Biến dị và thông số di truyền của các dòng vô tính keo lai mới chọn lọc tại khảo nghiệm dòng vô tính ở Yên Thế, Bắc Giang

Nghiên cứu biến dị và thông số di truyền về sinh trưởng, chất lượng thân

cây, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi đo bằng phương pháp gián

tiếp sử dụng thiết bị Fakopp của keo lai được thực hiện trên 138 dòng keo

lai mới chọn tạo và 12 công thức đối chứng (6 dòng keo lai đã được công

nhận, 3 lô hạt Keo tai tượng, 3 lô hạt Keo lá tràm), ở tuổi 3 trên khảo

nghiệm dòng vô tính tại Yên Thế, Bắc Giang nhằm tìm hiểu cơ sở khoa

học cho chương trình chọn giống keo lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy

sinh trưởng, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi giữa các dòng vô tính

có sự sai khác rõ rệt (Fpr. < 0,001).="" hệ="" số="" di="" truyền="" theo="" nghĩa="" rộng="">

các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình (H2 = 0,36 -0,39) và hệ số biến

động di truyền cao (CVG = 10,1 - 13,1%). Hệ số di truyền của tính trạng

mô đun đàn hồi (H2 = 0,20) thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng

khối lượng riêng (H2 = 0,47). Hệ số biến động di truyền của khối lượng

riêng và mô đun đàn hồi ở mức trung bình (7,4 - 7,7%). Tương quan kiểu

hình giữa tính trạng sinh trưởng với các tính chất gỗ ở keo lai tại đây là

yếu và không có ý nghĩa (-0,054 - 0,105), do đó việc cải thiện các chỉ tiêu

sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất gỗ ở keo lai.

Tương quan kiểu hình giữa tính trạng khối lượng riêng với mô đun đàn

hồi ở mức trung bình (r = 0,41) cho thấy cải thiện khối lượng riêng cũng

làm gia tăng mô đun đàn hồi ở gỗ keo lai.

pdf 10 trang kimcuc 2980
Bạn đang xem tài liệu "Biến dị và thông số di truyền của các dòng vô tính keo lai mới chọn lọc tại khảo nghiệm dòng vô tính ở Yên Thế, Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến dị và thông số di truyền của các dòng vô tính keo lai mới chọn lọc tại khảo nghiệm dòng vô tính ở Yên Thế, Bắc Giang

Biến dị và thông số di truyền của các dòng vô tính keo lai mới chọn lọc tại khảo nghiệm dòng vô tính ở Yên Thế, Bắc Giang
Tạp chí KHLN 4/2016 (4593 - 4602) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov. 
4593 
BIẾN DỊ VÀ THÔNG SỐ DI TRUYỀN 
CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH KEO LAI MỚI CHỌN LỌC 
TẠI KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH Ở YÊN THẾ, BẮC GIANG 
Đỗ Hữu Sơn, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Dương Hồng Quân 
Nguyễn Quốc Toản, Trịnh Văn Hiệu 
Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp 
Từ khóa: Hệ số di truyền 
theo nghĩa rộng, Fakopp, 
keo lai, khối lượng riêng 
gỗ, mô đun đàn hồi 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu biến dị và thông số di truyền về sinh trưởng, chất lượng thân 
cây, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi đo bằng phương pháp gián 
tiếp sử dụng thiết bị Fakopp của keo lai được thực hiện trên 138 dòng keo 
lai mới chọn tạo và 12 công thức đối chứng (6 dòng keo lai đã được công 
nhận, 3 lô hạt Keo tai tượng, 3 lô hạt Keo lá tràm), ở tuổi 3 trên khảo 
nghiệm dòng vô tính tại Yên Thế, Bắc Giang nhằm tìm hiểu cơ sở khoa 
học cho chương trình chọn giống keo lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
sinh trưởng, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi giữa các dòng vô tính 
có sự sai khác rõ rệt (Fpr. < 0,001). Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của 
các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình (H2 = 0,36 -0,39) và hệ số biến 
động di truyền cao (CVG = 10,1 - 13,1%). Hệ số di truyền của tính trạng 
mô đun đàn hồi (H2 = 0,20) thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng 
khối lượng riêng (H2 = 0,47). Hệ số biến động di truyền của khối lượng 
riêng và mô đun đàn hồi ở mức trung bình (7,4 - 7,7%). Tương quan kiểu 
hình giữa tính trạng sinh trưởng với các tính chất gỗ ở keo lai tại đây là 
yếu và không có ý nghĩa (-0,054 - 0,105), do đó việc cải thiện các chỉ tiêu 
sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất gỗ ở keo lai. 
Tương quan kiểu hình giữa tính trạng khối lượng riêng với mô đun đàn 
hồi ở mức trung bình (r = 0,41) cho thấy cải thiện khối lượng riêng cũng 
làm gia tăng mô đun đàn hồi ở gỗ keo lai. 
Keywords: Acacia hybrid, 
Fakopp, modulus of 
elasticity, repeatability, 
wood density 
Genotypic variation on clones of acacia hybrid at Yen The clonal test 
Genotypic variation and clonal repeatabilities in growth, stem quality, 
wood density and dynamic modulus of elasticity (MoEd) of acacia hybrid 
were estimated in 138 newly sellected clones and 12 control clones (6 
commercial clones, 3 bulked seedlots of Acacia mangium and 3 bulked 
seedlots of Acacia auriculiformis) at age 3 years in a clonal trial at Yen 
The, Bac Giang. The results showed that there were significant differences 
(Fpr. < 0.001) in growth, wood density and MoEd between clones. The 
clonal repeatability of growth traits were moderate (H
2
 = 0.36 - 0.39) and 
coefficients of genotypic variation were high (CVG = 10.1 - 13.1%). The 
clonal repeatability of MoEd were lower than that for wood density, 0.20 
and 0.47, respectively. The coefficients of genotypic varation of wood 
density and MoEd were moderate (7.4 - 7.7%). Phenotypic correlations 
between growth traits and wood properties were weak and 
nonsignificantly (-0,054 to 0,105). These correlations suggest that 
improvement of the growth traits of acacia hybrid could not affect on 
wood properties. The correlation between wood density and MoEd were 
moderate (r = 0,41) showed that selection of wood density could influence 
positively on MoEd of this species. 
Tạp chí KHLN 2016 Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) 
4594 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Keo lai (Acacia mangium A. auriculiformis) 
là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo 
tai tượng và Keo lá tràm. Đây là giống cây 
sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng lớn, 
khả năng cải tạo đất cao, có thể tích, khối 
lượng gỗ và tiềm năng bột giấy cao hơn 2 loài 
cây bố mẹ Keo tai tượng và Keo lá tràm. Sản 
phẩm gỗ keo lai rất phù hợp và hiện được ưa 
chuộng để làm nguyên liệu cho sản xuất gỗ xẻ, 
gỗ bóc, ván nhân tạo và bột giấy (Lê Đình Khả 
et al., 2012). 
Nghiên cứu cứu cải thiện giống keo lai đã 
được tiến hành từ những năm 1993, kết quả đã 
chọn lọc được hơn 20 giống keo lai tự nhiên 
và keo lai nhân tạo có sinh trưởng nhanh. Một 
số giống ngoài khả năng sinh trưởng nhanh 
còn có khả năng chống chịu bệnh phấn trắng, 
bệnh phấn hồng và bệnh chết héo. Tuy nhiên, 
các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung 
chủ yếu vào chọn lọc các dòng vô tính có sinh 
trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh 
hại tốt, khả năng nhân giống vô tính và một số 
tính chất gỗ cho các dòng đã được công nhận. 
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng gỗ rừng 
trồng keo lai phục vụ cho trồng rừng gỗ lớn, 
đáp ứng yêu cầu gỗ xẻ chất lượng cao thì việc 
nghiên cứu chọn lọc sớm các giống keo lai vừa 
có sinh trưởng nhanh lại có chất lượng gỗ tốt 
là một yêu cầu cấp thiết của ngành. Do vậy, 
nghiên cứu tiềm năng biến dị và khả năng di 
truyền trong các quần thể keo lai chọn lọc sớm 
từ các vườn giống Keo tai tượng và Keo lá 
tràm là rất quan trọng để xây dựng chiến lược 
chọn giống keo lai có hiệu quả cao. Khối 
lượng riêng của gỗ là chỉ tiêu hết sức quan 
trọng, có liên quan đến hầu hết các tính chất 
khác của sản phẩm gỗ như độ cứng gỗ, độ bền 
và hiệu suất bột giấy (Greaves, Borralho, 
1996; Raymond, 2001). Bên cạnh khối lượng 
riêng thì tính chất cơ lý gỗ như mô đun đàn hồi 
(MOE) cũng là tính chất quan trọng ảnh hưởng 
tới chất lượng gỗ làm các cấu kiện chịu lực 
trong xây dựng như khung cửa, xà gồ 
(Dinwoodie, 2000) và chống chịu tốt hơn với 
gió lớn (Rokeya et al., 2010). 
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác 
định mức độ biến dị và khả năng di truyền 
giữa các dòng keo lai về khối lượng riêng của 
gỗ và mô đun đàn hồi của quần thể 146 dòng 
vô tính keo lai được trồng tại Yên Thế, Bắc 
Giang. Tương quan di truyền giữa tính trạng 
sinh trưởng và các tính chất gỗ trên và những 
thảo luận về ứng dụng cho chương trình cải 
thiện giống keo lai ở nước ta trong tương lai 
cũng được trình bày trong bài báo này. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Vật liệu cho nghiên cứu là bộ giống gồm 146 
dòng keo lai, trong đó bao gồm: 
- 138 dòng keo lai mới chọn lọc, gồm 111 
dòng là giống keo lai chọn lọc sớm cây mẹ 
Keo tai tượng (Am Aa) và 27 dòng là giống 
keo lai chọn lọc sớm từ cây mẹ Keo lá tràm 
(Aa Am). 
- 6 dòng keo lai đã được công nhận là giống 
quốc gia, như BV10, BV16, BV32, BV33, 
BV71 và BV73 (GCN). 
- 3 lô hạt Keo tai tượng gồm lô hạt nguyên sản 
xuất xứ Pongaki, Papua New Guinea 
(KTTNS), lô hạt hỗn hợp từ vườn giống tại 
Bầu Bàng, Bình Dương và lô hạt thu từ rừng 
giống Đông Hà, Quảng Trị (Am hạt). 
- 3 lô hạt Keo lá tràm gồm lô hạt nguyên sản 
xuất xứ Coen River, Queensland (KLTNS), lô 
hạt hỗn hợp từ vườn giống tại Bầu Bàng, Bình 
Dương và lô hạt thu từ rừng giống Đông Hà, 
Quảng Trị (Aa hạt). 
Các dòng keo lai này được trồng khảo nghiệm 
vào tháng 5 năm 2012 tại Yên Thế, Bắc Giang. 
Khảo nghiệm dòng vô tính này được thiết kế 
Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4595 
theo khối ngẫu nhiên không đầy đủ theo hàng - 
cột (Williams et al., 2002), với 6 lần lặp và 2 
cây/ô. 
Điểm Yên Thế, Bắc Giang nằm tại vùng Đông 
Bắc Bộ, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ảnh 
hưởng của khí hậu lục địa, mùa hè nóng và 
mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 
23,4
o
C, lượng mưa chỉ khoảng 1550mm tập 
trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10. Đất tại 
Yên Thế là dạng đất ferralit đỏ vàng phát triển 
trên đá biến hình chua, mắc ma chua hoặc đá 
trầm tích chua. Đất đều có độ phì thấp, thoái 
hóa mạnh, tầng đất mỏng với độ pHKCl là 4,5. 
2.2. Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu 
Số liệu được tiến hành thu thập vào tháng 4 
năm 2015. 
Các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính 
ngang ngực (D1,3), chiều cao vút ngọn (H) 
được đo đếm theo các phương pháp thông 
dụng trong điều tra rừng của Vũ Tiến Hinh và 
Phạm Ngọc Giao (1997). 
Thể tích thân cây (V dm3/cây) được tính bằng 
công thức của Lê Đình Khả và Dương Mộng 
Hùng (1998): 
2
1,3D
V H.f
4
Trong đó: f là hình số (giả định là 0,5) 
Đánh giá các chỉ tiêu về độ thẳng thân (Dtt) 
theo phương pháp cho điểm (thang điểm 5) của 
Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (1998). 
Đánh giá độ duy trì trục thân (Dttt) được thực 
hiện theo phương pháp cho điểm của 
Luangviriyasaeng và Pinyopusarerk (2002). 
Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp (Icl) được tính 
theo công thức: Icl = Dtt Dttt 
Với các chỉ tiêu tính chất gỗ, trên cơ sở thu 
thập số liệu sinh trưởng, chúng tôi tiến hành 
chọn lọc ngẫu nhiên các dòng trong số các 
dòng có đường kính bình quân lớn hơn 6cm để 
tiến hành thu thập số liệu chỉ tiêu Fakopp và 
khối lượng riêng của gỗ. 
+ Khối lượng riêng gỗ được xác định bằng 
phương pháp nước chiếm chỗ của Olesen 
(1971) cụ thể như sau: Trong số các dòng 
được chọn, tiến hành chọn 4 cây/dòng trên các 
lặp khác nhau để thu mẫu gỗ. Cắt cây lấy một 
mẫu thớt có độ dày 5cm ở vị trí 1,3m của cây. 
Mẫu gỗ thớt được cân xác định khối lượng 
tươi của gỗ, sau đó được ngâm bão hòa nước 
trong 48 giờ và được cân trong nước (w1) sau 
đó được sấy khô kiệt ở nhiệt độ 105oC trong 
48 giờ và cân khối lượng khô kiệt (w2). Khối 
lượng riêng gỗ (KLR) được xác định bằng 
công thức: 
2
1
w
KLR 1000
w
 (kg/m
3
) 
+ Xác định chỉ tiêu FAKOPP bằng đo tốc độ 
âm thanh truyền trong gỗ: Việc đo này được 
thực hiện bằng máy đo FAKOPP microsecond 
timer (đơn vị µs) (Ross, 1999). Thiết bị này 
truyền sóng âm thanh giữa 1 cực truyền và 1 
cực tiếp nhận. Các cực được đặt ở vị trí 0,1m 
và 1,5m tính từ gốc lên. Sóng âm được tạo ra 
bởi việc dùng búa gõ vào cực truyền. Thời 
gian truyền âm thanh được chuyển thành vận 
tốc sóng âm truyền trong lớp ngoài của thân gỗ 
ở khoảng cách giữa 2 cực. Vận tốc này được 
sử dụng để dự đoán mô đun đàn hồi (MoEd) 
theo công thức: 
MoEd = KLRT * Vel
2
 (GPa) 
Trong đó: - MoEd: mô đun đàn hồi tính theo 
Fakopp 
- Khối lượng riêng gỗ tươi (KLRT) của gỗ keo 
lai được tính bằng công thức: 
KLRT = KLGT/w1; trong đó KLGT là khối lượng 
gỗ tươi; w1 là khối lượng gỗ được cân trong 
nước sau ngâm bão hòa nước trong 48 giờ. 
Tạp chí KHLN 2016 Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) 
4596 
- Vel (km/s): Velocity - vận tốc sóng âm được 
chuyển đổi từ thời gian truyền sóng âm bằng 
thiết bị Fakopp theo công thức: 
4,1/
1000
Fakopp
Vel 
Trong đó, giá trị 1,4 là khoảng cách giữa 2 cực 
của Fakopp tính bằng m. 
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 
Xử lý số liệu theo các phương pháp của 
Williams và đồng tác giả (2002) sử dụng các 
phần mềm thống kê thông dụng trong cải thiện 
giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 
7.0 (CSIRO) và ASREML 4.0 (VSN 
International). 
- Mô hình xử lý thống kê: 
 amY 
Trong đó:  là trung bình chung toàn thí 
nghiệm; m là ảnh hưởng của các thành phần 
cố định (fixed effects) như lặp, loài cây mẹ; a 
là ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên 
(random effects) như hàng, cột, và dòng vô 
tính; ε là sai số. 
So sánh sai dị giữa các trung bình mẫu được 
tiến hành theo tiêu chuẩn Fisher (tiêu chuẩn F): 
Nếu xác suất của F. pr (xác suất tính) > 0,05 có 
nghĩa là các công thức đồng nhất về giá trị 
so sánh; nếu xác suất của F. pr (xác suất 
tính) < 0,05 hoặc 0,01 có nghĩa là giữa các 
công thức có sự sai khác rõ rệt, ở mức ý 
nghĩa 95% hoặc 99%. 
Khoảng sai dị đảm bảo (Lsd) được xác định 
bằng công thức: 
Lsd = Sed t.05(k) 
Trong đó: 
+ Lsd: Khoảng sai dị có ý nghĩa giữa các trung 
bình mẫu. 
+ Sed (Standard error of difference of mean): 
Sai số về sự sai khác giữa các mẫu. 
+ t.05(k) giá trị t tra bảng ở mức xác suất có ý 
nghĩa 0,05 với bậc tự do k 
- Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (clonal 
repeatability) được tính theo công thức: 
2 2
2 c c
2 2 2 2
P c m e
H
 
   
- Hệ số biến động kiểu gen: 
X
CV CG
100
Trong đó: 2c là phương sai giữa các dòng vô 
tính,
2
P là phương sai kiểu hình, 
2
m là 
phương sai của ô trong lặp, 2e là phương sai 
ngẫu nhiên. 
Tương quan kiểu hình )( pr giữa hai tính trạng 
1 và 2 được tính theo công thức : 
21
21
PP
PP
pr


Trong đó: 
21CC
 , là hiệp biến động dòng vô tính và kiểu 
hình của tính trạng 1 và 2. 
1C
 , 
2
,C 1P , 2P và 21PP là các phương sai và 
hiệp phương sai kiểu hình của các dòng vô 
tính cho tính trạng 1 và 2. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Biến dị về sinh trưởng giữa các dòng 
vô tính 
Kết quả phân tích sinh trưởng và chất lượng 
thân cây của các dòng keo lai mới tại Yên Thế, 
Bắc Giang được thể hiện chi tiết trong bảng 1 
dưới đây. 
Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4597 
Bảng 1. Sinh trưởng và chất lượng thân cây của các dòng keo lai 
tại Yên Thế, Bắc Giang (5/2012 - 4/2015) 
XH Dòng Cây mẹ 
TLS 
(%) 
Sinh trưởng Chất lượng 
D1.3 (cm) H (m) V (dm
3
) 
Dtt 
(điểm) 
Dttt 
(điểm) 
Icl 
1 BV538 AM 83,3 12,0 14,0 80,1 3,1 3,1 9,6 
2 BV536 AM 100,0 10,9 14,1 67,0 3,3 3,4 11,5 
3 BV469 AM 83,3 11,1 13,1 66,2 3,1 3,0 9,6 
4 BV543 AM 91,7 11,0 13,6 66,1 2,8 2,5 7,1 
5 BV567 AM 100,0 10,6 14,4 64,8 3,1 3,5 10,9 
6 BV73 GCN 91,7 10,8 13,6 64,0 3,1 3,5 11,1 
7 BV575 AM 100,0 10,9 13,2 62,3 3,1 2,5 7,8 
8 BV516 AM 100,0 10,7 13,0 60,6 3,1 2,6 8,3 
9 BV530 AM 100,0 10,5 13,6 60,3 2,8 2,1 6,2 
10 BV512 AM 91,6 10,2 13,8 59,4 3,1 3,4 10,5 
.................................................................... 
14 BV33 GCN 91,7 10,1 14,1 57,0 3,6 3,8 13,9 
15 BV16 GCN 91,7 10,2 13,5 56,2 3,7 3,4 12,7 
23 BV71 GCN 100,0 9,5 13,1 52,6 3,3 3,4 11,8 
30 BV32 GCN 91,7 9,9 12,8 49,9 3,0 2,6 8 
32 BV10 GCN 100,0 9,7 12,5 49,2 3,1 2,6 8,5 
.............................................................................. 
148 BV128 AA 100,0 4,9 7,5 7,9 2,5 2,7 7,3 
149 BV178 AA 91,6 4,7 6,4 6,2 2,7 3,3 9,3 
150 BV292 AA 91,3 4,2 3,1 2,2 2,8 2,0 5,9 
TB 88,1 8,3 11,4 35,7 3,4 3,2 10,2 
Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 
Lsd 9,3 0,5 0,6 5,6 0,2 0,3 1,7 
Kết quả đánh giá biến dị về sinh trưởng của các 
dòng vô tính keo lai ở giai đoạn 3 tuổi tại đây 
cho thấy sinh trưởng giữa các dòng vô tính keo 
lai đã có sự phân hóa rõ rệt (Fpr. < 0,001) 
(Bảng 1). Biến động về sinh trưởng giữa các 
dòng là 4,22 - 12,01cm về đường kính, từ 
3,1- 14,5m về chiều cao, từ 2,3 - 80,9 dm3/cây 
về thể tích thân cây. 
Nhóm 10 dòng có sinh trưởng tốt nhất gồm 9 
dòng keo lai mới và dòng đối chứng BV73. 
Các dòng này có thể tích thân cây trung bình là 
56,0 dm
3/cây, vượt 6,7% so với dòng BV73 và 
vượt 22,8% so với trung bình của nhóm các 
dòng keo lai đã được công nhận (BV10, 
BV16, BV32, BV33, BV71, BV73). Vậy có 
thể nói rằng việc chọn lọc những dòng có triển 
vọng là đem lại hiệu quả cao cho các chương 
trình trồng rừng. 
Trong 9 dòng có sinh trưởng tốt nhất ở Yên 
Thế thì hầu hết là các dòng keo lai có nguồn 
gốc từ Keo tai tượng, không có dòng nào có 
nguồn gốc từ Keo lá tràm. Tuy nhiên, tăng 
cường độ chọn lọc lên thì thấy có 2 dòng 
BV466 và BV471 có sinh trưởng khá nhanh, 
xếp hạng 22 và xếp hạng 20 về sinh trưởng 
thể tích. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, 
vì các dòng keo lai có nguồn gốc từ cây mẹ 
Keo lá tràm có chất lượng tốt hơn. Lê Đình 
Khả (2001) đã nhận định con lai trong cây 
Tạp chí KHLN 2016 Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) 
4598 
lâm nghiệp thường thể hiện ưu thế lai của loài 
cây mẹ. Vì vậy, vẫn cần thiết có những chọn 
lọc thêm các dòng keo lai từ Keo lá tràm có 
sinh trưởng tương đối tốt trong khảo nghiệm 
để tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra giống có 
sinh trưởng tốt và có các tính chất gỗ phù hợp 
cho trồng rừng gỗ lớn. 
Đánh giá chất lượng của 146 dòng keo lai mới 
chọn lọc ở giai đoạn 3 tuổi tại Yên Thế, Bắc 
Giang cho thấy rằng những dòng có triển vọng 
đều có chất lượng thân cây từ trung bình cho 
đến tốt với chỉ tiêu chất lượng tổng hợp (Icl) 
dao động từ 6,2 tới 11,5. 
Như vậy kết quả khảo nghiệm ở giai đoạn 3 
tuổi tại Yên Thế bước đầu cho thấy các dòng 
keo lai có triển vọng là gồm BV538, BV469, 
BV543, BV536, BV567, BV575 (giống keo lai 
Am Aa ) và BV471, BV466 (giống keo lai 
Aa Am). 
3.2. Biến dị về khối lượng riêng gỗ giữa các 
dòng vô tính 
Khối lượng riêng gỗ của các dòng vô tính có 
sự sai khác rõ rệt (Fpr. < 0,001) trong khảo 
nghiệm này, biến động lớn về khối lượng riêng 
(KLR) từ 0,32 g/cm3 - 0,54 g/cm3 (bảng 2). 
Nhóm 10 dòng có khối lượng riêng cao nhất 
phần lớn là các dòng từ cây mẹ Keo tai tượng 
(7/10), 2 dòng từ cây mẹ Keo lá tràm và giống 
được công nhận là BV16, với khối lượng riêng 
biến động trong khoảng 0,46 - 0,54 g/cm3 tương 
đương với giống được công nhận. Một số dòng 
có sinh trưởng nhanh đồng thời có khối lượng 
riêng gỗ cao như các dòng BV469, BV516, 
BV575, xếp hạng tương ứng 2, 9, 7 về sinh 
trưởng trong khảo nghiệm. Nhóm các dòng có 
khối lượng riêng kém nhất trong khảo nghiệm 
cũng tập trung chủ yếu vào các dòng từ cây mẹ 
Keo lá tràm. 
Bảng 2. Khối lượng riêng của các dòng keo lai tại Yên Thế, Bắc Giang 
XHKLR Dòng Cây mẹ KLR (g/cm
3
) XHST V (dm
3
) 
1 BV377 AM 0,543 53 41,4 
2 BV316 AA 0,478 137 16,0 
3 BV16 GCN 0,475 15 56,2 
4 BV530 AM 0,473 9 60,3 
5 BV199 AA 0,470 141 12,0 
6 BV512 AM 0,470 10 59,4 
7 BV469 AM 0,468 3 66,2 
8 BV516 AM 0,468 8 60,6 
9 BV575 AM 0,468 7 63,3 
10 BV587 AM 0,468 57 40,3 
......................................................... 
16 BV10 GCN 0,460 32 49,1 
44 KLTNS AA hạt 0,415 140 14,7 
47 KTTNS AM hạt 0,412 110 26,2 
................................................................... 
64 BV178 AA 0,355 149 9,1 
65 BV526 AM 0,345 75 38,5 
66 BV582 AM 0,320 71 40,5 
TB 0,430 34,6 
Fpr < 0,001 < 0,001 
Lsd 0,043 12,8 
Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4599 
Khối lượng riêng của gỗ các dòng keo lai 
trong nghiên cứu mới chỉ được đánh giá ở giai 
đoạn 3 tuổi, chưa phản ánh khối lượng riêng 
của gỗ ở giai đoạn thành thục công nghệ, vì 
vậy kết quả này mới chỉ là bước đầu cần có 
thêm những đánh giá ở giai đoạn tuổi cao hơn. 
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cũng đã 
chỉ ra rằng khối lượng riêng của gỗ ở các loài 
keo và bạch đàn tăng dần theo tuổi và tương 
quan giữa giai đoạn tuổi non (2-3 năm) với 
giai đoạn tuổi thành thục (10 năm) là khá chặt 
(Kien, N.D et al., 2008; Hai, P.H et al., 2008), 
do đó có thể nhận định rằng các dòng keo lai 
có khối lượng riêng của gỗ cao ở tuổi 3 trong 
nghiên cứu này cũng có thể sẽ là những dòng 
có khối lượng riêng cao ở tuổi thành thục. 
3.3. Biến dị về mô đun đàn hồi giữa các 
dòng vô tính 
Mô đun đàn hồi (MoEd) có sự biến động lớn 
và sai khác rõ rệt giữa các dòng vô tính (Fpr. 
< 0,001), tại tuổi 3 biến động của mô đun đàn 
hồi trong khảo nghiệm từ 6,71 - 13,65 GPa 
(bảng 4). Nhóm 10 dòng có mô đun đàn hồi 
cao nhất có 4 dòng keo lai từ cây mẹ Keo lá 
tràm, 5 dòng từ cây mẹ Keo tai tượng và dòng 
BV có mô đun đàn hồi cao nhất khảo nghiệm 
(13,65 GPa). Các dòng BV563, BV570, 
BV430, BV128, BV377... có mô dun đàn hồi 
cao đạt giá trị trung bình là 12,15 GPa, vượt 
32,7% so với trung bình 66 dòng thí nghiệm 
(9,72 GPa) và vượt 66,6% so với nhóm trung 
bình 5 dòng thấp nhất (7,74 GPa). So sánh với 
xếp hạng về sinh trưởng có thể thấy, nhóm 9 
dòng có mô đun đàn hồi cao đều có sinh 
trưởng trung bình đến khá trong khảo nghiệm 
này. Như vậy chọn lọc các dòng này vừa có 
sinh trưởng nhanh vừa có chất lượng gỗ tốt sẽ 
đem lại hiệu quả cao cho rừng trồng gỗ lớn và 
tăng khả năng chống đổ gãy trước gió lớn. 
Bảng 3. Mô đun đàn hồi (MoEd) 
của các dòng keo lai tại Yên Thế, Bắc Giang 
XHMoEd Dòng Cây mẹ MoEd (GPa) 
1 BV10 GCN 13,65 
2 BV563 AM 13,53 
3 BV570 AM 13,18 
4 BV430 AA 12,22 
5 BV128 AA 11,96 
6 BV377 AM 11,90 
7 BV199 AA 11,89 
8 BV561 AM 11,83 
9 BV530 AM 11,69 
10 BV316 AA 11,64 
.................................................... 
30 BV16 GCN 9,74 
40 KTTNS AM hạt 9,20 
60 KLTNS AA hạt 7,66 
.................................................................. 
64 BV582 AM 7,26 
65 BV277 AA 7,18 
66 BV292 AA 6,71 
TB 9,72 
Fpr < 0,001 
3.4. Ảnh hưởng của loài cây mẹ đến sinh 
trưởng và tính chất gỗ 
Qua kết quả bảng 4 cho thấy sinh trưởng giữa 
các nhóm dòng keo lai từ Keo tai tượng và keo 
lai từ Keo lá tràm, cũng như các đối chứng là 
có sự sai khác rõ rệt (Fpr. < 0,001). Sinh 
trưởng về thể tích của các dòng keo lai có 
nguồn gốc từ Keo tai tượng có sinh trưởng cao 
hơn so với các dòng keo lai có nguồn gốc từ 
Keo lá tràm, cây hạt Keo lá tràm, cây hạt Keo 
tai tượng và chỉ kém hơn so với các giống đã 
được công nhận. 
Tạp chí KHLN 2016 Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) 
4600 
Bảng 4. Ảnh hưởng của nhóm loài cây mẹ 
đến thể tích thân cây, KLR và MoEd 
tại Yên Thế, Bắc Giang 
TT Nhóm 
V 
(dm
3
) 
KLR 
(g/cm
3
) 
MoEd 
(GPa) 
1 AA AM 17,9 0,434 9,37 
2 AM AA 42,6 0,420 9,85 
3 GCN 46,6 0,468 11,69 
4 Aa hạt 18,4 0,415 7,66 
5 Am hạt 24,9 0,410 9,20 
TB 34,6 0,430 9,72 
Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 
Lsd 9,1 0,030 
Kết quả tại bảng 4 cũng cho thấy đã có sự sai 
khác về khối lượng riêng gỗ giữa các nhóm 
dòng có nguồn gốc từ loài cây mẹ khác nhau 
(Fpr. < 0,001). Khối lượng riêng gỗ của các 
giống công nhận cao nhất (0,468 g/cm3), sau 
đó đến nhóm dòng cây mẹ là Keo lá tràm và 
Keo tai tượng tương ứng là 0,434 g/cm3 và 
0,420 g/cm
3
. 
Sự khác biệt thống kê về mô đun đàn hồi cũng 
được ghi nhận giữa các nhóm dòng có nguồn 
gốc cây mẹ khác nhau. Mô đun đàn hồi của 
các giống công nhận vẫn cao nhất (11,69 
GPa), nhóm dòng cây mẹ Keo lá tràm có mô 
đun đàn hồi là 9,37 GPa, thấp hơn so với 
nhóm dòng có cây mẹ là Keo tai tượng, cây 
hạt Keo lá tràm đối chứng trong khảo nghiệm 
này có mô đun đàn hồi nằm trong nhóm kém 
nhất (7,66 GPa). Tuy nhiên kết quả này mới 
chỉ là bước đầu, cần có thêm các đánh giá ở 
giai đoạn tuổi cao hơn để có kết luận chính 
xác hơn. 
3.5. Hệ số tương quan kiểu hình giữa các 
tính trạng (tính trạng - tính trạng) 
Kết quả xác định tương quan giữa sinh trưởng 
và tính chất gỗ của các dòng keo lai được thể 
hiện chi tiết ở bảng 5. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy chỉ tiêu đường kính D1,3 có tương quan 
kiểu hình ở mức yếu và không có ý nghĩa với 
khối lượng riêng và MoEd, với hệ số tương 
quan r = -0,054 đến 0,105 (bảng 5). Tương 
quan yếu giữa D1,3 và các tính chất gỗ cho thấy 
việc chọn theo chỉ tiêu sinh trưởng sẽ không 
ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất gỗ. Kết quả 
này cũng tương đồng với các kết quả nghiên 
cứu trước đây đối với Keo tai tượng, Keo lá 
tràm và Keo lá liềm (Hai, P.H et al., 2010; 
Thomas et al., 2009; Hamilton, Potts, 2008; 
Đoàn Ngọc Dao, 2012; Phạm Xuân Đỉnh, 
2015). Từ kết quả này có thể khẳng định việc 
cải thiện các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ không 
ảnh hưởng rõ rệt đến các tính trạng tính chất 
gỗ và chúng ta có thể chọn lọc được một số 
dòng vô tính vừa có sinh trưởng nhanh và 
tính chất gỗ tốt. 
Bảng 5. Tương quan kiểu hình giữa 
các chỉ tiêu sinh trưởng và tính chất gỗ 
Tính trạng MoEd KLR 
D1.3 - 0,05 ± 0,66 0,10 ± 0,23 
KLR 0,41 ± 0,18 
Tương quan kiểu hình giữa tính trạng khối 
lượng riêng và MoEd là tương quan trung bình, 
hệ số tương quan r = 0,41, chứng tỏ chọn lọc 
sớm dựa trên chọn lọc khối lượng riêng có thể 
sẽ cải thiện cả mô đun đàn hồi của các dòng 
keo lai. Kết quả này có sự tương đồng với 
nghiên cứu của Phí Hồng Hải và đồng tác giả 
(2015) cho các gia đình Keo tai tượng ở tuổi 3 
tại Tuyên Quang, kết luận rằng các tương quan 
kiểu gen và kiểu hình giữa khối lượng riêng 
gỗ với các tính chất cơ lý gỗ khác có ý nghĩa 
(KLR và MoEd ra = 0,43 và rp = 0,27) (Phi 
Hong Hai et al., 2015). 
Việc sử dụng Fakopp trong đánh giá mô đun 
uốn tĩnh cũng đã được áp dụng cho bạch đàn 
dunnii (Dickson et al., 2003) hay với Keo tai 
tượng ở tuổi 8 tại Phú Thọ cho hệ số tương 
quan r
2
 = 0,802 - 0,87, hệ số tương quan kiểu 
hình và kiểu gen giữa mô đun đàn hồi xác định 
bằng Fakopp (MoEd) và mô đun đàn hồi xác 
Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4601 
định bằng phương pháp phá mẫu gỗ trên 215 
mẫu gỗ ở tuổi 3 cũng tương tự như hệ số tương 
quan giữa Fakopp và mô đun đàn hồi xác định 
trên 30 mẫu gỗ ở tuổi 8 tại Phú Thọ (Phi Hong 
Hai et al., 2015). 
3.6. Thông số di truyền của các tính trạng 
sinh trưởng và tính chất gỗ 
Kết quả dự đoán hệ số di truyền theo nghĩa 
rộng và hệ số biến động kiểu gen cho thấy với 
khảo nghiệm tại Yên Thế hệ số di truyền và hệ 
số biến động kiểu gen của các tính trạng sinh 
trưởng có giá trị tương đối cao, giá trị tương 
ứng từ 0,36 - 0,39 và từ 10,17 - 13,08%. 
Tương tự, hệ số di truyền của khối lượng riêng 
là cao (0,47). Nhưng hệ số di truyền của mô 
đun đàn hồi lại đạt thấp (chỉ đạt 0,2). Hệ số 
biến động kiểu gen (CVG) của các tính trạng 
khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi có giá 
trị thấp hơn so với tính trạng sinh trưởng (từ 
7,42 - 7,41%). Hiện nay các kết quả nghiên 
cứu về thông số di truyền của keo lai đang 
còn hạn chế, song có thể tham chiếu kết quả 
nghiên cứu trên Keo tai tượng (Đoàn Ngọc 
Dao, 2012) theo đó có sự tương đồng về hệ số 
di truyền theo nghĩa hẹp (0,34 đến 0,40) 
nhưng hệ số biến động di truyền lại cao hơn 
(2,2 đến 6,6%). 
Bảng 6. Hệ số di truyền (H2) và hệ số biến động di truyền (CVG) của sinh trưởng 
và tính chất gỗ tại khảo nghiệm dòng vô tính keo lai Yên Thế, Bắc Giang (3 tuổi) 
Tính trạng 
Đơn vị 
đo đếm 
TBKN 
Hệ số di truyền 
(H
2
) 
Sai số 
của H
2 
CVG 
(%) 
D1.3 cm 8,34 0,36 0,03 13,08 
H m 11,47 0,39 0,03 10,17 
KLR g/cm
3 
0,43 0,47 0,06 7,71 
MoEd GPa 9,72 0,20 0,07 7,42 
IV. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở đánh giá biến dị, các thông số di 
truyền của sinh trưởng, khối lượng riêng gỗ và 
mô đun đàn hồi của gỗ các dòng keo lai ở khảo 
nghiệm loại trừ dòng vô tính tại Yên Thế, Bắc 
Giang tại giai đoạn 3 tuổi bước đầu cho thấy, 
biến dị về các chỉ tiêu sinh trưởng có sự sai 
khác rất rõ rệt về các chỉ tiêu nghiên cứu và 
chọn lọc được những dòng keo lai mới có sinh 
trưởng nhanh tương đương hoặc vượt so với 
giống đã được công nhận là hoàn toàn có triển 
vọng. Trên cơ sở chọn lọc, 10 dòng có triển 
vọng đã vượt so với giống công nhận từ 49,5 - 
124,6% về sinh trưởng. 
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của khối 
lượng riêng gỗ và MoEd từ thấp đến cao (0,20 
- 0,47), trong khi hệ số biến động kiểu gen đạt 
từ 7,42 - 7,41% và như vậy khả năng cải thiện 
giống cho các tính chất gỗ này ở keo lai thông 
qua chọn lọc dòng vô tính sẽ đạt hiệu quả cao 
nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng 
keo lai sau này. 
Hệ số tương quan kiểu hình giữa các tính trạng 
sinh trưởng và tính chất gỗ là yếu và không có 
ý nghĩa, cho thấy việc chọn lọc các dòng keo 
lai theo các tính trạng sinh trưởng sẽ không 
ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng gỗ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dickson R.L., Raymond C.A., Joec W. and Wilkinson C.A., 2003. Segregation of Eucalyptus dunnii logs using 
acoustics. Forest Ecology and management 179, 243-251. 
2. Dinwoodie, J.M., 2000. Timber: Its nature and behavior. Second edition. Taylor and Francis, 82 - 93pp. 
Tạp chí KHLN 2016 Đỗ Hữu Sơn et al., 2016(4) 
4602 
3. Đoàn Ngọc Dao, 2012. Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số đặc điểm sinh trưởng và tính chất gỗ 
của Keo tai tượng làm cơ sở cho chọn giống, Luận văn Tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
4. Hai. P.H., Jansson., G., Harwood, C., Hannrup, B., Thinh, H.H. and Pinyopusarerk, K., 2008. Genetic variation in 
wood basic density and knot index and their relationship with growth traits for Acacia auriculiformis A. Cunn ex 
Benth in Northern Vietnam. New Zealand Journal of Forestry Science 38(1), 176-192. 
5. Hai, P.H., Hannrup, B., Harwood, C., Jansson, G. and Ban, D. V., 2010. Wood stiffness and strength as 
selection traits for sawn timber in Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth. Canadian Journal of Forest 
Research 40 (2): 322-329. 
6. Hamilton, M. G. & Potts, B. M, 2008. Eucalyptus nitens genetic parameters. New Zealand Journal of Forestry 
Science, 38, 102-119. 
7. Kien, N.D., Gunnar Jansson, Chris Harwood, CurtAlmqvist and Ha Huy Thinh, 2008. Genetic variation in wood 
basic density and pilodyn penetration and their relationships with growth, stem straightness, and branch size 
FOR Eucalyptus urophylla in Northern Vietnam. New Zealand Journal of Forestry Science 38:160-175. 
8. Le Dinh Kha., Chris E. Harwood., Nguyen Duc Kien., Brian S. Baltunis., Nguyen Dinh Hai., Ha Huy Thinh, 
2012. Growth and wood basic density of acacia hybrid clones at three locations in Vietnam. New Forests 43: 13 
- 29. 
9. Phạm Xuân Đỉnh, 2015. Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia 
crasscicarpa A. Cunn ex Benth) tại các tỉnh miền Trung. Luận văn Tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm 
nghiệp Việt Nam. 
10. Phi Hong Hai., La Anh Duong., Nguyen Quoc Toan., Trieu Thi Thu Ha., 2015. Genetic variation in growth, 
stem straigtness, pilodyn and dynamic modulus of elasticity in second-generation progeny test of Acacia 
mangium at three sites in Vietnam. New Forests, 2015. 
11. Olesen, P.O., 1971. The water displacement method. Forest Tree Improvement 3(1), 1-23. Ormarsson, S., 
Dahlblom, O. & Petersson, H. (1998). A numerical study of the shape stability of sawn timber subjected to 
moisture variation. Wood Science Technology 32(5), 325-334. 
12. Rokeya, U.K., Hossain, A.M., Ali, R. and Paul, S.P., 2010. Physical and mechanical properties of (Acacia 
auriculiformia A. mangium) hybrid acacia. Journal of Bangladesh Academy of Sciences, Vol. 34, No. 2, 
181-187. 
13. Ross, R.R, 1999. Using sound to evaluate standing timber. Int For Rev 1:43-44. 
14. Thomas, D., Harding, K., Henson, M., Kien, N.D., Thinh, H. H., Trung, N. Q., 2009. Genetic variation in 
growth and wood quality of Eucalyptus urophylla in Northern Vietnam. Report prepared for ACIAR Project 
FST/1999/95. 
15. Williams, E.R., Matheson, A.C. and Harwood, C.E., 2002. Experimental design and analysis for use in tree 
improvement. CSIRO publication, 174 pp. ISBN: 0 643 06259 9. 
Người thẩm định: TS. Phí Hồng Hải 

File đính kèm:

  • pdfbien_di_va_thong_so_di_truyen_cua_cac_dong_vo_tinh_keo_lai_m.pdf