Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai

Bài viết được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai, dữ liệu nghiên

cứu được thu thập từ 200 chủ doanh nghiệp. Các phương pháp kiểm định

Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy được sử

dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 07 nhân tố tác động

bao gồm: (1) khả năng thanh toán, (2) quy mô doanh nghiệp, (3) tốc độ tăng trưởng,

(4) thủ tục hành chính, (5) tiếp cận các tổ chức tín dụng, (6) trình độ lao động và (7)

thời gian hoạt động.

pdf 12 trang kimcuc 9040
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
84 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ 
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 
Nguyễn Nam Hải1 
TÓM TẮT 
Bài viết được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai, dữ liệu nghiên 
cứu được thu thập từ 200 chủ doanh nghiệp. Các phương pháp kiểm định 
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy được sử 
dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 07 nhân tố tác động 
bao gồm: (1) khả năng thanh toán, (2) quy mô doanh nghiệp, (3) tốc độ tăng trưởng, 
(4) thủ tục hành chính, (5) tiếp cận các tổ chức tín dụng, (6) trình độ lao động và (7) 
thời gian hoạt động. 
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, tỉnh Đồng Nai 
1. Đặt vấn đề 
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong 
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với 
hơn 30 khu công nghiệp (KCN) được 
thành lập với tổng diện tích 10.200 ha 
[1]. Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, 
phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 
và Thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc 
giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình 
Dương, Đồng Nai được xem là cửa ngỏ 
đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, là 
một trung tâm kinh tế lớn của cả phía 
Nam, nối Trung Nam Bộ, Nam Tây 
Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam 
Bộ và là khu vực thuận lợi nhất để phát 
triển công nghiệp - đô thị. 
Bối cảnh quốc tế và trong nước 
vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những 
thách thức không nhỏ cho các doanh 
nghiệp tư nhân tại Việt Nam nói chung 
và tỉnh Đồng Nai nói riêng [2]. Để có 
thể đứng vững và phát triển trong môi 
trường cạnh tranh như hiện nay, các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng 
Nai cần phải nâng cao hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của mình. Hiệu quả 
hoạt động kinh doanh là mối quan hệ 
so sánh giữa kết quả đạt được trong 
quá trình kinh doanh với chi phí bỏ ra 
để đạt được kết quả đó [3], các đại 
lượng này chịu tác động bởi rất nhiều 
các nhân tố khác nhau với các mức độ 
khác nhau, do đó ảnh hưởng tới hiệu 
quả hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp. 
Do đó để tăng cường hiệu quả hoạt 
động kinh doanh thì các doanh nghiệp 
tư nhân tại tỉnh Đồng Nai cần phải có 
những chính sách hợp lý để có thể đưa 
ra các giải pháp nhằm khắc phục những 
mặt còn tồn tại và hạn chế. Việc biết 
được các yếu tố nào tác động đến hiệu 
1
Hội Kế toán tỉnh Đồng Nai 
Email: nnhai05bh@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
85 
quả hoạt động kinh doanh trong các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
không những có thể giúp cho doanh 
nghiệp có được nền tảng cơ sở để đánh 
giá chính sách kinh doanh của mình mà 
còn giúp cho hình ảnh doanh nghiệp 
trên thị trường ngày càng tốt hơn. Chính 
vì vậy việc đo lường và đánh giá hiệu 
quả hoạt động kinh doanh của các 
doanh nghiệp tư nhân là rất cần thiết. 
2. Kinh nghiệm nghiên cứu tại 
Việt Nam và một số địa phương 
2.1. Tổng quan nghiên cứu 
Từ cơ sở lý thuyết và kết quả của 
các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng 
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt 
động kinh doanh trong doanh nghiệp tư 
nhân bao gồm hai yếu tố: 
- Yếu tố chủ quan như: (1) khả 
năng thanh toán, (2) quy mô doanh 
nghiệp, (3) tốc độ tăng trưởng, (4) tiếp 
cận các tổ chức tín dụng, (5) trình độ 
lao động và (6) thời gian hoạt động của 
doanh nghiệp. 
- Yếu tố khách quan như: (1) môi 
trường quốc tế và khu vực, (2) môi trường 
trong nước và (3) môi trường ngành. 
2.2. Một số nghiên cứu ứng dụng 
mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động 
kinh doanh 
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng 
Nhung & Đỗ Thị Ly (2016), “Phân tích 
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả 
hoạt động của các doanh nghiệp kinh 
doanh vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh 
Khánh Hòa” [4] bao gồm 06 yếu tố: (i) 
khả năng thanh toán, (ii) quy mô doanh 
nghiệp, (iii) cơ cấu vốn, (iv) cơ cấu tài 
sản, (v) tốc độ tăng trưởng và (vi) tỷ lệ 
giá vốn trên doanh thu. 
Nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý 
(2011), “Phân tích tác động của các 
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh 
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
ở Thừa Thiên Huế” [5] bao gồm 16 yếu 
tố tác động: (i) chính sách của Nhà 
nước hỗ trợ, (ii) hệ thống pháp luật, (iii) 
chính sách thuế, (iv) chính sách lãi suất, 
(v) chính sách của địa phương, (vi) thủ 
tục hành chính, (vii) hỗ trợ từ Hội 
doanh nghiệp, (viii) tiếp cận các tổ chức 
tín dụng, (ix) thủ tục thuê đất, (x) tiếp 
cận thị trường vốn, (xi) hạ tầng cơ sở, 
(xii) thủ tục vay vốn, (xiii) trang thiết 
bị, (xiv) thông tin thị trường, (xv) tiếp 
thị và (xvi) trình độ lao động. 
Nghiên cứu của Quan Minh Nhựt & 
Lý Thị Phương Thảo (2014), “Phân tích 
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả 
hoạt động của các doanh nghiệp bất 
động sản đang niêm yết trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam” [6] bao gồm 09 
yếu tố tác động: (i) tỷ lệ nợ của doanh 
nghiệp, (ii) tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài 
sản, (iii) vay ngân hàng/tổng nợ, (iv) 
vốn cổ phiếu quỹ/ vốn chủ sở hữu, (v) 
hàng tồn kho/tổng tài sản, (vi) chi phí 
bán hàng và chi phí quản lý doanh 
nghiệp/tổng chi phí hoạt động, (vii) giới 
tính lãnh đạo, (viii) tốc độ tăng tổng tài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
86 
sản và (ix) thời gian hoạt động của 
doanh nghiệp. 
Nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh 
Tuyền (2013), “Nghiên cứu các nhân tố 
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh 
doanh của các công ty ngành sản xuất 
chế biến thực phẩm niêm yết trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam” [3] bao 
gồm 07 yếu tố tác động: (i) quy mô, (ii) 
tốc độ tăng trưởng, (iii) quản trị nợ phải 
thu khách hàng, (iv) đầu tư TSCĐ, (v) 
cơ cấu vốn, (vi) rủi ro kinh doanh và 
(vii) thời gian hoạt động. 
3. Cơ sở lý thuyết và mô hình 
nghiên cứu 
Giả thuyết nghiên cứu được xây 
dựng trên cơ sở phân tích tổng quan các 
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến 
hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tổ 
chức. Tác giả sử dụng phương pháp 
nghiên cứu định tính nhằm khám phá 
các thành phần của hiệu quả hoạt động 
kinh doanh trong các doanh nghiệp tư 
nhân tại tỉnh Đồng Nai, điều chỉnh và 
bổ sung các biến quan sát dùng để đo 
lường các khái niệm nghiên cứu. 
Nghiên cứu định tính được thực hiện 
thông qua thảo luận tay đôi với các 
chuyên gia về các biến quan sát. 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu theo đều xuất của tác giả 
3.1. Khả năng thanh toán 
Khả năng thanh toán của doanh 
nghiệp thể hiện khả năng doanh nghiệp 
có thể thanh toán các khoản nợ của 
mình [4]. Vì vậy nếu khả năng thanh 
khoản của doanh nghiệp càng cao 
chứng tỏ rằng doanh nghiệp có tình 
hình tài chính lành mạnh, qua đó nâng 
cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của 
doanh nghiệp. Tác giả đưa ra giả thiết 
H1 như sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
87 
H1: Khả năng thanh toán của các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh 
doanh càng cao và ngược lại. 
3.2. Quy mô doanh nghiệp 
Quy mô doanh nghiệp là nhân tố 
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 
doanh nghiệp, có ảnh hưởng tích cực 
đến hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp [7]. Tác giả đưa ra giả thiết H2 
như sau: 
H2: Quy mô của các doanh nghiệp 
tư nhân tại tỉnh Đồng Nai càng cao thì 
hiệu quả hoạt động kinh doanh càng 
cao và ngược lại. 
3.3. Tốc độ tăng trưởng 
Tốc độ tăng trưởng của doanh thu 
sẽ phản ánh năng lực của hoạt động bán 
hàng, tốc độ này càng tăng tức là hàng 
hóa bán được càng nhiều [4], việc này 
sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh 
doanh của doanh nghiệp. Tác giả đưa ra 
giả thuyết H3 như sau: 
H3: Tốc độ tăng trưởng của các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh 
doanh càng cao và ngược lại. 
3.4. Thủ tục hành chính 
Thủ tục hành chính là một loại quy 
phạm pháp luật quy định trình tự về 
thời gian, không gian khi thực hiện một 
thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà 
nước, là cách thức giải quyết công việc 
của các cơ quan nhà nước trong mối 
quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá 
nhân công dân [8]. Vì vậy thủ tục hành 
chính nhanh gọn, công khai và minh 
bạch sẽ tác động tích cực đến hiệu quả 
hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp. Tác giả đưa ra giả thuyết H4 
như sau: 
H4: Thủ tục hành chính của các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh 
doanh càng cao và ngược lại. 
3.5. Tiếp cận tổ chức tín dụng 
Tổ chức tín dụng là nguồn tài trợ 
quan trọng, là tiền đề để mở rộng sản 
xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu 
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp [9]. 
Tác giả đưa ra giả thuyết H5 như sau: 
H5: Tiếp cận tổ chức tín dụng của 
các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng 
Nai càng cao thì hiệu quả hoạt động 
kinh doanh càng cao và ngược lại. 
3.6. Trình độ lao động 
Trình độ của các lao động là một 
trong những yếu tố quan trọng nhất tác 
động đến hiệu quả hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp [10]. Trình độ 
của lao động càng cao thì sản phẩm 
làm ra càng tinh xảo và chất lượng, dẫn 
đến sự hài lòng của khách hang ngày 
càng cao. Tác giả đưa ra giả thuyết H6 
như sau: 
H6: Trình độ lao động của các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh 
doanh càng cao và ngược lại. 
3.7. Thời gian hoạt động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
88 
Đối với doanh nghiệp, muốn nhận 
được sự tín nhiệm cao của khách hàng 
và đối tác của mình thì cần phải có thời 
gian hoạt động lâu dài. Tác giả đưa ra 
giả thuyết H7 như sau: 
H7: Thời gian hoạt động của các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh 
doanh càng cao và ngược lại. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Về đối tượng khảo sát: chủ doanh 
nghiệp tại các doanh nghiệp tư nhân tại 
tỉnh Đồng Nai. 
Về kích thước mẫu: kích thước 
mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì 
từ những dữ liệu thu thập được và mối 
quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 
2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng 
phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. 
Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu 
càng lớn thì độ chính xác của các kết 
quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên 
trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước 
mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết 
sức quan trọng là năng lực tài chính và 
thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể 
có được. 
Đối với đề tài này, do các giới hạn 
về tài chính và thời gian, kích thước 
mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu 
cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu 
cầu của các nghiên cứu. Kích thước 
mẫu dự kiến ban đầu là 200. 
Việc xác định kích thước mẫu bao 
nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh 
cãi với nhiều quan điểm khác nhau. 
Mac Callum và cộng sự (1999), đã tóm 
tắt các quan điểm của các nhà nghiên 
cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu 
tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố. 
Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline 
(1979) đề nghị con số là 100, còn 
Guilford (1954) cho rằng con số đó là 
200. Comrey và Lee (1992) thì không 
đưa ra một con số cố định mà đưa ra 
các con số khác nhau với các nhận định 
tương ứng, 100 = tệ, 200 = khá, 300 = 
tốt, 500 = rất tốt, 1.000 hoặc hơn = 
tuyệt vời. 
Về kỹ thuật xử lý dữ liệu: dữ liệu 
thu thập từ các đối tượng khảo sát được 
đánh giá bằng phương pháp phân tích 
độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s 
Alpha, phương pháp phân tích EFA, 
phương pháp kiểm định hồi quy. 
5. Thực trạng hiệu quả hoạt động 
của các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh 
Đồng Nai 
5.1. Phân tích độ tin cậy thang đo 
Tác giả kiểm định mức độ tin cậy 
của dữ liệu thông qua hệ số Cronbach’s 
Alpha, thang đo chỉ đảm bảo độ tin cậy 
khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 
và hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 
0,3. Kết quả kiểm định cho các thang đo 
được trình bày ở bảng 1. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
89 
Bảng 1: Kiểm định độ tin cậy dữ liệu khảo sát 
Biến quan sát 
Trung bình 
thang đo nếu 
loại biến 
Phương sai 
thang đo nếu 
loại biến 
Tương 
quan biến 
tổng 
Cronbach’s 
Alpha nếu 
loại biến 
Khả năng thanh toán (KHANANG): Cronbach’s Alpha = 0,882 
KHANANG1 9,4760 8,821 0,809 0,834 
KHANANG2 9,7560 10,627 0,561 0,890 
KHANANG3 9,5600 9,637 0,763 0,847 
KHANANG4 9,7160 9,578 0,757 0,848 
KHANANG5 9,4920 9,311 0,706 0,860 
Quy mô doanh nghiệp (QUYMO): Cronbach’s Alpha = 0,980 
QUYMO1 15,7960 25,986 0,964 0,973 
QUYMO2 15,6920 27,065 0,853 0,983 
QUYMO3 15,5880 24,918 0,934 0,976 
Tốc độ tăng trưởng (TOCDO): Cronbach’s Alpha = 0,832 
TOCDO1 9,6400 4,668 0,876 0,816 
TOCDO2 9,4700 4,324 0,622 0,724 
TOCDO3 9,2100 4,008 0,778 0,801 
Thủ tục hành chính (THUTUC): Cronbach’s Alpha = 0,651 
THUTUC1 5,9400 1,743 0,508 0,516 
THUTUC2 5,3400 1,510 0,435 0,596 
THUTUC3 5,4800 1,455 0,462 0,558 
Tiếp cận các tổ chức tín dụng (TIEPCAN): Cronbach’s Alpha = 0,733 
TIEPCAN1 7,2700 7,817 0,701 0,788 
TIEPCAN2 7,4700 8,127 0,684 0,697 
TIEPCAN3 7,1600 7,428 0,650 0,763 
Trình độ lao động (TRINHDO): Cronbach’s Alpha = 0,905 
TRINHDO1 7,9200 8,002 0,745 0,895 
TRINHDO2 8,3000 8,106 0,831 0,862 
TRINHDO3 8,1880 7,944 0,895 0,839 
TRINHDO4 8,2800 8,901 0,691 0,910 
Thời gian hoạt động (THOIGIAN): Cronbach’s Alpha = 0,837 
THOIGIAN1 8,3200 3,696 0,663 0,796 
THOIGIAN2 8,2800 3,447 0,611 0,824 
THOIGIAN3 8,1080 3,767 0,641 0,806 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh (HIEUQUA): Cronbach’s Alpha = 0,902 
HIEUQUA1 8,2240 6,118 0,801 0,866 
HIEUQUA2 8,3520 6,647 0,706 0,899 
HIEUQUA3 8,1880 5,920 0,777 0,876 
HIEUQUA4 8,2120 6,079 0,846 0,850 
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
Như vậy, 24 biến quan sát dùng để 
đo lường 07 thành phần của hiệu quả 
hoạt động kinh doanh trong các doanh 
nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
90 
(KHANANG, QUYMO, TOCDO, 
THUTUC, TIEPCAN, TRINHDO và 
THOIGIAN) và 04 biến quan sát dùng 
để đo lường hiệu quả hoạt động kinh 
doanh đều thỏa mãn các điều kiện trong 
phân tích độ tin cậy của thang đo thông 
qua hệ số Cronbach’s Alpha. 
5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 
Biến 
Nhân tố 
1 2 3 4 5 6 7 
THUTUC2 0,930 
THUTUC1 0,860 
THUTUC3 0,722 
TRINHDO1 0,899 
TRINHDO3 0,863 
TRINHDO2 0,812 
TRINHDO4 0,785 
THOIGIAN1 0,765 
THOIGIAN3 0,724 
THOIGIAN2 0,680 
KHANANG5 0,975 
KHANANG2 0,963 
KHANANG3 0,942 
KHANANG4 0,927 
KHANANG1 0,889 
TIEPCAN1 0,787 
TIEPCAN2 0,752 
TIEPCAN3 0,726 
QUYMO3 0,686 
QUYMO1 0,642 
QUYMO2 0,627 
TOCDO2 0,907 
TOCDO1 0,884 
TOCDO3 0,863 
Phương sai trích 
(%) 
23,428 34,897 45,666 
53,241 68,982 
75,357 
88,001 
Eigenvalues 7,857 6,596 6,012 5,187 4,666 3,817 3,013 
KMO = 0,799 Sig. = 0,000 
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
91 
- Hệ số KMO trong phân tích bằng 
0,799 > 0,6 cho thấy rằng kết quả phân 
tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy. 
- Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số 
Sig. = 0,000 < 0,05 thể hiện rằng kết 
quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức 
ý nghĩa thống kê. 
- Phương sai trích bằng 88,001% 
thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu 
tố được phân tích có thể giải thích được 
88,001% sự biến thiên của dữ liệu khảo 
sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức 
khá tốt. 
- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 
7 bằng 3,013 > 1 thể hiện sự hội tụ của 
phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 7, hay 
kết quả phân tích cho thấy 07 yếu tố 
được trích ra từ dữ liệu khảo sát. 
- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan 
sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0,5 
cho thấy rằng các biến quan sát đều thể 
hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố 
mà các biến này biểu diễn. 
5.3. Phân tích hồi quy 
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy 
Mô hình 
Hệ số hồi quy chưa 
chuẩn hóa 
Hệ số hồi quy 
chuẩn hóa t Sig. 
B Std. Error Beta 
1 Hằng số 0,298 0,122 2,006 0,000 
F_KHANANG 0,222 0,023 0,201 2,647 0,000 
F_QUYMO 0,076 0,046 0,158 2,343 0,006 
F_TOCDO 0,121 0,011 0,167 2,001 0,013 
F_THUTUC 0,485 0,045 0,524 3,247 0,007 
F_TIEPCAN 0,325 0,043 0,289 2,102 0,018 
F_TRINHDO 0,234 0,033 0,207 2,681 0,000 
F_THOIGIAN 0,126 0,048 0,274 2,125 0,003 
Biến phụ thuộc: Hiệu quả hoạt động kinh doanh 
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 
Từ những phân tích trên, ta có 
phương trình mô tả sự biến động của các 
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt 
động kinh doanh tại các doanh nghiệp tư 
nhân tại tỉnh Đồng Nai như sau: 
HIEUQUA_Y = 0,298 + 0,222KHANANG_X1 + 0,076QUYMO_X2 + 
0,121TOCDO_X3 + 0,485THUTUC_X4 + 0,325TIEPCAN_X5 + 
0,234TRINHDO_X6 + 0,126THOIGIAN_X7+ ei 
Như vậy, dựa trên kết quả phân tích 
hồi quy mà tác giả đã tiến hành như ở 
trên, có thể nhận thấy rằng nhân tố 
“thủ tục hành chính”, “tiếp cận tổ chức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
92 
tín dụng”, “trình độ lao động” và “khả 
năng thanh toán” có tác động lớn nhất 
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 
trong các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh 
Đồng Nai, với hệ số hồi quy lần lượt 
bằng 0,485; 0,325; 0,234 và 0,222. 
6. Kết luận và giải pháp 
6.1. Kết luận 
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh 
doanh của các doanh nghiệp tư nhân tại 
tỉnh Đồng Nai” đã tập trung nghiên cứu 
một số yếu tố tác động đến hiệu quả 
hoạt động kinh doanh của các doanh 
nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai, giúp 
cho các doanh nghiệp và các tổ chức 
hữu quan có cái nhìn cụ thể hơn về tình 
hình hoạt động nhằm tìm ra một số giải 
pháp để nâng cao được hiệu quả hoạt 
động của doanh nghiệp mình. 
Bằng phương pháp nghiên cứu định 
lượng trong mô hình hồi quy, nghiên 
cứu đã ước lượng và xác định các nhân 
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân 
tại tỉnh Đồng Nai. Trong đó có 04 yếu 
tố tác động nhiều nhất bao gồm: (1) thủ 
tục hành chính, (2) tiếp cận tổ chức tín 
dụng, (3) trình độ lao động và (4) khả 
năng thanh toán. 
Kết quả đã chỉ ra rằng, nếu muốn 
phát triển kinh tế tư nhân trở thành một 
động lực quan trọng của nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 
đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, 
bền vững, đa dạng với tốc độ tăng 
trưởng cao cả về số lượng, chất lượng, 
tỷ trọng trong sản phẩm nội địa thì các 
tổ chức hữu quan, chính quyền địa 
phương cần phải cải tiến hơn nữa về 
“thủ tục hành chính”, các tổ chức tín 
dụng phải có chính sách hỗ trợ nhiều 
hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân. 
Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng 
một doanh nghiệp tư nhân sẽ có hiệu 
quả càng cao nếu có trình độ lao động 
và khả năng thanh toán cao. 
6.2. Giải pháp 
6.2.1. Về vấn đề thủ tục hành chính 
Chính quyền địa phương cần 
thường xuyên rà soát, đánh giá các quy 
định hành chính, thủ tục hành chính để 
kiến nghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ 
những thủ tục hành chính rườm rà, 
không cần thiết; giảm chi phí, rút ngắn 
thời gian giải quyết, bảo đảm công khai, 
minh bạch và nâng cao trách nhiệm của 
cơ quan nhà nước. 
Các cơ quan chức năng cần định 
kỳ tổ chức thực hiện khảo sát để đánh giá 
mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối 
với sự phục vụ của cơ quan hành chính 
nhà nước các cấp trên các lĩnh vực đăng 
ký kinh doanh, đầu tư để có giải pháp 
chấn chỉnh kịp thời. 
Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một 
cửa”, “một cửa liên thông” và các quy 
chế, quy định phối hợp; thực hiện công 
khai, minh bạch trong hoạt động của cơ 
quan hành chính các cấp, phổ biến rộng 
rãi và niêm yết công khai tại công sở 
các quy chế, quy trình và các thủ tục 
hành chính... để doanh nghiệp biết, thực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
93 
hiện và giám sát; đồng thời phải cập 
nhật kịp thời khi có thay đổi. 
Tăng cường công tác đào tạo, bồi 
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính 
chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng 
động, trung thực, kỷ cương, gương 
mẫu, tận tâm phục vụ nhân dân, phục 
vụ xã hội trong giải quyết công việc của 
cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công 
chức làm việc tại bộ phận một cửa. 
Tiếp tục hiện đại hóa nền hành 
chính: nâng cấp và tăng cường số dịch 
vụ công trực tuyến lên mức độ 3 và 4; 
mở rộng mô hình một cửa, một cửa liên 
thông hiện đại tại các huyện còn lại của 
tỉnh; duy trì và áp dụng hệ thống quản lý 
chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 
9001:2008 vào hoạt động của các cơ 
quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh 
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt 
động của các cơ quan hành chính. 
6.2.2. Về vấn đề tiếp cận tổ chức 
tín dụng 
Phát triển thị trường tín dụng dành 
cho doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng 
Nai thông qua đa dạng hóa nhà cung 
cấp, tăng cường cạnh tranh trên thị 
trường nhằm nâng cao năng lực cho vay 
và hình thành các sản phẩm mới. 
Nâng cao chất lượng hệ thống chấm 
điểm tín dụng của các tổ chức tín dụng 
và năng lực thẩm định của cán bộ tín 
dụng, nhằm tăng cường chất lượng cho 
vay, giảm tỷ lệ nợ xấu, rút ngắn thời 
gian thẩm định tín dụng. 
Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh 
tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân. 
Các ngân hàng thương mại tại tỉnh 
Đồng Nai cần cung cấp thông tin đầy đủ 
về quy trình cho vay, nâng cao chất 
lượng tư vấn lập dự án đầu tư, phương 
án sản xuất kinh doanh, nhằm tạo điều 
kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong 
quá trình thực hiện thủ tục vay vốn. 
6.2.3. Về vấn đề nâng cao chất 
lượng trình độ lao động 
Doanh nghiệp cần thường xuyên 
cho người lao động tham gia các khóa 
đào tạo, tập huấn tại các viện nghiên 
cứu hoặc hội nghề nghiệp. 
Khuyến khích người lao động tham 
gia các hội thảo chuyên đề nhằm nâng 
cao kỹ năng, kiến thức trong công việc. 
Mời các chuyên gia đầu ngành chia 
sẻ và hướng dẫn cho người lao động về 
những công nghệ mới, kỹ thuật mới 
trong sản xuất - kinh doanh. 
Hằng năm, doanh nghiệp nên liên 
kết với các cơ sở dạy nghề trong tỉnh tổ 
chức thi nâng hạng bậc thợ. Khuyến 
khích người lao động tự học, tự rèn 
luyện nâng cao tay nghề. 
Liên kết với các tổ chức giáo dục 
quốc tế chuyên đào tạo nâng cao kỹ 
năng nghề nghiệp tại nước ngoài, đưa 
người lao động sang các tổ chức liên kết 
học tập và rèn luyện. 
6.2.4. Một số giải pháp khác 
Các cơ quan chức năng cần phải 
đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao 
năng lực quản trị tài chính, lập báo cáo 
tài chính, xây dựng kế hoạch kinh 
doanh và quản lý dòng tiền cho các 
doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
94 
như tổ chức các khóa tập huấn và đào 
tạo do Sở Tài chính hoặc Hội Kế toán 
chủ trì, nhằm giúp cho doanh nghiệp có 
thể chủ động trong việc lập phương án 
hoặc dự án kinh doanh phù hợp với các 
yêu cầu của tổ chức tín dụng. 
Không ngừng nâng cao quy mô của 
doanh nghiệp thông qua việc liên kết 
với các đơn vị khác, mở rộng hệ thống 
phân phối và thu mua 
Chính quyền địa phương cần sớm 
hoàn thiện và ban hành các văn bản quy 
phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện 
thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp tư 
nhân tại tỉnh Đồng Nai mạnh dạn đầu tư 
phát triển sản xuất kinh doanh. 
Khuyến khích thành lập các Hiệp 
hội nghề nghiệp, các tổ chức hỗ trợ 
doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, 
tư vấn đào tạo, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật 
thị trường trên tinh thần tự nguyện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (2016), “Báo cáo Tổng quan 
về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp”, Tham luận trình bày tại hội nghị giao ban các 
công ty đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng 
Nai, 27/12/2016 
2. Nguyễn Nam Hải (2013), “Mô Hình Dạy Nghề Tại Việt Nam: Thực Trạng, 
Thách Thức và Cơ Hội”, Tạp chí Kinh tế - Lao động - Xã hội, 7/2013, 33-38 
3. Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm 
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh 
doanh, Đại học Đà Nẵng 
4. Nguyễn Thị Hồng Nhung & Đỗ Thị Ly (2016), “Phân tích cá nhân tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng ở 
địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao hiệu quả 
tài chính cho các doanh nghiệp, 15/6/2016, Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, 60-64 
5. Phan Thị Minh Lý (2011), “Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến 
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 2 (43), 151-156 
6. Quan Minh Nhựt & Lý Thị Phương Thảo (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33 
(2014), 65-71 
7. R. Zeitun & G. G. Tian (2007), “Capital structure and Corporate Performance: 
evidence from Jordan”, Autralasian Accounting Business and Finance Journal, 1 
(35), 16-23 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
95 
8. Nguyễn Phúc Sơn (2014), “Cải cách thủ tục hành chính - thông qua thực tiễn 
tỉnh Nam Định”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội 
9. Trần Thị Hồng Thúy (2016), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng 
tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình 
Dương”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng 
10. Nguyễn Nam Hải (2017), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh 
Đồng Nai: Thực trạng, thách thức và cơ hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tác động 
của đô thị hóa đến đời sống người dân khu vực Đông Nam Bộ, 17/5/2017, Đại học 
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, 176-179 
 FACTORS AFFECTING ON THE BUSINESS PERFORMANCE OF 
PRIVATE ENTERPRISES IN DONG NAI PROVINCE 
ABSTRACT 
The objective of this paper is to determine factors affecting on the business 
performance of Private enterprises in Dong Nai Province. The research data were 
collected from 200 business owners. Cronbach’s Alpha test, exploratory factor 
analysis (EFA), and linear regression analysis were used in the study. Research 
results indicated that there are seven factors involved including (1) solvency, (2) 
corporate size, (3) growth rate, (4) administrative procedures, (5) access to credit 
institutions, (6) labor qualification and (7) time of operation. 
Keywords: Business performance, private enterprises, Dong Nai Province 
(Received: 23/7/2018, Revised: 14/8/2018, Accepted for publication: 18/9/2018) 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua.pdf