Biến tấu hay khả năng tạo sinh của nhạc điệu thơ lục bát (Từ nền tảng của ca dao)

Sáng tạo nào cũng vận động theo hướng: phi chuẩn, chuẩn hoá, phá chuẩn (tất nhiên sẽ có hiện tượng quay ngược lại nhưng ở một trình độ khác), về mặt lịch sử, sự vận động này là cả một quá trinh lâu dài, từ sáng tạo cá nhân đến phổ quát xã hội, rồi như một cuộc bứt phá ngoạn mục, cá nhân lại làm ra những giá trị mới trên cái nền của những phổ quát ấy để chứng tỏ sự tồn tại độc đáo đa dạng của nghệ thuật, về mặt cấu trúc, những gì đạt đến chuẩn mực chặt chẽ sẽ đông cứng lại (như thất ngôn bát cú Đường luật chẳng hạn) thậm chí bị diệt vong trong sự cạnh tranh sinh tồn của thể loại.

Một phát hiện khá thú vị của tác giả Lam Giang, yêu vận là một nét đặc thù của thi pháp thơ Việt và từ cái hạt nhân khu biệt này, thơ ca Việt Nam vận động qua những thể thức khác nhau: "Ngoài cước vận, thi luật của Quốc Phong còn sử dụng một lối gieo vần không hề có trong thi pháp Trung Hoa: yêu vận"; "Quốc Phong yêu vận bình sau này được văn chương bác học điển chế thành thơ lục bát"; "Quốc Phong yêu vận trắc sau này được điển chế thành thơ song thất lục bát hay lục bát gián thất" [4]. Hiển nhiên, lục bát không chỉ có yêu vận mà còn sử dụng cước vận, nhưng cước vận chỉ là sự chi viện để nối kết các cặp lục bát với nhau2. Xét về mặt cấu trúc, cước vận chỉ là nhân tố ngoại biên, mà hạt nhân chính của lục bát vẫn là yêu vận.

 

pdf 8 trang kimcuc 6660
Bạn đang xem tài liệu "Biến tấu hay khả năng tạo sinh của nhạc điệu thơ lục bát (Từ nền tảng của ca dao)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbien_tau_hay_kha_nang_tao_sinh_cua_nhac_dieu_tho_luc_bat_tu.pdf