Các nhân tố tác động đến sự thành công trong kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thương hiệu Kentucky Fried Chicken

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, nhượng quyền thương mại ngày càng mở rộng phạm vi

hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh. Nghiên cứu này nhằm xác định các

nhân tố tác động đến sự thành công trong nhượng quyền thương mại tại Việt Nam để các nhà kinh

doanh có thể đạt được khả năng thành công cao hơn. Bằng phương pháp định tính với việc tiến

hành phỏng vấn sâu một công ty cụ thể là KFC, kết quả cho thấy các nhân tố này là: khả năng kinh

doanh và quản lý hệ thống của nhà nhận quyền, các tiêu chí lựa chọn của nhà nhận quyền, chất

lượng sản phẩm, khả năng thích nghi văn hóa, khả năng sinh lời của hệ thống, sức mạnh thương

hiệu, môi trường cạnh tranh, khả năng quản lý từ xa của nhà nhượng quyền, đào tạo nhân viên,

sự thoả mãn của bên nhận quyền, vị trí địa lý, tiếp cận tiếp thị, không gian, mối quan hệ giữa bên

nhượng quyền và bên nhận quyền, sự hỗ trợ của nhà nhượng quyền.

pdf 7 trang kimcuc 17120
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến sự thành công trong kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thương hiệu Kentucky Fried Chicken", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố tác động đến sự thành công trong kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thương hiệu Kentucky Fried Chicken

Các nhân tố tác động đến sự thành công trong kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thương hiệu Kentucky Fried Chicken
95
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG 
TRONG KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 
TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THƯƠNG HIỆU 
KENTUCKY FRIED CHICKEN (KFC)
Cao Minh Trí1 và Bùi Thị Thắm1
TÓM TẮT
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, nhượng quyền thương mại ngày càng mở rộng phạm vi 
hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh. Nghiên cứu này nhằm xác định các 
nhân tố tác động đến sự thành công trong nhượng quyền thương mại tại Việt Nam để các nhà kinh 
doanh có thể đạt được khả năng thành công cao hơn. Bằng phương pháp định tính với việc tiến 
hành phỏng vấn sâu một công ty cụ thể là KFC, kết quả cho thấy các nhân tố này là: khả năng kinh 
doanh và quản lý hệ thống của nhà nhận quyền, các tiêu chí lựa chọn của nhà nhận quyền, chất 
lượng sản phẩm, khả năng thích nghi văn hóa, khả năng sinh lời của hệ thống, sức mạnh thương 
hiệu, môi trường cạnh tranh, khả năng quản lý từ xa của nhà nhượng quyền, đào tạo nhân viên, 
sự thoả mãn của bên nhận quyền, vị trí địa lý, tiếp cận tiếp thị, không gian, mối quan hệ giữa bên 
nhượng quyền và bên nhận quyền, sự hỗ trợ của nhà nhượng quyền.
Từ khóa: nhượng quyền thương mại, thành công, Vietnam.
FACTORS AFFECTING THE SUCCESS OF FRANCHISING BUSINESS IN 
VIETNAM: A CASE STUDY OF KENTUCKY FRIED CHICKEN (KFC)
ABSTRACT
In the current trend of globalization, franchising has been expanded scope of its activities, 
especially in the field of fast-food restaurant. This study objective was to identify factors affecting 
the success of franchising business in Vietnam so that entrepreneurs will be able to reach the 
higher success. Using the qualitative research methodology by conducting intensive interviews at 
a specific case of KFC, found factors were: business ability and system management of franchisee, 
franchise selection criteria, product quality, cultural adaptability, system profitability, the brand 
strength, the competitive environment, the franchisor’s remote management capabilities, employee 
training, the satisfaction of the franchisee, geographical locations, marketing approach, space, 
relationship between the franchisor and the franchisee, the support of the franchisor. 
Keywords: franchising, success, Vietnam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhượng quyền thương mại (franchising) là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên 
thế giới áp dụng. Vì vậy, một số tài liệu và các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm ở nhiều 
trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh 
doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Hoffman và Preble (2004) cho rằng franchising là một mối quan 
hệ kinh doanh mà bên nhượng quyền cho phép một bên nhận quyền kinh doanh sử dụng nhãn hiệu 
của bên nhượng quyền thông qua thỏa thuận quy định những hạn chế và yêu cầu cũng như các điều 
1 Sinh viên Trường ĐH Mở Tp.HCM
96
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
kiện kinh doanh. Đồng thời, bên nhượng quyền thông qua thỏa thuận kinh doanh có trách nhiệm 
đào tạo, hướng dẫn tổ chức, vận hành và tiếp thị kinh doanh.
Do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia nên các 
khái niệm thường đề cập khác nhau, nhưng đều mô tả được khái niệm chung nhất của loại hình kinh 
doanh này, phần lớn các khái niệm đều đề cập đến những nhân tố sau: (1) bên nhượng quyền, (2) 
bên nhận quyền, (3) nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống 
kinh doanh đồng bộ do bên nhượng quyền phát triển và sở hữu, (4) phí franchising. Tuy nhiên, ở 
mỗi khái niệm họ lại đặc biệt nhấn mạnh đến những đặc điểm, lợi ích, vai trò trách nhiệm của một 
nhân tố mạnh hơn những nhân tố còn lại được đề cập đến.
Tuy đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm nay, nhưng franchising chỉ mới thật sự bắt đầu phát 
triển trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của hoạt động 
franchising ít nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Nằm trong đề tài nghiên cứu 
của nhóm tác giả về các nhân tố tác động đến sự thành công của franchising tại Việt Nam, bài báo 
này giới thiệu một trường hợp cụ thể là thương hiệu Kentucky Fried Chicken (KFC).
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các nhân tố thành công và sự tác động của nó
Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến sự thành công trong kinh doanh có những khía cạnh 
khác nhau. Họ đã xác định các nhân tố cần thiết để thực hiện kinh doanh thành công. Stanworth và 
Curran (1999) nhận định rằng franchising, đối với cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền, thường 
được coi là phương thức thành công nhất trong kinh doanh vì nó được cho là cung cấp một hình 
thức kinh doanh bao gồm một tổ chức với một gói kinh doanh đã được kiểm tra trên thị trường tập 
trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ hoạt động dưới tên thương hiệu của nhà nhượng quyền để sản 
xuất hay kinh doanh thị trường hàng hoá hoặc dịch vụ. Nhưng Kedia và cộng sự (1994), Lafontaine 
và Shaw (1998) và Frazer (2004) cho rằng hình thức franchisng thường đi cùng với lợi nhuận, tăng 
trưởng và tỷ lệ sống còn thấp hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu truyền thống. Bên 
cạnh đó, cũng có rất nhiều ví dụ chỉ ra nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì một công ty có thể trở thành 
nhà nhượng quyền thành công (Stanworth và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, Zoltan (2017) cho rằng 
thành công của franchising thật khó để định nghĩa bởi để được xem là thành công thì phải phụ thuộc 
vào nhiều nhân tố tác động. Ông cho rằng một franchising được coi là thành công nếu mức độ tồn 
tại (tuổi thọ) của nó vượt quá thời hạn của một hợp đồng franchising trung bình có mức là mười 
bốn năm. Để đạt được thành công đó, nhà nhượng quyền phải xác định được các nhân tố thành công 
chủ yếu của việc franchising quốc tế và phát triển các kỹ năng, kiến thức, nguồn lực cần thiết kể 
từ khi bắt đầu nhượng quyền.
Hệ thống nhượng quyền thương mại
Doherty và Quinn (1999) chỉ ra rằng phần lớn các nghiên cứu về franchising đã tập trung vào 
thị trường nội địa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế, một số doanh nghiệp bán lẻ đã sử dụng 
mô hình franchising làm phương thức hoạt động và mở rộng thị trường quốc tế trong một số năm 
(Quinn và Alexander, 2002). Các cửa hàng như KFC, McDonald’s, Burger King và Pizza Hut đã 
sử dụng phương thức kinh doanh nhượng quyền trong các hoạt động quốc tế của họ (Hoffman and 
Preble, 2004). Luangsuvimol and Kleiner (2004) cho rằng hệ thống franchising ở Hoa Kỳ, được 
coi là nhà nhượng quyền kinh doanh, đã phát triển đến mức trưởng thành và đóng một vai trò quan 
trọng trong các hoạt động kinh doanh và nền kinh tế. Franchising đã trở thành một kênh quan trọng 
trong tiếp thị bán lẻ và các lĩnh vực kinh doanh đang phát triển bao gồm hệ thống các nhà hàng cũng 
như dịch vụ bán lẻ phi thực phẩm và các dịch vụ linh tinh (Eser, 2012; Luangsuvimol & Kleiner, 
2004). Trong top 10 ngành nhượng quyền có doanh thu cao nhất năm 2016 trên thế giới thì có ba 
97
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
ngành là ẩm thực, bao gồm nhà hàng, nhà hàng thức ăn nhanh và ẩm thực ngành bán lẻ. Như vậy, 
tại thị trường Việt Nam, ngành ẩm thực, bán lẻ và dịch vụ doanh nghiệp sẽ vẫn là những ngành có 
tốc độ phát triển franchising nhanh nhất.
Phát triển mở rộng hệ thống nhượng quyền thương mại
Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế nhanh chóng, Việt Nam trở thành thị trường được 
chú ý đối với các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực. Hàng trăm thương hiệu lớn quốc tế và khu 
vực trong các lĩnh vực nhà hàng - ăn uống, giáo dục... đến từ Mỹ, Australia, Singapore, Tây Ban 
Nha đã không bỏ qua cơ hội vàng để tìm kiếm đối tác nhượng quyền độc quyền tại Việt Nam, như: 
McDonald’s, Starbucks, KFC, Pizza Hut, Lotteria Tính đến năm 2016, theo số liệu của Bộ Công 
Thương, đã có trên 150 giấy phép đăng ký nhượng quyền kinh doanh. Đáng chú ý, có tới 7 giấy 
phép nhượng quyền ra nước ngoài.
Trong nhiều ngành công nghiệp như sửa chữa ô tô, phục vụ ăn uống, xây dựng, làm sạch, giáo 
dục, bán lẻ thì franchising đang thay thế cho các doanh nghiệp độc lập (Hoffman và Preble, 
1993). Trong những thập kỷ qua, ngoại trừ những năm suy thoái kinh tế, hàng trăm hệ thống 
franchising mới đã được tạo ra mỗi năm (Lafontaine và Shaw, 1998; Haller và Weisbord, 2016). 
Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại Quốc tế (IFA) dự báo rằng tốc độ tăng trưởng của các doanh 
nghiệp nhượng quyền theo nhiều số liệu sẽ vượt mức tăng trưởng toàn nền kinh tế năm thứ sáu 
liên tiếp (Haller và Weisbord, 2016). Mặc dù tổng thể đi theo hướng phát triển, nhưng bối cảnh 
franchising sẽ khác nhau theo từng khu vực.
Công nghiệp nhà hàng thức ăn nhanh
Ngành công nghiệp nhà hàng đã phát triển và mở rộng để có được sự hiện diện toàn cầu trong 
50 năm qua chủ yếu là do sự thay đổi lối sống. Dân số đô thị đã tăng lên khắp thế giới, sự di động 
của người dân đã tăng lên, người dân dành nhiều thời gian đi làm hơn (Schlosser, 2001). Điều này 
đã được kết hợp bởi sự gia tăng của phụ nữ tại nơi làm việc mà kết quả là ít thời gian có sẵn hơn cho 
họ để chuẩn bị bữa ăn ở nhà. Những lối sống tiêu dùng bận rộn hơn và những gia đình làm việc kép 
đã dẫn đến những giải pháp được tìm kiếm trong việc sử dụng các bữa ăn đã được làm sẵn (Atkins 
và Bowler, 2001). Trong một thời gian dài, ngành công nghiệp nhà hàng đã tiến hành rộng rãi việc 
franchising (Sen, 1998; Lashley và Morrison, 2000). Khái niệm thức ăn nhanh, với các menu đơn 
giản, kết thúc nhanh chóng của sản phẩm, và thời gian phục vụ, giúp cho tiêu chuẩn hóa các sản 
phẩm và các hệ thống phân phối dịch vụ dễ dàng nhượng quyền (Lashley và Morrison, 2000). Hơn 
nữa, Quinn và Alexander (2002) đã quan sát thấy rằng các công ty thức ăn nhanh lớn nhất tham gia 
vào việc franchising. Mendelsohn (2004) chỉ ra rằng khái niệm thức ăn nhanh dường như thu hút 
các nhà nhượng quyền so với việc thành lập các cửa hàng thức ăn nhanh độc lập do mối liên hệ của 
nó với khả năng tồn tại cao của doanh nghiệp và dòng tiền mặt tích cực đến nhanh từ các doanh 
nghiệp nhượng quyền hơn là từ các doanh nghiệp độc lập.
Các nhân tố tác động đến sự thành công trong nhượng quyền thương mại
Các nhà nghiên cứu có một ý kiến thống nhất về những khả năng mà nhà nhượng quyền phải có 
hoặc phát triển để tăng khả năng thành công của hoạt động quốc tế. Dựa vào các nghiên cứu trước, 
có thể xác định được hai loại khả năng khác nhau (Huszagh và cộng sự, 1992; Kedia, và cộng sự, 
1994; Shane, 1996; Fladmoe-Lindquist, 1996; Choo, 2003). Một loại liên quan chặt chẽ đến hiệu 
quả hành chính là quản lý mối quan hệ franchising ở cấp quốc tế. Loại thứ hai, có liên quan chặt 
chẽ đến quản lý rủi ro, là về khả năng kinh doanh của nhà nhượng quyền trong bối cảnh kinh doanh 
ở nước ngoài. 
Gikonyo và cộng sự (2015) đề xuất các nhân tố sau đây: (1) sức mạnh/khái niệm thương hiệu, 
(2) quản lý hợp đồng phù hợp, (3) môi trường cạnh tranh, (4) các chính sách của chính phủ, (5) sự 
98
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hấp dẫn về văn hoá, (6) mối quan hệ tốt với bên nhận quyền, (7) sự lựa chọn tốt nhất của người 
nhận quyền, (8) lựa chọn địa điểm hoặc vị trí, (9) khả năng quản lý từ xa. 
Scott và cộng sự (2015) chỉ ra các nhân tố: (1) sự thoả mãn của bên nhận quyền (Johns và 
cộng sự, 2004; Morrison, 1997), (2) quyền của bên nhượng quyền (Dahlstrom và Nygaard, 1999; 
Lim và Frazer, 2004), (3) mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền (Clarkin và 
Swavely, 2003; Nathan, 1996), (4) truyền thông (Anderson và Narus, 1990; Frazer, 2004), (5) sự 
hỗ trợ của nhà nhượng quyền (Frazer, 2001; Pilling, 1991), (6) khả năng kinh doanh của nhà nhận 
quyền (Dandridge và Falbe, 1994; Frazer, 2004) và (7) các tiêu chí lựa chọn của nhà nhận quyền 
(Jambulingam và Nevin, 1997; McCosker, 2000).
Trong khi đó, Zoltan (2017) nêu ra các kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu chủ yếu theo 
các phương pháp mô tả bởi Miles và Huberman (2013) và Yin (2013), theo đó, có sáu nhân tố 
chính: (1) thực thi hợp đồng, (2) khả năng thích ứng văn hoá, (3) quản lý từ xa, (4) quản lý rủi ro 
của nước chủ nhà, (5) tiếp cận tiếp thị và (6) quản lý đối tác.
Mô hình đề xuất
Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích nêu trên, mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài này gồm 
16 yếu tố: (1) khả năng thích nghi văn hóa, (2) khả năng kinh doanh và quản lý hệ thống của 
nhà nhận quyền, (3) khả năng quản lý từ xa của nhà nhượng quyền, (4) các tiêu chí lựa chọn của 
nhà nhận quyền, (5) sức mạnh thương hiệu, (6) môi trường cạnh tranh, (7) sự thoả mãn của bên 
nhận quyền, (8) vị trí địa lý, (9) quyền của bên nhượng quyền, (10) các yếu tố liên quan đến bên 
nhượng quyền, (11) các yếu tố liên quan đến bên nhận quyền, (12) tiếp cận tiếp thị, (13) không 
gian, (14) sự hỗ trợ của nhà nhượng quyền, (15) mức độ hiểu biết về các quy định của hợp đồng 
nhượng quyền và (16) mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền (tin tưởng, sự hài 
lòng, xung đột). 
3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn. Trong nghiên 
cứu định tính, nhà nghiên cứu là công cụ chính trong việc thu thập dữ liệu chứ không phải một cơ 
chế vô tri vô giác nào (Lincoln và Guba, 1985; Merriam, 1988). Dữ liệu xuất hiện từ một nghiên 
cứu định tính có tính chất mô tả. Nghĩa là, dữ liệu được tường thuật bằng lời (chủ yếu là từ ngữ 
của những người tham gia) hay tranh ảnh, chứ không phải bằng những con số (Merriam, 1988; 
Marshall và Rossman, 1989). Trọng tâm của nghiên cứu định tính là về nhận thức và kinh nghiệm 
của người tham gia và cách họ nhận thức cuộc sống của họ. Do đó, nỗ lực của nhà nghiên cứu 
không phải là tìm hiểu một, mà là nhiều thực tế (đa thực tế) (Lincoln và Guba, 1985).
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn cá nhân trực tuyến đối với bên 
nhượng quyền là người sống ở nước ngoài (do cản trở về mặt địa lý nên không thể phỏng vấn mặt 
đối mặt trực tiếp). Bên cạnh đó, 15 nhà nhận quyền của thương hiệu KFC đã được lựa chọn phỏng 
vấn cá nhân đối mặt trực tiếp dựa trên 2 tiêu chí: (1) cửa hàng vẫn còn đang hoạt động và ở vị trí 
khu vực khác nhau để kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một cách chuẩn xác hơn và (2) thương hiệu 
đi vào hoạt động kinh doanh nhượng quyền hơn 14 năm và đã có mặt ít nhất là ở bốn thị trường 
nước ngoài để cho thấy đối tượng cung cấp dữ liệu thông tin có giá trị.
KFC là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, 
với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Trong 15 nhà nhận quyền 
có 8 người đã phản hồi tích cực, những người còn lại hoặc không phản hồi hoặc từ chối hợp tác. 
Tất cả những người phản hồi đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực franchising. Với sự cho 
phép của người được phỏng vấn, mỗi cuộc phỏng vấn đều được ghi âm và lưu lại.
99
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu đưa ra một vài nhân tố mới đồng thời xác định một số nhân tố được đánh 
giá là có mức ảnh hưởng thấp. Cụ thể, các nhân tố tác động đến sự thành công của nhượng quyền 
thương mại tại Việt Nam: trường hợp của KFC, theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) khả 
năng kinh doanh và quản lý hệ thống của nhà nhận quyền, (2) các tiêu chí lựa chọn của nhà nhận 
quyền, (3) chất lượng sản phẩm, (4) khả năng thích nghi văn hóa, (5) khả năng sinh lời của hệ 
thống, (6) sức mạnh thương hiệu, (7) đào tạo nhân viên, (8) phong cách phục vụ của nhân viên, (9) 
môi trường cạnh tranh, (10) khả năng quản lý từ xa của nhà nhượng quyền, (11) sự thoả mãn của 
bên nhận quyền, (12) tiếp cận tiếp thị (marketing), (13) vị trí địa lý- không gian, (14) vốn xã hội, 
(15) mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền (tin tưởng, sự hài lòng, xung đột), và 
(16) sự hỗ trợ của nhà nhượng quyền.
5. KẾT LUẬN
Bằng việc sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu với các nhà nhượng quyền và người nhận quyền để 
xác định các nhân tố tác động đến sự thành công nhượng quyền thương mại của thương hiệu KFC, 
nghiên cứu này cho thấy, các nhà nhận quyền thương mại cần phải trau dồi khả năng kinh doanh 
và quản lý hệ thống. Nhà nhượng quyền chủ động trong việc phát triển các kênh truyền thông hiệu 
quả, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải thích nghi nền văn hóa với các nhà nhận quyền 
thương hiệu của họ, nhờ đó hỗ trợ phát triển mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận 
quyền. Việc phát triển các hướng dẫn và các gói đào tạo thích hợp là điều cần thiết cho nhà nhượng 
quyền. Cuối cùng, cần phải biết lựa chọn vị trí địa lý cũng như bố trí không gian thích hợp vì lợi 
ích của bên nhượng quyền, hệ thống và bên nhận quyền hiện tại và tương lai. 
Tuy phương pháp nghiên cứu định tính có một phần tính chủ quan nào đó của người nghiên 
cứu, nhưng mỗi phương pháp nghiên cứu đều có mặt hạn chế, đây là điều không thể tránh khỏi. 
Kết quả nghiên cứu này bổ sung cơ sở lý luận về việc xác định và đánh giá các nhân tố tác động 
đến sự thành công của nhượng quyền thương mại trước khi bắt tay vào một phân tích thực nghiệm 
trong tương lai. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu định lượng quy mô lớn sử dụng mẫu nhà nhượng 
quyền/nhà nhận quyền trong nhiều ngành khác nhau trong nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, J.C., and Narus, J.A. (1990). “A model of distributor firm and manufacturer firm working 
partnerships”. Journal of Marketing, 54 (1), pp. 42-58.
2. Atkins, P., and Bowler, I. (2001). Food in society: Economy, culture and geography. London, 
England: Arnold.
3. Choo, S. (2003). “Determining the Critical Success Factors of International Franchising: Cases 
of Foreign Franchisors in East Asia”. Working Paper Series 2003: Forrás.
4. Clarkin, J.E., and Swavely, S.M. (2003). How franchisors choose franchisees: a comparison of 
prospective franchisee evaluation criteria. Proceedings of the International Society of Franchising 
17th Annual Conference. San Antonio, Texas.
5. Dandridge, T.C., and Falbe, C.M. (1994). “The influence of franchisees beyond their local domain”. 
International Small Business Journal, 12(2), pp. 39-50.
6. Dahlstrom, R., and Nygaard, A. (1999). “Ownership decisions in plural contractual systems”. 
European Journal of Marketing, 33(1-2), pp. 84-87.
7. Doherty, A. M., and Quinn, B. (1999). “International retail franchising: An agency theory 
perspective”. International Journal of Retail & Distribution Management, 27, 224-236.
8. Eser, Z. (2012). “Inter-organizational trust in franchise relationships and the performance outcomes: 
100
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
The case of fast-food restaurant in Turkey”. International Journal of Contemporary Hospitality, 
24, pp. 774-790.
9. Frazer, L. (2001). “Causes of disruption to franchise operations”. Journal of Business Research, 
54(3), pp. 227-34. 
10. Frazer, L. (2004). Are franchisees potential competitors? A study of franchisees who exit the 
system but continue operating. Proceedings of the International Society of Franchising18th Annual 
Conference. Las Vegas, Nevada.
11. Fladmoe-Lindquist, K. (1996). “International Franchising: Capabilities and development”. 
Journal of Business Venturing, 11(5), pp. 419-438.
12. Gikonyo, L., Berndt, A., and Wadawi, J. (2015). “Critical Success Factors for Franchised Restaurants 
Entering the Kenyan Market: Franchisors’ Perspective”, SAGE Open, October-December, pp. 1–8.
13. Haller, M., and Weisbord, J. (2016). “IFA: Franchise Businesses To Continue Growth 
Trend in 2016”, Outpacing Economy-Wide Pace. Forrás: IFA.
14. Hoffman, R. C., and Preble, J. (1993). “Franchising into the Twenty-First Century”. Business 
Horizons, November–December, pp. 35–43.
15. Hoffman, R. C., and Preble, J. F. (2004). “Global franchising: Current status and future challenges”. 
The Journal of Services Marketing, 18, pp. 101-113.
16. Huszagh, S. M., Huszagh, F. W., and Mclntyre, F. (1992). “International franchising in the context 
of competitive strategy and the theory of the firm”. International Marketing Review, 9(5) 
pp. 5-18.
17. Jambulingam, T., and Nevin, J.R. (1997). Influence of franchisee selection criteria on franchisee 
performance. Proceedings of the International Society of Franchising 11th Annual Conference. 
Orlando, Florida.
18. Johns, R., Paswan, A.K., and Strutton, D. (2004). Franchise selection processes: a preliminary 
investigation of the decisional criteria used by franchisees. Proceedings of the International Society 
of Franchising 18th Annual Conference. Las Vegas, Nevada.
19. Kedia, B. L., Ackerman, D. J., Bush, D. E., and Justis, R. T. (1994). “Determinants of 
internationalization of franchise operations by U.S. franchisors: A study note”. 
International Marketing Review, 11(4), pp. 56-69.
20. Lafontaine, F., and Shaw, K. (1998). “Franchising Growth and Franchisor Entry and Exit in the 
U.S. Market: Myth and Reality”. Journal of Business Venturing, 13, pp. 95-112.
21. Lashley, C., and Morrison, A. (2000). “Franchising hospitality services”. Oxford, UK: Butterworth-
Heinemann.
22. Luangsuvimol, T., and Kleiner, B. H. (2004). “Effective franchise management”. Management 
Research News, 27(4/5), pp. 63-71.
23. Lim, J., and Frazer, L. (2004). Matching franchisor-franchisee roles and competencies. Proceedings 
of the International Society of Franchising 18th Annual Conference. Las Vegas, Nevada.
24. Lincoln, Y. S., and Guba, E. G. (1985). “Naturalistic inquiry”. USA: SAGE Publications.
25. Marshall, C., and Rossman, G. B. (2015). “Designing Qualitative Research 6th ed”. USA: SAGE 
Publications.
26. McCosker, C. (2000). The quest for quality franchises: an exploration of franchisors’ performance. 
Proceedings of the International Society of Franchising 14th Annual Conference. San Diego, 
California.
27. Merriam, S. B. (1988). “Case Study Research in Education: A Qualitative Approach”. USA: 
Jossey-Bass Inc.
28. Mendelsohn, E. (2004). “The guide to franchising (7th ed.)”. London, England: Thomson Learning.
101
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
29. Miles, M. B., and Huberman, M. A. (2013). “Qualitative Data Analysis: A Methods Sourcebook 
3ed”. USA: SAGE Publications.
30. Morrison, K.A. (1997). “How franchise job satisfaction and personality affect performance and 
organizational commitment”. Journal of Small Business Management, 35(3), p. 39.
31. Nathan, G. (1996). “The O factor in managing the franchisor/franchisee relationship”, 2nd ed., 
FAANZ, Parramatta, New South Wales.
32. Pilling, B.K. (1991). “Assessing competitive advantage in small business: an application to 
franchising”. Journal of Small Business Management, 29(4), pp. 55-63.
33. Quinn, B., and Alexander, N. (2002). “International retail franchising: A conceptual framework”. 
International Journal of Retail & Distribution Management, 30, pp. 264-276.
34. Scott, D., Frazer, L., and Weaven, S. (2015). “Franchise unit success factors”, ANZMAC 
Conference, Paper 268, Griffith University.
35. Shane, S. (1996). “Why franchise companies expand overseas”. Journal of Business Venturing, 
11, pp73-88.
36. Stanworth, J., and Curran, J. (1999). “Colas, Burgers, Shakes and Shirkers: Towards a 
Sociological Model of Franchising in the Market Economy”. Journal of Business 
Venturing, 14(4), pp. 323–44.
37. Stanworth, J., Stanworth, C., Watson, A., Purdy, D., and Heales, S. (2004). “Franchising as a 
Small Business Growth Strategy”. International Small Business Journal, 22(6), pp. 
539–559. 
38. Schlosser, E. (2001). “Fast food nation”. London: Allen Lane/ Penguin. 
39. Sen, K. C. (1998). “The use of franchising as a growth strategy by US restaurant franchisors”. 
Journal of Consumer Marketing, 15, pp. 397-407.
40. Yin, K. R. (2013). “Case study research: Design and methods”. London: Sage Publications.
41. Zoltan N. (2017). “Developing the Critical Success Factors of International Franchising: A 
Multiple-Case Study of Hungarian Franchisors”, Tilburg School of Economics and Management 
Department of Organization and Strategy, Tilburg University.

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_su_thanh_cong_trong_kinh_doanh_nhuo.pdf