Các tội phạm về tình dục đối với trẻ em - Pháp luật, thực tiễn và một số giải pháp

Trên cơ sở khái quát các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa

đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) về các tội phạm

tình dục đối với người dưới 18 tuổi (trẻ em), bài viết phân tích các nhận thức

khác nhau trong giới khoa học và thực tiễn về các tội phạm này, làm sáng

tỏ những bất cập và vướng mắc xảy ra trên thực tế, đề xuất một số ý tưởng

để tiếp tục hoàn thiện BLHS về các tội phạm tình dục đối với trẻ em và giải

thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật hiện hành

nhằm bảo vệ tốt nhất nhân phẩm, an toàn về tình dục cho trẻ em ở Việt Nam.

pdf 8 trang kimcuc 8820
Bạn đang xem tài liệu "Các tội phạm về tình dục đối với trẻ em - Pháp luật, thực tiễn và một số giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các tội phạm về tình dục đối với trẻ em - Pháp luật, thực tiễn và một số giải pháp

Các tội phạm về tình dục đối với trẻ em - Pháp luật, thực tiễn và một số giải pháp
18
CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM - PHÁP LUẬT...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
1. Đặt vấn đề
Bảo vệ quyền con người nói chung, 
đặc biệt là an toàn tình dục của trẻ em là 
vấn đề rất quan trọng được quy định trong 
các văn kiện quốc tế và pháp luật của nhiều 
quốc gia. Bảo vệ an toàn tình dục trẻ em 
được thực hiện bằng các biện pháp khác 
nhau, trong đó có biện pháp hình sự, tức là 
xử lý bằng biện pháp trách nhiệm hình sự 
đối với các hành vi xâm phạm an toàn tình 
dục đối với trẻ em. Trên cơ sở các chuẩn 
mực quốc tế, mỗi quốc gia khác nhau, căn 
cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục 
tập quán và trình độ phát triển mà có phạm 
vi và giới hạn khác nhau trong việc bảo vệ 
quyền an toàn tình dục của trẻ em.
Những năm qua, trên thế giới cũng 
như ở Việt Nam, tình hình tội phạm về tình 
dục đối với trẻ em xảy ra khá phổ biến và 
nghiêm trọng; bao gồm cả các tội nghiêm 
trọng nhất như hiếp dâm trẻ em đến các 
tội ít nghiêm trọng hơn như dâm ô trẻ em, 
quấy rối tình dục trẻ em.
Pháp luật hình sự Việt Nam thời gian 
qua đã có bước phát triển lớn trong việc 
bảo vệ quyền an toàn tình dục của trẻ em, 
tiệm cận với chuẩn mực quốc tế và pháp 
luật của nhiều quốc gia; thể hiện chính 
sách pháp luật hình sự của Việt Nam trong 
bảo vệ quyền trẻ em. Quy định của BLHS 
năm 2015 về các tội xâm phạm danh dự, 
CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM - 
PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TRẦN VĂN ĐỘ *
* Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nguyên Phó Chánh án Tòa 
án nhân dân tối cao, Nguyên Chánh án Tòa án 
quân sự Trung ương 
Trên cơ sở khái quát các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa 
đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) về các tội phạm 
tình dục đối với người dưới 18 tuổi (trẻ em), bài viết phân tích các nhận thức 
khác nhau trong giới khoa học và thực tiễn về các tội phạm này, làm sáng 
tỏ những bất cập và vướng mắc xảy ra trên thực tế, đề xuất một số ý tưởng 
để tiếp tục hoàn thiện BLHS về các tội phạm tình dục đối với trẻ em và giải 
thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật hiện hành 
nhằm bảo vệ tốt nhất nhân phẩm, an toàn về tình dục cho trẻ em ở Việt Nam. 
Từ khóa: Tội phạm tình dục trẻ em, Bộ luật hình sự.
Ngày nhận bài: 16/8/2019; Ngày biên tập xong: 03/9/2019; Ngày duyệt 
đăng: 17/02/2020.
By generalizing the 2015 Penal Code (amended and supplemented in 2017) 
- the 2015 PC on child sexual crimes, the paper analyses different perceptions 
in the science and practice of these crimes; sheds light on the inadequacies and 
obstacles in reality; proposes some suggestions to perfect the PC on child sexual 
crimes as well as guides unified applications of current legal provisions to best 
protect children’s dignity and safety in Vietnam.
Keywords: Child sexual crimes, the Penal Code.
19Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN VĂN ĐỘ
nhân phẩm trẻ em có nhiều điểm mới so 
với BLHS năm 1999 đòi hỏi phải có nhận 
thức để đảm bảo áp dụng đúng đắn, thống 
nhất nhằm thực hiện có hiệu quả chính 
sách pháp luật hình sự trong giai đoạn phát 
triển mới của đất nước.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi 
tập trung phân tích các quy định của BLHS 
năm 2015, những quan niệm khoa học khác 
nhau về một số vấn đề, những bất cập, khó 
khăn trong áp dụng các quy định đó trong 
thực tiễn và đưa ra các khuyến nghị nhằm 
tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao 
chất lượng, hiệu quả điều tra, truy tố, xét 
xử các vụ án về các tội phạm tình dục đối 
với trẻ em.
2. Quy định các tội phạm về tình dục 
đối với trẻ em 
Vấn đề bảo vệ trẻ em trước những 
hành vi xâm hại tình dục được pháp luật 
quốc tế rất quan tâm và có nhiều quy định 
trực tiếp thể hiện quan điểm bảo vệ tối đa 
trẻ em bị xâm hại tình dục. Công ước quốc 
tế về quyền trẻ em (CRC), văn bản pháp lý 
quốc tế gắn liền với quyền con người của 
trẻ em nhấn mạnh “Các quốc gia thành viên 
cam kết bảo vệ trẻ em chống lại tất cả các hình 
thức bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục” 
(Điều 34), đồng thời chỉ ra các hình thức 
bóc lột, lạm dụng tình dục trẻ em mà các 
quốc gia phải có các biện pháp đặc biệt để 
ngăn ngừa bao gồm: “1/ Việc xúi giục hay ép 
buộc trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động tình dục 
trái pháp luật nào; 2/ Việc sử dụng có tính chất 
bóc lột trẻ em trong mại dâm hay các hành vi 
tình dục trái pháp luật khác; 3/ Việc sử dụng có 
tính chất bóc lột trẻ em trong các buổi biểu diễn 
hay tài liệu khiêu dâm”. 
Pháp luật hình sự các quốc gia trên thế 
giới đều thể hiện chính sách chung là bảo 
vệ cao nhất quyền an toàn tình dục của trẻ 
em. Tuy nhiên, phạm vi cũng như các dấu 
hiệu của cấu thành tội phạm về tình dục thì 
có những điểm khác nhau:
- Được coi là trẻ em để được bảo vệ an 
toàn về tình dục đa số ở lứa tuổi dưới 18; 
nhưng cũng có nhiều quốc gia quy định ở 
lứa tuổi dưới 16;
- Tuổi được bảo vệ tuyệt đối về tình 
dục (không phân biệt ý chí của nạn nhân) 
là 13 (Việt Nam), 14 (Liên Bang Nga, Trung 
Quốc) hay 15 (Thuỵ Điển);
- Các hành vi được coi là tội phạm 
khá tương đồng trong pháp luật của nhiều 
nước, bao gồm hiếp dâm, bóc lột tình dục, 
khiêu dâm trẻ em, dâm ô;
- Ngoài Trung Quốc, các quốc gia 
không phân biệt giới tính của nạn nhân, 
và từ đó là chủ thể của tất cả các tội phạm. 
Hay nói cách khác, trẻ em mọi giới tính 
được bảo vệ bình đẳng bằng pháp luật 
hình sự và chủ thể của tội phạm cũng là 
người thuộc bất kỳ giới tính nào.
Đồng hành với xu hướng chung của 
thế giới, BLHS năm 2015 của Việt Nam 
đã có những quy định, một mặt tiếp nhận 
truyền thống pháp luật của quốc gia, đồng 
thời có những quy định mới đáp ứng yêu 
cầu của chính sách hình sự mới, phù hợp 
với các quan niệm mới trong khoa học về 
giới, về tình dục học, xã hội học trong 
việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, quyền 
được bảo vệ an toàn về tình dục nói riêng.
So với BLHS năm 1999 và pháp luật 
hình sự trước đó, BLHS năm 2015 có những 
điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tội phạm hoá hành vi sử 
dụng người dưới 18 tuổi vào mục đích 
khiêu dâm (Điều 147 BLHS). 
Thứ hai, có quan niệm mới về hành vi 
khách quan của các tội hiếp dâm, cưỡng 
dâm, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan 
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến 
dưới 16 tuổi. Trong cấu thành các tội này, 
20
CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM - PHÁP LUẬT...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
ngoài hành vi giao cấu, BLHS năm 2015 bổ 
sung thêm hành vi quan hệ tình dục khác. 
Bằng quy định mới này, có thể nói 
BLHS năm 2015 đã tội phạm hoá, mở rộng 
phạm vi xử lý hình sự một loạt các hành vi 
nguy hiểm cho xã hội. Quy định mới này 
của BLHS năm 2015 cũng dẫn đến các quan 
điểm khác nhau về nhận thức và thực tiễn 
áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm 
về tình dục đối với người dưới 18 tuổi. Cụ 
thể là:
- Chủ thể của một số tội như hiếp dâm 
người dưới 18 tuổi, cưỡng dâm người dưới 
18 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi 
quan hệ tình dục khác với đủ 13 tuổi đến 
dưới 16 tuổi với tư cách là người thực 
hành không chỉ là nam giới mà còn là người 
thuộc các giới tính khác;
- Đối tượng của tội phạm (nạn nhân) 
không phân biệt giới tính. Nếu như với quy 
định cũ về các tội phạm về tình dục như 
hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với người 
dưới 16 tuổi, trong đó hành vi phạm tội 
được quy định chỉ là giao cấu, nên theo lẽ 
tự nhiên, nạn nhân của các tội phạm này chỉ 
là trẻ em gái và thực tiễn áp dụng pháp luật 
hình sự cũng được tiến hành theo hướng 
đó; thì theo BLHS năm 2015, bằng việc bổ 
sung quan hệ tình dục khác vào hành vi 
khách quan của tội phạm, nạn nhân của tội 
phạm có thể là người thuộc bất kỳ giới tính 
nào (nam, nữ, đồng tính, lưỡng tính hoặc 
chuyển giới)
3. Những bất cập, vướng mắc trong 
thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội 
phạm về tình dục đối với người dưới 18 tuổi
Nhìn chung, các quy định của BLHS 
năm 2015 cơ bản đã trở thành cơ sở pháp 
lý hình sự cho việc chống các hành vi nguy 
hiểm và phổ biến xâm phạm tình dục trẻ 
em ở Việt Nam. Tuy nhiên, những quy 
định mới cũng đang gây ra không ít những 
bất cập, vướng mắc trong thực tiễn điều 
tra, truy tố, đặc biệt là xét xử loại tội phạm 
này. Qua nghiên cứu thực tiễn và khảo sát 
của chúng tôi, các bất cập, khó khăn, vướng 
mắc tập trung vào một số vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, nhận thức thế nào về các 
quan hệ tình dục khác trong dấu hiệu cấu 
thành một số tội phạm như hiếp dâm, 
cưỡng dâm, giao cấu hoặc quan hệ tình 
dục với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. 
Cho đến nay, trong khoa học Luật hình sự, 
việc nghiên cứu về vấn đề này mới chỉ là 
bước đầu. Có quan điểm cho rằng, các điều 
luật quy định về các tội phạm này chỉ đề 
cập đến các quan hệ tình dục có thâm nhập 
là quan hệ âm đạo (giao cấu), quan hệ hậu 
môn, quan hệ đường miệng; còn các quan 
hệ tình dục khác không thâm nhập thì 
không phải là hành vi khách quan của các 
tội phạm này1. Ngược lại, quan điểm khác 
thì cho rằng để bảo vệ toàn diện trẻ em, 
cần coi quan hệ tình dục gồm tất cả hành 
vi tình dục gồm quan hệ tình dục có thâm 
nhập, quan hệ tình dục không thâm nhập 
và cả các tiếp xúc tình dục khác2. 
Quan niệm thế nào về quan hệ tình 
dục đồng nghĩa với việc thu hẹp hay mở 
rộng phạm vi các tội phạm nghiêm trọng 
này nhằm bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thu 
hẹp hay mở rộng khái niệm về hành vi 
này cũng sẽ thu hẹp hay mở rộng phạm vi 
các tội phạm tương ứng đối với nạn nhân 
1 Điều 2 Dự thảo 3 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng 
các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 của Bộ 
luật hình sự, Toạ đàm tham vấn Dự thảo Nghị 
quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp 
dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 2015 về 
các tội xâm hại tình dục, Hà Nội, 24-7-2019.
2 Khuyến nghị của UNICEF đối với Nghị quyết về 
hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Toạ đàm tham 
vấn Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán 
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật 
hình sự 2015 về các tội xâm hại tình dục, Hà Nội, 
24-7-2019.
21Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN VĂN ĐỘ
là người đã thành niên, đồng thời cũng sẽ 
dẫn đến mở rộng hay thu hẹp phạm vi tội 
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
- Thứ hai, quan niệm thế nào về hành 
vi dâm ô; và từ đó phân biệt dâm ô với một 
số hành vi khác thuộc các tội phạm về tình 
dục và các hành vi không phải là tội phạm. 
Cùng với việc bổ sung hành vi quan hệ 
tình dục khác vào các tội hiếp dâm, cưỡng 
dâm, giao cấu hoặc quan hệ tình dục với 
người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, phạm 
vi tội dâm ô được thu hẹp lại. Trước khi 
BLHS năm 2015 được ban hành, các hành 
vi quan hệ tình dục khác không phải là 
giao cấu như đưa ngón tay vào âm hộ, bắt 
nạn nhân ngậm mút dương vật, sử dụng 
dương vật giả cho vào âm hộ người khác 
được coi là hành vi dâm ô; và những hành 
vi đó được thực hiện đối với người trên 16 
tuổi thì không phải là tội phạm. Đồng thời, 
thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trước 
khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, 
các hành vi tình dục không tiếp xúc như 
bắt nạn nhân loã thể hoặc chứng kiến loã 
thể, chứng kiến thủ dâm, cho xem văn hoá 
phẩm đồi truỵ, chat sex không được coi 
là hành vi dâm ô đối với trẻ em3. 
- Thứ ba, vấn đề đường lối xử lý các 
tội phạm về tình dục đối với người dưới 
18 tuổi cũng đang là vấn đề được quan 
tâm trong giới khoa học và thực tiễn. Vấn 
đề là ở chỗ, BLHS năm 2015 thực hiện việc 
tội phạm hoá, mở rộng phạm vi của các 
tội phạm này; các hành vi tình dục không 
phải là giao cấu trước đây được coi là dâm 
ô và chỉ bị xử lý về hình sự nếu được thực 
3 Thông tư liên tịch 01/1998 ngày 02/1/1998 của 
TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng 
một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Bọ luật hình sự; Đinh Văn Quế, Phân 
biệt hành vi “quan hệ tình dục khác” với hành vi 
“dâm ô”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, ngày 
14-6-2019 
hiện với trẻ em; đồng thời, chế tài đối với 
tội phạm này cao nhất chỉ là phạt tù đến 3 
năm. Còn theo BLHS năm 2015, các hành 
vi quan hệ tình dục khác được coi là hiếp 
dâm, cưỡng dâm hoặc quan hệ tình dục 
đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 
tuổi với chế tài rất nghiêm khắc. Rõ ràng, 
sự “lệch pha” trong tội phạm hoá và hình 
sự hoá trong BLHS năm 2015 đã tạo nên sự 
bất cập của pháp luật và vướng mắc trong 
thực tiễn xét xử của Toà án.
4. Một số giải pháp
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu 
Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới tham 
gia CRC nên có nghĩa vụ nội luật hoá đầy 
đủ tinh thần của Công ước vào pháp luật 
quốc gia. Chăm lo bảo đảm lợi ích tốt nhất 
cho trẻ em và bảo vệ các em khỏi các xâm 
phạm, đặc biệt là tội phạm là đòi hỏi tất yếu 
khách quan. 
BLHS năm 2015 của Việt Nam đã có 
bước tiến nhảy vọt trong bảo vệ quyền con 
người của trẻ em từ góc độ trẻ em là chủ 
thể của tội phạm cũng như góc độ trẻ em 
là nạn nhân của tội phạm. Tuy nhiên, theo 
chúng tôi, BLHS năm 2015 cũng còn những 
bất cập cần được hoàn thiện và hướng dẫn 
để tội phạm hoá đầy đủ nhằm bảo vệ tuyệt 
đối quyền trẻ em nói chung, quyền an toàn 
về tình dục của các em nói riêng; đảm bảo 
sự rõ ràng, minh bạch và nhận thức thống 
nhất, loại bỏ sự tác động không chính xác 
của chính sách hình sự cũ trong áp dụng. 
Các giải pháp trước mắt cũng như 
lâu dài cần tập trung vào một số vấn đề 
sau đây:
4.1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự
- Xem xét lại độ tuổi bảo vệ tuyệt đối 
trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em. 
Có thể nói, mặc dù là một nước mà mức 
độ phát triển của trẻ em về thể chất và tâm 
thần còn hạn chế, nhưng độ tuổi bảo vệ 
22
CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM - PHÁP LUẬT...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
tuyệt đối theo BLHS năm 2015 Việt Nam 
là khá thấp, chỉ 13 tuổi. Liệu đã đến lúc cần 
nghiên cứu nâng độ tuổi này để:
+ Phù hợp với sự phát triển thể chất, 
tâm sinh lý trẻ em, đảm bảo sự phát triển 
bình thường, khoẻ mạnh và thiên chức giới 
của con người trong tương lai;
+ Thể hiện sự bảo vệ tuyệt đối an toàn 
tình dục cho trẻ em, thể hiện sự “chăm lo 
cho lợi ích tốt nhất của các em” của Nhà 
nước ta. 
+ Tiếp thu kinh nghiệm lập pháp hình 
sự các quốc gia khác nhau. Không ngẫu 
nhiên mà ở nhiều quốc gia, mặc dù mức 
độ phát triển của trẻ em về trí lực, thể chất 
cũng như sức khoẻ tình dục cao hơn trẻ em 
Việt Nam, nhưng độ tuổi trẻ em được bảo 
vệ tuyệt đối về tình dục lại cao hơn ở Việt 
Nam4;
+ Thực trạng tình hình tội giao cấu với 
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, trong 
đó có người dưới 14 tuổi diễn ra khá phổ 
biến, cao hơn cả tội hiếp dâm trẻ em mọi 
lứa tuổi. Theo thống kê của Toà án nhân 
dân tối cao thì trong thời gian 10 năm (2008 
- 2017) các Toà án trong toàn quốc đã xét xử 
5067 vụ Hiếp dâm trẻ em; 5676 vụ giao cấu 
với trẻ em; 1671 vụ dâm ô với trẻ em; còn 
lại một số ít là các vụ án cưỡng dâm trẻ em, 
mua dâm người chưa thành niên5
- Hoàn thiện phần quy định của một 
số quy phạm quy định về một số tội phạm 
cụ thể. Theo chúng tôi, cũng cần phải xem 
xét lại tuổi chịu trách nhiệm hình sự của 
chủ thể đối với một số tội phạm. Ví dụ, 
chủ thể tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi 
quan hệ tình dục khác đối với người từ đủ 
4 Độ tuổi này được quy định trong BLHS Liên 
bang Nga là 14; trong BLHS Trung Quốc là 14; 
trong BLHS Thuỵ Điển là 15...
5 Nguồn: Vụ Thống kê tổng hợp, Toà án nhân dân 
tối cao.
13 tuổi đến dưới 16 tuổi, chủ thể tội dâm ô 
với người dưới 16 tuổi có nhất thiết phải là 
người từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong trường 
hợp hạ tuổi chủ thể của các tội này xuống 
từ đủ 16 tuổi để bảo vệ hiệu quả trẻ em là 
nạn nhân, thì đồng thời cũng cần có đường 
lối xử lý mang tính giáo dục đối với chủ 
thể là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi 
phạm các tội này. 
- Hoàn thiện chế tài một số tội phạm. 
Như phân tích trên, phạm vi các tội phạm 
về tình dục nói chung, đối với trẻ em nói 
riêng đã được mở rộng trong BLHS. Nhiều 
hành vi trước đây vốn không được quy 
định là tội phạm (quan hệ tình dục khác 
với người từ đủ 13 tuổi) hoặc được quy 
định là tội phạm có chế tài nhẹ hơn (dâm ô 
trẻ em) đã được tội phạm hoá trong BLHS. 
Yếu tố đó của việc tội phạm hoá cần được 
thể hiện một cách hợp lý trong hình sự hoá, 
quy định về các chế tài đối với các tội phạm 
tương ứng. Việc nhà làm luật có quy định 
thay đổi về dấu hiệu cấu thành tội phạm, 
nhưng không thay đổi về chế tài trong 
trường hợp này là thiếu hợp lý.
4.2. Giải thích, hướng dẫn áp dụng một 
số quy định về các tội phạm về tình dục 
xâm hại trẻ em
BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 
01/01/2018. Qua hơn một năm áp dụng, đã 
có nhiều vấn đề cần được nhận thức thống 
nhất trong thực tiễn. Việc thống nhất nhận 
thức đó được thực hiện bằng nhiều biện 
pháp khác nhau, nhưng biện pháp tốt nhất 
là thông qua giải thích, hướng dẫn của cơ 
quan có thẩm quyền bằng Thông tư liên 
tịch, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán 
Toà án nhân dân tối cao, Án lệ
Theo chúng tôi, các bất cập, vướng 
mắc cần giải thích, hướng dẫn tập trung 
vào một số vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, thế nào là quan hệ tình dục 
23Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN VĂN ĐỘ
khác trong các tội phạm được quy định? 
Quan hệ tình dục được hiểu khá khác 
nhau. Tuy nhiên, cách hiểu chung nhất là 
sự tiếp xúc của hai bộ phận sinh dục nam 
và nữ (giao cấu) hoặc một bộ phận của cơ 
thể người này với cơ quan sinh dục của 
người khác (quan hệ tình dục khác). Quan 
hệ tình dục có hai loại: quan hệ tình dục có 
thâm nhập (tình dục âm đạo, tình dục hậu 
môn, tình dục đường miệng) và tình dục 
không thâm nhập6. 
Trong khoa học luật hình sự, còn 
những quan niệm khác nhau về khái niệm 
hành vi quan hệ tình dục khác. Đa số các 
tác giả cho rằng hành vi quan hệ tình dục 
khác là hành vi quan hệ tình dục có thâm 
nhập bằng dương vật, bằng bộ phận khác 
của cơ thể, bằng dương vật giả, qua âm đạo; 
bằng dương vật qua hậu môn, bằng dương 
vật qua miệng (hoặc dùng miệng bú, mút 
dương vật) 7 Các quan điểm này không 
được lý giải cụ thể, nhưng nhìn chung các 
tác giả cho rằng đây là các hành vi “gần 
với giao cấu” về hành vi cũng như tính 
chất, mức độ nguy hiểm8. Tuy nhiên, trong 
BLHS năm 2015, người làm luật quy định 
6 Xem: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_hệ_
tình_dục (truy cập ngày 29/7/2019)
7 Dự thảo Nghị quyết... (TLĐD); các tác giả trong 
sách “Bình luận khoa học những điểm mới của 
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)”, Chủ biên: 
PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, TS. Phan Anh 
Tuấn, NXB Hồng Đức, 2018, cũng cho rằng hành 
vi quan hệ tình dục khác là các hành vi quan hệ 
tình dục có thâm nhập qua đường âm đạo, hậu 
môn hoặc đường miệng (trang 163)...
8 Đinh Văn Quế, Phân biệt hành vi “quan hệ tình 
dục khác” với hành vi “dâm ô”, Tạp chí Toà án 
nhân dân điện tử, ngày 14-6-2019; Dự thảo 3 
Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các điều 141, 142, 
143, 144, 145, 146 và 147 của Bộ luật hình sự, Toạ 
đàm tham vấn Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng 
Thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định 
của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm hại tình 
dục, Hà Nội, 24-7-2019.
là hành vi quan hệ tình dục khác, tức là tất 
cả các hành vi quan hệ tình dục mà không 
phân biệt quan hệ tình dục có thâm nhập 
hay quan hệ tình dục không thâm nhập. 
Việc lấy quy định của pháp luật cũ để giải 
thích cho quy định mới là khó thuyết phục. 
Chúng tôi cho rằng, theo quy định của 
các điều luật, tất cả các hành vi quan hệ tình 
dục, không phụ thuộc là có thâm nhập hay 
không thâm nhập đều thuộc hành vi khách 
quan của các tội phạm được quy định. Ví 
dụ: Việc buộc trẻ em bú, mút dương vật 
(có thâm nhập) và liếm dương vật (không 
thâm nhập) là không khác nhau về bản chất 
cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm; 
các hành vi đó đã xâm phạm nhân phẩm, 
an toàn tình dục của trẻ em9.
Như vậy, theo chúng tôi, có thể nhận 
thức “hành vi quan hệ tình dục là hành vi tình 
dục tiếp xúc một bộ phận cơ thể hoặc đồ chơi 
tình dục (dương vật giả, âm đạo giả) với cơ 
quan sinh dục của người khác”.
- Thứ hai, thế nào là dâm ô trẻ em?
Theo hướng dẫn về áp dụng Điều 202b 
BLHS năm 1985 thì dâm ô là hành vi sờ, 
bóp vào các bộ phận kích thích tình dục 
của trẻ em hoặc buộc trẻ em có hành vi như 
sờ, bóp vào các bộ phận kích thích tình 
dục của người khác, nhưng không có việc 
giao cấu. Và trong thực tiễn thì các bộ phận 
kích thích tình dục bao gồm cả cơ quan 
sinh dục10. 
9 Các tổ chức quốc tế, nhất là UNICEF cũng ủng hộ 
quan điểm này. Xem: Khuyến nghị của UNICEF 
đối với Nghị quyết về hành vi xâm hại tình dục trẻ 
em. Toạ đàm tham vấn Dự thảo Nghị quyết của 
Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số 
quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm 
hại tình dục, Hà Nội, 24-7-2019.
10 Thông tư liên tịch 01/1998 ngày 02/1/1998 của 
TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng 
một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Bộ luật hình sự.
24
CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM - PHÁP LUẬT...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
Cùng với quy định mới của BLHS, 
quan niệm dâm ô như trên là không còn 
chính xác, khó phân biệt hành vi dâm ô với 
quan hệ tình dục khác. Hay nói cách khác, 
theo quan niệm cũ, dâm ô bao gồm cả các 
quan hệ tình dục ngoài giao cấu.
Hành vi quan hệ tình dục (sex) và dâm 
ô đều là hành vi tình dục (sexual activity) 
nhưng không phải đồng nghĩa. Hành vi 
quan hệ tình dục có sự tiếp xúc trực tiếp 
của cơ quan sinh dục nên tính chất, mức độ 
nguy hiểm cao hơn, nhân phẩm con người, 
an toàn tình dục của cá nhân bị xâm hại 
nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hành vi quan 
hệ tình dục được đánh giá gần với hành vi 
giao cấu. Còn dâm ô chỉ là hành vi tình dục 
không có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ quan 
sinh dục nên có tính nguy hiểm hạn chế 
hơn. Vì vậy, pháp luật hình sự các quốc gia, 
trong đó có Việt Nam chỉ coi hành vi dâm ô 
đối với trẻ em mới là tội phạm.
Hành vi tình dục trong dâm ô không 
chỉ là hành vi có tiếp xúc cơ học như sờ, 
bóp, day mà còn có hành vi không tiếp 
xúc cơ học như nghe, nhìn trực tiếp hoặc 
qua phương tiện truyền thông, internet các 
hình ảnh tính dục trần trụi, đồi truỵ; buộc 
nạn nhân loã thể, chat sex Cũng có ý kiến 
cho rằng, các hành vi tình dục không tiếp 
xúc mang tính dâm ô trên có thể xử lý về 
tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ; tuy 
nhiên, thông thường hành vi truyền bá 
phải ở mức độ nhất định mới cấu thành 
tội phạm. Hơn nữa, một số hành vi tình 
dục như buộc nạn nhân nhìn thân hình 
loã thể; buộc nạn nhân loã thể (chưa phải 
là khiêu dâm) thì chưa được quy định cấm 
trong BLHS. Điều này không đáp ứng yêu 
cầu bảo vệ nhân phẩm, sự phát triển bình 
thường và an toàn tình dục cho trẻ em.
Hành vi tiếp xúc tình dục trong tội 
dâm ô có phải là tiếp xúc vào các “bộ phận 
kích thích tình dục” như đã hướng dẫn hay 
không? Chúng tôi cho rằng kích thích tình 
dục không chỉ ở các bộ phận cơ thể, mà còn 
ở phương cách thức thực hiện hành vi. Ví 
dụ: sờ vào tai trẻ em không phải là dâm ô, 
nhưng liếm, mút lòng tai, vành tai trẻ em 
lại phải coi là hành vi dâm ô; hoặc hành vi 
ôm hôn ngấu nghiến không phải vào môi, 
chỉ vào má, mắt, mũi trẻ em lạ cũng cần 
được coi là dâm ô
Hành vi dâm ô có cần dấu hiệu là nhằm 
thoả mãn tình dục hay không? Nhiều quan 
điểm cho rằng dâm ô phải nhằm mục đích 
thoả mãn tình dục11. Trong vụ án Nguyễn 
Hữu L. bị truy cứu về tội dâm ô, bị can cũng 
như nhiều người cho rằng bị can chỉ “nựng” 
em bé vì thấy em đáng yêu chứ không nhằm 
thoả mãn tình dục, cho nên không phạm 
tội dâm ô. Quan niệm như vậy, theo chúng 
tôi là không chính xác. Bởi vì: 1/ Điều 146 
BLHS năm 2015 chỉ quy định hành vi dâm 
ô không nhằm mục đích giao cấu (để phân 
biệt với hành vi kích thích tình dục trước 
giao cấu hoặc quan hệ tình dục), chứ không 
quy định nhằm mục đích thoả mãn hoặc 
kích thích tình dục; 2/ Việc cho rằng dâm 
ô là nhằm mục đích thoả mãn tình dục (để 
phân biệt với các hành vi khác như chăm 
sóc trẻ, điều trị bệnh) sẽ dẫn tới buộc cơ 
quan tiến hành tố tụng phải chứng minh 
mục đích này. Việc chứng minh này là rất 
khó khăn đối với các tội phạm tình dục trẻ 
em. Đó là việc rất khó khăn và không cần 
thiết. Hơn nữa, ngoài động cơ thoả mãn 
tình dục, người dâm ô còn có thể có các 
động cơ khác như trả thù, bệnh lý
11 Ví dụ: Theo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng 
Thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định 
của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm hại tình 
dục, thì dâm ô là hành vi nhằm “kích thích tình 
dục”; hoặc theo PGS. TS. Trần Văn Luyện thì dâm 
ô là “hành vi nhằm thoả mãn tình dục của mình 
dưới mọi hình thức”, Bình luận khoa học BLHS 
2015, Chủ biên: TS. Lê Đăng Doanh, PGS. TS. Cao 
Thị Oanh, NXB Hồng Đức, 2018, trang 257...
25Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN VĂN ĐỘ
Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần xác 
định các tội phạm về tình dục theo bản 
chất hành vi, chứ không theo động cơ, 
mục đích của hành vi; tức là coi dâm ô là 
tất cả các hành vi tình dục có tiếp xúc và 
không tiếp xúc đối với người dưới 16 tuổi 
nhằm bao hàm hết các hành vi tình dục 
nguy hiểm đối với trẻ em. Chỉ cần gọi đó 
là hành vi tình dục thì đã phân biệt dâm 
ô với các hành vi không phải là tội phạm 
khác (như chăm sóc, điều trị bệnh cho trẻ 
em).
- Thứ ba, hình phạt cần được cá thể hoá 
thế nào đối với các tội xâm phạm tình dục đối 
với trẻ em?
Việc hướng dẫn để cá thể hoá việc 
quyết định hình phạt đối với các tội phạm 
tình dục đối với trẻ em là rất cần thiết 
trong điều kiện BLHS mở rộng khái niệm 
hiếp dâm, cưỡng dâm nói chung, với trẻ 
em nói riêng; giao cấu hoặc thực hiện 
hành vi quan hệ tình dục khác, dâm ô trẻ 
em Nên chăng, các hành vi quan hệ tình 
dục không thâm nhập cần được áp dụng 
hình phạt nhẹ hơn đối với các hành vi có 
thâm nhập; hành vi dâm ô không tiếp xúc 
được xử phạt nhẹ hơn hành vi dâm ô có 
tiếp xúc?
Trong BLHS năm 2015 cũng không 
quy định hình phạt bổ sung đặc thù đối 
với các tội phạm này. Tuy nhiên, trong 
chế tài các tội phạm được quy định đều 
có hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm 
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công 
việc nhất định. Vì vậy, Toà án nhân dân 
tối cao cần hướng dẫn, lưu ý các Toà án 
nghiên cứu áp dụng hình phạt bổ sung 
“cấm làm những công việc có tiếp xúc với 
trẻ em”. Ví dụ, các trường hợp thầy giáo, 
cô giáo phạm tội hiếp dâm, giao cấu hoặc 
dâm ô với học sinh của mình thì cần cấm 
làm giáo viên trong thời hạn chất định; 
trường hợp bảo vệ Nhà trường phạm tội 
đối với học sinh cũng cần cấm làm những 
công việc có tiếp xúc với trẻ em
5. Kết luận 
Bảo vệ trẻ em nói chung, chống lại các 
tội phạm về tình dục đối với trẻ em nói 
riêng là trách nhiệm của toàn xã hội, mọi 
cơ quan, tổ chức, cá nhân và bằng các biện 
pháp khác nhau. Nhà nước đã có chính 
sách hình sự bảo vệ trẻ em được thể hiện 
trong BLHS. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt hơn 
lợi ích của trẻ em, BLHS cần được tiếp tục 
hoàn thiện. Đồng thời, các quy định, nhất là 
các điểm mới của BLHS năm 2015 cần được 
giải thích, hướng dẫn để bảo đảm áp dụng 
thống nhất, nâng cao hiệu quả các quy định 
của BLHS trong xử lý các tội phạm tình dục 
đối với trẻ em ở Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Đăng Doanh, PGS. TS. Cao Thị Oanh 
(Chủ biên), Bình luận khoa học BLHS 2015, NXB 
Hồng Đức, 2018.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình 
sự, phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà 
Nội 2017.
3. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, TS. Phan 
Anh Tuấn, Bình luận khoa học những điểm mới của 
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB 
Hồng Đức, 2018.
4. Kỷ yếu Toạ đàm tham vấn Dự thảo Nghị quyết của 
Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy 
định của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm hại tình 
dục, Hà Nội, 24-7-2019.
5. Đinh Văn Quế, Phân biệt hành vi “quan hệ tình dục 
khác” với hành vi “dâm ô”, Tạp chí Toà án nhân 
dân điện tử, ngày 14-6-2019.
6. Thông tư liên tịch 01/1998 ngày 02/1/1998 của 
TANDTC-VKSNDTC-BNV, Hướng dẫn áp dụng 
một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Bộ luật hình sự.

File đính kèm:

  • pdfcac_toi_pham_ve_tinh_duc_doi_voi_tre_em_phap_luat_thuc_tien.pdf