Các vấn đề trong phát triển điện gió ở Việt Nam - Nghiên cứu từ trường hợp Nhà máy điện gió Bình Thuận

Bài báo phân tích các vấn đề liên quan đến phát triển điện gió tại Nhà máy điện gió lớn

nhất Đông Nam Á được đặt tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu áp dụng phương

pháp phân tích hệ thống với phân tích SWOT để xem xét và đánh giá một cách đầy đủ những

thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển điện gió ở Bình Thuận. Từ đó đề xuất một số giải pháp

khắc phục những khó khăn hiện tại, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả cho điện gió khu vực. Những

vấn đề được phân tích trong nghiên cứu đồng thời sẽ là những bài học và kinh nghiệm hữu ích cho

các dự án phát triển điện gió trong tương lai của Việt Nam.

pdf 7 trang kimcuc 23540
Bạn đang xem tài liệu "Các vấn đề trong phát triển điện gió ở Việt Nam - Nghiên cứu từ trường hợp Nhà máy điện gió Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các vấn đề trong phát triển điện gió ở Việt Nam - Nghiên cứu từ trường hợp Nhà máy điện gió Bình Thuận

Các vấn đề trong phát triển điện gió ở Việt Nam - Nghiên cứu từ trường hợp Nhà máy điện gió Bình Thuận
 Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2 (2014) 33-39 
 33
Các vấn đề trong phát triển điện gió ở Việt Nam - Nghiên cứu 
từ trường hợp Nhà máy điện gió Bình Thuận 
Nguyễn Thị Hoàng Liên1,*, Phạm Mạnh Cường2 
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQĐHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 
2Trung tâm quan trắc môi trường Quảng Ninh 
Nhận ngày 02 tháng 01 năm 2014 
Chỉnh sửa ngày 16 tháng 01 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 01 năm 2014 
Tóm tắt: Bài báo phân tích các vấn đề liên quan đến phát triển điện gió tại Nhà máy điện gió lớn 
nhất Đông Nam Á được đặt tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu áp dụng phương 
pháp phân tích hệ thống với phân tích SWOT để xem xét và đánh giá một cách đầy đủ những 
thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển điện gió ở Bình Thuận. Từ đó đề xuất một số giải pháp 
khắc phục những khó khăn hiện tại, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả cho điện gió khu vực. Những 
vấn đề được phân tích trong nghiên cứu đồng thời sẽ là những bài học và kinh nghiệm hữu ích cho 
các dự án phát triển điện gió trong tương lai của Việt Nam. 
Từ khóa: Điện gió, năng lượng tái tạo, SWOT. 
1. Giới thiệu∗ 
Theo chương trình đánh giá năng lượng ở 
Châu Á của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có 
tiềm năng dồi dào về năng lượng gió khoảng 
513.360 MW; trong đó tập trung nhiều ở các 
tỉnh Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long, 
Tây Nguyên và khu vực các đảo [1]. Với tiềm 
năng lớn về năng lượng gió, Việt Nam có hàng 
chục dự án khai thác năng lượng gió (mỗi dự án 
có công suất từ 6-150MW) đã được lập tại Bình 
Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa... 
với số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đô la 
Mỹ. Tuy nhiên hầu hết các dự án nói trên, qua 
nhiều năm, vẫn đang trong tình trạng đình trệ 
hoặc chậm thi công. Đến nay mới chỉ có Nhà 
_______ 
∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-936234533. 
 E-mail: nguyenthihoanglien@hus.edu.vn 
máy phong điện 1 tại huyện Tuy Phong, tỉnh 
Bình Thuận, với quy mô lớn nhất khu vực Đông 
Nam Á đã được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, 
còn có Nhà máy điện gió Bạc Liêu cũng mới 
được đưa vào vận hành với công suất nhỏ. Thực 
tế cho thấy còn nhiều khó khăn trong việc phát 
triển điện gió ở Việt Nam như những vấn đề về 
cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng dự án, vốn, 
khoa học kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề về đầu 
ra (giá thành) của điện gió. Trong khuôn khổ 
của bài báo này, các tác giả sẽ tiến hành phân 
tích và đánh giá một cách toàn diện những 
thuận lợi và khó khăn, các cơ hội và thách thức 
đối với phát triển điện gió ở Việt Nam nói 
chung thông qua những phân tích và nghiên cứu 
trường hợp điện gió ở Bình Thuận qua thực tiễn 
triển khai trong những năm qua. 
N.T.H. Liên, P.M. Cường /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2 (2014) 33-39 
34
2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp chính được sử dụng trong 
nghiên cứu là phân tích SWOT, giúp cho việc 
làm rõ 4 vấn đề (Strength – Điểm mạnh, 
Weakness–Điểm yếu, Opportunity–Cơ hội, 
Threat – Thách thức) để lựa chọn phương án 
hay giải pháp tối ưu [2]. Cùng với phân tích 
SWOT, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân 
tích các bên liên quan để làm rõ các vấn đề 
trong việc phát triển điện gió ở Bình Thuận 
hiện nay như: các đối tượng, thành phần quan 
trọng ảnh hưởng đến việc phát triển điện gió, 
các thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra cho 
việc phát triển điện gió khu vực. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Phân tích các bên liên quan đến việc phát 
triển điện gió ở Bình Thuận 
Các bên liên quan đến việc phát triển điện 
gió ở Bình Thuận được thể hiện trong Bảng 1 
dưới đây. 
Bảng 1. Vai trò và tác động của các bên liên quan 
đến phát triển điện gió ở Bình Thuận 
Các bên 
liên 
quan 
Ảnh hưởng của các 
bên liên quan đến 
dự án 
Tác động của 
dự án đến các 
bên liên quan 
Chính 
quyền 
các cấp 
Ảnh hưởng trực tiếp 
đến dự án thông qua 
các chính sách phát 
triển 
Đem đến sự đầu 
tư từ các nhà 
đầu tư trong và 
ngoài nước 
Các hộ 
dân 
trong 
vùng dự 
án 
Việc các hộ dân 
không ủng hộ sẽ gây 
những khó khăn 
nhất định 
Tác động trực 
tiếp lên đời sống 
của nhân dân 
(không gian 
sống, việc 
làm) 
Ban 
quản lý 
dự án 
điện gió 
(nhà 
thầu 
REVN) 
Quyết định việc 
thực hiện dự án từ 
ban đầu, sự phát 
triển của dự án về 
sau 
Đem lại lợi 
nhuận kinh tế 
Tập 
đoàn 
điện lực 
Việt 
Nam 
(EVN) 
Đối tác có quyền 
mua điện duy nhất ở 
Việt Nam, tác động 
đến đầu ra của điện 
gió–một yếu tố quan 
trọng trong việc duy 
trì và phát triển điện 
gió. Ngoài ra, các 
dự án điện gió muốn 
được cấp phép đều 
phải yêu cầu kí thỏa 
thuận mua bán điện 
với EVN 
Đem lại một 
lượng điện dồi 
dào, ít gây tác 
động môi 
trường 
Chính 
phủ 
Tác động đến dự án 
thông qua luật pháp 
và chính sách 
Góp phần thực 
hiện mục tiêu 
năng lượng 
quốc gia 
Các 
phương 
tiện 
thông tin 
đại 
chúng 
Giúp đưa các thông 
tin về tiềm năng 
phát triển điện gió 
đến với các nhà đầu 
tư 
Đài khí 
tượng 
thủy văn 
Cung cấp những 
thông tin quan trọng 
giúp xác định tiềm 
năng năng lượng 
gió, vị trí đặt các 
nhà máy, tua bin 
gió 
Cung cấp một 
phần nguồn 
ngân sách hoạt 
động 
Các nhà 
tài trợ 
Đầu tư nguồn vốn 
cho việc thực hiện 
dự án 
Đem lại nguồn 
lợi nhận nếu dự 
án khả thi 
3.2. Phân tích các vấn đề liên quan đến phát 
triển điện gió ở Bình Thuận 
3.2.1. Điểm mạnh (Strength) 
S1. Chính quyền địa phương có những chủ 
trương, chính sách khuyến khích phát triển điện 
gió 
- Quy hoạch phát triển điện gió trên địa bàn 
tỉnh giai đoạn 2010-2015, có xét đến năm 2020. 
- Quy định quản lý nhà nước về "Khảo sát, 
nghiên cứu và đầu tư điện gió" để thống nhất áp 
dụng trên địa bàn tỉnh. 
- Văn bản số 2418/QĐ-UBND về việc phê 
duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 
N.T.H. Liên, P.M. Cường /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2 (2014) 33-39 35
năm 2010, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai 
đoạn 2006-2010 huyện Tuy phong. 
- Quy hoạch phát triển ngành du lịch với 
tầm nhìn 2015-2020, UBND huyện Tuy Phong 
đã đề xuất nâng diện tích các dự án phong điện 
lên trên 1.000 ha (nay mới chỉ đạt 100 ha) để 
công nhận thành khu du lịch, thay vì điểm du 
lịch như hiện nay để có mức đầu tư xứng tầm 
hơn. 
S2. Khu vực Bình Thạnh, Tuy Phong có đới 
bờ biển dài có tiềm năng năng lượng gió lớn, 
quỹ đất phát triển xây dựng lớn 
- Chiều dài bờ biển Tuy phong là 50 km 
(bằng 26% chiều dài bờ biển Bình Thuận). Tốc 
độ gió ở khu vực Bình Thạnh, Tuy Phong đo ở 
độ cao 60-80m là từ 6 đến 8,5 m/s (trung bình 
đạt 6,7 m/s) rất lý tưởng cho việc phát điện (với 
tốc độ gió 3-4 m/s thì cánh quạt đã có thể quay 
và phát điện [3]. 
- Mật độ dân số xã Bình Thạnh, huyện Tuy 
Phong chỉ là 107 nguời/km2 nên dễ dàng trong 
việc giải phóng mặt bằng xây dựng, giảm bớt 
nguy cơ tác động của dự án lên con người. Phía 
đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát 
ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng 
thích hợp cho việc xây dựng nhà máy phong 
điện [4]. 
S3. Khu vực ít các thiên tai như mưa bão 
lớn, động đất 
- Từ năm 1954-2008, số cơn bão đổ bộ vào 
khu vực mỗi năm lớn nhất là 1 và số cơn bão có 
tác động trực tiếp và tác động lớn là rất hiếm 
như cơn bão số 11 năm 2009. 
S4. Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo 
sạch của tương lai, ít gây tác động tới môi 
trường và sức khỏe con người 
- Điện gió cũng tránh được việc thải các 
chất độc hại ra môi trường, đặc biệt là không 
phát thải khí nhà kính. 
- Tác động ít tới môi trường đất đai: các 
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, du lịch 
vẫn có thể phát triển xung quanh khu vực đó. 
3.2.2. Điểm yếu (Weakness) 
W1. Mật độ năng lượng của phong điện 
(được đo bằng yêu cầu đất trên một đơn vị 
năng lượng được sản xuất) là thấp so với năng 
lượng hóa thạch và một số năng lượng khác 
W2. Quá trình vận hành có thể gây tiếng 
ồn, hạ âm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con 
người 
W3. Giá thành phát điện còn cao hơn so với 
các nguồn điện khác (như thủy điện, nhiệt điện) 
nên sự cạnh tranh còn thấp. 
- Hiện nay, điện gió có giá khoảng 2000 
VND/kwh cao hơn nhiều so với thủy điện (300 
VND/kwh) và nhiệt điện (500VND/kwh). 
W4. Nguồn đầu tư ban đầu tương đối lớn 
- Chi phí đầu tư cho điện gió vào khoảng 2 
triệu đô la Mỹ/MW trong khi đầu tư cho thủy 
điện chỉ cần khoảng 1,3 triệu đô la Mỹ/MW [5]. 
- Để vận hành những nhà máy điện gió, 
REVN phải đưa công nhân, kỹ sư sang Đức đào 
tạo. Toàn bộ thiết bị cho công trình điện gió đều 
phải nhập khẩu từ Đức và phải thuê chuyên gia 
nước ngoài sang lắp ráp và chuyển giao kỹ 
thuật vận hành, sửa chữa. 
W5. Chi phí bảo dưỡng tương đối lớn do 
chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên 
- Tuổi thọ trung bình của tua-bin là 20 năm, 
trong thời gian hoạt động cần phải bảo trì, giám 
sát thường xuyên [5]. 
W6. Thiếu các hệ thống dữ liệu tin cậy về 
năng lượng gió, công nghệ cao với mức giá 
chấp nhận được 
- Hiện có 30 đơn vị đo năng lượng gió của 
Việt Nam, nhưng các tổ chức này chưa phối 
hợp chặt chẽ với nhau và chưa thống nhất về 
N.T.H. Liên, P.M. Cường /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2 (2014) 33-39 
36
chuẩn đo đạc. Hiện nay tất cả các trạm đo gió 
chủ yếu ở Việt Nam đều đo bằng máy cầm tay 
ở độ cao 12 mét. Tuy nhiên, ở độ cao này gió bị 
ảnh hưởng nhiều bởi địa hình xung quanh, mặt 
khác chế độ đo không được liên tục [5]. 
3.2.3. Cơ hội (Opportunity) 
O1. Tham khảo ý kiến người dân và các 
chuyên gia có kinh nghiệm để đưa ra các hướng 
phát triển điện gió hợp lý 
O2. Sự đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức 
trong nước và ngoài nước về mọi nguồn lực 
(vốn, công nghệ) 
- Nguồn kinh phí từ Quỹ bảo vệ môi trường 
Việt Nam. 
- Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) hỗ 
trợ 1 triệu euro cho Việt Nam thực hiện dự án 
“Xây dựng khung pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật 
cho điện gió nối lưới tại Việt Nam” trong giai 
đoạn 2009 – 2011 [6]. 
O3. Một số ưu đãi cho các dự án năng 
lượng tái tạo 
- Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT của Bộ 
Công Thương về việc ban hành Quy định về 
biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua 
bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện 
nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo. 
- Quyết định 130/2007/QĐ-TTg về một số 
cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư 
theo cơ chế phát triển sạch (cơ chế hỗ giá). 
- Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BCT-
BTN&MT hướng dẫn thực hiện một số điều 
của quyết định số 130/2007/QĐ-TTg. 
- Quyết định số 74/QĐ-ĐTĐL ban hành 
biểu giá chi phí tránh được năm 2009 áp dụng 
cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng 
tái tạo đấu nối với lưới điện quốc gia đáp ứng 
các điều kiện áp dụng quy định tại Quyết định 
số 18/2008/QĐ/BCT. 
O4. Những khuyến khích và khung pháp lý 
dẫn tới thị trường cạnh tranh có thể được nhà 
nước xây dựng trong tương lai 
- Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg phê duyệt 
lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển 
các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. 
- Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN của Bộ 
Công nghiệp về việc ban hành quy định về quản 
lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập. 
- Nghị định số 78/2007/NĐ-CP về đầu tư 
theo hình thức hợp đồng xây dựng–kinh doanh–
chuyển giao, hợp đồng xây dựng–chuyển giao–
kinh doanh, hợp đồng xây dựng-chuyển giao. 
- Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê 
duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 
giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025. 
- Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng 
tái tạo, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2020, sản 
lượng điện tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn 
điện. 
O5. Nhu cầu về điện năng từ nguồn năng 
lượng tái tạo của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong 
những năm tới đây 
- Trong vòng 20 -30 năm tới, trữ lượng dầu 
thô và khí thiên nhiên của Việt Nam sẽ cạn kiệt. 
- Dự đoán Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 
khoảng 100 nghìn tấn than/năm khi các dự án 
nhiệt điện hiện nay đi vào sản xuất. 
- Nhu cầu về điện của Việt Nam sẽ tăng từ 
17-20 % trong thời kỳ từ 2010-2015. Mỗi năm 
Việt Nam cần khoảng 4000MW bổ sung vào 
lưới điện quốc gia. [7] 
3.2.4. Thách thức (Threat) 
T1. Việc cạnh tranh mặt bằng xây dựng với 
các dự án phát triển kinh tế 
- Dù diện tích của các dự án điện gió của 
Bình Thuận chỉ chiếm khoảng gần 10% diện 
tích quy hoạch phải thăm dò trữ lượng cát đen 
N.T.H. Liên, P.M. Cường /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2 (2014) 33-39 37
(titan), nhưng các dự án điện gió vẫn phải chờ, 
bởi theo thông báo của Văn phòng Chính phủ 
ngày 8/8/2008: "Trong khi chưa có kết quả 
khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì 
tỉnh chưa được cấp phép đầu tư thêm các dự án 
mới có liên quan" [8]. 
T2. Điện là đầu vào cho các ngành sản xuất 
dịch vụ đồng thời là mặt hàng mang tính xã hội 
do Nhà nước quyết định giá. Thêm vào đó là sự 
độc quyền của EVN trong mua bán điện và giá 
mua điện cũng chưa phản ánh đầy đủ các chi 
phí (xã hội và môi trường) 
- Giá bán lẻ điện còn thấp do chưa phản ánh 
đầy đủ những chi phí về môi trường và xã hội, 
làm ảnh hưởng đến khả năng kinh tế và khả 
năng cạnh tranh của các dự án điện gió. 
T3. Rào cản về cơ chế chính sách và tổ 
chức thực hiện 
- Các quy định khắt khe đối với các dự án 
điện độc lập: Nhà đầu tư phải được văn bản 
chấp nhận mua điện của EVN trước khi trình cơ 
quan cho cấp phép đầu tư; Phải có được cam 
kết cho vay vốn của tổ chức tín dụng, ngân 
hàng trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu 
tư [9]. 
- Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính 
sách về phát triển điện gió chưa đồng bộ, chưa 
có quy hoạch phát triển điện gió nên mỗi dự án 
đều phải xin Bộ Công thương để lập thủ tục bổ 
sung quy hoạch mới được triển khai [9]. 
- Chưa có cơ quan tập trung để điều tiết 
hoạt động phát triển và sử dụng năng lượng gió. 
T4. Ảnh hưởng của thiên tai tới hoạt động 
của các nhà máy điện gió 
- Với tình hình khí hậu biến đổi phức tạp 
như hiện nay, việc xuất hiện các thiên tai bất 
thường cũng cần được cân nhắc, thể hiện qua số 
cơn bão đổ bộ vào khu vực ngày càng có tác 
động lớn hơn và tần suất gia tăng từ 2004-2008. 
Tổng hợp các vấn đề liên quan đến phát 
triển điện gió ở Bình Thuận từ các phân tích 
trên được trình bày trong Hình 1. 
Hình 1. Các vấn đề liên quan đến phát triển điện gió ở Bình Thuận. 
S
W
O
T
1. Chính quyền có chủ trương, chính sách 
đẩy mạnh phát triển điện gió. 
2. Khu vực Tuy Phong với bờ biển dài có 
tiềm năng năng lượng gió lớn, quỹ đất phát 
triển xây dựng lớn. 
3. Khu vực ít các thiên tai như mưa bão lớn, 
động đất 
4. Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo 
sạch, ít gây tác động tới môi trường và sức 
khỏe con người. 
1. Mật độ năng lượng của điện gió thấp hơn so với năng lượng hóa thạch và một số năng lượng 
khác. 
2. Quá trình vận hành có thể gây tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
3. Giá thành phát điện còn cao hơn so với các nguồn điện khác. 
4. Nguồn đầu tư ban đầu, chi phí bảo dưỡng tương đối lớn. 
5. Thiếu các hệ thống dữ liệu tin cậy về năng lượng gió, công nghệ với mức giá tốt. 
1. Ý kiến người dân và các chuyên gia có kinh nghiệm. 
 2. Sự đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước về mọi nguồn lực. 
3. Một số ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo. 
4. Khung pháp lý hướng tới thị trường cạnh tranh có thể được nhà nước xây dựng trong tương lai. 
5. Nhu cầu về điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng mạnh trong tương lai. 
1. Việc cạnh tranh mặt bằng xây dựng với các 
dự án phát triển kinh tế khác. 
2. Rào cản về cơ chế chính sách và tổ chức 
thực hiện. 
3.Sự độc quyền mua bán điện của Tập đoàn 
điện lực Việt Nam (EVN), các quy định của 
nhà nước về tính giá sản xuất điện chưa thực 
sự hợp lý. 
4. Ảnh hưởng của các thiên tai bất thường. 
N.T.H. Liên, P.M. Cường /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2 (2014) 33-39 
38
4. Kết luận và kiến nghị 
Từ các phân tích trên đây cho thấy Việt 
Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng có rất 
nhiều thuận lợi và cơ hội trong phát triển điện 
gió. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai còn gặp 
phải nhiều khó khăn và thách thức về vốn, công 
nghệ, nhân lực Nghiên cứu đề xuất một số 
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát triển 
điện gió ở khu vực Bình Thuận và trên cả nước 
cụ thể như sau: 
- Chính quyền địa phương cần phối hợp với 
các nhà đầu tư, các cơ quan khí tượng thực hiện 
các nghiên cứu về tiềm năng điện gió ở khu vực 
một cách cụ thể, và cần thực hiện các biện pháp 
tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng điện gió 
của địa phương đến các nhà đầu tư. 
- Chính quyền địa phương cần phải xây 
dựng một chiến lược phát triển điện gió chi tiết 
với mục tiêu cụ thể và khả thi, phù hợp với điều 
kiện địa phương, và cần tiếp tục đưa ra các 
chính sách khuyến khích phát triển các dự án 
điện gió. 
- Quy hoạch điện gió cần tận dụng các vùng 
đất phù hợp cho các dự án điện gió, tránh xung 
đột với các dự án hoặc loại hình sử dụng đất 
khác ở địa phương. 
- Nhà nước, chính phủ cần tiếp tục thực 
hiện các ưu đãi cho các dự án năng lượng gió 
để tăng sức cạnh tranh cho dạng năng lượng tái 
tạo này với các dạng năng lượng truyền thống 
khác. Chính phủ có thể đại diện kêu gọi sự đầu 
tư, giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước 
đối với các dự án điện gió. 
- Nhà nước cần thành lập cơ quan hay tổ 
chức độc lập tư vấn về kỹ thuật và chiến lược 
kinh tế cho các dự án điện gió, cần đẩy nhanh 
quá trình thị trường hóa về sản xuất và mua bán 
điện trong cả nước, từng bước xây dựng thị 
trường cạnh tranh. 
- Nhà nước cần củng cố hệ thống ban ngành 
liên quan, các văn bản, chính sách hình thành 
cơ quan quản lý nhà nước điều tiết hoạt động 
xây dựng và phát triển điện gió. Đồng thời xóa 
bỏ những rào cản chưa hợp lý. 
- Các cơ quan y tế cần thực hiện những 
đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân khu 
vực dự án. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Chân Giác, Đâu là rào cản đối với phát 
triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Tạp chí 
hoạt động khoa học, Vol. 5 (636), 2012, trang 
16-18. 
[2] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2005, Tiếp cận 
hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát 
triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Viện Chiến lược phát triển, Đánh giá hiệu quả 
dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1 – 
Bình Thuận theo cơ chế phát triển sạch, 2007. 
[4] 
phu/cactinhvathanhpho/tinhbinhthuan 
[5] Trần Sơn Nghĩa, Giải bài toán: giá thành cao – 
giá bán thấp.  
Home/xahoi/sukien/26613/Giai-bai-toan-gia-
thanh-cao-gia-ban-thap.html 
[6] GIZ, Dự án năng lượng tái tạo.  
renewableenergy.org.vn/index.php?mact=News,
cntnt01,detail,0&cntnt01articleid=37&cntnt01or
igid=128&cntnt01detailtemplate=wind_energy_i
n_vietnam_vn&cntnt01returnid=128 
[7] Viện Năng lượng, Quy hoạch điện VII: Nhận 
định, đề xuất ban đầu cho triển khai hiệu chỉnh. 
truc-tuyen/quy-hoach-dien-vii-nhan-dinh-de-
xuat-ban-dau-cho-trien-khai-hieu-chinh.html 
[8] Đặng Dũng, Trao đổi ý kiến: Titan ở Bình Thuận - 
khai thác hay không khai thác?  
com.vn/vn/default.aspx?news_id=32852 
[9] Oliver Massmann, Các trở ngại pháp lý đối với 
phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Duane 
Morris LCP, 2007. 
N.T.H. Liên, P.M. Cường /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2 (2014) 33-39 39
Problems of Wind Power Development in Vietnam – Lessons 
Learnt from Bình Thuận Wind Power Plant 
Nguyễn Thị Hoàng Liên1, Phạm Mạnh Cường2 
1Faculty of Environmental Sciences, VNU University of Science, 334 Nguyễn Trãi, Hanoi, Vietnam 
2Centre for Environmental Monitoring, Quang Ninh Province 
Abstract: This paper analyzes the issues related to development of wind power at Bình Thuận 
wind power plant which is the largest wind power plant in Southeast Asia. The research applies 
systematic analysis methods with SWOT to review and evaluate the advantages and disadvantages of 
wind power development in Bình Thuận. It also proposes a number of solutions to overcome the 
current difficulties in order to promote efficient development of wind power in the region. These 
issues would be useful lessons and experiences for the future projects of wind power development in 
Vietnam. 
Keywords: Wind power, renewable energy, SWOT. 

File đính kèm:

  • pdfcac_van_de_trong_phat_trien_dien_gio_o_viet_nam_nghien_cuu_t.pdf