), trong khi đó một số hệ thống có thể cung cấp sự giao tiếp đồng thời bằng cách sử dụng 
tính năng trò chuyện và các công cụ hội nghị trực tuyến khác. 
Quản lý và đánh giá người học là chức năng cung cấp cho người quản lý lớp học các công 
cụ như ghi âm, phân loại và phản hồi nhằm quản lý và đánh giá người học. Hệ thống cũng 
cung cấp các báo cáo nhằm hỗ trợ các giảng viên đo lường mức độ tham gia của người học và 
đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 
Để thực hiện các chức năng trên, hệ thống quản lý học tập cần cung cấp đủ dung lượng 
vật lý để lưu trữ thông tin và nội dung của tất cả các khóa học, cũng như không gian xã hội để 
duy trì giao tiếp giữa những người tham gia trong quá trình học tập. Chức năng tương tác là vô 
cùng quan trọng vì nó giúp người sử dụng (sinh viên) có động lực học tập, hỗ trợ giao tiếp giữa 
những người học và khuyến khích học tập. Ngày nay, các hệ thống quản lý học tập thường 
được chia sẻ dưới dạng miễn phí, một số cơ sở giáo dục tự phát triển các hệ thống quản lý học 
tập nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của các cơ sở đó. 
Các hệ thống quản lý học tập có nhiều ưu điểm bao gồm: cung cấp một không gian để 
việc học tập có thể diễn ra một cách độc lập khi không có mặt của giảng viên và các sinh viên 
phải tự mình thực hiện các nội dung và nhiệm vụ; các hệ thống quản lý học tập cũng cung cấp 
một không gian xã hội nhằm tạo ra sự tương tác giữa những người học nhằm mục đích tăng 
động lực học tập, hỗ trợ giữa những người học và khuyến khích xây dựng lớp học. Tuy nhiên, 
các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng hệ thống quản lý học tập trong chương trình giáo 
dục đại học cũng có một số giới hạn. Các trường đại học chỉ sử dụng các mô hình đánh giá tự 
động và đơn giản; đồng thời sử dụng một bảng câu hỏi nhiều lựa chọn và không kết hợp các 
phương pháp đánh giá thay thế khác nhau. Nhiều giảng viên sử dụng các trang web đồng thời 
với các lớp học nhưng chỉ sử dụng một số tính năng cơ bản như tải tài liệu giảng dạy và tạo các 
bản tin một chiều cho sinh viên. Những nghiên cứu này cũng cho rằng một hệ thống quản lý 
học tập không tự nó tạo ra mô hình mới trong dạy/ học và chỉ có một số ít giảng viên đang sử 
dụng các môi trường học tập cải tiến này. Việc tự phát triển và xây dựng hệ thống quản lý học 
tập tốn kém rất nhiều chi phí; ngay cả những hệ thống mã nguồn mở miễn phí cũng đòi hỏi 
thích ứng và duy trì bởi đội ngũ nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao. Một bất lợi khác của hệ 
thống quản lý học tập là trong thực tế nhiều trường đại học, các khóa học sẽ bị xóa khỏi máy 
chủ hệ thống một thời gian sau khi kết thúc một khóa học để tiết kiệm không gian lưu trữ. 
Trong một số trường hợp khác, người học không được phép vào môi trường học tập khi khóa 
học kết thúc; do đó, không thể truy cập vào tài liệu của khóa học. Việc kiểm soát người học 
trong các hệ thống rất hạn chế. 
Từ những nhược điểm của hệ thống quản lý học tập, nhiều nghiên cứu đã tìm kiếm 
những nền tảng công nghệ mới để thay thế và khắc phục những nhược điểm của hệ thống quản 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa Tập 126, Số 5D, 2017 
176 
lý học tập truyền thống. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, đặc biệt là 
Facebook và các dịch vụ của nó thì nhiều nhà nghiên cứu và giáo dục hiện nay đã đề nghị sử 
dụng Facebook để thay thế một hệ thống quản lý học tập truyền thống. 
Mạng xã hội Facebook 
Facebook được thành lập vào năm 2003 và nhanh chóng trở thành mạng xã hội phổ biến 
nhất hiện nay. Những người dùng trực tuyến sử dụng Facebook để chia sẻ, thông báo, trò 
chuyện, tạo sự kiện, thực hiện các ứng dụng và tương tác với những người dùng trực tuyến 
khác. Facebook Group là một tính năng của Facebook, một không gian riêng có thể chia sẻ cập 
nhật, ảnh hoặc tài liệu và nhắn tin cho các thành viên khác trong nhóm. Cũng như bất kỳ tính 
năng nào khác của Facebook, Facebook Group ban đầu không được phát triển cho mục đích học 
tập và giáo dục; nó được tạo ra nhằm mục đích giúp cho một nhóm nhỏ cùng thảo luận về một 
vấn đề cụ thể nào đó mà họ quan tâm, nhóm nhỏ đó có thể là gia đình, bạn bè, trường học, 
đồng hương... Nhưng hiện nay, Facebook Group đang bắt đầu được sử dụng ngày càng nhiều 
trong lĩnh vực giáo dục và thay đổi hoàn toàn môi trường giáo dục điện tử ngày nay. 
Sự hài lòng của người sử dụng hệ thống 
Sự hài lòng của người sử dụng trong hệ thống máy tính và HTTT đóng vai trò rất quan 
trọng đối với các nhà phát triển và quản trị viên hệ thống. Ives và cs. [9] và Larcker và Lessig 
[10] cho rằng sự hài lòng của người dùng hệ thống là “mức độ mà người dùng tin rằng hệ thống 
thông tin có thể đáp ứng các yêu cầu thông tin của họ” và “sự nhận thức tính hữu ích” của nhiều tính 
năng trong một HTTT. 
Các hệ thống quản lý học tập cũng là một phần của HTTT, và sự hài lòng của sinh viên là 
một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của các hệ thống này [16]. Do 
đó, đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đối với việc học qua các hệ thống học 
tập trực tuyến [17, 18, 20], cũng như các mô hình học tập kết hợp giữa hình thức truyền thống 
và điện tử [12]. Lee và cs. [11] đã phân tích sự chấp nhận của người học đối với hệ thống học tập 
điện tử thông qua bốn biến độc lập: đặc điểm của người hướng dẫn, tài liệu giảng dạy, thiết kế nội 
dung học tập, và sự vui vẻ. 
Palmer và Holt [14] nhận thấy rằng mức độ thoải mái của sinh viên với công nghệ là yếu 
tố tiên quyết tạo nên sự hài lòng đối với các khóa học trực tuyến. Drennan và cs. [4] cũng nhận 
thấy những nhận thức tích cực về công nghệ là một trong hai đặc điểm chính của sự hài lòng 
của sinh viên. 
Sự tương tác giữa sinh viên và người hướng dẫn, giữa các sinh viên với nhau, với nội 
dung và công nghệ là trọng tâm nghiên cứu của Strachota về sự hài lòng của sinh viên đối với 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
177 
hình thức giáo dục điện tử [19]. Bollinger [1] cũng đã chỉ ra ba yếu tố quan trọng đo lường sự 
hài lòng của sinh viên với các khóa học trực tuyến bao gồm tương tác, các vấn đề liên quan đến 
người hướng dẫn và các vấn đề với kỹ thuật. 
Có thể nhận thấy rằng, sự hài lòng của người học đối với bất kỳ một hệ thống quản lý 
học tập nào chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hệ thống đó. Sự hài lòng 
của người học đối với hệ thống quản lý học tập được đo lường bằng 3 yếu tố: chất lượng kỹ 
thuật hệ thống, tương tác với những người học khác, và tương tác với giảng viên. 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng của sinh 
viên đối với hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook, tác giả sử dụng các phương pháp sau: 
(1) Nghiên cứu lý thuyết: thu thập và tổng hợp tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến hệ 
thống quản lý học tập nói chung và việc quản lý học tập dựa trên Facebook nói riêng; phân tích, 
so sánh và chỉ ra được các ưu và nhược điểm khi triển khai hệ thống quản lý học tập dựa trên 
Facebook trong môi trường giáo dục đại học từ đó đề xuất mô hình lý thuyết triển khai hệ 
thống quản lý học tập dựa trên Facebook; (2) Nghiên cứu thực nghiệm: triển khai hệ thống 
quản lý học tập dựa trên Facebook hỗ trợ việc quản lý học tập học phần Quản lý hệ thống thông 
tin trong du lịch trong suốt năm học 2016–2017; (3) Nghiên cứu định lượng: đo lường sự hài 
lòng và ý định tiếp tục sử dụng của sinh viên các lớp triển khai ứng dụng Facebook hỗ trợ việc 
quản lý học tập bao gồm phân tích thống kê mô tả và phân tích mô hình đo lường. 
Triển khai hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook 
Từ mô hình lý thuyết xây dựng hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook, nghiên cứu 
sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm xây dựng và triển khai hệ thống quản lý học 
tập dựa trên Facebook hỗ trợ việc quản lý học tập học phần Quản lý hệ thống thông tin trong 
du lịch đang được giảng dạy tại Khoa Du lịch – Đại học Huế cho một số lớp học theo các bước 
sau: 
Bước 1. Thiết lập hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook Group 
Giảng viên tạo một nhóm học tập (Facebook Group) từ trang Facebook cá nhân của mình 
một cách thuận tiện từ tính năng “Nhóm mới”. Chế độ nhóm “Kín” được thiết lập để đảm bảo 
tính riêng tư của nhóm, hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook Group của mỗi lớp học có 
giao diện Facebook thân thiện với người dùng và dễ dàng sử dụng cho cả sinh viên và giảng 
viên (Hình 1). 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa Tập 126, Số 5D, 2017 
178 
Hình 1. Giao diện Facebook Group được thiết lập nhằm hỗ trợ học tập cho một lớp học cụ thể 
Bước 2. Triển khai chức năng quản lý nội dung trên Facebook Group 
Facebook có đầy đủ các chức năng đáp ứng yêu cầu của một hệ thống quản lý học tập 
trong vấn đề quản lý nội dung như đăng tải tài liệu học tập; tạo ra các tài liệu học tập; chia sẻ tài 
liệu và tổ chức các buổi học theo chủ đề hoặc theo nội dung. 
Bước 3. Triển khai chức năng quản lý tương tác 
Facebook là mạng xã hội với các công cụ hỗ trợ tương tác mạnh mẽ. Chính nhờ những 
công cụ đó mà nó có thể đáp ứng như một hệ thống quản lý học tập. Facebook cho phép tương 
tác ngay dưới nội dung hoặc chủ đề được đưa ra chứ không cần phải mở một không gian riêng 
cho việc tương tác (blog) như các hệ thống quản lý học tập khác. Bên cạnh đó, tính năng “nhắn 
tin” cũng hỗ trợ các cuộc trò chuyện trực tuyến giữa những người tham gia vào nhóm học tập 
bao gồm tương tác sinh viên – sinh viên và tương tác giảng viên – sinh viên. 
Bước 4. Triển khai chức năng quản lý và đánh giá người học 
Facebook ban đầ ... ăm học 2016–2017. Trong 99 phản hồi thu về trên tổng số 116 
bảng hỏi được phát ra (tỷ lệ phản hồi là 85,34 %), sinh viên nữ chiếm 86,9 %. Hầu hết sinh viên 
tham gia trả lời dành ít thời gian cho việc sử dụng Facebook Group cho môn học này, trong đó 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa Tập 126, Số 5D, 2017 
182 
tỷ lệ sinh viên sử dụng Facebook Group ít hơn 2 giờ mỗi tuần chiếm 51,5 %. Chỉ có 7,1 % sinh 
viên đăng nhiều hơn 6 bài viết trên Facebook Group. Các bài viết thường là các câu hỏi về kỳ 
thi, kiểm tra và các vấn đề về điểm số, ít các bài viết đề cập đến giải đáp kiến thức. Có 43,4 % 
sinh viên tham gia trả lời có số lần thích các bài viết trên Facebook Group từ 5 đến 10 lần. 
3.2 Kiểm định độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo 
Kết quả phân tích cho thấy, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,7. Ngoài 
ra, độ tin cậy tổng hợp (CR) của các khái niệm trong mô hình đo lường dao động từ 0,878 đến 
0,910 (≥ 0,7) nên đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach’s alpha của các khái niệm nghiên cứu đều lớn hơn 
0,7, chứng tỏ thang đo lường hợp lệ và tin cậy. Hệ số AVE của các khái niệm dao động từ 0,663 
đến 0,834 (> 0,5) đạt giá trị hội tụ (Bảng 2). 
Bảng 2. Kết quả phân tích đô tin cậy và tính hợp lệ của thang đo 
Khái niệm Biến 
Giá trị 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Hệ số tải 
nhân tố 
Hệ số 
AVE 
Hệ số 
CR 
Cronbach’s 
alpha 
Chất lượng 
Kỹ thuật 
Tech1 4,03 0,721 0,873 
0,734 0,892 0,820 Tech2 3,91 0,640 0,896 
Tech3 3,76 0,656 0,799 
Tương tác với 
bạn học 
Iwithpeer1 4,12 0,689 0,903 
0,834 0,910 0,802 
Iwithpeer2 4,27 0,636 0,924 
Tương tác với 
giảng viên 
Iwithlecturer1 4,02 0,728 0,905 
0,824 0,903 0,786 
Iwithlecturer2 4,04 0,669 0,911 
Sự hài lòng 
của sinh viên 
Sat1 3,94 0,780 0,866 
0,663 0,887 0,829 
Sat2 3,75 0,690 0,740 
Sat3 4,00 0,670 0,797 
Sat4 3,92 0,804 0,848 
Ý định sử 
dụng 
Intention1 4,06 0,667 0,928 
0,783 0,878 0,732 
Intention2 3,79 0,643 0,839 
Nguồn: số liệu điều tra năm 2016–2017 
3.3 Mô hình cấu trúc 
Sau khi kiểm tra thấy các khái niệm đều đáp ứng được độ tin cậy và tính hợp lệ, mô hình 
cấu trúc được áp dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các khái niệm hay để kiểm định các giả 
thuyết nghiên cứu, với giá trị t > 1,96 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 5 %. Kết quả 
kiểm định giả thuyết nghiên cứu ở Bảng 3 và phân tích đường dẫn ở Hình 2 cho thấy các giả 
thuyết H1, H3, H5 và H7 được chấp nhận. Điều này chứng tỏ cả 3 yếu tố chất lượng kỹ thuật, 
tương tác với các bạn học khác và tương tác với giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến sự hài 
lòng của sinh viên đối với hệ thống ở mức ý nghĩa thống kê 5 % với hệ số đường dẫn lần lượt là 
0,487 (t = 7,550); 0,178 (t = 2,599); 0,399 (t = 6,473). Sự hài lòng của sinh viên cũng có ảnh hưởng 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
183 
tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng hệ thống (với hệ số đường dẫn là 0,523; t = 3,249). Không có 
mối quan hệ giữa chất lượng kỹ thuật, tương tác với các sinh viên khác và tương tác với giảng 
viên đối với ý định tiếp tục sử dụng hệ thống, các giả thuyết H2, H4, H6 đều bị bác bỏ. 
Bảng 3. Kết quả của các giả thuyết nghiên cứu dựa vào mô hình PLS 
Giả thuyết Đường dẫn giả thuyết Hệ số đường dẫn t Kết quả 
H1 Tech Sat 0,487 7,550 Chấp nhận H1 
H2 Tech Intention 0,172 1,591 Bác bỏ H2 
H3 Iwithpeer Sat 0,178 2,599 Chấp nhận H3 
H4 Iwithpeer Intention 0,111 1,139 Bác bỏ H4 
H5 Iwithlecture Sat 0,399 6,473 Chấp nhận H5 
H6 Iwithleture Intention –0,111 0,994 Bác bỏ H6 
H7 Sat Intention 0,523 3,249 Chấp nhận H7 
Nguồn: số liệu điều tra năm 2016–2017 
Hình 3. Kết quả phân tích hệ số đường dẫn 
Chất lượng kỹ thuật 
Các biến quan sát liên quan đến chất lượng kỹ thuật đều được sinh viên đánh giá hài 
lòng (giá trị trung bình trên 3,76). Điều này cho thấy Facebook Group cung cấp cho sinh viên 
giao diện thân thiện, các tính năng dễ hiểu và rất dễ sử dụng do Facebook là một trang mạng xã 
hội thân thiện và dễ sử dụng đối với mọi lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng kỹ 
thuật ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên. Do đó, để có thể tăng cường sự hài lòng 
của sinh viên đối với việc sử dụng một công cụ học tập điện tử hoặc hệ thống quản lý học tập 
thì các nhà thiết kế hệ thống cần phải thực hiện hệ thống có giao diện trực quan và thân thiện 
hơn. Ngoài ra, nhóm phát triển cũng cần phải làm cho các tính năng của hệ thống dễ dàng tiếp 
cận và dễ hiểu đối với người học. 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa Tập 126, Số 5D, 2017 
184 
Tương tác với những người học khác 
Sự khác biệt lớn giữa môi trường học tập trực tuyến và các hệ thống học tập truyền thống 
là sự tham gia và tính tương tác của người sử dụng. Người học thường tương tác yếu hoặc 
không tương tác trong hệ thống học tập truyền thống trước đây. Tuy nhiên, đối với hệ thống 
quản lý học tập dựa vào Facebook, những sinh viên đã sử dụng hệ thống này trong môn học 
Quản lý hệ thống thông tin trong du lịch đánh giá rằng đây là môi trường có thể dễ dàng thực 
hiện giao tiếp, thảo luận và tương tác với các bạn học khác thông qua các tính năng có sẵn trong 
Facebook như bình luận dưới mỗi nội dung do giảng viên tạo ra, cửa sổ trò chuyện cá nhân 
hoặc nhóm. Các nền tảng công nghệ của Facebook Group cung cấp môi trường dễ dàng để 
đăng tải và chia sẻ tài liệu học tập, bình luận và tham gia vào các hoạt động mà giảng viên tạo 
ra, do đó yếu tố tương tác với các bạn học khác có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh 
viên khi sử dụng hệ thống này. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Chou và Pi [2] lại không tìm 
thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa yếu tố tương tác giữa người học và người học với sự hài lòng 
đối với hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook. Theo các tác giả, điều này có thể là do sinh 
viên có xu hướng tương tác với bạn học trên các nền tảng khác và tương tác trên Facebook cho mục 
đích học tập thường không thoải mái. 
Tương tác với giảng viên 
Các hệ thống quản lý học tập truyền thống cho phép người dạy tạo ra và đăng các tài liệu 
học tập trên hệ thống và sinh viên có thể tải xuống để học tập, các hệ thống này thường cung 
cấp phương thức giao tiếp một chiều từ giảng viên đến sinh viên. Tuy nhiên, trên nền tảng 
Facebook, người học cũng có thể đặt câu hỏi, chia sẻ thông tin và đăng tài liệu học tập. Ngoài 
ra, người dạy có thể cung cấp phản hồi và người học có thể nhanh chóng tiếp nhận các ý kiến 
phản hồi này. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương tác với giảng viên sẽ tăng cường sự hài lòng về 
việc sử dụng hệ thống dựa trên Facebook Group cho mục đích học tập của sinh viên. Tuy 
nhiên, tương tự như yếu tố chất lượng kỹ thuật và tương tác với các người học khác, nghiên 
cứu cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa tương tác với giảng viên và ý định tiếp tục sử dụng 
hệ thống của sinh viên. 
Sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng hệ thống 
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có các đánh giá hài lòng đối với hệ thống quản lý 
học tập dựa trên nền tảng Facebook. Theo kết quả phân tích mô hình cấu trúc, có thể thấy rằng 
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với hệ thống này bao gồm: chất lượng 
kỹ thuật, tương tác với các bạn học và tương tác với giảng viên (các biến này giải thích được 
80,1 %). Ngoài ra, sự hài lòng của người học cũng có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng hệ 
thống của sinh viên. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
185 
Ý định tiếp tục sử dụng hệ thống của người học cũng là một yếu tố đánh giá tính hiệu 
quả của hệ thống. Mặc dù những sinh viên đã từng sử dụng hệ thống quản lý học tập dựa trên 
Facebook đồng ý với việc tiếp tục sử dụng hệ thống và sự hài lòng với hệ thống tác động đến ý 
định tiếp tục sử dụng này, nhưng các yếu tố chất lượng kỹ thuật, tương tác với bạn học khác và 
tương tác với giảng viên không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng này. 
Nghiên cứu chỉ mới khảo sát một nhóm nhỏ sinh viên đã được sử dụng hệ thống quản lý 
học tập dựa trên Facebook; do vậy, mô hình này chưa tổng quát cho sự hài lòng và ý định sử 
dụng của sinh viên đối với hệ thống học tập này. Mặc dù số lượng 99 mẫu khảo sát đã đáp ứng 
được yêu cầu về mức độ đại diện cho tổng thể, nhưng nếu nghiên cứu với số lượng lớn hơn thì 
mẫu sẽ có tính đại diện cho tổng thể cao hơn. 
5 Kết luận và hướng nghiên cứu tương lai 
Trên cơ sở triển khai thử nghiệm hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook cho các lớp 
học học phần Quản lý hệ thống thông tin trong du lịch tại Khoa Du lịch – Đại học Huế năm học 
2016–2017, nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả của hệ thống thông qua khám phá các yếu 
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học (sinh viên) sau khi sử dụng hệ thống này. Kết quả 
phân tích mô hình đo lường PLS cho thấy các yếu tố chất lượng kỹ thuật, tương tác với các bạn 
học khác và tương tác với giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên; ngoài 
ra, sự hài lòng của người học sẽ ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng Facebook Group cho 
mục đích học tập. Từ đó, một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả của môi trường học tập dựa trên 
nền tảng kỹ thuật số bao gồm các cơ sở giáo dục và giảng viên nên cung cấp các hệ thống có 
giao diện và tính năng dễ sử dụng và dễ hiểu cho người học; đồng thời hệ thống cần cung cấp 
các tính năng tương tác dễ dàng với giảng viên và những người học khác. 
Nghiên cứu triển khai hệ thống quản lý học tập dựa trên Facebook được thực hiện đối 
với một học phần cụ thể và sự tham gia của sinh viên vào Facebook Group của khóa học đã 
được yêu cầu ngay khi khóa học bắt đầu, do đó sự tương tác với giảng viên và các sinh viên 
khác có thể cao hơn các thiết lập khác. Trong tương lai, các đề nghị bao gồm thử nghiệm lại mô 
hình nghiên cứu bằng cách sử dụng hệ thống này cho các đối tượng sinh viên khác nhau và các 
học phần khác nhau từ đó có thể đóng góp vào sự hiểu biết và triển khai thành công hệ thống 
quản lý học tập dựa trên Facebook. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bollinger, D. U. (2004), Key factors for determining student satisfaction in online courses. 
International Journal on E-Learning, 3(1), 61–67. 
2. Chou C. H. and Pi S. M. (2015), The Effectiveness of Facebook Groups for e-Learning. 
International Journal of Information and Education Technology, 5 (7), 477–482. 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa Tập 126, Số 5D, 2017 
186 
3. Coats, H. J. R., & Baldwin, G. (2005), A critical examination of the effects of learning 
management systems on university teaching and learning, Tertiary Education and 
Management, 11(1), 19–36. 
4. Drennan, J., Kennedy, J., & Pisarski, A. (2005), Factors affecting student attitudes toward 
flexible online learning in management education, The Journal of Educational Research, 98(6), 
331–338. 
5. Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981), Evaluating Structural Equation Models with 
Unobservable Variables and Measurement Error, Journal of Marketing Research, 18(1), pp. 
39–50. doi: 10.2307/3151312. 
6. Hair J. F, Black B., Babin B., Anderson R. E., and Tatham R. L. (2006), Multivariate Data 
Analysis, 6th edition, Pearson. 
7. Henseler J., Ringle C. M., Sinkovics R. R. (2009), The Use of Partial Least Squares Path 
Modeling in International Marketing, Advances in International Marketing, 20, 277–319. 
8. Hulland, J. (1999), Use of partial least squares (PLS) in strategic management research: a 
review of four recent studies, Strategic Management Journal, 20(2), 195–204. 
9. Ives, B., Olson, M. H. and Baroudi, J. J. (1983), The measurement of UserInformation 
Satisfaction, Communications of the ACM, (26:10), 785–793. 
10. Larcker, D. F. and Lessig, V. P. (2007), Perceived Usefulness of Information: A 
Psychometric Examination, Decision Sciences (11:1), pp. 121–134. 
11. Lee, S. M., Kim, Y. R., & Lee, J. (1995), An empirical study of the relationships among end-
user information systems acceptance, training, and effectiveness, Journal of Management 
Information Systems, 12(2), 189–202. 
12. Lim, D. H., Morris, M. L., & Kupritz, V. W. (2007), Online vs. blended learning: Differences 
in instructional outcomes and learner satisfaction, Journal of Asynchronous Learning 
Networks, 11(2), 27–42. Retrieved November 7, 2017 from 
https://www.learntechlib.org/p/104046/. 
13. Morgan, G. (2003), Faculty use of course management systems, Retrieved September 18, 2007 
from  
14. Palmer, S. R., & Holt, D. M. (2009), Examining student satisfaction with wholly online 
learning, Journal of Computer Assisted Learning, 25(2), 101–113. 
15. Sclater, N. (2008), Web 2.0, personal learning environments, and the future of learning 
management systems. EDUCAUSE Research Bulletin, 13. Boulder, CO: EDUCAUSE Center 
for Applied research. 
16. Sener, J. and Humbert J. (2003), Student satisfaction with online learning: An expanding 
universe. Elements of Quality Online Education: Practice and Direction. Needham, MA: 
Sloan-C. 
17. Shelley, D. J., Swartz, L. B. & Cole, M. T. (2007), A comparative analysis of online and 
traditional undergraduate business law courses, International Journal of Information and 
Communication Technology Education, 3(1), 10–21. 
18. Shelley, D. J., Swartz, L. B., & Cole, M. T. (2008), Learning business law online vs. onland: 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
187 
A mixed method analysis, International Journal of Information and Communication Technology 
Education, 4(2), 54–66. 
19. Strachota, E. M. (2003), Student satisfaction in online courses: An analysis of the impact of 
learner-content, learner-instructor, learner-learner and learner-teacher interaction, 
Dissertation Abstracts International, 64(8), 2746 Key: citeulike: 1029163. 
20. Swan, K (2002), Building learning communities in online courses: The importance of 
interaction. Education, Communication & Information, 2(1): 23–49. 
21. Wang (2003), Assessment of learner satisfaction with asynchronous electronic learning 
systems, Information & Management, Vol. 41, 75–86. 
22. Wang, Q., Woo, H. L., Quek, C. L., Yang, Y., & Liu, M. (2011), Using the Facebook group as 
learning management system: An exploratory study, British Journal of Educational 
Technology. 
FACTORS AFFECTING STUDENTS’ SATISFACTION AND 
INTENTION TO CONTINUOUS USE OF LEARNING 
MANAGEMENT SYSTEM BASED ON FACEBOOK 
Nguyen Thi Minh Nghia* 
HU – School of Hospitality and Tourism, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam 
Abstract: A learning management system based on Facebook is a realizable solution to 
overcome the limitations of a traditional learning management system. The system was 
implemented for the module Management Information Systems in Tourism module being 
taught at School of Hospitality and Tourism, Hue University. The factors that affect student’s 
satisfaction and the intention of continuous use were studied. The results of structural equation 
modeling analysis showed that technical quality, interaction with other classmates, and 
interaction with lecturers have a positive influence on student’s satisfaction with the system. In 
addition, students’ satisfaction further affects their intention to the continuous use of the 
system. Some implications to enhance learning outcomes were also suggested. 
Keywords: Facebook, learning management system, satisfaction, School of Hospitality and 
Tourism, students 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_sinh_vien_va_y_dinh.pdf