Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam hiện nay - Một số khía cạnh lí luận, pháp lí, thực tiễn
Quyền con người là sự kết tinh những giá
trị cao quý nhất được thừa nhận chung bởi nền
văn minh nhân loại, thể hiện ước mơ, khát vọng
cháy bỏng và sự quyết tâm giành, giữ lấy của
con người xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu
tranh. Do đó, quyền con người luôn thu hút
được sự quan tâm rộng rãi của các nhà nước,
thiết chế, tổ chức và cộng đồng, ngày càng có vị
trí nổi bật tại các diễn đàn quốc tế.
Quyền con người thường được chia thành
hai nhóm chính: nhóm quyền dân sự, chính trị
và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Việc
Liên hợp quốc thông qua hai công ước nhân
quyền chủ chốt vào năm 1966 là Công ước về
các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công
ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng
là kết quả của quá trình vận động và thúc đẩy
sự hình thành hai nhóm quyền này [1]. Cách
phân loại các quyền con người thành hai nhóm
quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn
hóa xuất phát từ nhận thức cho rằng có sự khác
nhau về đặc điểm và những yêu cầu trong bảo
đảm hai nhóm quyền này [2].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam hiện nay - Một số khía cạnh lí luận, pháp lí, thực tiễn
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 70 Review Article Ensuring Civil and Political Rights in Vietnam Today - Some Theoretical, Legal, Practical Aspects Nguyen Thi Thanh Nga* Political Academy of the People's Public Security No 29, Le Van Hien street, Duc Thang ward, Bac Tu Liem district, Hanoi, Vietnam Received 20 November 2019 Revised 12 December 2019; Accepted 20 December 2019 Abstract: The article focuses on generalizing theoretical issues on civil and political rights, assurance of civil and political rights; ensuring civil and political rights in Vietnam through analyzing the provisions of the Constitution and laws and practices to ensure civil and political rights. On that basis, a solution is proposed to make a contribution to ensuring to make a contribution to ensuring civil and political rights in Vietnam in the near future. Keywords: Ensure, civil and political rights, solutions. ________ Corresponding author. E-mail address: thanhnga210288@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4258 VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 71 Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam hiện nay - một số khía cạnh lí luận, pháp lí, thực tiễn Nguyễn Thị Thanh Nga* Học viện Chính trị Công an Nhân dân Số 29, đường Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 11 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 12 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày20 tháng 12 năm 2019 Tóm tắt: Bài viết tập trung khái quát những vấn đề lý luận về quyền dân sự, chính trị, bảo đảm quyền dân sự, chính trị; bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam thông qua những phân tích các quy định của Hiến pháp và pháp luật, thực tiễn bảo đảm quyền dân sự, chính trị. Trên sơ sở đó bài viết đưa ra một số giải pháp góp phần bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Bảo đảm, quyền dân sự, chính trị, giải pháp. 1. Khát quát về bảo đảm các quyền dân sự, chính trị * Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao quý nhất được thừa nhận chung bởi nền văn minh nhân loại, thể hiện ước mơ, khát vọng cháy bỏng và sự quyết tâm giành, giữ lấy của con người xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh. Do đó, quyền con người luôn thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các nhà nước, thiết chế, tổ chức và cộng đồng, ngày càng có vị trí nổi bật tại các diễn đàn quốc tế. ________ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: thanhnga210288@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4258 Quyền con người thường được chia thành hai nhóm chính: nhóm quyền dân sự, chính trị và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Việc Liên hợp quốc thông qua hai công ước nhân quyền chủ chốt vào năm 1966 là Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng là kết quả của quá trình vận động và thúc đẩy sự hình thành hai nhóm quyền này [1]. Cách phân loại các quyền con người thành hai nhóm quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa xuất phát từ nhận thức cho rằng có sự khác nhau về đặc điểm và những yêu cầu trong bảo đảm hai nhóm quyền này [2]. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà nghiên cứu chia quyền con người thành năm nhóm nhỏ hơn, bao gồm: (1) các quyền dân sự; (2) các quyền chính trị; (3) các N.T.T. Nga / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 72 quyền kinh tế; (4) các quyền văn hóa; (5) các quyền xã hội. Mặc dù có nhiều cách phân loại về quyền con người, nhưng việc phân chia các quyền thành các nhóm nhỏ hơn cũng chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, có quyền vừa có thể sếp vào nhóm quyền dân sự lại vừa có thể sếp vào nhóm quyền chính trị. Các quyền dân sự, chính trị có vị trí đặc biệt quan trọng, là một bộ phận cơ bản, thiết yếu trong tổng thể quyền con người. Trong ICCPR, nội dung của các quyền dân sự, chính trị được quy định từ Điều 6 đến Điều 27. Theo đó, các quyền dân sự là những quyền cá nhân, gắn chặt với nhân thân của mỗi người, chỉ cá nhân mới có thể sử dụng độc lập và không thể chuyển giao cho người khác [3], bao gồm: quyền sống, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền không bị tra tấn, quyền kết hôn, ly hônĐặc trưng của nhóm quyền dân sự mang tính thụ động nghĩa là không cần có sự can thiệp từ phía nhà nước, cá nhân cũng có thể tự mình thực hiện được. Trên thực tế, các quyền dân sự ra đời sớm hơn rất nhiều so với các quyền chính trị. Quyền chính trị là những quyền liên quan đến những giá trị mà mỗi người được hưởng. Để thực hiện các quyền này thông thường cá nhân phải tham gia cùng với những người khác, như: quyền tự do lập hội, quyền hội họp hòa bình, quyền bầu cử, ứng cử, quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội Ngày nay, nội hàm khái niệm “quyền chính trị” ngày càng được mở rộng, bao gồm cả việc tham gia cùng nhà nước quyết định các vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, như ban hành các chính sách có liên quan tới quyền của người dân; quyết định về thể chế chính trị, hình thức chính phủ, sửa đổi hiến pháp... [3]. So với việc thực hiện các quyền dân sự, mức độ thực hiện các quyền chính trị bao giờ cũng kèm theo những giới hạn nhất định, điều này xuất phát từ lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã hội, quyền và tự do của người khác. Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị luôn trở thành mối quan tâm chung của toàn cộng đồng quốc tế, trở thành những giá trị cơ bản mà mỗi nhà nước hướng tới [4] nhằm thu hút đông đảo công dân tham gia sâu vào đời sống chính trị của mỗi nước, từ đó góp phần thúc đẩy dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bảo đảm là làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết, bảo đảm là cam đoan chịu trách nhiệm về việc gì đó” [5]. Theo quan điểm của GS. Hoàng Phê, tác giả cho rằng “bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được, hay nói chắc chắn và chịu trách nhiệm về lời nói của mình, nhận chịu trách nhiệm làm tốt” [6]. Cách hiểu này khá tương đồng với nguyên tắc bảo đảm pháp luật ở Việt Nam và trong Luật nhân quyền quốc tế. Bảo đảm và bảo vệ là hai khái niệm gần gũi, nhưng không đồng nhất. Bảo đảm là tạo ra những điều kiện, tiền đề để chủ thể quyền (mọi người hoặc công dân) chắc chắn thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được pháp luật ghi nhận trên thực tế. Bảo đảm bao gồm: bảo đảm chung và bảo đảm riêng. Bảo đảm chung là những điều kiện, tiền đề về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tổ chức, xã hội để nhà nước và công dân thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Bảo đảm riêng là các biện pháp pháp lý cần thiết để nhà nước và công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật [7]. Về mục đích, bảo đảm nhằm làm cho công dân thực hiện được quyền, thực hiện tốt hơn, chất lượng hơn trên thực tế. Trong khi bảo vệ là sử dụng các biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn, chống lại mọi sự xâm phạm quyền từ phía các cơ quan công quyền hay các chủ thể khác có thẩm quyền, đồng thời có chế tài xử lý mỗi khi xảy ra vi phạm nhằm khôi phục lại quyền đã bị xâm phạm, giữ cho quyền luôn được nguyên vẹn. Nhận thức phổ biến của cộng đồng quốc tế cho rằng việc hiện thực hóa các quyền dân sự, chính trị là mang tính tức thời. Bởi vì trên thực tế việc bảo đảm các quyền này không đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều nguồn lực vật chất [8], mà N.T.T. Nga / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 73 cơ bản là phụ thuộc vào ý chí chính trị [8], do đó, bất cứ quốc gia nào, giàu hay nghèo, đều có thể tiến hành được. Bảo đảm quyền dân sự, chính trị có thể hiểu là việc thực hiện trách nhiệm của nhà nước, xã hội nhằm tạo ra các tiền đề, điều kiện cần thiết để mọi người thực hiện được các quyền dân sự, chính trị của mình đã được pháp luật ghi nhận trên thực tế. Như vậy, bảo đảm quyền dân sự, chính trị bao hàm việc bảo đảm từ việc tiến hành xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật của nhà nước đến cả việc bảo đảm thực hiện chính sách, pháp luật đó trên thực tế. Trong các bảo đảm thì bảo đảm pháp lý có ý nghĩa quan trọng nhất, góp phần bảo đảm các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền khác trên thực tế. Các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự, chính trị, văn hóa trước hết và chủ yếu là nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự, chính trị. Việc bảo đảm tốt các quyền dân sự, chính trị nói riêng, quyền con người nói chung sẽ giúp giảm thiểu, ngăn ngừa những mâu thuẫn trong xã hội, đồng thời củng cố tình đoàn kết, phát huy dân chủ và thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của đất nước. 2. Thực trạng bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam hiện nay Việt Nam nhất quán quan điểm: “bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [9]. Việc nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền con người nói chung, quyền dân sự, chính trị nói riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của của toàn xã hội, thể hiện bản chất của nhà nước ta, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp phát triển đất nước, vừa là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phấn đấu phục vụ cho con người, tất cả vì con người. Để tránh tiềm ẩn nguy cơ quyền con người nói chung và quyền dân sự, chính trị nói riêng có thể bị thu hẹp, hạn chế bởi các văn bản dưới luật như: nghị định, thông tư Tại Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân chỉ thuộc về Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, không thuộc về bất kỳ một chủ thể nào khác và chỉ “trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”, không trong bất kỳ trường hợp nào khác. Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, để bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở nước, hàng loạt các văn bản luật đã được ban hành, cụ thể: Đối với quyền tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, báo chí. Hiện nay, về cơ bản pháp luật trong nước đã tương thích với pháp luật quốc tế, đầy đủ và đồng bộ, từ Hiến pháp, luật, đến nghị định, tiêu biểu là một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Ngoài ra, việc triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng được tiến hành một cách nghiêm túc. N.T.T. Nga / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 74 Các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin ở nước ta không những được bảo đảm tốt mà còn trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu, tích cực trong cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm đẩy lùi nạn quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác trong xã hội. Đối với các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước và xã hội luôn được phát huy. Quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân được quy định rõ tại các Điều 27, 28, 29, Hiến pháp năm 2013. Ngoài Hiến pháp năm 2013, các quyền trên còn được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản khác có liên quan. Tất cả đã tạo ra khung pháp lý khá hoàn chỉnh trong việc bảo đảm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Theo đó, việc bầu cử ở Việt Nam được tiến hành trên cơ sở của các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, không phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào. Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2007 – 2011, 2011 – 2016, 2016 – 2021 là một minh chứng. Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỷ lệ cử tri đi bầu cử năm 2007 đạt hơn 99,64%, năm 2011 là 99,51% [10] và năm 2016 cao hơn 98,77% [11]. Điều này cho thấy người dân luôn có ý thức cao về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời cũng phản ánh những cố gắng, nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc tạo mọi điều kiện để công dân có thể thực hiện được quyền của mình. Đối với quyền tự do đi lại và tự do cư trú của công dân. Nhà nước tạo mọi điều kiện và bảo đảm quyền tự do đi lại và tự do cư trú của công dân. Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định: “công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Việc đi lại và lựa chọn nơi cư trú do mỗi cá nhân quyết định, phù hợp với nhu cầu, khả năng, hoàn cảnh của họ”. Đối với quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là một trong số những quyền con người, quyền cơ bản của công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” (Điều 19) và “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình,” (Điều 20). Cùng với đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng dành riêng chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Bên cạnh quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng là quyền hiến định. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần chính đáng của con người. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Theo thống kê sơ bộ, tính đến năm 2017, cả nước có 41 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác nhau (với hơn 25 triệu tín đồ, 53 nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự) được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động [12]. Gần đây, ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là cơ sở để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đồng thời tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013 mặt khác giúp Nhà nước xác lập các giới hạn của quyền và nghĩa vụ, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng cho mọi tín đồ. Đối với quyền lập hội, biểu tình: Trong lịch sử nước ta, quyền biểu tình đã từng được quy định tại Sắc lệnh số 31, ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ N.T.T. Nga / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 75 cộng hòa, còn quyền lập hội được quy định chi tiết trong Sắc lệnh số 102/SL/L004, ngày 20/5/1957 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Luật quy định quyền lập hội và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động quản lý hội và một số văn bản hướng dẫn thi hành khác. Tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ. Trong đó, biểu tình được coi là hình thức tiêu biểu nhất của hội họp. Mặc dù quyền biểu tình là quyền hiến định nhưng hiện nay ngoài Hiến pháp ra nước ta chưa có văn bản nào quy định cụ thể trực tiếp hay hướng dẫn để thực hiện quyền này. Mỗi khi có biểu tình xảy ra các cơ quan chức năng lại sử dụng Nghị định số 38/2005/NĐ-CP, ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và Thông tư số 09/BCA, ngày 5/9/2005 hướng dẫn chi tiết Nghị định số 38/2005/NĐ-CP để giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/BCA đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc gây ra không ít khó khăn cho cả người đi biểu tình lẫn cơ quan chức năng làm nhiệm vụ giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Trước những tồn tại trên, Nhà nước ta đã và đang triển khai xây dựng Luật Biểu tình và Luật về hội theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được tốt hơn. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng việc bảo đảm quyền dân sự, chính trị của công dân nói chung, quyền lập hội, biểu tình nói riêng cũng cần song song hài hòa với lợi ích quốc gia và phù hợp với bối cảnh chính trị và văn hóa của đất nước. Nhìn chung, về cơ bản các quyền dân sự, chính trị ở nước ta được bảo đảm thực hiện ngày một tốt hơn. Tính đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Việt Nam tham gia ngày 24/9/1982). Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, việc bảo đảm quyền dân sự, chính trị của công dân nước ta cũng bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhất định. Hiện nay, Việt Nam chưa tham gia các Nghị định thư bổ sung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, ICCPR 1966. Do đó, công dân Việt Nam chưa thể gửi khiếu nại về quyền dân sự, chính trị tới các cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc, đồng thời việc khiếu nại theo cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN cũng không khả thi khi mà Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) chỉ là một “cơ quan tư vấn” chứ không có thẩm quyền nhận các khiếu nại của các cá nhân là nạn nhân của vi phạm nhân quyền trong khu vực [13]. 3. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền dân sự, chính trị Để góp phần bảo đảm tốt hơn, có hiệu quả hơn các quyền dân sự, chính trị ở nước ta trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây: Một là, hình thành cơ quan độc lập tương đối với bộ máy nhà nước để tăng cường hiệu quả bảo đảm quyền con người nói chung, quyền dân sự, chính trị nói riêng. Thời gian tới, nước ta nên nghiên cứu thành lập cơ quan độc lập tương đối với bộ máy nhà nước với chức năng, nhiệm vụ chính là giám sát hoạt động của cơ quan hành chính và tòa án trong việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật, tăng cường tính khách quan, công bằng, bảo đảm quyền của công dân không bị xâm phạm bởi hoạt động của cơ quan nhà nước. Cơ quan này sẽ do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước, chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Hiện nay, đã có nhiều quốc gia hình thành các cơ quan độc lập tương đối với bộ máy nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được gọi chung là thể chế hoặc cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, như: Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Thụy Điểnđã thành lập thanh tra Quốc hội (Ombudsman), để bảo vệ quyền con người được tốt hơn. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên để N.T.T. Nga / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 76 vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp vào bối cảnh của đất nước. Hai là, không ngừng tạo điều kiện để bảo đảm tốt hơn các quyền công dân về bầu cử, ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên tham gia ký kết, gia nhập. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt về các quyền dân sự, chính trị như: quyền bầu cử, ứng cử, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình song song kết hợp bồi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho công dân. Các quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình là quyền của tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng công dân Việt Nam mới có quyền này. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 cần sửa đổi theo hướng: “Mọi người có quyền tự do lập hội, tự do hội họp, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do luật quy định”. Để bảo đảm thực hiện các quyền này, không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc xây dựng các đạo luật riêng nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, mà cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn trọng, chặt chẽ, không vội vàng, tránh tạo ra kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng việc tụ tập đông người, lòng yêu nước và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận quần chúng nhân dân để kích động gây bất ổn định chính trị - xã hội. Ba là, nghiên cứu tham gia các Nghị định thư bổ sung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, ICCPR năm 1966. Việc Việt Nam tham gia các Nghị định thư bổ sung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 là cần thiết. Bởi chính việc tham giam gia này sẽ giúp công dân có thể gửi khiếu nại về quyền dân sự, chính trị tới các cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc mỗi khi có xảy ra sự xâm phạm quyền của các chủ thể mà nhiều nhất là chủ thể mang quyền lực nhà nước làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền dân sự, chính trị của cá nhân. Bốn là, tăng cường đối thoại Ðối thoại nhằm mục tiêu lâu dài có ý nghĩa tích cực trong việc làm giảm bớt những bất đồng quan điểm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Đồng thời, cần xác định rõ đối thoại là một trong những phương án hữu ích, có hiệu quả cao được lựa chọn, sử dụng để bác bỏ những thông tin, quan điểm sai trái, thậm chí xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo thực tế về dân chủ, nhân quyền nói chung, quyền dân sự, chính trị nói riêng mà các thế lực thù địch tạo ra nhằm mục đích chống phá Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm là, nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước, các cấp các ngành, các tổ chức, đoàn thể trong việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị Bảo đảm quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam là công việc không chỉ của các tổ chức trong hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, mà còn là nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh của của toàn cộng đồng xã hội. Vì vậy, để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là quyền dân sự, chính trị cần có sự phối hợp, huy động được sự tham gia của mọi lực lượng xã hội. Tài liệu tham khảo [1] Pham Binh Minh, Vietnam’stalks with other countries on human rights and democracy, (14th August 2010). (in Vietnamese) [2] Vietnam National University, Hanoi-School Law Department, Introduce International Covenant on Civil and Political Rights, Hong Duc Express, Hanoi, 2012, p.28, (in Vietnamese). [3] Assoc. Prof, Dr. Tuong Duy Kien & Assoc. Prof, Dr. Nguyen Thanh Tuan, 70 years of universal N.T.T. Nga / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 70-77 77 declaration of human rights, Time value and significance for Vietnam, December 2018), (in Vietnamese). [4] Tran Thi Hoe, Vietnamese government ensures human rights in the context of curent international integration, Philosophical thesis, Hanoi, 2015, p.1. (in Vietnamese). [5] The Great Vietnam dictionary, Vietnam National University Ho Chi Minh city, Ho Chi Minh, 2010, p.79, (in Vietnamese). [6] Hoang Phe, Vietnamese dictionary, Social sciences publishing house, Hanoi, 1998, p.54, (in Vietnamese). [7] Assoc. Prof, Dr. Hoang Thi Kim Que, General theory of law & state, Vietnam National University Press, Hanoi, 2005, p.252, (in Vietnamese). [8] Assoc. Prof. Dr. Vu Cong Giao, Questions and answers about human rights, the rights and obligations of citizens (edited), National Political Pulishing House, Hanoi, p.49, p.61, (in Vietnamese). [9] Article 3, Constitution of the Socialist Republic of Vietnam 2013, (in Vietnamese). [10] Hanh Ngan, Do theymake constructive comments or againstthe elections of deputies to the National Assembly and People's councils at all levels? (12th May 2016), (in Vietnamese). [11] Ministry of Foreign Affairs, Protection&Promotion ofhuman rights in Vietnam, Hanoi, 2017, p.28, (in Vietnamese). [12] Duc Quynh, It is important to understand freedom, religious belief, (22th January 2018), (in Vietnamese). [13] TTBD, Perfecting legal system of right to freedom of association in Vietnam, (29th October 2018), (in Vietnamese).
File đính kèm:
- bao_dam_cac_quyen_dan_su_chinh_tri_o_viet_nam_hien_nay_mot_s.pdf