Các giai đoạn phát triển của pháp luật quốc tế về nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số

Trong bất cứ giai đoạn nào, nhóm người dân tộc thiểu số (minority ethnic group) cũng đều là nhân tố

quan trọng, tác động đến sự phát triển bền vững của quốc gia đa dân tộc. Bên cạnh đó, người dân tộc thiểu

số là nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable groups) hơn so với nhóm người dân tộc chiếm đa số trong

một quốc gia, họ gặp phải nhiều rào cản trong việc tiếp cận các quyền con người bởi hạn chế về địa bàn, điều

kiện sinh sống, nhận thức, ngôn ngữ thiểu số. Những thách thức mới hiện nay như hoàn thiện chính sách,

pháp luật và giải quyết các vấn đề khách quan trong thực tiễn cuộc sống đã gây ra bất công hoặc thậm chí vi

phạm quyền con người, quyền của người dân tộc thiểu số. Cũng do đó trách nhiệm bảo vệ quyền con người,

quyền của người dân tộc thiểu số được đặt ra ở hầu hết các quốc gia đa dân tộc và đặc biệt là trên diễn đàn

pháp luật quốc tế về nhân quyền.

pdf 5 trang kimcuc 4660
Bạn đang xem tài liệu "Các giai đoạn phát triển của pháp luật quốc tế về nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các giai đoạn phát triển của pháp luật quốc tế về nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số

Các giai đoạn phát triển của pháp luật quốc tế về nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số
KHOA HỌC XÃ HỘI
Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201542
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 
VỀ NHÂN QUYỀN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 
Đỗ Mạc Ngân Doanh1
TÓM TẮT
Trong bất cứ giai đoạn nào, nhóm người dân tộc thiểu số (minority ethnic group) cũng đều là nhân tố 
quan trọng, tác động đến sự phát triển bền vững của quốc gia đa dân tộc. Bên cạnh đó, người dân tộc thiểu 
số là nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable groups) hơn so với nhóm người dân tộc chiếm đa số trong 
một quốc gia, họ gặp phải nhiều rào cản trong việc tiếp cận các quyền con người bởi hạn chế về địa bàn, điều 
kiện sinh sống, nhận thức, ngôn ngữ thiểu số... Những thách thức mới hiện nay như hoàn thiện chính sách, 
pháp luật và giải quyết các vấn đề khách quan trong thực tiễn cuộc sống đã gây ra bất công hoặc thậm chí vi 
phạm quyền con người, quyền của người dân tộc thiểu số. Cũng do đó trách nhiệm bảo vệ quyền con người, 
quyền của người dân tộc thiểu số được đặt ra ở hầu hết các quốc gia đa dân tộc và đặc biệt là trên diễn đàn 
pháp luật quốc tế về nhân quyền. 
Từ khóa: Quyền con người; quyền của người dân tộc thiểu số; quyền của nhóm dễ bị tổn thương
1. Lời mở đầu
Trong tiến trình lịch sử, nếu tư 
tưởng về quyền con người, được 
hình thành từ buổi bình minh của 
lịch sử nhân loại, khi nhận thức 
được sự khác biệt giữa con người 
với phần còn lại của thế giới, nghĩa 
là từ khi người ta có được những 
nhận thức đầu tiên về “phẩm giá” 
của mình [5; 202]; thì hệ tư tưởng 
về quyền của người dân tộc thiểu 
số được hình thành và phát triển kể 
từ khi xuất hiện ý thức về “thiểu số” 
(minority) và “dân tộc” (ethnics). 
Người dân tộc thiểu số (ethnic 
minorities) hay những người thuộc 
nhóm thiểu số về dân tộc (persons 
belonging to ethnic minorities) là 
cách gọi tên trong tương quan đối 
với những người mang dân tộc 
chiếm đa số (ethnic majority) của 
một quốc gia đa dân tộc. 
Khó có thể xác định chính xác 
được tư tưởng pháp lý về quyền 
con người nói chung, quyền của 
người dân tộc thiểu số hình thành 
trước tiên ở khu vực nào và từ 
khi nào trên thế giới, bởi tại mỗi 
quốc gia và khu vực lại có những 
tranh luận riêng về lịch sử hình 
thành và điểm xuất phát về nhân 
quyền của riêng mình. Tuy nhiên, 
có thể khẳng định rằng, thời điểm 
những nội dung đầu tiên về quyền 
con người được thông qua bởi 
Liên hợp quốc2 (mà tiền thân là 
Hội quốc liên3) là lúc mà pháp luật 
nhân quyền được công nhận bởi 
nhiều quốc gia trên thế giới nhất. 
Với lý do này, nghiên cứu các giai 
đoạn phát triển của pháp luật 
quốc tế về quyền của người dân 
tộc thiểu số được trình bày sau 
đây sẽ bám sát vào thực tiễn hoạt 
động của Hội quốc liên và sau này 
là Liên hợp quốc, qua đó phần nào 
thấy được sự phát triển của những 
nghiên cứu hệ thống và toàn diện 
nhất về quyền của người dân tộc 
thiểu số (QCNDTTS).
2. Giai đoạn 1919 - 1945: Những nỗ 
lực đầu tiên nhằm xây dựng tiêu 
chuẩn nhân quyền quốc tế đối với 
nhóm thiểu số về dân tộc của Hội 
quốc liên
Vào giai đoạn bùng nổ của 
chiến tranh thế giới thứ nhất năm 
1914, mối quan tâm đối với dân 
tộc hoặc chủng tộc thiểu số (cùng 
với vấn đề trẻ em, người bản địa 
và tù binh chiến tranh) đã đi đầu 
trong lĩnh vực chính trị quốc tế, ít 
nhất là ở châu Âu. Sau thế chiến 
thứ 1, Hội quốc liên (League of 
Nations)_ tổ chức liên chính phủ 
có phạm vi quốc tế được thành 
lập nhằm mục đích duy trì hòa 
bình thế giới cùng với Thỏa ước 
của Hội quốc liên (The Covenant 
of the League of Nations) được 
thông qua tại Hội nghị hòa bình 
Paris tháng 1/1919 không có bất 
1NCS Luật, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, GASS - Chuyên viên pháp chế, Thanh tra Sở, Sở KH&CN 
tỉnh Tuyên Quang
2Thành lập vào ngày 26/06/1945, hiện nay có 193 thành viên
3Thành lập vào ngày 10/01/1920, thời điểm mở rộng nhất đã có 58 thành viên
Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015
KHOA HỌC XÃ HỘI
43
cứ một điều khoản nào đề cập 
đến việc bảo vệ người thiểu số.
Mặc dù vậy, trong giai đoạn 
này, dưới hoạt động của Hội quốc 
liên (League of Nations), một loạt 
các hiệp ước song phương và khu 
vực đã được thông qua để bảo vệ 
một số quy định nhóm, giải quyết 
nhiều mối quan tâm chính của 
người thiểu số. Trong đó, bao gồm:
- Các hiệp ước đặc biệt về người 
thiểu số được ký kết tại Hội nghị hòa 
bình Paris (Hiệp ước giữa các đồng 
minh và Ba Lan, ký tại Versailles 
ngày 28/6/1919; Hiệp ước giữa các 
cường quốc đồng minh và Vương 
quốc Serbs, Croats, Slovenes và 
Saint-Germain, ký tại Versailles 
ngày 10/9/1919; Hiệp ước giữa 
các cường quốc đồng minh và 
Czechoslovakia, Saint-Germain ký 
tại Versailles ngày 10/9/1919; Hiệp 
ước giữa các cường quốc đồng 
minh và Romania, ký tại Paris 
ngày 9/12/1919; Hiệp ước giữa các 
cường quốc đồng minh và Hy Lạp, 
ký tại Sefvres ngày 10/8/1920)
- Các hiệp ước hòa bình được 
bổ sung những điều khoản liên 
quan đến những vấn đề đặc biệt 
về người thiểu số (Hiệp ước hòa 
bình giữa các cường quốc đồng 
minh và Austria, Saint-Germain, 
ký ngày 10/9/1919; Hiệp ước hòa 
bình giữa các cường quốc đồng 
minh và Bulgaria, Neuilly-sur-
Seine, ký ngày 27/10/1919; Hiệp 
ước hòa bình giữa các cường quốc 
đồng minh và Hungary, Trianon, 
ký ngày 4/6/1920; Hiệp ước hòa 
bình giữa các cường quốc đồng 
minh và Thổ Nhĩ Kỳ, Lausanne, 
ký ngày 24/7/1923.
- Các tuyên bố đơn phương của 
một số quốc gia về vấn đề người 
thiểu số đưa ra trước khi gia nhập 
và được Hội quốc liên bảo đảm 
thực hiện (Tuyên bố Albania, đưa 
ra ngày 2/10/1921; Tuyên bố của 
Lithuania, đưa ra ngày 12/5/1922; 
Tuyên bố của Lavia, đưa ra ngày 
7/7/1923; Tuyên bố của Estonia, 
đưa ra ngày 17/9/1923; Tuyên bố 
của Iraq, đưa ra ngày 30/5/1932).
- Các hiệp ước song phương 
hoặc đa phương về vấn đề 
người thiểu số (VD: Hiệp ước 
giữa Danzig và Ba Lan, ký ngày 
9/11/1920; Hiệp ước giữa Đức và 
Ba Lan về vùng Thượng Silesia, 
ký ngày 15/5/1922; Công ước về 
lãnh thổ của người Memel, thông 
qua ngày 8/5/1924...)
Thời gian này, việc bảo đảm 
hiệu lực thực tế được thực hiện 
thông qua Tòa án Công lý quốc 
tế4 - một trong 4 cơ quan chính 
của Hội quốc liên đồng thời là 
cơ quan tài phán của tổ chức này, 
đây là lần đầu tiên trên thế giới 
có một cơ quan tài phán quốc tế 
đứng ra bảo vệ các nhóm người 
thiểu số. Khi đưa ra ý kiến tư vấn 
về tranh cãi giữa hai nước Hy 
Lạp và Bungari liên quan đến vị 
thế của các cộng đồng nhập cư 
thiểu số ở hai nước này vào năm 
1930, PCIJ đã xác định: “Một 
cộng đồng thiểu số là một nhóm 
người sống trên một quốc gia hoặc 
địa phương nhất định, có những 
đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, 
tín ngưỡng, ngôn ngữ và truyền 
thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và 
có quan điểm thống nhất trong 
việc bảo lưu những yếu tố truyền 
thống, duy trì tôn giáo, tín ngưỡng 
và hướng dẫn giáo dục trẻ em 
trong cộng đồng theo tinh thần và 
truyền thống của chủng tộc họ”[8]. 
Đây được coi là định nghĩa tiêu 
biểu đáng kể thứ nhất được sử 
dụng như là một định nghĩa 
chính thức về người thiểu số [9; 
tr.23]. Có thể nhận định, giai 
đoạn này, bảo vệ các nhóm người 
thiểu số về dân tộc (ethnic) xuất 
hiện như một ý thức hệ và như là 
một sự thỏa hiệp nhằm xoa dịu 
hệ quả cực đoan sự thống trị của 
chủ nghĩa dân tộc (nations). Theo 
hướng đó, ngoài một số nguyên 
tắc chung xuất hiện trên cơ sở 
các cam kết cụ thể, thì luật án lệ 
đã hình thành từ việc giải quyết 
đơn kiện về những vi phạm các 
QCNDTTS, điều này có ý nghĩa 
quan trọng đối với sự phát triển 
của pháp luật quốc tế sau này.
3. Giai đoạn 1945 - 1966: Sự hình 
thành, công bố điều 27 Công ước 
quốc tế về các quyền dân sự chính 
trị năm 1966 của Liên Hợp Quốc
Sự giải thể của Hội quốc liên 
và sự bùng nổ của Chiến tranh 
thế giới thứ hai - cuộc chém giết 
tàn khốc nhất trong lịch sử nhân 
loại từ trước tới nay đã phá vỡ 
hoàn toàn cơ chế bảo vệ người 
thiểu số mà Hội quốc liên đã tạo 
lập được. Gần như tất cả các quốc 
gia bị ràng buộc bởi các hiệp ước 
hòa bình của Hội quốc liên đều bị 
lôi cuốn vào vòng chiến. Không 
thấy một nghiên cứu nào về việc, 
trong thời gian chiến tranh, các 
quốc gia có tuân thủ những nghĩa 
vụ của họ trong việc bảo vệ người 
thiểu số hay không và tuân thủ 
đến mức độ nào.
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 
hai, ngay sau khi ra đời, Liên hợp 
quốc (The United Nations - UN) 
đã nhanh chóng thiết lập Tiểu ban 
về ngăn ngừa sự phân biệt đối xử và 
bảo vệ người thiểu số (SCPDPM)5 
vào năm 1947. Từ những báo cáo 
đầu tiên, Tiểu ban này đã đưa ra 
những giải thích cần thiết về bản 
chất; định nghĩa; giới hạn quyền; 
phạm vi của QCNDTTS Trong 
khi không ít quan điểm cho rằng 
“ngăn ngừa sự phân biệt đối xử” và 
“bảo vệ người thiểu số” là những 
khái niệm đồng nhất, thì Tiểu ban 
đã chỉ rõ “ngăn ngừa sự phân biệt 
đối xử” là việc ngăn chặn bất kỳ một 
hành động nào từ chối quyền của 
các cá nhân hoặc các nhóm được 
đối xử bình đẳng như họ mong đợi. 
4 The Permanent Court of International Justice - PCIJ 
5 Sub-Commission on Prevention Discrimination and Protection of Minorities
KHOA HỌC XÃ HỘI
Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201544
Còn “bảo vệ người thiểu số” là bảo 
vệ những nhóm không chiếm ưu 
thế (vulnerable groups) trong xã 
hội, mong muốn được đối xử bình 
đẳng, trong khi thừa nhận hoặc cho 
phép một giải pháp đối xử khác hơn 
đối với người thiểu số để duy trì các 
đặc trưng truyền thống của họ, nếu 
họ mong muốn điều đó [1]. 
Tuy nhiên, không có điều 
khoản nào trong Hiến chương 
Liên hợp quốc đề cập cụ thể đến 
việc bảo vệ người thiểu số. Vấn đề 
bảo vệ người thiểu số về dân tộc 
hoặc chủng tộc, tôn giáo và ngôn 
ngữ đã không được nhắc đến 
trong Tuyên ngôn quốc tế nhân 
quyền do Đại hội đồng Liên hợp 
quốc thông qua năm 1948 với lý 
do “Xét thấy rằng rất khó để có thể 
đưa ra một giải pháp thống nhất 
cho vấn đề nhạy cảm và phức tạp 
này, mà tại mỗi quốc gia nơi nó 
phát sinh lại có những khía cạnh 
đặc biệt khác nhau” [7]. 
Với những nỗ lực không 
ngừng nghỉ sau đó, bên cạnh 
việc đưa ra những giải thích 
cần thiết về bản bản chất; định 
nghĩa; giới hạn quyền; phạm vi 
QCNDTTS, SCPDPM cũng đã 
đề xuất một quy định đặc biệt và 
sau đó đóng góp vào nội dung 
của Điều 27 ICCPR6 được Đại hội 
đồng thông qua tại Nghị quyết7 
số 2200 (XXI)  ngày  16/12/1966, 
thể hiện như sau: “Ở những quốc 
gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc 
tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, những 
cá nhân thuộc các nhóm thiểu số 
đó, cùng với thành viên khác của 
cộng đồng mình, không bị khước 
từ quyền có đời sống văn hóa 
riêng, quyền được theo và thực 
hành tôn giáo riêng, hoặc được sử 
dụng ngôn ngữ riêng của họ”[2] 
(In those States in which ethnic, 
religious or linguistic minorities 
exist, persons belonging to such 
minorities shall not be denied the 
right, in community with the other 
members of their group, to enjoy 
their own culture, to profess and 
practise their own religion, or to 
use their own language). Cần chú ý 
rằng ICCPR 1966 là một trong các 
công ước quan trọng nhất của hệ 
thống pháp luật nhân quyền quốc 
tế, là một trong ba văn kiện cấu 
thành bộ luật nhân quyền cùng 
với Tuyên ngôn nhân quyền quốc 
tế năm 1948 và công ước ICESCR8 
1966. Như vậy, điều khoản này 
đã lần đầu tiên chính thức thừa 
nhận QCNDTTS trong một điều 
ước quốc tế có hiệu lực toàn cầu, 
đồng thời thể hiện một bước tiến 
rất lớn trong hoạt động bảo đảm 
QCNDTTS của Liên hợp quốc.
4. Giai đoạn sau 1966 đến nay: Những 
biện pháp và nỗ lực của Liên Hợp Quốc 
trong bảo đảm quyền của người dân tộc 
thiểu số 
Kể từ năm 1966, vấn đề bảo đảm 
QCNDTTS càng được quan tâm 
hơn bao giờ hết, các nghiên cứu 
nghiêm túc, quy mô và hệ thống 
bắt đầu được đặt ra. Trong phiên 
họp lần thứ 24 (1971) của mình 
SCPDPM đã chỉ định Francesco 
Capotorti, một báo cáo viên đặc 
biệt, tiến hành công trình nghiên 
mang tính chuyên đề về nội hàm 
Điều 27 ICCPR 1966. Chuyên đề 
“Nghiên cứu về quyền của người 
thuộc dân tộc thiểu số, tôn giáo và 
ngôn ngữ”[3] đã được ông hoàn 
thành năm 1977. Định nghĩa thứ 
hai về người thiểu số được ông 
xác định như sau: “Người thiểu số 
là một nhóm người, xét về mặt số 
lượng, ít hơn so với phần dân cư còn 
lại của quốc gia, có vị thế yếu trong 
xã hội, những thành viên của nhóm 
- mà đang là công dân của một nước 
- có những đặc trưng về chủng tộc, 
tín ngưỡng hoặc ngôn ngữ khác so 
với phần dân cư còn lại và chứng tỏ 
rất rõ ràng là có một ý thức thống 
nhất trong việc bảo tồn nền văn hóa, 
truyền thống, tôn giáo và ngôn ngữ 
của họ”[4]. Sự mở rộng các thuộc 
tính cấu thành nội hàm của một sự 
vật hoặc hiện tượng đồng nghĩa với 
việc thu hẹp ngoại diên của nó. Ở 
một góc độ nhất định, định nghĩa 
này khiến cho mối lo ngại của các 
quốc gia giảm đi, do phạm vi chủ 
thể được coi là thu hẹp lại. 
Ngay sau đó, Francesco 
Capotorti đã đề nghị về việc 
soạn thảo một Tuyên ngôn về 
quyền của những người thuộc 
các nhóm thiểu số, trong khuôn 
khổ các nguyên tắc đã được ghi 
nhận trong Điều 27 ICCPR, việc 
này đã nhận được sự ủng hộ của 
cả SCPDPM và Ủy ban quyền con 
người (nay là Hội đồng quyền con 
người của Liên hợp quốc). 
Sau Francesco Capotorti, trong 
nỗ lực tìm kiếm một sự đồng 
thuận về khái niệm người thiểu 
số, Jules Deschêness9, (thành viên 
SCPDPM của Liên hợp quốc), đã 
tiến hành một nghiên cứu toàn 
diện hơn vào năm 1985, trong đó 
ông đã đề xuất rằng định nghĩa 
nên loại trừ các đối tượng: dân 
cư bản địa (Indigenous peoples); 
người không phải công dân sở tại; 
người thuộc thành phần đa số 
nhưng bị áp bức. Theo đó, người 
thiểu số được coi là “... một nhóm 
công dân của một quốc gia, ít về 
mặt số lượng và yếu về vị thế trong 
quốc gia đó, mang những đặc trưng 
về chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 
mà tạo ra sự khác biệt so với nhóm 
dân cư đa số, có một ý thức thống 
nhất, một động cơ rõ rệt trong việc 
6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị của Liên hợp quốc năm 1966
7 Adopted and opened for signature, ratification and accession by General Assembly esolution 2200A (XXI) of 16 December 1966 
entry into force 23 March 1976, in accordance with Article 49
8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc năm 1966
9 Nguyên Chánh án Tòa Thượng thẩm Quebec (Canada)
Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015
KHOA HỌC XÃ HỘI
45
sử dụng ý chí tập thể để tồn tại và 
đạt được mục đích bình đẳng với 
nhóm dân cư đa số, cả trên phương 
diện pháp luật và thực tiễn”[6]. 
Tuy nhiên, những thuộc tính bổ 
sung này đã bị Ủy ban quyền con 
người nói trên bác bỏ.
Sau khi các nghiên cứu và 
định nghĩa đưa ra đều bị bác bỏ, 
nhóm Công tác lâm thời của Ủy 
ban nhân quyền (được chỉ định 
trong phiên họp lần thứ 34 của 
Ủy ban), dựa trên nghiên cứu 
một bản dự thảo tuyên ngôn về 
vấn đề này của Nam Tư (cũ) đưa 
ra năm 1979, đã thu thập ý kiến 
đóng góp về dự thảo từ các quốc 
gia, tổ chức quốc tế và hoàn chỉnh 
lần cuối cùng rồi gửi lên Đại hội 
đồng Liên hợp quốc một văn 
kiện pháp lý về quyền của những 
người thuộc các nhóm thiểu số 
về dân tộc hoặc chủng tộc, tôn 
giáo và ngôn ngữ [10; tr.29]. Cuối 
cùng thì ngày 18/12/1991, Tuyên 
ngôn về quyền của những người 
thuộc các nhóm thiểu số về dân 
tộc hoặc chủng tộc, tôn giáo và 
ngôn ngữ đã được Đại hội đồng 
Liên hợp quốc thông qua. Mặc 
dù vậy, đây là văn kiện không có 
tính ràng buộc về nghĩa vụ pháp 
lý, Tuyên ngôn cũng không đưa 
ra một định nghĩa nào về “người 
thiểu số” và đồng thời bị phê 
phán là một “văn kiện bảo thủ” 
(convervative document). Thậm 
chí một số chuyên gia còn cho 
rằng, nó hầu như không tạo ra sự 
phát triển mới nào so với những 
nhận thức trước đó trong Điều 27 
ICCPR 1966 về phạm trù người 
thiểu số [6; tr.30]. Và cơ chế, quy 
định pháp luật quốc gia, khu vực 
cùng với Điều 27 ICCPR 1966 
và bình luận chung số 2310 nhằm 
giải thích cho điều khoản này là 
những căn cứ pháp lý ít ỏi đối với 
nội dung lớn như QCNDTTS.
Hiện nay, các tiêu chuẩn quốc 
tế về QCNDTTS được các quốc 
gia thành viên của Liên hợp quốc 
dẫn chiếu và bảo đảm thực hiện 
dựa trên một số công ước quốc 
tế về quyền con người trong đó 
quan trọng nhất là Điều 27 của 
Công ước quốc tế về các quyền 
dân sự và chính trị năm 1966 
(International Covenant on Civil 
and Political Rights - ICCPR 1966 
- có 166 nước thành viên). Bên 
cạnh đó còn có Điều 30 của Công 
ước quốc tế về quyền trẻ em năm 
1989 (Convention on the Rights 
of the Child - CRC 1989 - có 193 
nước thành viên, chỉ có Hoa kỳ và 
Somalia không tham gia); một số 
nội dung của Công ước về loại trừ 
mọi hình thức phân biệt chủng 
tộc năm 1965 (The  Convention 
on the Elimination of all forms 
of Racial Discrimination - CERD 
1965) và một số văn kiện khác 
(VD: Tuyên bố và Chương trình 
Hành động Viên về nhân quyền_
The Vienna Declaration and 
Programme of Action provides 
in section II, paragraph 19; Cam 
kết 4 của Tuyên bố và chương 
trình hành động Copenhagen_
The Commitment 4 of the 
Copenhagen Declaration and 
Programme of Action; Tuyên bố 
về quyền của người thuộc các 
nhóm thiểu số về quốc gia hoặc 
dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 
năm 1992_Declaration on the 
Rights of Persons Belonging to 
National or Ethnic, Religious and 
Linguistic Minorities on 1992...). 
Việc vận dụng các cơ chế sẵn 
có của hệ thống pháp luật quốc tế 
về nhân quyền nhằm bảo vệ quyền 
của người dân tộc thiểu số hiện 
đang được thực hiện bởi các cơ 
quan tham gia chính, đảm nhận 
chức năng bảo đảm chung trong 
hoạt động bảo đảm quyền của 
người thiểu số của Liên hợp quốc 
bao gồm: Văn phòng Cao ủy Liên 
hợp quốc về quyền con người (The 
Office of the United Nations High 
Commissioner for Human Rights); 
Hội đồng nhân quyền (The United 
Nations Human Rights Council) và 
các cơ quan trực thuộc; các Thủ tục 
đặc biệt của Liên hợp quốc (The 
United Nations special procedures) 
về vấn đề người thiểu số; các Ủy 
ban giám sát điều ước của Liên 
hợp quốc (Human rights treaty 
bodies) về các vấn đề liên quan đến 
người dân tộc thiểu số tại các quốc 
gia, cụ thể: Ủy ban về quyền con 
người (giám sát thực hiện công ước 
ICCPR 1966); Ủy ban về quyền trẻ 
em (giám sát thực hiện CRC 1989) 
và Uỷ ban chống phân biệt đối xử 
(giám sát thực hiện CERD 1965). 
Bên cạnh những cơ quan chuyên 
trách kể trên còn có các cơ quan 
liên quan khác trong hệ thống của 
Liên hợp quốc, có chức năng thúc 
đẩy thực hiện quyền của người 
dân tộc thiểu số thông qua chức 
năng của mình như: Chương trình 
Phát triển của Liên Hợp Quốc 
(The United Nations Development 
Programme); Cao ủy Liên Hợp 
Quốc về người tị nạn (The United 
Nations High Commissioner for 
Refugees); Quỹ cho trẻ em Liên 
Hợp Quốc (The United Nations 
Children’s Fund); Tổ chức lao động 
quốc tế (ILO - The International 
Labour Organization); Tổ chức 
giáo dục, khoa học và văn hóa 
của Liên hợp quốc (The United 
Nations Educational, Scientific and 
Cultural Organization).
Bên cạnh các IGOs kể trên, 
còn có một hệ thống các NGOs 
(tổ chức phi chính phủ) hoạt 
động trong lĩnh vực quyền con 
người. Theo thống kế sơ bộ, IGOs 
chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong 
số các tổ chức quốc tế tồn tại trên 
thế giới [11; tr. 26], đa phần các 
tổ chức quốc tế là NGOs. Các 
hoạt động vì mục đích hòa bình, 
nhân đạo, từ thiện nổi bật có thể 
kể đến: Tổ chức Ân xá thế giới; Tổ 
chức Chữ thập đỏ... 
10 General Comments/Recommendations about Article 27 ICCPR 1966 of HRC, thông qua tại phiên họp thứ 50 (1994)
KHOA HỌC XÃ HỘI
Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201546
5. Kết luận
Sự hưởng ứng của các quốc 
gia trên thế giới và nỗ lực không 
mệt mỏi nhằm bảo vệ người dân 
tộc thiểu số đã biểu thị tinh thần 
nhân đạo, đồng cảm với những 
số phận bất hạnh trong xã hội của 
cộng đồng các quốc gia đa dân tộc 
trên thế giới. Sự cần thiết ghi nhận 
QCNDTTS đã được giới nghiên 
cứu khẳng định, dựa trên cơ sở về 
đặc điểm đối tượng hưởng quyền 
là các “nhóm yếu thế trong xã hội”, 
bằng sự phân định giữa nguyên tắc 
bình đẳng; ngăn chặn mọi sự phân 
biệt đối xử với việc bảo vệ quyền 
của người thiểu số trên nguyên 
tắc duy trì và bảo tồn. Tuy nhiên, 
vấn đề này tiếp tục gặp vướng mắc 
ở chỗ, xuất hiện các xung đột về 
nguyện vọng giữa chính những cá 
nhân trong nhóm NDTTS vì họ 
có thể mong muốn cả sự chống 
phân biệt đối xử và sự đối xử bình 
đẳng; sự mâu thuẫn giữa các quyền 
phát triển và bảo tồn; nhu cầu bảo 
vệ đặc thù đối với NDTTS có thể 
được sử dụng để bào chữa cho sự 
phân biệt đối xử... 
Mặc dù, các cơ quan của Liên 
hợp quốc cũng đã thừa nhận rằng 
việc công nhận quốc tế QCNDTTS 
có thể cổ súy các tham vọng ly khai, 
đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ và 
gây ra các cuộc xung đột giữa các 
nhóm dân tộc khác nhau về việc 
sử dụng đất đai và các nguồn tài 
nguyên chung. Nhưng sẽ là thiếu 
sót bởi đến nay vẫn chưa có định 
nghĩa nào về “người thiểu số” hay 
“quyền của người thiểu số” được 
chấp nhận và ghi nhận vào bất 
cứ một văn kiện pháp lý quốc tế 
nào. Tuy vậy, dù chưa thể tìm ra 
một giải pháp thống nhất về tiêu 
chuẩn thích hợp được xác lập để áp 
dụng trong mọi hoàn cảnh, nhưng 
hướng tiếp cận kết hợp các nguyên 
tắc chung, nền tảng với sự mềm 
dẻo và thận trọng nói chung vẫn là 
thích hợp, thậm chí trong tương lai 
sẽ còn triển vọng và được thực hiện 
nhiều hơn cả quá khứ.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo của Tiểu ban SCPDPM 
năm 1947, E/CN.4/52 (1947), Sect. 
V, 13;
2. Báo cáo của Tiểu ban SCPDPM 
năm 1950, E/CN.4/358 (1950), đoạn 
42-7, (Bản dịch Điều 27 ICCPR sang 
tiếng Việt theo cuốn “Giới thiệu các 
văn kiện quốc tế về quyền con người”, 
Trung tâm nghiên cứu quyền con 
người-quyền công dân, Khoa luật - 
Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB. Lao 
động Xã hội, 2011);
3. Francesco Capotorti, Nghiên 
cứu về quyền của người thuộc dân 
tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ, 
xuất bản năm 1979;
4. Human Right Study Series No.5 
(United Nations Publication Sales 
No.E.91.XVI.2);
5. Hurst Hannum, ed. Documents 
on Autonomy and Minority Rights, 
Dordrecht, The Netherlands: Martinus 
Nijhoff, 1993;
6. Jules Deschênes, Đề xuất liên quan 
đến việc định nghĩa thuật ngữ “thiểu số”, 
E/CN.4/Sub.2/1985/31, đoạn 181;
7. Nghị quyết 217C (III) của Đại 
hội đồng Liên hợp quốc
8. Patrick Thornberry, International 
Law and the Rights of Minorities, 
Clarendon Press, Oxford, 1991;
9. Trung tâm nghiên cứu quyền 
con người và quyền công dân - Khoa 
luật Đại học Quốc gia, Luật quốc tế về 
quyền của các nhóm người dễ bị tổn 
thương, NXB. Lao động Xã hội, 2011;
10. Ủy ban dân tộc miền núi 
(hỗ trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên 
hợp quốc), Một số vấn đề về người 
thiểu số trong luật quốc tế, Hà Nội, 
10/2001.
11. Võ Khánh Vinh - Lê Mai Thanh 
(chủ biên) (2014), Cơ chế quốc tế và 
khu vực về quyền con người, NXB. 
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
SUMMARY 
DEVELOPMENT STAGES OF INTERNATIONAL LAW ON HUMAN RIGHTS 
FOR ETHNIC MINORITIES
Do Mac Ngan Doanh
At any stage of the development, ethnic minority groups are always an important factor, affecting the 
sustainable development of a multi-ethnic nation. Besides, the ethnic minorities are a vulnerable group, they 
are weaker than the majority ethnic group in a country, they face many barriers in accessing human rights 
by limitations on geographical, difficult living conditions, cognition, linguistic minorities... Nowadays, new 
challenges such as improving policies and laws, solving objective problems in reality of life caused injustice or 
even violation of human rights, rights of ethnic minorities. Therefore, the responsibility for protecting human 
rights, the rights of minorities is in place in most multi-ethnic nations and especially in international law 
forums on human rights.
Keywords: Research on Human rights; Rights of Minority groups; Ethnic Minorities; Rights of 
Ethnic Minorities

File đính kèm:

  • pdfcac_giai_doan_phat_trien_cua_phap_luat_quoc_te_ve_nhan_quyen.pdf