Bước đầu đánh giá vai trò của kiểm duyệt văn bản thông qua việc khảo sát một số lỗi trong văn bản hành chính
Công tác quản lý văn bản từ lâu đã trở thành
một phần công việc quan trọng, không thể
thiếu của công tác văn thư lưu trữ. Nhà nước
ta luôn coi trọng công tác này và coi đây là
công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý
Nhà nước. Từ năm 1963, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 142/CP trong đó quy định rõ
Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công
tác lưu trữ. Đến 08/ 7/ 2004, sau 41 năm thực
hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định 110/2004-CP thay thế cho Nghị
định 142/CP về công tác văn thư và đến năm
2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định 09/2010/ NĐ-CP ngày 08/ 02/
2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về
công tác văn thư.
Trong thực tế, không cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp nào hoạt động mà không có (diễn ra)
việc soạn thảo, ban hành, chuyển, nhận văn
bản. Nói cách khác, văn bản giấy tờ là công
việc diễn ra hàng ngày, thường xuyên, gắn
liền với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Văn
bản giúp cho các tổ chức, đơn vị giao dịch,
truyền tải thông tin, tổ chức quản lý, thể hiện
cơ sở pháp lý.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu đánh giá vai trò của kiểm duyệt văn bản thông qua việc khảo sát một số lỗi trong văn bản hành chính
Vũ Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 291 - 295 291 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KIỂM DUYỆT VĂN BẢN THÔNG QUA VIỆC KHẢO SÁT MỘT SỐ LỖI TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Vũ Thị Vân* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thực tế cho thấy, có nhiều văn bản hành chính còn tồn tại lỗi sai về thể thức, kỹ thuật trình bày như phông chữ, cỡ chữ, chính tả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xử lý và quản lý văn bản. Từ việc khảo sát và phát hiện những lỗi sai về hình thức trong một số văn bản hành chính, bước đầu đánh giá vai trò của việc kiểm duyệt văn bản trước khi ký ban hành. Kiểm duyệt văn bản trước khi ký ban hành không chỉ góp phần hạn chế những lỗi sai trên mà còn giúp cho công tác quản lý văn bản được đúng quy định. Từ khóa: văn bản hành chính, thể thức, kỹ thuật trình bày, quy trình, kiểm tra, kiểm duyệt. ĐẶT VẤN ĐỀ* Công tác quản lý văn bản từ lâu đã trở thành một phần công việc quan trọng, không thể thiếu của công tác văn thư lưu trữ. Nhà nước ta luôn coi trọng công tác này và coi đây là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước. Từ năm 1963, Chính phủ đã ban hành Nghị định 142/CP trong đó quy định rõ Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ. Đến 08/ 7/ 2004, sau 41 năm thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 110/2004-CP thay thế cho Nghị định 142/CP về công tác văn thư và đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 09/2010/ NĐ-CP ngày 08/ 02/ 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư. Trong thực tế, không cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào hoạt động mà không có (diễn ra) việc soạn thảo, ban hành, chuyển, nhận văn bản. Nói cách khác, văn bản giấy tờ là công việc diễn ra hàng ngày, thường xuyên, gắn liền với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Văn bản giúp cho các tổ chức, đơn vị giao dịch, truyền tải thông tin, tổ chức quản lý, thể hiện cơ sở pháp lý... PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về công tác quản lý văn thư, lưu trữ, điều đó * Tel: 0987 349900, Email: vandhkh@gmail.com góp phần làm cho công tác văn thư, lưu trữ dần đi vào nền nếp, bảo đảm việc phục vụ hoạt động quản lý hành chính Nhà nước có hiệu quả...Tuy nhiên, qua thực tế công tác, tình trạng văn bản sai thể thức, kỹ thuật trình bày còn khá phổ biến, do vậy, chưa phát huy được vai trò trong thực tiễn...Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập tới một khía cạnh trong công tác văn thư, đó là bước đầu đánh giá vai trò của việc kiểm duyệt, kiểm tra văn bản hành chính (quyết định, thông báo, công văn, báo cáo, tờ trình,...) trước khi ký ban hành thông qua việc khảo sát, thống kê những lỗi sai thường gặp về thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản hành chính để bạn đọc cùng trao đổi, bàn luận. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN Tại sao phải kiểm duyệt, kiểm tra, văn bản trước khi ký ban hành? Trước hết, cần phải khẳng định, việc kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành là việc làm cần thiết và bắt buộc trong công tác quản lý văn bản nói riêng và trong công tác văn thư nói chung của mỗi cơ quan, tổ chức. Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 5, Điều 1 của Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/ 02/ 2010 của Chính phủ như sau: "Chánh Văn phòng; Trưởng Phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức không có Văn phòng; người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình Vũ Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 291 - 295 292 bày và thủ tục ban hành văn bản trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật". Quyết định số 2500/QĐ-BGDĐT ngày 24/ 3/ 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động công tác văn thư và Quyết định số 2818/QĐ- BGDĐT ngày 01/ 8/ 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy chế tổ chức hoạt động công tác văn thư ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định cụ thể về việc kiểm tra văn bản, đó là: " Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chuẩn xác của nội dung văn bản. Thư ký của Lãnh đạo Bộ có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ, bảo đảm trình tự, thể thức văn bản theo đúng quy định" (Trích Điều 25). Văn bản số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/ 7/ 2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến cũng quy định rõ "Trước khi thực hiện các công việc để phát hành văn bản, cán bộ văn thư cần kiểm tra lại về thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; nếu phát hiện có sai sót, phải kịp thời báo cáo người được giao trách nhiệm xem xét, giải quyết”. Quy định về công tác văn thư, lưu trữ được ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ- ĐHTN ngày 24/ 2/ 2012 của Đại học Thái Nguyên quy định việc “kiểm tra về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản” trong Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên như sau: “1. Đối với văn bản của Đại học Thái Nguyên Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm kiểm tra về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đại học Thái Nguyên. 2. Đối với văn bản của các đơn vị Lãnh đạo phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của đơn vị..." (Trích Điều 12) Như vậy, có thể khẳng định khâu rà soát, kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành là việc làm cần thiết và bắt buộc trong công tác quản lý văn bản. Trong bất kỳ cơ quan, tổ chức, đơn vị nào, muốn thực hiện tốt công tác quản lý văn bản thì không được bỏ qua khâu, bước nào trong quy trình ban hành văn bản, đặc biệt là khâu kiểm duyệt văn bản trước khi ký ban hành. Người được giao nhiệm vụ kiểm duyệt văn bản (Lãnh đạo phụ trách công tác hành chính, cán bộ văn thư của đơn vị...) sẽ phải chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản đó. Thế nào là thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản hành chính? Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản hành chính được quy định ở Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/ 4/ 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/ 02/ 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/ 4/ 2004. Đặc biệt Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/ 01/ 2011 của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể và chi tiết về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Theo đó, "Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định..." (Điều 2). Thể thức văn bản hành chính thường bao gồm các thành phần sau: Quốc hiệu; Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; Số ký hiệu của văn bản; Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; Nội dung văn bản; Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; Dấu của cơ quan, tổ chức; Nơi nhận; Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). Kỹ thuật trình bày văn bản "bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác..."(Điều 3). Vũ Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 287 - 291 293 Biểu 1. Kết quả khảo sát thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính TT Thể thức thể thức, kỹ thuật trình bày Theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/ 01/ 2011 của Bộ Nội vụ Kết quả khảo sát (VD) Những lỗi sai về thể thức và kỹ thuật trình bày Tỷ lệ (%) 1 Quốc hiệu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO- HẠNH PHÚC ---------------- hoặc: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------&*&------ 28/ 100 (28%) 2 Tên cơ quan, tổ chức CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN TRỰC THUỘC CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN TRỰC THUỘC 11/100 ( 11%) 3 Tên loại và trích yếu a Văn bản có tên loại QUYẾT ĐỊNH Về việc ..................................................... QUYẾT ĐỊNH Về việc ..................................................... --------------------------- 14/100 (14%) b Công văn V/v đóng góp ý kiến cho dự thảo "V/v: đóng góp ý kiến cho dự thảo" Về việc đóng góp ý kiến cho dự thảo 16/100 (16%) 4 Chức vụ, họ tên của người ký BỘ TRƯỞNG Nguyễn Văn A TL. BỘ TRƯỞNG PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Văn A HIỆU TRƯỞNG NguyÔn V¨n C PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn C 9/100 (9%) 5 Nơi nhận a “Kính gửi” Kính gửi: - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - UBND Tỉnh Thái Nguyên; Kính gửi: - - Bộ Giáo dục & Đào tạo. - - UBND Tỉnh Thái nguyên. - 16/100 (16%) b “Nơi nhận” Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lưu: VT, TCCB. N¬i nhËn (hoặc Nơi nhận): - Như Điều 3; - Lưu: VT,CT-HSSV. 21/100 (21%) ... Vũ Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 291 - 295 294 Các lỗi thường gặp về thể thức và kỹ thuật trình bày trong văn bản hành chính Chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 100 văn bản hành chính gồm kế hoạch, báo cáo, công văn, quyết định của các cấp khác nhau để khảo sát về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, kết quả cụ thể như trình bày trong bảng. Từ bảng thống kê khảo sát trên cho thấy, lỗi sai thường gặp nhất trong các văn bản hành chính là lỗi sai về phông chữ, kiểu chữ. Thông tư 01/2011/TT-BNV quy định phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Tuy nhiên, có những trường hợp, (có thể do copy) trong cùng một văn bản có hai loại phông chữ khác nhau (vừa sử dụng phông VnTime, vừa sử dụng bộ mã ký tự Unicode). Người soạn thảo còn nặng về tính trình bày khi tuỳ tiện sử dụng nhiều loại kiểu chữ không được sử dụng trong văn bản hành chính như kiểu chữ Vnistote, Anrial... Trong số những văn bản hành chính chúng tôi đã khảo sát, lỗi chính tả chiếm số lượng khá lớn (89 lỗi), những lỗi chính tả phổ biến nhất là chân trọng, trân thành (trân trọng, chân thành), sử lý (xử lý), bổ xung (bổ sung), sơ suất (sơ xuất).Có 126 lỗi sai về chữ viết hoa, cụ thể: chính phủ (Chính phủ), Thành Phố Thái Nguyên (thành phố Thái Nguyên), khu vực Đông bắc (khu vực Đông Bắc), Giám Đốc (Giám đốc), Phó trưởng phòng (Phó Trưởng phòng).... Nguyên nhân Qua thực tế công tác và qua kết quả khảo sát trên, bước đầu đánh giá những văn bản hành chính được ban hành chưa đúng thể thức quy định do một số nguyên nhân sau: - Do năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản còn hạn chế. - Chưa có sự thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trong cùng một đơn vị. - Không thực hiện đúng quy trình quản lý văn bản, bỏ qua khâu kiểm duyệt văn bản. - Do cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm duyệt văn bản chưa cẩn trọng trong việc kiểm tra, rà soát văn bản nên không phát hiện ra lỗi sai về thể thức, kỹ thuật trình bày hoặc nếu có phát hiện ra nhưng vẫn không thực hiện đúng quy định do thái độ nể nang Để hạn chế những lỗi sai về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản như trên, các đơn vị phải quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ soạn thảo văn bản; phải xây dựng quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của đơn vị mình dựa trên quy định hiện hành và thống nhất thực hiện trong đơn vị.Tuy nhiên, thiết nghĩ biện pháp hiệu quả nhất là phải thực hiện đúng quy trình quản lý văn bản, đó là kiểm duyệt văn bản trước khi trình ký và ban hành. Việc kiểm duyệt văn bản trước khi trình ký và ban hành không chỉ thực hiện đúng quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụmà còn giúp cho công tác quản lý văn bản được dễ dàng, thuận tiện hơn. Nó tạo sự thống nhất về thể thức, kỹ thuật trình bày; hạn chế những lỗi sai không đáng có; nâng cao tính thuyết phục, hiệu lực của văn bản; phát huy tối đa giá trị của văn bản... MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Một là, soạn thảo văn bản là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi chuyên viên, cán bộ văn phòng, do vậy, việc bồi dưỡng trình độ, năng lực, nâng cao hiểu biết về công tác văn thư nói chung và kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính nói riêng là điều cần thiết. Việc cử đi học bồi dưỡng, tổ chức tập huấn, học hỏi kinh nghiệmcần thực hiện thường xuyên hơn. Hai là, việc tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ công tác văn thư nói chung và đánh giá công tác soạn thảo văn bản nói riêng sẽ giúp cho mỗi đơn vị, cá nhân đánh giá đúng vị trí, vai trò của công tác này trong quản lý hành chính Nhà nước. Ba là, thực hiện việc đánh giá cán bộ, viên chức làm công tác này trên cơ sở hiệu quả công việc, kết quả đầu ra của sản phẩm do họ tham mưu hoặc trực tiếp soạn thảo, kiểm duyệt, thẩm định. Có thể coi đây là một tiêu chí thi đua, đánh giá thi đua đối với cán bộ và đơn vị làm công tác hành chính, văn phòng. KẾT LUẬN Trong quản lý hành chính Nhà nước, văn bản hành chính là phương tiện chủ yếu để các đơn Vũ Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 287 - 291 295 vị, cơ quan giao dịch, truyền tải thông tin, tổ chức quản lý... do vậy, để văn bản phát huy tối đa những chức năng trên, yêu cầu văn bản phải chuẩn xác cả về nội dung lẫn hình thức. Văn bản được ban hành không phải là sản phẩm của một cá nhân nào, đó là sản phẩm của tập thể, nó đòi hỏi có sự tham gia, cộng tác của nhiều người qua các bước khác nhau (người viết bản thảo, người đánh máy, người kiểm duyệt, lãnh đạo ký, người phôto, đóng dấu), trong đó khâu kiểm duyệt văn bản sẽ đóng vai trò quyết định đến chất lượng của văn bản./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nội vụ (2005), văn bản số 425/VTLTNN- NVTW ngày 18/ 7/ 2005 về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quyết định số 2500/QĐ-BGDĐT ngày 24/ 3/ 2009 về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động công tác văn thư. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quyết định số 2818/QĐ-BGDĐT ngày 01/ 8/ 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy chế tổ chức hoạt động công tác văn thư ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [4]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư. [5]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư. [6]. Đại học Thái Nguyên (2012), Quyết định số 161/QĐ-ĐHTN ngày 24/ 2/ 2012 quy định về công tác văn thư, lưu trữ. [7]. Vũ Thị Phụng (2003), Nghiệp vụ thư ký văn phòng, Nxb ĐHQG Hà Nội. [8]. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục. SUMMARY INITIALLY TESTING THE ROLE OF THE WRITTEN APPROVAL THROUGH THE SURVEY OF SOME ADMINISTRATIVE DOCUMENTS Vu Thi Van* College of Sciences - TNU In fact, there are existing mistakes of the modalities and technical presentations in administrative documents such as: wrong font, font size, misspelling, ... This effects not less to the document processing and document management. Finding out the errors on the form in some administrative documents from the survey will initially evaluate the role of censoring documents before signing. The censoring documents before signing not only limits mistakes, but it also helps the document management in regulations. Key words: administrative documents, modalities, technical presentations, process, testing, censorship * Tel: 0987 349900, Email: vandhkh@gmail.com
File đính kèm:
- buoc_dau_danh_gia_vai_tro_cua_kiem_duyet_van_ban_thong_qua_v.pdf