Các mô hình trách nhiệm hình sự đối với thực thể trí tuệ nhân tạo: Từ khoa học viễn tưởng đến viễn cảnh đặt ra trong chính sách, pháp luật hình sự Việt Nam

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cuộc cách mạng thể hiện sự kết hợp của

công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra thời đại công nghệ thông tin kết hợp giữa

các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật đều kết nối Internet và các hệ thống kết nối Internet diễn ra trên

phạm vi toàn cầu. Trong số các lĩnh vực có sự chuyển dịch sâu sắc có trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình

ra quyết định. Vấn đề đặt ra là liệu trong tương lai có thể đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS)

đối với thực thể AI hay không khi Bộ luật Hình sự (BLHS) nhiều nước, trong đó có Việt Nam cũng

đã quy định TNHS đối với “thực thể trừu tượng” là pháp nhân. Trên cơ sở này, với cách tiếp cận

khoa học luật hình sự và khoa học viễn tưởng, bài viết “giả định” thực thể AI là chủ thể của tội phạm

thì liệu sẽ có các mô hình TNHS nào dự kiến có thể áp dụng đối với thực thể AI này và viễn cảnh đặt

ra trong chính sách, pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam tương lai thay đổi thế nào, từ đó kiến nghị

tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm

và bảo vệ hữu hiệu các quyền con người trong cuộc CMCN 4.0 nói riêng.

pdf 19 trang kimcuc 5340
Bạn đang xem tài liệu "Các mô hình trách nhiệm hình sự đối với thực thể trí tuệ nhân tạo: Từ khoa học viễn tưởng đến viễn cảnh đặt ra trong chính sách, pháp luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các mô hình trách nhiệm hình sự đối với thực thể trí tuệ nhân tạo: Từ khoa học viễn tưởng đến viễn cảnh đặt ra trong chính sách, pháp luật hình sự Việt Nam

Các mô hình trách nhiệm hình sự đối với thực thể trí tuệ nhân tạo: Từ khoa học viễn tưởng đến viễn cảnh đặt ra trong chính sách, pháp luật hình sự Việt Nam
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 
1 
Review Article 
Models of Criminal Liability of Artificial Intelligence: 
From Science Fiction to Prospect for Criminal Law 
and Policy in Vietnam 
Trinh Tien Viet* 
VNU School of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 15 November 2019 
Revised 01 December 2019; Accepted 20 December 2019 
Abstract: The Industrial Revolution 4.0 (4IR) reflects combination of technologies in physics, 
digitalisation and biology, shaping a modern world of information technology where virtual and 
real systems are integrated through worldwide internet connection networks. Artifical Intelligence 
(AI) and decision making process have seen profound changes. The relevant question is whether 
criminal liability is applicable to AI entities in the near future given criminal law in many 
jurisdictions including Vietnam has provided for criminal liability of legal persons as “abstract 
entities”. On this basis, from the criminal law and science fiction approach, the paper initially 
assumes AI entities as subjects of crimes to explore possible models of criminal liability applicable 
to AI entities and prospect for changes of criminal law and policy in Vietnam in the future, making 
recommendations on improvement of legal framework, contributing to crime prevention and 
protection of human rights in the industrial revolution 4.0. 
Keywords: Criminal liability; AI entity; model of criminal liability; Criminal Law. 
________ 
 Corresponding author. 
 E-mail address: ttviet@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4257 
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 
2 
Các mô hình trách nhiệm hình sự đối với thực thể 
trí tuệ nhân tạo: Từ khoa học viễn tưởng đến viễn cảnh 
đặt ra trong chính sách, pháp luật hình sự Việt Nam1 
Trịnh Tiến Việt* 
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 15 tháng 11 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 01 tháng 12 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2019 
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cuộc cách mạng thể hiện sự kết hợp của 
công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra thời đại công nghệ thông tin kết hợp giữa 
các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật đều kết nối Internet và các hệ thống kết nối Internet diễn ra trên 
phạm vi toàn cầu. Trong số các lĩnh vực có sự chuyển dịch sâu sắc có trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình 
ra quyết định. Vấn đề đặt ra là liệu trong tương lai có thể đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS) 
đối với thực thể AI hay không khi Bộ luật Hình sự (BLHS) nhiều nước, trong đó có Việt Nam cũng 
đã quy định TNHS đối với “thực thể trừu tượng” là pháp nhân. Trên cơ sở này, với cách tiếp cận 
khoa học luật hình sự và khoa học viễn tưởng, bài viết “giả định” thực thể AI là chủ thể của tội phạm 
thì liệu sẽ có các mô hình TNHS nào dự kiến có thể áp dụng đối với thực thể AI này và viễn cảnh đặt 
ra trong chính sách, pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam tương lai thay đổi thế nào, từ đó kiến nghị 
tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm 
và bảo vệ hữu hiệu các quyền con người trong cuộc CMCN 4.0 nói riêng. 
Từ khóa: TNHS; thực thể AI; mô hình TNHS; PLHS. 
I. Dẫn nhập * 
1. Đặt vấn đề1 
Thế giới khoa học và công nghệ đang phát 
triển nhanh chóng và mạnh mẽ, đem lại nhiều 
________ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: ttviet@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4257 
1 Bài viết có tham khảo ý tưởng và một số nội dung trong bài 
viết của tác giả Gabriel Hallevy, The Criminal Liability of 
Artificial Intelligence Entities - from Science Fiction to 
Legal Social Control, Akron Intellectual Property Journal, 
Vol.4: Iss.2, Article, 2010, p.171-219. 
thành tựu, hiệu quả thiết thực cho con người 
trong cuộc CMCN 4.0. Theo đó, rô-bốt và máy 
tính đang thay thế dần tất cả các hoạt động của 
con người [1; p.172]2. Tuy nhiên, cách mạng 
khoa học và công nghệ cũng mang đến cho 
________ 
2 Một thực tế là, phải mất hàng trăm năm chúng ta mới có 
thể chấp nhận được rằng máy móc làm tốt hơn chúng ta ở 
các lĩnh vực. Nếu như ở quá khứ, máy móc chỉ đánh bại con 
người ở lĩnh vực lao động chân tay thì trong khoảng 50 năm 
trở lại đây, dường như chúng ta đang bị thất thế ở cả những 
công việc mang tính trí tuệ. Dường như cuộc chạy đua sẽ 
kết thúc vào khoảng năm 2062 với phần thắng nghiêng về 
Người số. Xem: Toby Walsh, Năm 2062 - Thời đại của trí 
thông minh nhân tạo, Đỗ Tôn Minh Khoa dịch, Nxb. tổng 
hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.29. 
T.T. Viet / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 3 
nhân loại những thách thức, cảnh báo và đặt ra 
các mối nguy hiểm mới [2; tr.462]. Thế giới nói 
chung và Việt Nam nói riêng đã từng bước chủ 
động đề ra các giải pháp, cách thức ứng phó từ 
phương diện chính sách, chủ trương đến ban 
hành hệ thống văn bản pháp luật và đề ra những 
giải pháp thực thi, nhưng xét riêng ở phương 
diện pháp lý, nhìn tổng thể vẫn có sự phản ứng 
chậm của pháp luật, trong đó có cả PLHS để 
điều chỉnh hàng loạt những vấn đề phát sinh 
mới từ sự phát triển vượt bậc của khoa học, 
công nghệ, của AI [2; tr.463-464]. CMCN 4.0 
là cuộc cách mạng thể hiện sự kết hợp của công 
nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh 
học, tạo ra thời đại công nghệ thông tin kết hợp 
giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật đều 
kết nối Internet và các hệ thống kết nối Internet 
diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Theo ông Klaus 
Schwab3, thì có 23 lĩnh vực chính có sự dịch 
chuyển sâu sắc bao gồm: 
(1) Các công nghệ cấy ghép; 
(2) Hiện diện số; 
(3) Mắt trở thành giao diện mới; 
(4) Internet đeo trên người; 
(5) Điện toán phổ cập khắp nơi; 
(6) Siêu máy tính bỏ túi; 
(7) Dịch vụ lưu trữ cho tất cả; 
(8) Internet kết nối vạn vật; 
(9) Nhà kết nối mạng; 
(10) Thành phố thông minh; 
(11) Dữ liệu lớn hỗ trợ ra quyết định; 
(12) Ô tô không người lái; 
(13) AI và quá trình ra quyết định; 
(14) AI và công việc văn phòng; 
(15) Khoa học rô-bốt và dịch vụ; 
(16) Bitcoin và chuỗi khối; 
(17) Nền kinh tế chia sẻ; 
(18) Chính phủ và chuỗi khối; 
(19) Công nghệ in và sản xuất 3D; 
(20) Công nghệ in 3D và sức khỏe con người; 
(21) In 3D và các sản phẩm tiêu dùng; 
(22) Con người theo thiết kế và; 
(23) Công nghệ thần kinh [3; tr.201-204]. 
Trong số này, AI có sự thay đổi mạnh mẽ 
và khi gắn AI với một thực thể, sự kiểm soát xã 
________ 
3 Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (TG). 
hội và xây dựng một “khung pháp lý” để điều 
chỉnh hoạt động (hành vi) của thực thể AI không 
chỉ là khoa học viễn tưởng, mà còn là vấn đề 
thực tiễn đang từng ngày diễn ra trên toàn thế 
giới, với sự phát triển vượt bậc, siêu việt thì rõ 
ràng chúng ta chưa thể lường trước, chưa thể dự 
đoán trước được những nguy hiểm tiềm ẩn, khó 
lường nhưng vẫn có thể từng bước nhận diện, 
mô phỏng, dự báo được có thể xảy ra đối với 
con người mà trước hết là con người sử dụng 
AI để thực hiện các mục đích xấu4, tiếp đến là 
khi thực thể AI tự quyết định, tự thực hiện thì 
mức độ nguy hiểm cho xã hội báo động đến thế 
nào (mà nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng đã 
đặt ra). Do đó, thực tiễn pháp lý xã hội này đòi 
hỏi phải có sự nghiên cứu, hoạch định chính 
sách, PLHS để điều chỉnh kịp thời và ứng phó 
với vấn đề đã nêu, là trách nhiệm không chỉ của 
các nhà dự báo học, công nghệ học, khoa học 
thần kinh, chính sách học, tâm lý học, ngôn ngữ 
học mà còn là nhiệm vụ của các nhà luật học5. 
________ 
4 Hiện nay và tương lai, các hoạt động mà các đối tượng 
phạm tội có thể lợi dụng AI để thao túng, điều khiển các thiết 
bị bay không người lái, phát tán các đoạn phim giả mạo, tấn 
công hệ thống an ninh trên diện rộng cũng như thực hiện 
nhiều hình thức khủng bố khác tới nhiều quốc gia... Ngoài ra, 
sự phát triển nhanh chóng của AI dần vượt ra khỏi tầm kiểm 
soát, khiến công nghệ này có thể trở thành tay sai đắc lực cho 
những đối tượng, tổ chức có dã tâm bạo loạn, khủng 
bố... Nhiều chuyên gia nhận định, AI sẽ thay đổi hình thức 
gây nguy hiểm cho công dân, tổ chức và nhà nước - ở đó tội 
phạm “huấn luyện”/đào tạo máy móc có kỹ năng giống 
người để tấn công mạng hoặc do thám, thu thập thông tin và 
nhận dạng mục tiêu nhằm phục vụ mục đích cá nhân hay 
thao túng chính trị. Các nhà khoa học dự báo có rất nhiều 
nguy cơ đang hiển hiện liên quan đến AI, đặc biệt là âm mưu 
sử dụng các kỹ thuật mới, bao gồm thiết bị không người lái, 
các công cụ tấn công mạng tự động để can thiệp bầu cử, giả 
mạo giọng nói mục tiêu, sử dụng phần mềm nhận diện khuôn 
mặt, hay tạo ra các nội dung đánh lừa người xem với tốc độ 
lan truyền chóng mặt trên các mạng xã hội. Trong các năm 
tới, viễn cảnh những chiếc xe không người lái lao vào đám 
đông người đi bộ, hay các tòa nhà của Chính phủ bị tấn công 
bằng máy bay không người lái có thể sẽ sớm trở thành hiện 
thực... là những mối nguy hiểm rất cao, đáng lo ngại cho đời 
sống xã hội, cho an ninh, an toàn xã hội và con người (TG). 
5 Ví dụ: Google đã và đang ứng dụng AI vào lĩnh vực xe tự 
hành, nhận diện giọng nói; Facebook sử dụng AI vào việc 
nhận diện hình ảnh; Microsoft đang theo đuổi dự án điều trị 
ung thư bằng AI; SoftBank sử dụng AI, chế tạo rô-bốt 
Pepper làm lễ tân; v.v... 
T.T. Viet / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 
4 
Câu hỏi pháp lý đầu tiên đặt ra là liệu “cỗ 
máy biết suy nghĩ” có phải là chủ thể của tội 
phạm trong PLHS hay không và các mô hình 
TNHS dự kiến sẽ như thế nào nếu nó (thực thể 
AI6) trở thành chủ thể của tội phạm. Sự kiện 
năm 1981, một nhân viên 37 tuổi người Nhật 
của nhà máy sản xuất xe máy đã bị giết bởi một 
rô-bốt có AI làm việc gần đó. Rô-bốt đã lầm 
tưởng người nhân viên là một mối nguy hại đối 
với việc thực hiện nhiệm vụ của mình và tính 
toán rằng phương thức hiệu quả nhất loại trừ 
mối nguy này bằng cách đẩy người nhân viên 
vào một cái máy đang vận hành gần đó bằng sử 
dụng cánh tay thủy lực rất mạnh của mình để 
nghiền nát và sau đó tiếp tục làm việc dẫn đến 
người nhân viên bị nghiền nát chết [1; p.171]; 
[4; p.267, p.273]. Như vậy, đây không phải là 
một câu chuyện khoa học viễn tưởng - viển vông 
nữa mà là vấn đề pháp lý (hình sự) đặt ra: Chủ 
thể nào chịu TNHS về hành vi giết người này và 
liệu thực thể AI có cần thiết nên và được coi là 
chủ thể của tội phạm hay không. 
Sau đó, theo thời gian, khoa học và công 
nghệ đã, đang thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng 
trên toàn thế giới, rô-bốt, máy tính ngày một phát 
triển và dần thay thế toàn bộ hoạt động con người. 
Tuy nhiên, vấn đề mỗi ngày một phức tạp, khó 
lường hơn khi máy tính tiến hóa từ cỗ máy “tư 
duy” (cỗ máy được lập trình để thực hiện các 
quy trình hay phép tính xác định) trở thành cỗ 
máy “biết suy nghĩ” (hay còn gọi là trí tuệ nhân 
tạo-AI) [1; p.172]. Cùng với đó, cỗ máy mang AI 
đã và ngày càng có khả năng tư duy, nhận thức, trí 
tuệ, cảm xúc và hành động độc lập, toàn diện, 
thông minh hơn con người, thậm chí đòi bình 
đẳng như con người [5; p.31-98]. 
Như vậy, trước tiên, AI có thể được mô tả 
ngắn gọn là khoa học làm cho máy móc trở nên 
thông minh, để có thể thực hiện các nhiệm vụ 
thường đòi hỏi trí thông minh của con người. 
Lái xe, giao dịch cổ phiếu tại sàn giao dịch 
chứng khoán và xác định mục tiêu quân sự 
________ 
6 Lưu ý, thực thể AI có thể có bề ngoài thực thể (ví dụ như rô-
bốt), song đôi khi nó chỉ là sự tồn tại một cách trừu tượng (ví 
dụ như phần mềm được cài đặt trên một hệ thống máy tính 
hay trên một máy chủ mạng lưới)... Vì vậy, trong bài viết này, 
thực thể AI có bề ngoài thực thể và có trí tuệ nhân tạo (TG). 
trong chiến tranh là những ví dụ về các nhiệm 
vụ cần thiết trí tuệ con người [6; tr.81-83]7 . 
Ngày nay, có AI có thể thực hiện các nhiệm vụ 
chính xác tuyệt đối mà không cần có con người 
tham gia [7; p.12]. Song, đồng thời chúng cũng 
có thể được lập trình, được học tập, được biến 
đổi và kèm theo đó là có hành động lệch chuẩn, 
xâm phạm đến an ninh, trật tự xã hội và quyền 
con người mà PLHS thiết lập, bảo vệ. Ở đây, một 
mối liên hệ đặt ra là đã một “thực thể trừu tượng” 
được tạo ra bởi pháp luật như “pháp nhân” đã 
được PLHS nhiều nước, trong đó có PLHS Việt 
Nam8 ghi nhận (ở nước ta là pháp nhân thương 
mại phạm tội), thì lôgíc - xu hướng là sự ghi 
nhận tương tự có lẽ cũng sớm diễn ra (thời gian 
có thể sau vài chục năm nữa, cũng có thể phỏng 
đoán dự báo là năm 2062 theo một số nhà khoa 
học) được đặt ra đối với “cỗ máy mang AI” - 
thực thể cũng được chính con người tạo ra nhưng 
càng ngày giống con người, thay thế nhiều và 
dần toàn bộ hoạt động của con người, “siêu việt” 
hơn con người ở nhiều phương diện [8; tr.1]9, 
________ 
7 Theo tác giả John McCarthy, Đại học Stanford, trí tuệ 
nhân tạo (AI) là lĩnh vực nghiên cứu (khoa học và công 
nghệ) nhằm mang lại sự thông minh cho các máy tính 
(intelligent machines), đặc biệt là các chương trình máy tính 
thông minh (intelligent computer programs), Xem thêm: 
truy cập ngày 10/10/2019. Ngoài ra, hiện nay, nghiên cứu 
đã chỉ ra tương lai có thể có 26 loại AI mới: (1) Một trí tuệ 
như của con người, nhưng trả lời và giải đáp nhanh hơn; (2) 
Một trí tuệ rất chậm, chủ yếu gồm các bộ nhớ và lưu trữ; (3) 
Một siêu trí tuệ toàn cầu gồm hàng triệu trí tuệ; (4) Một trí óc 
tập thể gồm nhiều trí tuệ thông minh, nhưng không nhận thức 
được mình là một tập thể; (5) Một siêu trí tuệ người máy gồm 
nhiều tiểu trí tuệ có nhận thức và tạo thành thể thống nhất; (6) 
Một trí tuệ được rèn luyện để hỗ trợ trí tuệ riêng bạn; (7) 
Một trí tuệ có khả năng hình dung ra một trí tuệ vĩ đại hơn, 
nhưng không thể tạo ra nó; (8) Một trí tuệ có khả năng hình 
dung ra một trí tuệ vĩ đại hơn, nhưng không thể hình dung ra 
nó; (9) Một trí tuệ có khả năng tạo ra trí tuệ vĩ đại hơn đúng 
một lần; (10) Một trí tuệ có khả năng ra một trí tuệ vĩ đại 
hơn và trí tuệ vĩ đại hơn lại tạo ra được trí tuệ vượt trội... 
8 BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã bổ sung 
chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội (TG). 
9 Đặc biệt, các nhà nghiên cứu AI thế giới cho rằng, đến một 
lúc nào đó chúng sẽ phát triển vượt ra khỏi tầm kiểm soát 
của con người, đồng thời đưa ra các cảnh báo về cuộc thảm 
họa có thể xảy ra trong tương lai và có thể dẫn đến nguy 
hiểm cho cho người: (1) AI có khả năng giả dạng con người 
dẫn đến tiếp tay cho việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (2) AI 
T.T. Viet / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 5 
thậm chí các nhà công nghệ học còn dự báo và lo 
sợ đến một lúc AI phát triển vượt bậc, biến con 
người trở thành vô dụng, thừa và có thể đưa loài 
người đến chỗ diệt vong với nhiều kịch bản đặt ra 
[9; tr.72]. Do đó, với sự thay đổi không còn là 
viễn tưởng khoa học thì điều này cần được dự 
liệu, mô phỏng, lý giải nghiên cứu, từng bước dự 
báo và dự kiến điều chỉnh trong chính sách, 
PLHS Việt Nam tương lai nếu coi “thực thể AI” 
là chủ thể của tội phạm [10; tr.271]. 
2. Cách tiếp cận 
Như vậy, từ cách dẫn nhập trên, bài viết được 
tiếp cận dưới góc độ khoa học luật hình sự (căn 
cứ lý luận về tội phạm ... nh 
thủ tục, trình tự bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử, 
thi hành 
________ 
34 Từ đây, dẫn đến các thay đổi lớn trong pháp luật tố tụng 
hình sự, pháp luật thi hành án hình sự và nhiều đạo luật 
khác có liên quan (TG). 
Tiếp theo “giả định” trên, giả định tiếp rằng 
thực thể AI phải chịu TNHS, đồng thời bị truy 
tố, xét xử và buộc tội thì việc bắt giữ, điều tra, 
truy tố và xét xử thế nào35. Sau khi buộc tội, 
Tòa án phải đưa ra bản án đối với thực thể AI 
thì hệ thống biện pháp cưỡng chế về hình sự sẽ 
áp dụng là gì (có nhiều loại biện pháp cưỡng 
chế về hình sự khác nhau, trong đó quan trọng 
nhất là hình phạt gì, thi hành thế nào). Tất cả 
những vấn đề này cần được dự liệu trong chính 
sách hình sự và trong xây dựng, áp dụng PLHS. 
Ở đây, chúng tôi ví dụ một loại hình phạt - 
biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc 
nhất hiện đang áp dụng đối với người phạm tội 
là tử hình (còn đối với pháp nhân là đình chỉ 
hoạt động vĩnh viễn). Theo đó, tử hình là hình 
phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm 
tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các 
nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm 
phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma 
túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt 
nghiêm trọng khác do BLHS quy định. Vì vậy, 
câu hỏi đặt ra ở đây, trường hợp thực thể AI 
phạm tội cũng tương tự, thì hình phạt áp dụng 
đối với thực thể AI này tương tự như hình phạt 
tử hình là gì. Rõ ràng, “mạng sống” của một 
thực thể AI chính là sự tồn tại độc lập như là 
một thực thể. Đôi khi thực thể AI có bề ngoài 
thực thể (ví dụ, như là một con rô-bốt), đôi khi 
nó chỉ là sự tồn tại một cách trừu tượng (ví dụ, 
như là một phần mềm được cài đặt trên một hệ 
thống máy tính hay trên một máy chủ mạng 
lưới)... [1; p.200]. Do đó, hình phạt tử hình đối 
với thực thể AI có thể ví dụ là: xóa bỏ (hủy bỏ) 
phần mềm AI kiểm soát thực thể AI (các nhà 
công nghệ học cần kết hợp với các nhà luật 
học). Tuy nhiên, việc quy định trình tự, thủ tục 
thi hành hình phạt này sẽ như thế nào (chưa nói 
đến các hình phạt khác và việc quy định thủ tục, 
trình tự bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi 
hành ra sao...). Những vấn đề này cũng rất quan 
trọng khi quy định TNHS đối với thực thể AI 
thì việc đặt ra hệ thống chế tài hình phạt dự 
________ 
35 Về nội dung này, chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập trong một số 
nghiên cứu khác sắp tới (TG). 
T.T. Viet / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 17 
kiến áp dụng cũng là nhiệm vụ không kém phần 
quan trọng. 
5. Phát sinh vấn đề đổi mới tư duy về chính 
sách, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi 
hành án hình sự, hoàn thiện hệ thống pháp luật 
có liên quan 
Đây là vấn đề phái sinh từ các vấn đề trên. 
Đổi mới chính sách, PLHS cũng có nghĩa đồng 
thời phải đổi mới tư duy về xây dựng chính 
sách, pháp luật của các luật hình thức... (luật tố 
tụng hình sự và luật thi hành án hình sự) trên cơ 
sở những định hướng cơ bản trong chính sách, 
PLHS, qua đó, tạo hệ thống tổng thể đáp ứng 
yêu cầu mới của đất nước và dự báo tương lai. 
Ngoài ra, chính sách hình sự đặt ra yêu cầu 
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong 
lĩnh vực công nghệ thông tin và có liên quan đến 
AI như: 
(1) Luật Công nghệ cao năm 2008, sửa đổi 
năm 2013, 2014; 
(2) Luật Công nghệ thông tin năm 2006; 
(3) Luật An ninh thông tin mạng năm 2015; 
(4) Luật An ninh mạng năm 2018; 
(5) Và các văn bản tạo hàng lang pháp lý 
điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể như: AI, tiền ảo, 
công nghệ in 3D... tạo hệ thống toàn diện, tổng 
thể trong công tác đấu tranh phòng, chống tội 
phạm do thực thể AI thực hiện trước thách thức 
CMCN 4.0. 
6. Nhu cầu lớn trong việc tăng cường hợp tác 
quốc tế, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng 
cán bộ, đội ngũ chuyên môn tạo tổng thể hệ 
thống đáp ứng yêu cầu trước thách thức của 
thực thể AI có hoạt động gây ra các hậu quả 
nguy hiểm cho xã hội 
Như vậy, cùng với việc đổi mới tư duy, 
hoàn thiện chính sách, PLHS thì cơ chế bảo 
đảm đòi hỏi thường xuyên tăng cường hợp tác 
quốc tế trong phòng, chống tội phạm với khu 
vực và toàn cầu như: hợp tác song phương, đa 
phương, tham gia các tổ chức phòng, chống tội 
phạm quốc tế nhằm từng bước tiếp cận, chuyển 
giao các công nghệ, kỹ năng phòng, chống tội 
phạm, nắm bắt kiến thức, công nghệ về sử dụng 
các phương tiện công nghệ, kinh nghiệm phòng 
ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm do 
thực thể AI thực hiện... Đặc biệt, việc có chính 
sách liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm 
công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp tinh 
thông về AI trong giải quyết, ứng phó cũng là 
xu hướng cần triển khai sớm. 
Kết hợp nghiên cứu giữa các nhà luật học 
với các nhà tâm lý học, khoa học thần kinh, 
công nghệ học, ngôn ngữ học, giáo dục học và 
kinh tế học trong nghiên cứu về AI, chính sách 
để xử lý, kiểm soát thực thể AI và phòng ngừa 
thực thể AI vi phạm. 
Cùng với với việc đẩy mạnh nghiên cứu 
khoa học, phát triển và sử dụng thành thạo các 
ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác 
phòng, chống tội phạm, kết hợp với đầu tư kinh 
phí mua sắm, trang bị các phương tiện hiện đại 
để phát hiện, thu thập các loại tài liệu, chứng cứ 
điện tử phục vụ công tác phát hiện, xử lý thì 
yêu cầu nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán 
bộ là nhiệm vụ quan trọng để chủ động ứng 
phó, xử lý... 
Tóm lại, nghiên cứu bước đầu về các mô 
hình TNHS đặt ra dự kiến có thể áp dụng đối 
với thực thể AI là một vấn đề vô cùng khó khăn 
và mới tại Việt Nam và cũng trở lên khoa học 
viễn tưởng khi “thực thể AI” vẫn do con người 
tạo ra và điều kiện chịu TNHS đối với một chủ 
thể vẫn đòi hỏi các yếu tố khách quan và chủ 
quan. Xã hội luôn biến đổi không ngừng, thay 
đổi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì 
ngày càng trở lên như vũ báo và cũng khó dự 
đoán khó lường, không thể thấy trước được. 
Tuy nhiên, nghiên cứu này bước đầu dự liệu 
tương lai viễn cảnh ở nước ta, cũng như có 
thêm kiến nghị giúp cho việc nghiên cứu, hoạch 
định chính sách hình sự và xây dựng, hoàn 
thiện hệ thống PLHS trong bối cảnh CMCN 
4.036 [40]; [41; tr.17-18]; [42; tr.204-216]; [43; 
tr.9-21], qua đó, không chỉ bảo vệ con người 
trước những hành vi nguy hiểm cho thực thể AI 
________ 
36 Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 
52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động 
tham gia cuộc CMCN lần thứ tư, trong đó tại mục III có đề 
ra một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc 
CMCN lần thứ tư (TG). 
T.T. Viet / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 
18 
thực hiện, mà còn có cơ chế kiểm soát đối với 
chủ thể này, nếu tương lai nó là chủ thể của tội 
phạm và phải chịu TNHS [39; tr.3-7]37. Mặc dù 
vậy, là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam nên 
chúng tôi không tránh khỏi có nhận xét, đánh 
giá mang tính phỏng đoán, còn mơ hồ và chưa 
toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn vững 
chắc, nhưng chúng tôi tin rằng, sẽ có nhiều 
nghiên cứu sâu, rộng và liên ngành [2]; [44]; 
[45; tr.1200-1236] về chủ đề này kết hợp trong 
tương lai bởi các nhà luật học, dự báo học, khoa 
học thần kinh, ngôn ngữ học, công nghệ học và 
tâm lý học. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Gabriel Hallevy, The Criminal Liability of 
Artificial Intelligence Entities - from Science 
Fiction to Legal Social Control, Akron Intellectual 
Property Journal, Vol.4: Iss.2, Article, 2010, 
https://ideaexchange.uakron.edu/akronintellectual
property/vol4/iss2/1. 
[2] I.N. Mosechkin, Artificial Intelligence and 
Criminal Responsibility: Problems of the 
Formation of a New Type of Crime Subject, 
Vestnik SPbGU. Right. 2019.Vol. 10. Vol. 3 (И. Н. 
Мосечкин, Искусственный интеллект и уголовная 
ответственность: проблемы становления нового 
вида субъекта преступления, Вестник СПбГУ. 
Право. 2019. Т. 10. Вып. 3). 
[3] Klaus Schwab, Fourth Industrial Revolution, 
National Political Publishing House - Truth, 
Hanoi, 2018 (in Vietnamese). 
[4] Yueh-Hsuan Weng, Chien-Hsun Chen, Chuen-
Tsai Sun, Toward the Human-Robot Co-Existence 
Society: On Safety Intelligence for Next 
Generation Robots, INT.J.SOC, ROBOT, 2009. 
________ 
37 Tác giả Toby Walsh không chỉ trình bày các thành tựu của 
công nghệ máy tính bằng văn phong và ngôn ngữ truyền cảm 
hứng, tập sách có cách dẫn dắt tuyệt vời để người đọc - dù 
không chuyên về lĩnh vực máy tính - cảm nhận được rằng cái 
ngày trí thông minh nhân tạo hiện diện trong nhiều cảnh 
huống của con người truyền thống, là đang gần đến như đưa 
tay sờ thấy được. Tác giả đặt một hình dung về nhân loại từ 
Người tinh khôn đến Người số - một giống loài được tạo ra 
bằng kỹ thuật số và sống trong môi trường kỹ thuật số. Trí 
thông minh nhân tạo sẽ phá hủy hay đóng góp cho sự phát 
triển của xã hội loài người... Xem: Toby Walsh, Năm 2062 - 
Thời đại của trí thông minh nhân tạo, Đỗ Tôn Minh Khoa 
dịch, Nxb. tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019. 
[5] Klaus Schwab, The fourth industrial revolution: 
What it means, how to respond, World Economic 
Forum, Geneva, 2016. 
[6] Kevin Kelly, 12 technology trends in the 4.0 era, 
National Economics University Press, Hanoi, 
2018 (in Vietnamese). 
[7] Matilda Claussén-Karlsson, Artificial Intelligence 
and the External Element of the Crime: An 
Analysis of the Liability Problem, JU101A, Final 
Thesis for the Law Program, Second Cycle, 30 
Credits, Spring 2017. 
[8] Tien Phuc, Five frightening warnings about future 
AI disasters,  accessed May 1, 
2019 (in Vietnamese). 
[9] Amir Husain, Cỗ máy tri giác - Kỷ nguyên của trí 
thông minh nhân tạo, Hoàng Lan dịch, Nxb. Công 
thương, Hà Nội, 2019. 
[10] Trinh Tien Viet, Policy and Criminal Law of 
Vietnam against the challenge of Industrial 
Revolution 4.0, Proceedings of the National 
Scientific Conference: “Fourth Industrial Revolution 
and legal issues posed for the construction and 
completion of Vietnam legal system”, Ministry of 
Justice, Hanoi, June 24, 2019 (in Vietnamese). 
[11] Trinh Tien Viet, From the Beginning to the End of 
the Criminal Law, Journal of Law, VNU, Episode 
34, No.1/2018 (in Vietnamese). 
[12] Trinh Tien Viet, Crime and criminal responsibility, 
National Political Publishing House, Hanoi, 2013 
(in Vietnamese). 
[13] Lisa M Storm, Criminal Law, Chapter 4 - 
“Elements of a crime”, Lulu Publishing Services, 
United States, 2015. 
[14] Hoang Phe (chief editor), Vietnamese dictionary, 
Institute of Linguistics, Danang Publishing House 
and Dictionary Center, 2006 (in Vietnamese). 
[15] Nguyen Thi Que Anh, Ngo Huy Cuong (co-editor), 
The Fourth Industrial Revolution and issues on 
Vietnam's legal reform, National Political 
Publishing House - Truth, Hanoi, 2018 (in 
Vietnamese). 
[16] Klaus Schwab, Shaping the Fourth Industrial 
Revolution, translated by Nguyen Van and Thanh 
Thep, World Publishing House, Hanoi, 2019 (in 
Vietnamese). 
[17] Lawrence B. Solum, Legal Personhood for Artifical 
Intelligences, 70 N.C.L.REV, 1992. 
[18] Roger C. Schank, What Is AI Anyway?, Al 
MAG., Winter 1987. 
[19] George R. Cross, Cary G. Debessonet, An 
Artificial Intelligence Application in the Law: 
T.T. Viet / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-19 19 
CCLIPS, A Computer Program that Processes 
Legal Information, 1 HIGH TECH. L.J., 1986. 
[20] Ajay Agrawal, Joshua Gans, Avi Goldfarb, 
Artificial Intelligence in the 4.0 technology 
revolution, translated by Dao Loi, Labor 
Publishing House, Hanoi, 2018 (in Vietnamese). 
[21] Robert P. Fine, Gary M. Cohen, Is Criminal 
Negligence a Defensible Basic for Criminal 
Liability? 16 BUFF. L. REv., 1966. 
[22] Donald Stuart, Mens Rea, Negligence and 
Attempts, CRIM. L. REV., 1968. 
[23] Steven J. Frank, Tort Adjudication and the 
Emergence of Artificial Intelligence Software, 21 
SUFFOLK U. L. REV., 1987. 
[24] Maruerite E. Gerstner, Liability Issues with 
Artificial Intelligence Software, 33 SANTA 
CLARA L. REV, 1993. 
[25] Margaret A. Boden, Has AI Helped Psychology?, 
The Foundations of Artifical Intelligence, Derek 
Partridge & Yorick Wilks eds., 2006. 
[26] Daniel C. Dennett, Evolution, Error, and 
Intentionality, The Foundations of Artifical 
Intelligence Derek Partridge & Yorick Wilks eds., 
2006. 
[27] Robert Batey, Judicial Exploration of Mens Rea 
Confusion at Common Law and Under the Model 
Penal Code, 18 GA. ST. U. L. REV. 341, 2001. 
[28] David Levy, The Ethical Treatment of Artificially 
Conscious Robots, I INT'L J. SOC. ROBOTICS, 
2009. 
[29] Dylan Evans, Can robots have emotions?, Oxford 
University Press, 2001, 
tion.pdf, truy cập ngày 19/9/2019. 
[30] Tang Howe Hing, Musa Mailah, Simulator for 
Control of Control of Autonomous Nonholomich 
Wheeled Robot, 8 J. OF APPLIED SCI. 2534, 
2536, 2008. 
[31] Le Van Cam, Postgraduate Monograph: Basic 
issues in Criminal Law science (General Part), 
Hanoi National University Press, 2005 (in 
Vietnamese). 
[32] Dinh Van Que, Commenting on Criminal Code 
2015 - Part 1: General provisions, Information and 
Communications Publishing House, Hanoi, 2017 
(in Vietnamese). 
[33] AI accompanies the threat, 
 accessed September 
15, 2019 (in Vietnamese). 
[34] Andrew Weissmann, David Newman, Rethinking 
Criminal Corporate Liability, 82 IND. L.J., 2007. 
[35] Trinh Quoc Toan, Criminal Responsibility of 
Legal Entities in Criminal Law, National Political 
Publishing House, Hanoi, 2011 (in Vietnamese). 
[36] Nguyen Ngoc Hoa, The concept of crime and the 
determination of criminal liability of commercial 
legal entities in Vietnam's Criminal Code 2015, 
Juricprudence Journal, No.2/2016 (in 
Vietnamese). 
[37] Nguyen Ngoc Hoa (chief editor), Scientific 
commentary Criminal Code 2015, amended and 
supplemented in 2017 (General Part), Justice 
Publishing House, Hanoi, 2017 (in Vietnamese). 
[38] Le Cam (chief editor), Vietnam's criminal law 
from the tenth century to the present: History and 
reality, Hanoi National University House, 2018 
(in Vietnamese). 
[39] Toby Walsh, 2062 - The era of artificial 
intelligence, translated by Do Ton Minh Khoa, Ho 
Chi Minh City General Publishing House, 2019 
(in Vietnamese). 
[40] Politburo, Resolution No.52-NQ/TW on a number 
of guidelines and policies to actively participate in 
the Fourth Industrial Revolution, Hanoi, 
September 27, 2019 (in Vietnamese). 
[41] Trinh Tien Viet, Continuing to innovate legal 
thinking in Vietnamese Criminal Law before the 
challenge of Industrial Revolution 4.0, Journal of 
Procuratorate Studies, No.4 (31).2019 (in 
Vietnamese). 
[42] Trinh Tien Viet (Editor), Vietnam's criminal law 
before to non-traditional security challenges, 
National Politice Publishing House, Hanoi, 2019 
(in Vietnamese). 
[43] Trinh Tien Viet, Vietnam's Criminal Policy in the 
Context of the Fourth Industrial Revolution, 
Journal of the People's Court, No.7(4).2019 (in 
Vietnamese). 
[44] 
formal.stanford.edu/jmc/whatisai/node1.html, truy 
cập ngày 10/10/2019. 
[45] Houbing Song, Ravi Srinivasan, Tamim Sookor, 
Sabina Jeschke (ed.), Smart Cities: Foundations, 
principles and applications, translated by Ngo 
Thanh Nam, National Political Publishing House - 
Truth, Hanoi, 2019 (in Vietnamese). 

File đính kèm:

  • pdfcac_mo_hinh_trach_nhiem_hinh_su_doi_voi_thuc_the_tri_tue_nha.pdf