Bệnh thận C1Q: Báo cáo một trường hợp lâm sàng

Muc tiêu: Bệnh thận C1q là một bệnh cầu thận hiếm gặp với tiên lượng xấu, ít đáp ứng với điều trị,

diễn tiến nhanh đến suy thận giai đoạn cuối. Trong bài này, chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm sàng

bệnh thận C1q.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng một trường hợp viêm cầu thận C1q và tham

khảo y văn bao gồm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, tiên lượng về bệnh này.

Kết quả: Một bệnh nhân nữ, 27 tuổi, nhập viện với triệu chứng khó thở, tăng huyết áp, phù toàn thân và vô

niệu 3 ngày. Không ghi nhận tiền căn bệnh thận, tăng huyết áp, tim mạch; Lâm sàng bệnh nhân có HA: 170/100

mmHg, phù phổi cấp, thiếu máu nặng (Hb: 6,2g/dL); suy thận cấp, vô niệu (creatinin máu: 282 umol/L; 2 tuần

trước creatinin:150 umol/L); suy tim (EF-40%).

Bệnh nhân được ổn định huyết áp, nước tiểu >1l / 24h sau hai ngày được điều trị bằng methylprednisolone

1mg/kg; ổn định huyết áp với amlodipine 5mg, imdur. Bệnh nhân xuất viện sau khi được sinh thiết thận: hết khó

thở, hết phù, tiểu >2 l/24h ; creatinin máu khi xuất viện: 130umol/l; đạm 24h: 12g giảm còn 9g/2l. Bệnh nhân

được theo dõi ngoại trú mỗi 2 tuần; Kết quả sinh thiết thận: viêm thận cầu thận xơ hóa tăng sinh tòan thể. Bệnh

nhân được điều trị đầu tiên với cellcept 2g và chất ức chế thụ thể angiotensin 2 (Losartan 50mg); sau điều trị 12

tuần: đạm niệu 24h:3g; creatinin máu:107umol/L; siêu âm tim: EF: 69%.

Kết luận: Bệnh thận C1q là dạng bệnh lý cầu thận hiếm với các sang thương rất đa dạng, từ sang thương tối

thiểu, xơ chai khu trú từng vùng, sang thương liềm kèm theo sự lắng đọng C1q trên miễn dịch huỳnh quang.

Chẩn đoán bệnh sau khi loại trừ lupus ban đỏ hệ thống và viêm cầu thận tăng sinh màng type 1. Tiên lương bệnh

tương đối xấu, tỉ lệ đáp ứng với thuốc thấp và bệnh có thể tiến triển thành bệnh thận mạn.

pdf 5 trang kimcuc 4580
Bạn đang xem tài liệu "Bệnh thận C1Q: Báo cáo một trường hợp lâm sàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh thận C1Q: Báo cáo một trường hợp lâm sàng

Bệnh thận C1Q: Báo cáo một trường hợp lâm sàng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 596
BỆNH THẬN C1Q: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG 
Lê Thị Đan Thùy*, Lê Thùy Dương*, Lê Thị Ngọc Diệp*, Phan Mạnh Linh*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, 
Trần Vĩnh Hưng* 
TÓM TẮT 
Muc tiêu: Bệnh thận C1q là một bệnh cầu thận hiếm gặp với tiên lượng xấu, ít đáp ứng với điều trị, 
diễn tiến nhanh đến suy thận giai đoạn cuối. Trong bài này, chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm sàng 
bệnh thận C1q. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng một trường hợp viêm cầu thận C1q và tham 
khảo y văn bao gồm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, tiên lượng về bệnh này. 
Kết quả: Một bệnh nhân nữ, 27 tuổi, nhập viện với triệu chứng khó thở, tăng huyết áp, phù toàn thân và vô 
niệu 3 ngày. Không ghi nhận tiền căn bệnh thận, tăng huyết áp, tim mạch; Lâm sàng bệnh nhân có HA: 170/100 
mmHg, phù phổi cấp, thiếu máu nặng (Hb: 6,2g/dL); suy thận cấp, vô niệu (creatinin máu: 282 umol/L; 2 tuần 
trước creatinin:150 umol/L); suy tim (EF-40%). 
Bệnh nhân được ổn định huyết áp, nước tiểu >1l / 24h sau hai ngày được điều trị bằng methylprednisolone 
1mg/kg; ổn định huyết áp với amlodipine 5mg, imdur. Bệnh nhân xuất viện sau khi được sinh thiết thận: hết khó 
thở, hết phù, tiểu >2 l/24h ; creatinin máu khi xuất viện: 130umol/l; đạm 24h: 12g giảm còn 9g/2l. Bệnh nhân 
được theo dõi ngoại trú mỗi 2 tuần; Kết quả sinh thiết thận: viêm thận cầu thận xơ hóa tăng sinh tòan thể. Bệnh 
nhân được điều trị đầu tiên với cellcept 2g và chất ức chế thụ thể angiotensin 2 (Losartan 50mg); sau điều trị 12 
tuần: đạm niệu 24h:3g; creatinin máu:107umol/L; siêu âm tim: EF: 69%. 
Kết luận: Bệnh thận C1q là dạng bệnh lý cầu thận hiếm với các sang thương rất đa dạng, từ sang thương tối 
thiểu, xơ chai khu trú từng vùng, sang thương liềm kèm theo sự lắng đọng C1q trên miễn dịch huỳnh quang. 
Chẩn đoán bệnh sau khi loại trừ lupus ban đỏ hệ thống và viêm cầu thận tăng sinh màng type 1. Tiên lương bệnh 
tương đối xấu, tỉ lệ đáp ứng với thuốc thấp và bệnh có thể tiến triển thành bệnh thận mạn. 
Từ khóa: bệnh thận C1q, hội chứng thận hư 
ABSTRACT 
C1Q NEPHROPATHY: A CLINICAL CASE REPORT 
Le Thi Dan Thuy, Le Thuy Duong, Le Thi Ngoc Diep, Phan Manh Linh, Nguyen Phuc Cam Hoang, 
Tran Vinh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 596 - 600 
Objectives: C1q nephropathy is a rare nephropathy. In this paper, we report a clinical case of C1q 
nephropathy treated in the Department of Nephro-hemodialysis of Binh Dan hospital. 
Materials and Methods: Case report of a C1q nephropathy patient and review of literature with regard to 
clinical, paraclinical, managemen, and prognosis of this disease. 
Results: A 27 year-old woman, who was hospitalized with shortness of breath, high blood pressure; severe 
systemic edema, and anuria for 3 days. No history of chronic kidney disease, hypertension, and cardiovascular 
disease were noted. Clinica l: blood pressure: 170/100 mmHg; signs of pulmonary edema, severe anemia 
(Hb:6.2g/dL), acute renal failure with anuria (serum creatinin: 234 umol/L; 2 weeks ago:150 umol/L), and heart 
failure (EF: 40%). The patient was treated with methylprednisolone 1mg/kg, blood pressure stabilized with 
 * Bệnh viện Bình Dân 
Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Đan Thùy. ĐT: 0918336606. Email: bsdanthuy@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 597
amlodipine, imdur. After kidney biopsy, the patient was discharged with no signs of breathlessness, edema, urine 
volume > 2L/24h, improved renal funtion (serum creatinin: 130umol/L); 24-hour proteinuria: 12gm reduced to 
9gm. She was monitored in outpatient every 2 weeks. The results of kidney biopsy: diffuse global proliferative 
sclerosing glomerulonephritis. The patient was treated intially with cellcept 2g and angiotensinogen-2 receptor 
blocker (losartan 50mg). After 12 weeks of treatment: 24-hour proteinuria: 3g; serum creatinin: 107 umol/L; 
Echocardiography: EF-69%. 
Conclusion: C1q nephropathy is a rare glomerular disease with a variety of glomerular lesions: minimum 
lesions, regional and localized sclerosis, associated with the C1q deposits on fluoro-immunologic imaging. The 
diagnosis is made after exclusion of systemic lupus erythematosus and type-1 membranous proliferative 
glomerulonephritis. The prognosis of this disease is quite poor, the response rate to medical treatment is low and 
the disease might progress to chronic kidney disease. 
Keywords: C1q nephropathy, nephrotic syndrome 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh thận C1q được mô tả lần đầu vào năm 
1985 bởi Jennette and Hipp(4), dựa trên sự lắng 
đọng C1q trên màng đáy cầu thận, quan sát 
được trên miễn dich huỳnh quang, sau khi loại 
bệnh lupus ban đỏ hệ thống trên lâm sàng và 
không có hình ảnh bệnh cầu thận màng tăng 
sinh type 1(9). Ghi nhận bệnh thận C1q ở những 
bệnh nhân sinh thiết thận do bệnh lý thận chưa 
rõ nguyên nhân chiếm tỉ lệ 2%(4). 
Bệnh thường không có triệu chứng điển 
hình: có thể chỉ có tiểu máu đơn thuần, viêm cầu 
thận hoặc hội chứng thận hư. Bệnh thường 
không có đáp ứng tốt với trị liệu steroid đơn 
thuần(4,1,6). Tiên lượng của bệnh thường xấu và 
diễn tiến suy thận tăng lên ở những bệnh nhân 
xơ chai cầu thận khu trú từng vùng. Trong bài 
báo này chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh 
thận C1q. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Báo cáo ca lâm sàng một trường hợp bệnh 
thận C1q và tham khảo y văn về dịch tễ học, 
lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, tiên lượng về 
bệnh này. 
KẾT QUẢ 
Trường hợp của một bệnh nhân nữ, 27 tuổi: 
Vào thời điểm nhập viện 
Lâm sàng: bệnh nhân khó thở phải ngồi, thở 
nhanh nông, co kéo cơ hô hấp phụ kèm tình 
trạng phù toàn thân, mạch: 85 lần/ phút, huyết 
áp: 170/100 mmHg, SpO2: 75%, không sốt. Khám 
phổi có nhiều ran ẩm 2 phế trường. 
Cận lâm sàng: creatinin máu: 282umol/l, Hb: 
6,2 g/dl, Protein: 43g/l, CRP (+), tổng phân tích 
nước tiểu: Protein (+++), cặn lắng nước tiểu sạch, 
chức năng gan bình thường, HBsAg (-), Anti 
Hbc(-), Anti HCV(-). Siêu âm tim: EF=44%, giảm 
động toàn bộ thất (T), test de Coomb TT(-) GT(-), 
Hs troponin I bình thường. 
Ở thời điểm này, huyết áp được ổn định 
bằng nicardipine và furosemide, truyền máu, 
methylprednysolon 16mg (3v) uống. Lâm sàng 
bệnh nhân cải thiện dần sau 2 ngày. Nước tiểu: 1 
lít /24 h. 
Những ngày kế tiếp: CPK-MB (-), 
Anticardiolopin IGM và IgG (-), ANA 8 profile 
(-), anti ds DNA (-), C3 giảm, C4 giảm, Anti 
phospholipid IgG và IgM (-). Chức năng thận 
hồi phục dần, (creatinin máu giảm dần: 282-> 
198->180), chức năng tim cải thiện:EF=52%. 
Bệnh nhân được sinh thiết thận 2 ngày sau khi 
nhập viện và được tiếp tục điều trị bằng 
medrol 16mg 3 v/ngày, ức chế men chuyển 
liều rất thấp, ức chế calci, lợi tiểu, clopidogel. 
Kết quả sinh thiết thận sau 2 tuần: viêm 
cầu thận tăng sinh nội mao mạch lan tỏa 
(diffuse global proliferative sclerosing 
glomerulonephritis), sang thương liềm 43%, 
thuyên tắc vi mạch huyết khối cấp, xơ hóa 
từng phần 58%, viêm mô kẽ mức độ vừa, xơ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 598
hóa mô kẽ và teo ống thận không đáng kể. 
Hình ảnh miễn dịch huỳnh quang gợi ý bệnh 
thận C1q, chưa loại trừ viêm cầu thận do 
lupus class IV G (A/C). 
Bệnh nhân được kiểm tra lại ANA 8 profile 
(-), C3 trở về bình thường, Hb: 9,2g/dL , 
Ceatinine: 141umol/l, đạm niệu: 5g/24g. Siêu 
âm tim: EF=69%. Bệnh nhân được quyết định 
không điều trị pulse steroid do đáp ứng lâm 
sàng khi điều trị steroid liều 1mg/kg. Bệnh 
nhân được điều trị kết hợp cellcept 2 g/ngày, 
steroid được giảm liều dần. 
Sau 12 tuần điều trị: bệnh nhân còn uống 
medrol 16 mg ½ v cách ngày, sẽ ngưng sau 2 
tuần, cellcept 2gm. Đáp ứng của bệnh nhân gồm: 
đạm niệu 24h giảm còn 3g, bệnh nhân hết thiếu 
máu, creatinin máu còn: 107umol/L, EF=69%. 
BÀN LUẬN 
Lâm sàng (Bảng 1) 
Về lâm sàng, trường hợp này có những yếu 
tố nặng của hội chứng thận hư như đạm niệu/24 
giờ:12g, suy thận, vô niệu tại thởi điểm chẩn 
đoán. Suy thận cấp của bệnh nhân nghĩ đến 
viêm cầu thận tiến triển nhanh. 
Bệnh nhân không có biểu hiện của một 
bệnh lý hệ thống như lupus (lâm sàng và cận 
lâm sàng), kháng phospholipid (-). Bệnh nhân 
có các bệnh đi kèm như: suy tim mới phát hiện 
(loại trừ viêm cơ tim cấp, nhồi máu cơ tim), 
thiếu máu nặng của bệnh nhân đã được loại 
những nguyên nhân như: tán huyết, 
thalassemia thể nhẹ, mất máu qua đường tiêu 
hóa. Tình trạng thiếu máu này hồi phục sau 
điều trị steroid đơn thuần. 
Sau khi có kết quả sinh thiết thận, mặc dù 
lâm sàng có cải thiện một phần, nhưng bệnh 
cầu thận do C1q thường không đáp ứng hoặc 
đáp ứng một phần hoặc lệ thuộc thuốc nên 
chúng tôi vẫn quyết định bổ sung cellcept và 
giảm liều dần corticoid. 
Theo nghiên cứu của Janette(4) trên đối tượng 
bệnh nhân trẻ, đặc điểm lâm sàng hay gặp là hội 
chứng thận hư, viêm cầu thận. Nghiên cứu 
Davenport(1) trên bệnh nhân trung niên, triệu 
chứng hay gặp là hội chứng thận hư (100%). 
Nghiên cứu của Markowitz(6) ghi nhận biểu biện 
bằng hội chứng thận hư, tiểu máu. Theo 
Sharman(8) ngoài những triệu chứng bất thường 
nước tiểu, cũng ghi nhận những trường hợp 
bệnh thận mạn (2/9 trường hợp). 
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của bệnh thận C1q. 
Nghiên cứu N (M) Tuổi 
(nhỏ nhất – lớn nhất) 
Đặc điểm lâm sang (n) 
Janette (1985)
(4)
 15(8) 17,8 (14-27) Tiểu đạm (9), tiểu đạm + tiểu máu (6) 
Iskandar (1991)
(3)
 15(5) 9,1 (2-16) Hội chứng thận hư (9), viêm cầu thận (3) và 
nephritic (3) 
Davenport
(1)
 4 (1) 47,8 (23-72) Hội chứng thận hư (4) 
Markowitz
(6)
 19 (5) 24,2 (3-42) Tiểu đạm mức hội chứng thận hư (15), tiểu máu 
(3) 
Sharman (2004)
(8)
 9 (2) 26 (19-63) Tiểu máu (1); tiểu đạm và máu (3), hội chứng 
thận hư (1) bệnh thận mạn (2) 
Vizak (2008)
(9)
 72 (49) 2-66 HCTH và tiểu đạm mức HCTH(34), tiểu đạm 
dưới mức HCTH (27); THA (35); tiểu máu (50) 
Hisano (2008)
(2)
 61 (33) 19,6 (1-67) Bất thường TPTNT (36), HCTH (35) 
Ghi chú: HCTH – hội chứng thận hư; THA: tăng huyết áp; TPTNT: tổng phân tích nước tiểu. 
Bệnh nhân này có thiếu máu và đáp ứng với 
corticoid. Như vậy bệnh thận C1q có tác động 
đến các cơ quan khác ngoài thận như huyết học 
hay không và có theo cơ chế tự miễn hay không? 
Bệnh này do bẩm sinh bất thường các dòng tạo 
C1q, hay bệnh được khởi phát sau này ? Những 
câu hỏi này hiên tại vẫn còn đang bỏ ngõ. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 599
Điều trị, đáp ứng, tiên lượng (Bảng 2) 
Theo nghiên cứu của Janette(4) khi so sánh 
giữa có và không điều trị steroid thấy không 
đáp ứng là 100% ở cả 2 nhóm. Theo 
Iskandar(3), có 2 trường hợp tiến triển suy thận 
giai đoạn cuối trong thời gian từ 4 tháng đến 5 
năm. Một số nghiên cứu của Davenport(1), 
Markowitz(6), Vizak(9), Hisano(2) cho thấy khi 
điều trị bằng steroid có kết hợp hoặc 
cyclophosphamide, hoặc AZA, thường đáp 
ứng không hoàn toàn, bệnh trở thành bệnh 
thận mạn hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối. 
Bảng 2: Điều trị và đáp ứng sau điều trị của bệnh nhân bệnh thận C1q theo các nghiên cứu. 
Ghi chú: ACEI: ức chế men chuyền, ARB: ức chê thụ thể Angiotensine, FRNS: hội chứng thận hư tái phát thường xuyên; 
SDNS: hội chứng thận hư phụ thuộc corticoid. 
 Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi 
ghi nhân kết quả sinh thiết thận có sang 
thương liềm 43% phù hợp với lâm sàng ban 
đầu của bệnh nhân là suy thận tiến triển 
nhanh, tuy nhiên về lâm sàng bệnh nhân có sự 
đáp ứng một phần với steroid. Vì kết quả sinh 
thiết thận là viêm cầu thận tăng sinh nội mao 
mạch lan tỏa, sang thương liềm 43%, thuyên 
tắc vi mạch huyết khối cấp, xơ hóa từng phần 
58%, viêm mô kẽ mức độ vừa, xơ hóa mô kẽ 
và teo ống thận không đáng kể và hình ảnh 
miễn dịch huỳnh quang gợi ý bệnh thận C1q 
nên chúng tôi quyết định sử dụng thêm 
cellcept. Từ khi được sử dụng cellcept, bệnh 
nhân có giảm đạm niệu tốt, và chức năng thận 
hồi phục hoàn toàn, tương tự như kết luận 
trong nghiên cứu của Vizak(9) và Hisano(2). 
KẾT LUẬN 
Bệnh thận C1q là dạng bệnh lý cầu thận 
hiếm với các sang thương rất đa dạng, từ sang 
thương tối thiểu, xơ chai khu trú từng vùng, 
sang thương liềm kèm theo sự lắng đọng 
C1q trên miễn dịch huỳnh quang. Chẩn đoán 
bệnh sau khi loại trừ lupus ban đỏ hệ thống và 
viêm cầu thận tăng sinh màng type 1. Tiên 
lương bệnh tương đối xấu, tỉ lệ đáp ứng với 
thuốc thấp và bệnh có thể tiến triển thành 
bệnh thận mạn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Davenport A, Maciver AG, Markenzine JC. (1992). C1q 
nephropathy: do C1q deposits have any prognostic 
Nghiên cứu N ĐIỀU TRỊ (n) ĐÁP ỨNG (n) 
Janette (1985)
(4)
 15 No treatment (6), steroid (9) KO đáp ứng (15) theo dõi 1-19 m 
Iskandar (1991)
(3)
 15 No treatment (6), steroid (9) Ks hoàn toàn (3), SDNS (2); FRNS (2), 
ESRD (2) [td 4m-5y(13/15)] 
Davenport (1992)
(1)
 4 No treatment (3) 
Steroid + cyclosporin (1) 
Ko đáp ứng [td 1,7 – 19 y] 
Markowitz ( 2003)
(6)
 19 Steroid (7); steroid + ciclosporin (4); 
ciclosporin +cyclopohosphamide + AZA (2) 
Đ/u hoàn toàn (1); Đ/u 1 phần (6); ko 
đ/u(4): CKD (4-ESRD-2) 
[td 3m-81m (16/19] 
Sharman (2004)
(8)
 9 No treatment (5); steroid (1); Steroid + 
AZA(1); steroid + cyclopohosphamide +AZA 
(2) 
Đ/u hoàn toàn (7-2 hadCKD); ESRD 
(1); tử vong do tim mạch (1) 
[td 1-9y] 
Vizak (2008)
(9)
 72 Steroid (21)- có 10 kết hợp 
Cyclophosphamide; (51) sử dụng hay >2 loại 
(cyclosporine, AZA, MMF; Tacrolimus) 
Đ/u hoàn toàn (17); Đ/u một phần (8); 
bệnh thận ổn (11); CKD (4); ESRD (8) 
[ TD 3-21 Y] 
Hisano (2008)
(2)
 63 Steroid + cyclophosphamide/ NS Đ/u hoàn toàn (10/36 và 8/25 NS): 
FRNS (13): all CKD in 3y (FSGS): [td 3-
18y] 
ACEi: angiotensine converting enzyme lnhibitor, ARB: angiotensine receptor Blockade FRNS: frequently 
Relapse Nephrotic Syndrome; MMF; Mycophenolate Mofetil) SDNS: Steroid dependence Nephrotic Syndrome 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 600
significance in the nephrotic syndrome? Nephro Dial transplant; 
7: 391-369. 
2. Hisano S., Fukuma Y., Segawa Y. et al (2006), Clinicopathy 
correlations and outcomes of C1q nephropathy, Clin J Am Soc 
Nephrol 3(6): 1637–1643. 
3. Iskandar S.S., Browning M.C., Lorentz W.B. (1991). C1q 
nephropathy: a pediatric clinicopathologic study. Am J Kidney 
dis 1991;18:459-465 
4. Janette J.C., Hipp C.G. (1985). C1q nephropathy: a distinct 
pathologic entily usually causing nephrotic syndrome. Am J 
kidney Dis ;6:103-110 
5. Janette J.C., Hipp C.G. (1985). Immunohistopathologic 
evaluation of C1q in 800 renal biosy specimens. Am J Pathol; 
83:41-420 
6. Markowwitz G.S., Schimmer J.A., Stokes M.A. et al. (2003). 
C1q nephropathy: a variant of Focal segmental 
Glomerulosclerosis, Kidney Int; 64:1232-1240 
7. Muorah M., Sinha M.D., Catherine H., Patrick J. O’Donnell. 
(2009). C1q nephropathy: a true immunologic 
epiphenomenon ? Nephrology dialysis transplation plus; 2:285-
291 
8. Sharman A., Furness P., Feehaly J. (2004). Distinguishing C1q 
nephropathy from Lupus nephritis. Nephrol Dial Transplant; 
19:1420-1426 
9. Vizjak A., Ferluga D., Rozic M. et al. (2008). Pathology, clinical 
presentations, and outcomes of C1q nephropathy. J Am Soc 
Nephrol; 19:2237-2244 
Ngày nhận bài báo: 10/10/2017 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2017 
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018 

File đính kèm:

  • pdfbenh_than_c1q_bao_cao_mot_truong_hop_lam_sang.pdf