Các biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế, sinh viên có điều kiện

thuận lợi để tiếp cận với thế giới, với các tri thức mới và văn hóa nhân loại. Nhưng bên cạnh đó,

cũng có nhiều vấn đề từ mạng internet, ngoài xã hội tác động đến sinh viên. Để đảm bảo công tác

giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên tại Trường phát huy các mặt mạnh, khắc phục các hạn

chế, hơn lúc nào hết việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho

sinh viên, lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước sinh viên là rất quan trọng và cấp thiết góp phần

đào tạo lớp sinh viên khi ra trường có trách nhiệm với xã hội, có đạo đức tốt, có kiến thức chuyên

môn vững vàng và đủ sức đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực

hơn, hiệu quả hơn trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên của Trường hiện nay.

pdf 10 trang kimcuc 4620
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn trong giai đoạn hiện nay

Các biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn trong giai đoạn hiện nay
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 
72 
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC 
ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
SOLUTIONS TO ENHANCE THE MORAL AND LIFESTYLE 
EDUCATION FOR STUDENTS AT KOREA - VIETNAM 
FRIENDSHIP INFORMATION TECHNOLOGY COLLEGE 
IN THE CURRENT PHASE 
Trần Thị Kim Oanh(1), Hoàng Thị Quỳnh Hương(2), Lê Văn Hiền(3) 
(1)Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Phòng Chính trị và Công tác sinh viên; 
oanhttk@viethanit.edu.vn 
(2)Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Trung tâm Tư vấn việc làm và Quan hệ doanh nghiệp; 
huonghtq@viethanit.edu.vn 
(3)Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Phòng Đào tạo; 
hienlv@viethanit.edu.vn 
Tóm tắt 
Hiện nay, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế, sinh viên có điều kiện 
thuận lợi để tiếp cận với thế giới, với các tri thức mới và văn hóa nhân loại. Nhưng bên cạnh đó, 
cũng có nhiều vấn đề từ mạng internet, ngoài xã hội tác động đến sinh viên. Để đảm bảo công tác 
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên tại Trường phát huy các mặt mạnh, khắc phục các hạn 
chế, hơn lúc nào hết việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho 
sinh viên, lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước sinh viên là rất quan trọng và cấp thiết góp phần 
đào tạo lớp sinh viên khi ra trường có trách nhiệm với xã hội, có đạo đức tốt, có kiến thức chuyên 
môn vững vàng và đủ sức đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực 
hơn, hiệu quả hơn trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên của Trường hiện nay. 
Từ khóa: Đạo đức; Lối sống; Biện pháp nâng cao; Cao đẳng Việt - Hàn. 
Abstract 
Presently, in the context of the information explosion and international integration, students 
have favourable conditions to approach the world, new knowledge, and the mankind culture. 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
73 
However, many problems have emerged from the internet and the outside society and had 
negative impacts on students. To ensure that the moral and lifestyle education for students in the 
college will gain its efficiency and overcome limitations, the enhancement of moral and 
patriotism education; and raising the awareness of life values and skills amongst students are of 
great importance and urgency. This will contribute to the training of students who will have 
responsibilities toward the society, good morals, and solid professional knowledge and hence be 
qualified enough to meet the requirements of the society. This will also help finding more positive 
and effective measures in the current education of moral and lifestyle for the school students. 
Keywords: Ethic; Lifestyle; Advanced method; Korean - Vietnam College. 
1. Đặt vấn đề 
Thanh niên sinh viên là lực lượng đông đảo, chiếm trên một nửa lực lượng lao động xã hội 
và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Khi đánh giá về vai trò của thanh niên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Thanh niên là 
người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn 
là do các thanh niên”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định: 
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích 
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự 
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. 
Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, nền kinh tế nước ta 
ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu xã hội cũng đang trong quá trình 
biến đổi. Phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội diễn ra phức tạp. Tình hình trên đã và đang tác 
động đến thanh niên sinh viên về ý thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống Quá trình 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đang làm cho những tác 
động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn đến lối sống của thanh niên nói chung và sinh viên 
nói riêng. 
Bên cạnh đó những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ 
đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên. Đặc biệt là 
những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên internet, những âm mưu và hành động chống phá của 
các thế lực thù địch, lối sống thực dụng, vị kỷ, cùng sự tha hóa, biến chất trong một bộ phận cán 
bộ, đảng viên đã và đang tác động tiêu cực trong giới trẻ, khiến cho không ít người chạy theo lối 
sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ thờ ơ, 
bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, 
âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đã xuất hiện một bộ phận thanh niên sinh viên tôn thờ chủ nghĩa 
cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết, xa hoa, lãng phí, lười lao 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 
74 
động, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ ngày càng 
nhiều hơn. Cá biệt có một số sinh viên sống bê tha, không chịu học tập, buông tha bản thân, dần 
dần đánh mất chính mình, sống chìm đắm trong thế giới ảo, không chịu phấn đấu. Một số sinh 
viên do được sự nuông chiều của gia đình, quen đòi hỏi hưởng thụ, ích kỷ, ỷ lại. Số sinh viên này 
cũng dễ rơi vào tình trạng bị bạn bè rủ rê đi theo con đường xấu, vi phạm vào các tệ nạn xã hội 
như ma túy, cờ bạc, vi phạm pháp luật, đua xe trái phép Nhiều vụ án được khám phá trong thời 
gian gần đây cho thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng. Khi đất nước mở 
cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ, trong đó, có những văn 
hóa đi ngược với thuần phong, mỹ tục của dân tộc cũng đã tràn vào và tác động không nhỏ đến lối 
sống của thanh niên sinh viên. Xây dựng lối sống đẹp, lành mạnh cho thanh niên sinh viên là một 
công việc cốt lõi của việc hình thành phát triển nhân cách con người mới, đáp ứng với điều kiện 
mới. Nó đòi hỏi vai trò của các thành viên trong cộng đồng xã hội là nhà trường, gia đình và các 
đoàn thể cùng tham gia đóng góp vào công tác giáo dục đào tạo, vai trò học tập, tự rèn luyện của 
chính thanh niên. Do đó, Đảng ủy và chính quyền đoàn thể, Đoàn thanh niên và Nhà trường phải 
tiến hành đồng bộ những giải pháp cần thiết để rèn luyện lối sống lành mạnh cho sinh viên và có 
thể nói rằng, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh 
viên nói riêng hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng 
cao cho sự phát triển của đất nước. 
2. Nội dung cơ bản 
2.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống 
cho sinh viên trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn 
- Những điểm mạnh: Hệ thống tổ chức tham gia giáo dục sinh viên của trường hoàn thiện 
từ Ban Giám hiệu, đến Phòng, Khoa, Cố vấn học tập, tổ chức lớp, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên. 
Ban Lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm và hỗ trợ công tác sinh viên nói chung và công tác chính 
trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nói riêng; phòng Chính trị và Công tác sinh 
viên là đơn vị tham mưu cho Ban Giám hiệu Trường về công tác giáo dục sinh viên cũng bố trí 
lãnh đạo phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này; lãnh đạo Khoa cũng như giáo vụ và cố vấn học 
tập các khoa luôn quan tâm, nhắc nhở và giáo dục sinh viên, đặc biệt là sinh viên thường xuyên 
vắng học, thiếu ý thức học tập. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên được tổ chức bài bản, từ cấp 
trường, khoa đến lớp, có nội dung tổ chức sinh hoạt, phát động phong trào rèn luyện thiết thực 
phù hợp với quy định của các tổ chức này, và được đặt dưới sự lãnh đạo kịp thời và chặt chẽ của 
Đảng ủy, chi bộ các cấp. 
Hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hỗ trợ đầy đủ hoạt động học và rèn luyện cho sinh viên. 
Hiện tại nhà trường có một sân thi đấu đa năng phù hợp với tất cả các bộ môn thể thao trong nhà, 
02 sân bóng chuyển, 01 sân cỏ và đường chạy điền kinh theo tiêu chuẩn hạng B quốc gia. Khu nội 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
75 
trú phục vụ tất cả nhu cầu ở ký túc xá cho sinh viên với căn tin, khu bếp tự quản cho sinh viên nấu 
ăn và cả sân thể thao; trang thiết bị trong phòng ở đầy đủ tiện nghi, giúp sinh viên ổn định cuộc 
sống, nâng cao chất lượng sinh hoạt hàng ngày. 
Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trẻ tuổi, nhiệt tình và có trình độ, tích cực tham gia 
các hoạt động giáo dục, rèn luyện sinh viên. Độ tuổi bình quân của cán bộ, giảng viên trường đa 
số nằm trong độ tuổi thanh niên, do đó các hoạt động đoàn thể luôn có cán bộ giảng viên và sinh 
viên cùng nhau tham gia, dựa trên đạo đức, lối sống tích cực của cán bộ giảng viên đã có tác động 
trực tiếp và liên tục lên sinh viên, góp phần tích cực vào kết quả giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo 
đức lối sống cho sinh viên. 
- Những mặt còn hạn chế: Tính gắn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị còn thiếu 
đồng bộ, chưa tạo hiệu ứng tổng hợp góp phần giáo dục sinh viên. Điều này thể hiện nhiều nhất ở 
hiệu lực thực thi của các văn bản, hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục, có nhiều khâu thực hiện 
cho qua, chưa nhận thức đúng mức vai trò đạo đức, lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và 
kết quả học tập của sinh viên. Vì thế mà đôi khi tác động giáo dục không được kịp thời, kết quả 
đạt được không được cao như yêu cầu. 
Chưa khai thác hết khả năng của hệ thống trang thiết bị, hỗ trợ. Do số lượng sinh viên ít nên 
việc tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, các câu lạc bộ còn hạn chế, dẫn đến chưa khai thác 
hết cơ sở vật chất đã trang bị phục vụ sinh viên. Mặc khác việc tổ chức các hoạt động này chủ yếu 
do Đoàn thanh niên mà chức có sự chủ động, tích cực từ chính sinh viên, nên khi kết thúc hoạt 
động là sinh viên cũng không tham gia duy trì, hoặc thiếu liên tục. Đội ngũ còn trẻ nên chưa có 
kinh nghiệm, kiến thức về tâm sinh lý học sinh, sinh viên còn yếu nên đôi khi còn chưa nghiêm 
túc, thiếu phù hợp trong giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên. Điều này thể hiện nhiều nhất là ở 
tính kỷ luật trong giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên, đôi khi vì trẻ tuổi nên không nhận biết 
hết các biểu hiện tiêu cực và tác hại lâu dài của các biểu hiện đó đến đạo đức, lối sống của học 
sinh, sinh viên, do đó đã bỏ qua hoặc xử lý chưa nghiêm những vi phạm đó. 
- Cơ hội: Có hệ thống tổ chức đầy đủ các thành phần tiếp xúc với học sinh, sinh viên giúp 
nâng cao hiệu quả, tác động nhanh chóng đến học sinh, sinh viên trong giáo dục đạo đức, lối sống. 
Trong hệ thống này có thể nhận thấy vai trò tác động toàn diện, liên tục và có hiệu quả nhất là vai 
trò của Cố vấn học tập đối với từng thành viên trong lớp. Thông qua việc hàng tuần tổ chức sinh 
hoạt lớp, Cố vấn học tập kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như thái độ học tập, rèn 
luyện của học sinh, sinh viên, qua đó có thể ra tác động giáo dục ngay, giúp học sinh, sinh viên 
nhận ra khuyết điểm, thiếu sót của mình để sửa chữa kịp thời, không để thái độ không tốt và các 
khuyết điểm diễn tiến quá lâu dẫn đến khó giáo dục, hoặc có thể dẫn đến học sinh, sinh viên bỏ 
học, gây khó khăn, bức xúc cho gia đình và tạo gánh nặng cho xã hội. 
Thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi kiến thức, hỗ trợ tốt 
cho học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên. Trên cơ sở trang thiết bị và những điều kiện vật 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 
76 
chất hiện có của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ rất thuận lợi, giúp đơn vị 
tổ chức không tốn nhiều kinh phí, tăng giá trị giải thưởng, kích thích học sinh, sinh viên tích cực 
tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, rèn luyện. 
- Thách thức: Cần phải có tổ chức tốt mới có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận 
trong giáo dục sinh viên. Đây được coi là khó khăn lớn nhất, bởi mỗi một hành vi, lời nói, thái độ 
và biểu hiện dù nhỏ nhất của mỗi cán bộ, giảng viên nhà trường đều có ảnh hướng đến thái độ, 
hành vi hay cao hơn là đạo đức, lối sống của sinh viên. Khi tạo được chuẩn mực hành vi, thái độ 
và lối sống trong nhà trường sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn trong người học, giúp người học tự 
điều chỉnh hoặc buộc phải điều chính lại hành vi, thái độ của mình phù hợp với chuẩn mực mà 
nhà trường đặt ra. 
Cần phải tổ chức bài bản, sâu rộng các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt 
động khác cho học sinh, sinh viên tham gia, góp phần giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên. Các 
hoạt động này cần phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và cần duy trì tốt để lôi kéo học sinh, 
sinh viên tham gia, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
2.2. Một số biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường 
hiện nay 
Đa số học sinh, sinh viên trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn đến từ vùng sâu, 
vùng xa thuộc các tỉnh duyên hải Bắc trung bộ, Trung Trung bộ và Tây Nguyên gồm nhiều dân 
tộc, ngoài người Kinh còn có Ê-đê, Cơ-tu, Tày, Nùng, Ba-na, Hrê, Mường. Đây cũng đồng thời là 
khu vực có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi vậy, giáo dục lý 
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên của Trường là nhiệm vụ chính trị - xã hội trọng 
điểm và lâu dài. Đồng thời, để đạt được mục tiêu giáo duc, cần có những giả pháp cụ thể và mang 
tính đặc thù. 
Thứ nhất, cần giáo dục văn hóa, lối sống tốt đẹp của dân tộc, đất nước và truyền thống cách 
mạng của địa phương, vùng miền mỗi dân tộc cư trú trên tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ, Trung 
Trung bộ và Tây Nguyên có những phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc thù. Giáo dục cho 
sinh viên gìn giữ, phát huy những nét đẹp của dân tộc mình là bồi đắp cho họ tình yêu gia đình, 
quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, kết hợp giáo dục tinh thần đoàn kết toàn dân và những giá trị 
văn hóa tốt đẹp của đất nước cho sinh viên là hướng họ đến những giá trị văn hóa chung của 
đất nước. 
Có thể sử dụng phối hợp nhiều hình thức: 
 - Tổ chức sinh hoạt chào cờ, hát quốc ca 2 tháng một lần. 
 - Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong sinh viên gắn với các dịp kỷ niệm các ngày lễ 
lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước với nhiều hình thức: Diễn đàn, tọa đàm, triển lãm hình 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
77 
ảnh, hội thi, hội diễn ca khúc cách mạng, thi sáng tác, thi tìm hiểu kiến thức, vận động sử dụng 
hình ảnh cờ Tổ quốc trên mạng xã hội... 
- Tổ chức các hoạt động về nguồn: thăm hỏi gia đình chính sách, phụng dưỡng bà mẹ Việt 
Nam anh hùng, thăm các di tích lịch sử; vận động thực hiện các công trình sinh viên tình nguyện, 
hỗ trợ cuộc sống các gia đình có công với cách mạng vào dịp 27-7 hằng năm; tổ chức cho sinh 
viên tham quan các bảo tàng trên địa bàn. 
- Tổ chức các hoạt động giúp sinh viên hiểu biết thêm về lịch sử, văn hóa vùng miền, dân 
tộc: Tổ chức các hình thức thi trực tuyến, các sản phẩm sáng tạo; lồng ghép nội dung lịch sử, văn 
hóa trong các sân chơi của sinh viên; phối hợp tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giới 
thiệu các tác phẩm văn học, sân khấu có đề tài lịch sử. 
 - Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, tuyên truyền về thông tin biên giới, chủ 
quyền Tổ chức hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các diễn 
đàn giới thiệu phương pháp học tốt các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Tuyên truyền, vận động sinh viên tích cực tham gia hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học 
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
- Tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua sinh 
hoạt chuyên đề; triển khai đăng ký các nội dung học tập thiết thực gắn với nhiệm vụ của sinh viên 
trong học tập, rèn luyện. Đổi mới và nâng cao hiệu quả trong bình chọn, giới thiệu, tuyên dương, 
đóng góp của tập thể sinh viên làm theo lời Bác, sinh viên làm theo lời Bác. 
- Tổ chức các hoạt động giới thiệu, quán triệt nghị quyết của Đảng đến sinh viên. Thực hiện 
tốt các hoạt động của Hội, tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu trở thành Đoàn viên, 
Đảng viên. 
Thứ hai, mỗi cá nhân phải nỗ lực tự rèn luyện, tự đào tạo, tự phấn đấu về giáo dục đạo đức, 
lối sống văn minh, tiếp cận với văn minh nhân loại, để không lạc hậu với xu hướng tiến bộ của thế 
giới. Thực tế đó đòi hỏi để nâng cao hiệu quả giáo dục, có thể thực hiện các giải pháp: 
- Tổ chức giáo dục pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên thông qua các cuộc 
thi, diễn đàn, ngày hội. Tổ chức tuyên truyền, vận động sinh viên chấp hành nghiêm luật giao 
thông đường bộ; Luật môi trường, ý thức bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên 
- Tổ chức các hoạt động giáo dục tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia, trách nhiệm với 
cộng đồng trong sinh viên, như: chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, chương trình Tiếp sức mùa 
thi, chiến dịch Xuân tình nguyện, hiến máu tình nguyện; giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó 
khăn trong xã hội như người già neo đơn, trẻ em mồ côi, những người bệnh hiểm nghèo, có hoàn 
cảnh đặc biệt khó khăn. 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 
78 
 - Tăng cường giáo dục thông qua tấm gương sinh viên tiêu biểu, xây dựng những điển hình 
trong sinh viên về học tập, nghiên cứu khoa học, đạo đức, tình nguyện, hội nhập. Phát hiện, giới 
thiệu các hành động đẹp, các gương người tốt, việc tốt trong sinh viên, như: Kịp thời tuyên dương 
các sinh viên có hành động đẹp; có hình thức giới thiệu trên bảng tin, website, giao lưu trong các 
đợt sinh hoạt tập trung đông sinh viên; lựa chọn các thói quen tốt cần có trong sinh viên đơn vị để 
tuyên truyền, vận động sinh viên thực hiện. 
- Tập trung triển khai đồng bộ, bài bản, khoa học, thực chất phong trào “Sinh viên 5 tốt”. 
Nâng cao về chất lượng và số lượng “Sinh viên 5 tốt” các cấp. Chú trọng giới thiệu, phát huy 
“Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương để xây dựng hình mẫu sinh viên đơn vị, địa phương. 
- Tổ chức các sân chơi văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh, trang bị kỹ năng thực hành xã 
hội cho sinh viên. Thường xuyên đổi mới trong tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục 
thể thao trong sinh viên. Coi trọng việc nắm bắt và định hướng xu thế hoạt động mới của giới trẻ, 
đảm bảo các giải pháp đáp ứng của tổ chức Hội phù hợp với nhu cầu chính đáng của sinh viên. 
 - Tăng cường vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, 
lối sống văn hóa cho sinh viên qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội: 
xây dựng website, lập fangage. 
Thứ ba, kết hợp tuyên truyền tại địa phương, nơi học sinh, sinh viên cư trú truyền thống 
văn hóa của người Việt Nam nói chung, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, vùng miền là coi trọng 
gia đình, làng xóm. Ở đây cụ thể là hoạt động tuyên truyền cho sinh viên cần được quán triệt đồng 
bộ ở tất cả các môi trường hoạt động của sinh viên: nhà trường, gia đình, nơi cư trú. Có như vậy, 
hoạt động tuyên truyền mới đạt hiệu quả. Hoạt động này có thể tiến hành thông qua các giải pháp: 
 - Kết nối và cập nhật thông tin tuyên truyền về đạo đức lối sống cho sinh viên tới các cán 
bộ địa phương. Có thể thông qua các hình thức như xây dựng những đơn vị kết nghĩa, lập nhóm 
cán bộ Đoàn - Hội giữa Nhà trường và các địa phương để chia sẻ thông tin: 
+ Tại Nhà trường: Triển khai sâu, rộng cuộc vận động “Sinh viên xây dựng môi trường sư 
phạm thân thiện, lành mạnh”, các hoạt động về xây dựng “Văn hóa học đường”; đổi mới phương 
pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh 
+ Tại kí túc xá: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền “Phòng ở Văn minh, lịch sự”, xây dựng 
văn hóa kí túc xá, tổ chức liên hoan văn nghệ theo chủ đề, tăng cường hoạt động tuyên truyền trên 
loa phát thanh của kí túc xá (vào thời gian hợp lý) 
+ Tại các khu vực ở trọ của sinh viên cần có hoạt động phù hợp để giúp sinh viên xây dựng 
lối sống lành mạnh, văn hóa: Thi đua xóm/nhà trọ văn hóa; cán bộ Đoàn - Hội thường xuyên sâu 
sát trao đổi, tìm hiểu đời sống của học sinh, sinh viên 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
79 
+ Tại địa phương, duy trì sự phối hợp giữa Phòng Chính trị và Công tác sinh viên với các 
cấp chính quyền, đoàn thể và có sự liên lạc với gia đình sinh viên 
- Tăng cường phối hợp với các đơn vị thông tin và truyền thông tại Thành phố Đà Nẵng, 
quận Ngũ Hành Sơn, Phường Hòa Quý trong việc tuyên truyền về các chương trình, hoạt động 
của Hội Sinh viên Việt Nam, về phong trào, danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, giải thưởng về các tấm 
gương sinh viên tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
- Giao cho các khoa đào tào tại trường khuyến khích, động viên sinh viên tích cực, đam mê 
trong nghiên cứu khoa học và quan tâm đề xuất sáng kiến, ý tưởng ứng dụng khoa học công nghệ 
vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
- Tích cực triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý 
tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên, giai đoạn 2013-2020” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ 
Chí Minh và Chương trình hành động số 33-CTr/TWĐTN-BTG của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 
thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 24 tháng 3 năm 2015 về 
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối 
sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030” cũng như thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-
TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng 
cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” có ý 
nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên của Trường./. 
3. Kết luận 
Đạo đức và lối sống là hai mặt cốt lõi của nhân cách, nó chi phối quan hệ con người với con 
người; con người với xã hội và thiên nhiên, để hình thành và phát triển nhân cách thì phải hình 
thành và rèn luyện các phẩm chất đạo đức, lối sống. Nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự 
hình thành nên và phát triển trong quá trình sống và giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi. 
Giáo dục đạo đức, lối sống là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã 
hội, mà nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất. Để đạt mục tiêu này, giáo dục đào tạo phải 
thường xuyên sáng tạo, đổi mới phương pháp và nội dung giáo dục để nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện. 
Đối với sinh viên, giảng đường là nơi họ dành nhiều thời gian trong quỹ thời gian của mình. 
Bên cạnh môi trường xã hội, môi trường giáo dục là một lĩnh vực liên quan mật thiết đến sinh 
viên, có tác động trực tiếp đến ý thức đạo đức, lối sống của sinh viên. Đây là nơi diễn ra các hoạt 
động giáo dục và rèn luyện trực tiếp, cụ thể nhất. Vì thế, việc xây dựng môi trường nhân văn phải 
đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật học đường, dạy và học đạt chất lượng cao, quan hệ thầy trò trong 
sáng, nêu cao tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu học. Ngoài việc dạy kiến thức, Nhà trường cần phát 
động các phong trào thi đua người tốt, việc tốt, tổ chức các đợt thi đua trong trường, trong lớp 
theo các chủ đề có ý nghĩa giáo dục tích cực thu hút mọi thành viên tự giác tham gia; tổ chức các 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 
80 
cuộc thi tìm hiểu các truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc... nhằm giáo dục, xây dựng và 
phát huy các truyền thống tốt đẹp, phong trào thi đua của thầy và trò trong việc thực hiện nhiệm 
vụ chính trị xã hội của từng năm học. Nhà trường cần có quy định về môi trường trong sạch, lành 
mạnh như nền nếp kỷ luật, nền nếp ăn nghỉ, sinh hoạt tại ký túc xá; quy định về phong cách ứng 
xử tạo nên nét đẹp truyền thống của trường. 
Có thể nói, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong Trường hiện nay là một việc làm 
vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài, với mục đích là giáo dục và đào tạo sinh viên trở 
thành những công dân vừa có đức, vừa có tài, để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã 
hội trong thời kỳ hội nhập. Để nâng cao công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên ở nhà 
trường đạt hiệu quả cao hơn, chúng tôi đề xuất áp dụng 6 biện pháp như đã phân tích ở trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chính phủ (2005), Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai 
đoạn 2006-2020, Hà Nội. 
[2]. Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg, ngày 28/8/2015 của Thủ tướng 
Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống 
cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” ở Trường Cao đẳng CNTT 
Hữu nghị Việt - Hàn (2016). 
[3]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trường Đại học Kiến 
trúc Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trung tâm đào tạo bồi 
dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4]. Nguyễn Thị Tùng (2013), Một số giải pháp cơ bản để nâng cao văn hóa lối sống cho sinh 
viên trong giai đoạn hiện nay, đăng tại 
hoc/nang-cao-cong-tac-giao-duc-dao-duc-loi-song-cho-hoc-sinh-sinh-vien-trong-giai-doan-
hien-nay-1489.aspx. 
[5]. Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 
“Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và 
nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. 
[6]. Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban 
hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính 
phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh 
thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” của ngành Giáo dục. 
[7]. Võ Hồng Sơn (2010), Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh 
viên trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Đại học Sư phạm - 
Đại học Đà Nẵng. 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
81 
[8]. Bài báo “Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ” đăng ngày 
25/3/2015 trên trang 
song-van-hoa-cho-the-he-tre-544942.html 
[9]. Bài báo “Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV” đăng ngày 05/5/2016 
trên trang 
loi-song-cho-hssv-675535/ 

File đính kèm:

  • pdfcac_bien_phap_nang_cao_cong_tac_giao_duc_dao_duc_loi_song_ch.pdf