Báo cáo Ngân hàng thương mại

1. Các khái niệm căn bản

Tổ chức tài chính

Nhận tiền gửi, trong đó có tiền gửi

không kỳ hạn (có thể phát hành séc)

Cho vay: Cá nhân, doanh nghiệp

Khái niệm NHTM theo Luật các tổ

chức tín dụng1. Các khái niệm căn bản

Tổ chức tài chính là tổ chức có chức năng

cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách

hàng hoặc các thành viên.

Các tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi và cho

vay, bao gồm các ngân hàng, quỹ tín

dụng, quỹ thế chấp, các công ty quản lý các tài

sản ủy thác hay vốn đầu tư (trust

company), quỹ nhà ở (building society).

Các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí

Các công ty môi giới chứng khoán, quỹ đầu tư

ủy thác.1. Các khái niệm căn bản

Nhận tiền gửi: Là hoạt động nhận tiền của tổ

chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ

hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát

hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và

các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên

tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi

tiền theo thỏa thuận.

Cho vay cá nhân, doanh nghiệp: Là hình thức

cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc

cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để

sử dụng vào mục đích xác định trong một thời

gian nhất định theo thỏa t

pdf 50 trang kimcuc 10160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Ngân hàng thương mại

Báo cáo Ngân hàng thương mại
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH 
CHẾ TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nguyễn Thu Hương 
Nguyễn Thị Hường
Nguyễn Quang Huy
Vũ Văn Kiên
Nguyễn Thị Liên
Trần Thị Luyến
Bùi Ngọc Lữ
Phạm Thị Nga
Vũ Hà Ngân
Phan Ánh Ngọc
THÀNH VIÊN NHÓM 4
Nội dung
1. Khái niệm ngân hàng thương mại
2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng 
thương mại 
3. Liên hệ Việt Nam
1. Các khái niệm căn bản
Tổ chức tài chính
Nhận tiền gửi, trong đó có tiền gửi 
không kỳ hạn (có thể phát hành séc)
Cho vay: Cá nhân, doanh nghiệp
Khái niệm NHTM theo Luật các tổ 
chức tín dụng
1. Các khái niệm căn bản
Tổ chức tài chính là tổ chức có chức năng 
cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách 
hàng hoặc các thành viên.
Các tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi và cho 
vay, bao gồm các ngân hàng, quỹ tín 
dụng, quỹ thế chấp, các công ty quản lý các tài 
sản ủy thác hay vốn đầu tư (trust 
company), quỹ nhà ở (building society).
Các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí
Các công ty môi giới chứng khoán, quỹ đầu tư 
ủy thác.
1. Các khái niệm căn bản
Nhận tiền gửi: Là hoạt động nhận tiền của tổ 
chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ 
hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát 
hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và 
các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên 
tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi 
tiền theo thỏa thuận.
Cho vay cá nhân, doanh nghiệp: Là hình thức 
cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc 
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để 
sử dụng vào mục đích xác định trong một thời 
gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc 
có hoàn trả cả gốc và lãi.
1. Các khái niệm căn bản
Ngân hàng thương mại
Là một định chế tài chính mà hoạt 
động thường xuyên và chủ yếu là 
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó 
để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết 
khấu và làm phương tiện thanh 
toán.”
2. Các hoạt động cơ bản của ngân 
hàng thương mại 
Các hoạt động chính
Các hoạt động ngoại bảng
Các hoạt động chính
Huy động vốn – Tiền gửi và nguồn khác
Sử dụng – Hoạt động tín dụng, đầu tư
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác: 
Thanh toán, quản lý tài sản
Huy động vốn- Tiền gửi và nguồn 
khác
Các nguồn vốn của ngân hàng
Tiền gửi hoạt động
Các nguồn khác
Các nguồn vốn của ngân hàng
Tiền gửi hoạt động
 Tài khoản séc (checking)
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện 
của người chủ tài khoản, ra lệnh cho 
ngân hàng trích từ tài khoản của mình 
để trả cho người có tên trong séc, hoặc 
trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho 
người cầm séc một số tiền nhất định, 
bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.
 Tài khoản séc có trả lãi
Các nguồn vốn của ngân hàng
Séc chuyển khoản là loại séc do người chi 
trả ký phát hàng để trao trực tiếp cho 
người cung cấp khi nhận hàng hóa, dịch vụ 
cung ứng.
Séc bảo chi là một loại séc thanh toán 
được Ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả 
bằng cách trích số tiền trên séc từ tài 
khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài 
khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng 
thanh toán cho tờ séc đó, hoặc bảo chi séc 
không cần lưu kí
Các nguồn vốn của ngân hàng
 Tiền gửi tiết kiệm: Là loại tiền gửi để 
dành của các tầng lớp dân cư, được gửi 
vào ngân hàng để được hưởng lãi, hình 
thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết 
kiệm có sổ. 
Ở Việt Nam, hình thức gửi tiền tiết 
kiệm phổ biến là:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại mà khách 
hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi được rút 
ra sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu khách 
hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đáp 
ứng nhưng phải chịu lãi suất thấp. 
Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Thường là hình thức 
tiết kiệm trung và dài hạn, người tham gia ngoài việc 
được trả lãi còn được ngân hàng cấp tín dụng nhằm 
mục đích bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương 
tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Vốn liên ngân hàng
Nguồn ngắn hạn từ các ngân hàng khác
Đáp ứng như cầu số dư bắt buộc tại quỹ
Lãi suất thị trường liên ngân hàng
Vốn liên ngân hàng
Vay qua thị trường liên ngân hàng nhằm 
mục đích đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng 
trong thời gian ngắn, ngân hàng có thể khai 
thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân 
hàng, tổ chức tài chính tín dụng khác. 
Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích 
điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo 
nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục 
trong hệ thống ngân hàng.. 
Vốn liên ngân hàng
Lãi suất liên ngân hàng hay lãi suất qua 
đêm chính được hình thành trên quan hệ 
vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng 
thông qua thị trường liên ngân hàng.
Một số ngân hàng có phần nhỏ thiếu vốn 
nhưng không tiếp cận được vốn từ các ngân 
hàng lớn đang dư thừa nên buộc phải tăng 
lãi suất ngoài thị trường để tăng vốn huy 
động cho mình. 
Vay từ ngân hàng trung ương
 Vay từ cửa sổ chiết khấu
 Lãi suất chiết khấu
 Đáp ứng nhu cầu ngắn hạn tạm thời
 Chịu sự quản lý của NHTW
Vay từ ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương liên quan đến ba chức 
năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân 
hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng 
của chính phủ.
Chức năng ngân hàng của các tổ chức tín 
dụng là một chức năng quan trọng trong việc 
cấp vốn cho các ngân hàng thương mại. 
Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái 
chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức 
tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với 
các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát 
lãi suất). Thông thường, lãi suất chiết khấu 
cho NHTM là tương đối thấp.
Hợp đồng REPO
Một ngân hàng bán chứng khoán cho một 
ngân hàng khác với thỏa thuận mua lại tại 
thời điểm xác định và giá xác định trước
Ngân hàng có thể bán chứng khoán chính 
phủ cho các công ty với thỏa thuận mua lại 
sau đó
Nguồn vốn ngắn hạn tạm thời
Được bảo đảm bảo bằng tín phiếu kho bạc
Hình thức trả lãi trên số dư tiền gửi thanh 
toán khách hàng lớn
Vay nước ngoài - Eurodollar 
borrowings
Việc đầu tư nước ngoài vào các ngân 
hàng là nguồn vốn rất lớn cho các 
NHTM. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của 
nhà đầu tư nước ngoài trong các 
TCTD trong nước được quy định bởi 
NHNN là được mua tỷ lệ cổ phần ở 
mức trên 30%/vốn điều lệ, điều này 
làm cho các TCTD khó khăn tìm kiếm 
đối tác tốt.
Vay nước ngoài - Eurodollar 
borrowings
Mới đây nhất, hai ngân hàng quốc doanh cổ 
phần hóa đã thành công trong việc chọn hai 
đối tác nước ngoài. Cụ thể Vietcombank đã 
chọn Mizuho (MHCB) - Nhật Bản làm đối tác 
chiến lược thông qua việc bán cho đối tác 
15% vốn cổ phần thu về 11.818,8 tỷ VND. 
Còn Vietinbank đã bán 20% cổ phần trị giá 
gần 15.500 tỷ đồng (743 triệu USD) cho 
nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Bank of 
Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU). 
Phát hành trái phiếu ngân hàng
Giống các công ty khác, dùng để tài trợ 
các tài sản dài hạn
Thường ưu tiên thấp hơn so với tiền gửi
Được coi là nguồn vốn cấp 2
Phát hành trái phiếu ngân hàng
Giống như các công ty khác, ngân hàng 
phát hành trái phiếu để tài trợ các tài 
sản dài hạn
Trái phiếu là công cụ được các ngân hàng 
thương mại ưa chuộng khi muốn huy động 
vốn trung và dài hạn, do có kỳ hạn trên 2 
năm và có thể chuyển nhượng được. 
Hiện nay, Các cuộc phát hành của BIDV, 
Maritime Bank và PVFC diễn ra trong bối 
cảnh các tổ chức tín dụng hiện đang có nhu 
cầu lớn đối với loại vốn này, để chuẩn bị cho 
hoạt động tín dụng dự kiến sẽ tăng lên vào 
cuối năm nay khi nền kinh tế phục hồi.
Phát hành trái phiếu ngân 
hàng
Trái phiếu ngân hàng thường ưu tiên thấp 
hơn so với tiền gửi.
Mặc dù lãi suất khá hấp dẫn so với việc gửi tiết kiệm 
nhưng khách hàng vẫn tỏ ra e dè trước những rủi ro 
mà trái phiếu của các NHTM mang lại.
Nhưng khách hàng vẫn ưa thích trái phiếu chính phủ 
hơn vì rủi ro có vẻ thấp hơn bởi vì rủi ro tín dụng “là 
rất trọng yếu nhưng lại luôn thường trực trong hoạt 
động ngân hàng.
Phát hành trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng thường được coi là nguốn vốn cấp 2 
của ngân hàng
Trái phiếu được thanh toán hai lần một năm khi đến kỳ 
thanh toán lãi suất. VietinBank sẽ sử dụng nguồn vốn ròng 
nhận được từ giao dịch chủ yếu đối với các khoản cho 
vay khách hàng và cho các mục đích chung của ngân 
hàng.
BIDV đã huy động thành công 2.030 tỷ đồng trái phiếu, 
với kỳ hạn 2 năm và 3 năm. Đây là loại trái phiếu không 
có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát 
hành.
BIDV cho biết, số tiền thu được sẽ được ngân hàng sử 
dụng để bổ sung vào nguồn vốn trung dài hạn, cơ cấu lại 
nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay các dự án 
trung dài hạn và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn theo 
quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu NHTM( hay vốn tự có của ngân hàng) 
là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu 
đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình 
kinh doanh.
Vai trò của VCSH của NHTM:
Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản 
Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động
Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ 
nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng
Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng 
trưởng và phát triển của ngân hàng
Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định 
tỷ lệ an toàn.
Vốn chủ sở hữu
Đặc điểm của VCSH của ngân hàng:
Vốn được hình thành từ phát hành cổ phiếu
Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn
Ổn định và luôn được bổ sung trong quá trình 
phát triển
Phát hành quan thị trường sơ cấp, cổ phiếu sau 
đó được giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Vốn chủ sở hữu yêu cầu cần phải đủ để trang 
trải lỗ hoạt động
Vốn chủ sở hữu phải phù hợp với yêu cầu của 
luật pháp:
Vốn chủ sở hữu phải phù hợp với yêu cầu của 
pháp luật,
Sử dụng vốn của ngân hàng
Ở Mỹ, các khoản cho vay chiếm khoảng 
64% tổng tài sản, tiền chiếm 6%
Số dư tiền bằng buộc tại ngân hàng
Tiền sẵn sàng thanh toán
Yêu cầu dự trữ bắt buộc:
Công cụ của chính sách tiền tệ
Gửi tại ngân hàng Trung ương
Phục vụ cho nhu cầu thanh khoản khi 
khách hàng yêu cầu rút tiền.
Nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân 
hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân quỹ: Phản ánh các khoản vốn 
của NHTM được dùng vào mục đích nhằm đảm bảo 
an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như 
khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện 
quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà 
nước đề ra.
Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là hoạt động 
quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. 
NHthương mại đi vay để cho vay, do đó có cho 
vay được hay không là vấn đề mà mọi NH 
thương mại đều phải tìm cách giải quyết. 
Thông thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay 
này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận 
của ngân hàng. 
Nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân 
hàng thương mại
Nguyên tắc cho vay: 
 vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích cam kết
 vốn vay được hoàn trả gốc và lãi đúng hạn
Điều kiện cho vay
 Vốn vay sử dụng hợp pháp
 Khách hàng có đủ tư cách pháp lý
 Khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo hoàn 
trả tiền vay đúng hạn đã cam kết
 Khách hàng có phương án, dự án khả thi và hiệu quả
 Khách hàng thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định
Quy trình cho vay
Tiếp cận KH Thiết lập hồ sơ KH Phân tích khách 
hàng Quyết định và ký kết hợp đồng Giải ngân 
và giám sát KH Thu nợ và thanh lý hợp đồng cho 
vay
Thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: là các khoản 
vay có thời hạn cho vay đến 12 
tháng.
Cho vay trung hạn: là các khoản 
vay có thời hạn cho vay từ trên 12 
tháng đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn: là các khoản vay 
có thời hạn cho vay từ trên 60 
tháng trở lên.
Phương thức cho vay
Cho vay vốn lưu động
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay trả góp
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng 
thẻ tín dụng:
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay hợp vốn:
NHTM cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng 
khác thực hiện Cho vay theo hạn mức thấu chi
Cho vay bất động sản 
Đó là hình thức cho vay có tài sản thế chấp. 
Bạn cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
(hay còn gọi là sổ đỏ) đến ngân hàng để vay 1 
khoản tiền. Ngân hàng sẽ cử chuyên gia giám 
định đi thị sát khu đất của bạn để định giá tài 
sản của bạn. Sau đó họ mới đối chiếu với 
khoản tiền bạn vay. Nếu phù hợp thì họ sẽ cho 
bạn vay còn nếu không họ sẽ tính toán và đưa 
ra 1 khoản tiền hợp lý nhất phù hợp với tài sản 
thế chấp của bạn. 
Sử dụng vốn của ngân hàng
 Đầu tư chứng khoán (yêu cầu thu 
nhập và thanh khoản)
 Chứng khoán chính phủ
 Các cơ quan của chính phủ
 Địa phương và công ty
 Chỉ đầu tư vào hạng cao
 Cho vay trên thị trường liên ngân 
hàng
Các dịch vụ của ngân hàng
 Cho vay tiêu dùng
 Tư vấn tài chính
 Quản lý tiền mặt
 Dịc vụ thuê mua thiết bị
 Cho vay tài trợ dự án
 Bán các dịch vụ bảo hiểm
Các dịch vụ của ngân hàng
 Cung cấp các kế hoạch hưu trí
 Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu 
tư chứng khoán
 Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và 
trợ cấp
 Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu 
tư và ngân hàng bán buôn
 Sự thuận tiện: Tổng hợp tất cả các 
dịch vụ ngân hàng
REPO
Repo là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm 
bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có 
bảo đảm bằng chứng khoán) và được sử dụng khá phổ biến hiện 
nay trên thị trường tài chính các nước. ở Việt Nam nghiệp vụ 
này cũng đã bắt đầu xuất hiện. 
Hợp đồng Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi 
trả cho người cho vay chính là phần chênh lệch giữa giá bán ban 
đầu thấp hơn giá mua lại chứng khoán đó. Ngoài ra, giá trị thực 
tế của khoản vay thường thấp hơn giá trị thị trường của chứng 
khoán làm tài sản cầm cố. Phần chênh lệch này cao hay thấp 
phụ thuộc mức độ an toàn của tài sản cầm cố.
Các hoạt động ngoại bảng
 Cam kết các khoản cho vay
 Thư tín dụng dự phòng(SLC)
 Hợp đồng kỳ hạn
 Hợp đồng hoán đổi
Các hoạt động ngoại bảng
 Khoản vay được bảo đảm là một 
khoảnvay, trong đó vay cam kết một số tài 
sản (ví dụ như một chiếc xe hoặc tài sản) 
như tài sản thế chấp cho vay, mà sau đó 
trở thành mộtbảo đảm nợ nợ các chủ nợ 
đã cho vay. Nợ như vậy, bảo đảm đối với 
tài sản thế chấp trong trường hợp người 
vay mặc định, chủ nợ có sở hữu của tài sản 
được sử dụng làm tài sản thế chấp và có 
thể bán nó để lấy lại một số hoặc tất cả số 
tiền ban đầu cho vay cho khách hàng vay, 
ví dụ, nhà bị tịch thu của một ngôi nhà 
Thư tín dụng dự phòng(SLC)
 L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp 
tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành 
tới người thụ hưởng trong việc:
- Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C 
dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.
- Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.
- Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự 
phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện 
thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại 
và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ 
sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C 
dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường 
hợp nghĩa vụ không được thực hiện. 
Các hoạt động ngoại bảng
 Hợp đồng kì hạn
 Hợp đồng kì hạn là một thoả thuận giữa 
hai bên về việc mua hay bán một tài sản 
nào đó vào một thời điểm định trước 
trong tương lai.
 Hợp đồng hoán đổi
 Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi, 
hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công 
cụ tài chínhphái sinh (derivative) trong đó hai 
bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash 
flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. 
Những dòng tiền này gọi là các nhánh của 
swap (legs), các dòng tiền được tính toán 
dựa trên một con số ước tính nhất định.
3. Thực tế ở Việt Nam
 Ngành ngân hàng 2012 và 10 con số biết nói
4,93% là tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tính 
đến 30/09/2012, còn theo đánh giá của NHNN thì tỷ 
lệ này là 8,82% 
5. Là số thương hiệu vàng miếng phổ biến đã không 
còn trên thị trường. Bao gồm vàng AJC hay AAA của 
Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam; vàng ACB của 
Ngân hàng Á Châu; vàng Thần Tài (Sacombank SBJ) 
của Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank; vàng Rồng 
Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín 
Minh Châu; vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB của Vàng 
bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Ngân hàng Đông Á 
(DAB).
Ngành ngân hàng 2012 và 10 con số 
biết nói
 9. Là số ngân hàng thuộc diện phải 
tái cấu trúc trong năm 2012 theo 
thông tin từ NHNN. Bao gồm Nam 
Việt (Navibank), Đại Tín (TrustBank), 
Phương Tây (WesternBank), Dầu khí 
Toàn Cầu (GPBank), Tiên Phong 
(TienPhongBank), Nhà Hà Nội 
(Habubank), Đệ Nhất (Ficombank), 
Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) 
và Sài Gòn (SCB).
 15%. Trong hội nghị sơ kết ngành ngân 
hàng hồi đầu tháng 7, Thống đốc yêu 
cầu các ngân hàng điều chỉnh lãi suất 
cho vay với khách hàng cũ xuống dưới 
15%/năm và thực hiện ngay từ 15/7.
 30%. Là room tín dụng năm 2012 đã 
được điều chỉnh 
của HDBank và VPBank hồi tháng 
8/2012. Đây là con số tăng trưởng tín 
dụng điều chỉnh cao nhất được NHNN 
thông qua. 
Ngành ngân hàng 2012 và 10 
con số biết nói
 496 tỷ đồng là số lỗ ròng trong quý 3/2012 
của Ngân hàng mẹ Á Châu (HNX: ACB). 
Đây là lần đầu tiên một ngân hàng lớn công 
bố lỗ những năm gần đây. Theo giải trình 
của ACB, sở dĩ kết quả kinh doanh thấp như 
trên là do thua lỗ từ vàng và ngoại hối đã 
lên tới 1,144 tỷ đồng. Trong phần giải trình 
của mình, ACB cho biết, tùy thuộc vào giá 
vàng trong tương lai, số lỗ có thể tiếp tục 
phát sinh trong quý 4/2012.
Ngành ngân hàng 2012 và 10 
con số biết nói
 1,629 tỷ đồng là số tài sản của cha con ông 
Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh tại 
Sacombank. Năm 2012 có thể nói là một 
năm đầy sóng gió đối với gia đình ông Đặng 
Văn Thành. Hiện tại, tuy hai cha con ông 
Thành và ông Anh đã lần lượt từ nhiệm vị 
trí Chủ tịch lẫn Thành viên HĐQT của 
Sacombank, chính thức không còn tham gia 
vào đội ngũ lãnh đạo ngân hàng nhưng vẫn 
còn nắm giữ tổng cộng 7.44% vốn cổ phần, 
tương đương với 1,629 tỷ đồng tài sản (tính 
theo giá cổ phiếu STB đóng cửa phiên 
18/12/2012) 
Ngành ngân hàng 2012 và 10 
con số biết nói
 4,000 tỷ đồng là số tiền mà Huỳnh 
Thị Huyền Như (Sinh năm 1978, trú 
tại TPHCM), nguyên là Trưởng phòng 
giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh 
TPHCM của Vietinbank (CTG) đã lừa 
đảo, chiếm đoạt theo kết luận của Cơ 
quan cảnh sát điều tra Bộ Công an 
công bố vào ngày 15/12/2012. Hiện 
cơ quan này đang đề nghị Viện KSND 
tối cao truy tố.
Ngành ngân hàng 2012 và 10 
con số biết nói
 13,025 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 
8%/năm ) là lượng tiền mà NHNN bơm ra 
thông qua thị trường mở (OMO) trong ngày 
22/8, tức hai ngày sau khi bầu Kiên 
(nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập 
ACB) bị bắt. 
 560,000 tỷ đồng là tổng tài sản của Ngân 
hàng NN&PTNN Việt Nam (Agribank) tính 
đến 31/10/2012. Đây là ngân hàng dẫn đầu 
về tổng tài sản trong hệ thống các ngân 
hàng TMCP Việt Nam. 
Ngành ngân hàng 2012 và 10 
con số biết nói

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_ngan_hang_thuong_mai.pdf