Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser yag holmium dưới hỗ trợ siêu âm

Sỏi tuyến nước bọt là bệnh lý hay gặp ở tuổi trung niên và tỷ lệ gặp chủ yếu ở sỏi tuyến và ống tuyến

dưới hàm (80 - 85%) kế đến là sỏi tuyến mang tai (5 - 10%) và chiếm 5% tuyến dưới lưỡi - tuyến nước bọt

phụ. Ngày nay vấn đề chẩn đoán sỏi tuyến không gặp nhiều khó khăn do được hỗ trợ bằng nhiều phương

pháp chẩn đoán không xâm nhập (siêu âm, CT-Scanner và CT-Conebeam ). Trong khi đó, vấn đề điều trị

sỏi tuyến mang tai còn nhiều hạn chế. Số lượng nghiên cứu, báo cáo trên tạp chí chuyên ngành trong và

ngoài nước rất ít. Đây cũng là thách thức cho các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt trong các trường hợp

sỏi có kích thước lớn hơn đường kính ống tuyến và ở các vị trí khó tiếp cận. Điều này dẫn đến can thiệp

bằng các phương pháp nội khoa thường kém hiệu quả hoặc thất bại và dễ tái phát Trong những thập

niên gần đây ứng dụng Laser Y học trong tán sỏi là bước đột phá hiệu quả trong chuyên ngành Ngoại tiết

niệu và rất nhiều chuyên khoa khác: da liễu, thẩm mỹ, tai mũi họng, nha khoa, hàm mặt Trung tâm Răng

Hàm Mặt (RHM) nằm trong Bệnh viện Trung ương Huế hạng đặc biệt được cập nhật ứng dụng laser và

phối hợp nhiều chuyên khoa. Đây là ý tưởng giúp nhóm nghiên cứu chúng tôi bước đầu triển khai kỹ thuật:

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium dưới hỗ trợ siêu âm, góp phần

hoàn thiện và đưa ra quy trình kỹ thuật mới nhằm nâng cao kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến mang tai

mà phương pháp nội soi đơn thuần ít hiệu quả ở các vị trí khó về giải phẫu cũng như về kích thước của sỏi.

Nhận xét bước đầu cho thấy phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt bằng laser có thể khắc phục những

hạn chế của các phẫu thuật điều trị sỏi bằng phương pháp mổ hở (dò tuyến, liệt mặt, tổn thương mạch

máu). Trong nghiên cứu bước đầu này, nhóm nghiên cứu chúng tôi báo cáo những kinh nghiệm của nhóm

trong phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG --Holmium dưới hỗ trợ của siêu âm.

Bệnh nhân được theo dõi và hẹn tái khám sau 3 tháng và 6 tháng trên lâm sàng và siêu âm vùng tuyến.

Kết quả tái khám cho thấy không có biến chứng và tái phát sỏi, chức năng tuyến mang tai bình thường và

ống tuyến không bị chít hẹp.

pdf 8 trang kimcuc 2660
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser yag holmium dưới hỗ trợ siêu âm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser yag holmium dưới hỗ trợ siêu âm

Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser yag holmium dưới hỗ trợ siêu âm
122	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG 
PHẪU THUẬT NỘI SOI SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI 
BẰNG LASER YAG HOLMIUM DƯỚI HỖ TRỢ SIÊU ÂM
Nguyễn Hồng Lợi1, Trần Xuân Phú1, 
Nguyễn Kim Tuấn2, Nguyễn Văn Tiến Đức3, Nguyễn Văn Khánh1 
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.61.19
TÓM TẮT
Sỏi tuyến nước bọt là bệnh lý hay gặp ở tuổi trung niên và tỷ lệ gặp chủ yếu ở sỏi tuyến và ống tuyến 
dưới hàm (80 - 85%) kế đến là sỏi tuyến mang tai (5 - 10%) và chiếm 5% tuyến dưới lưỡi - tuyến nước bọt 
phụ. Ngày nay vấn đề chẩn đoán sỏi tuyến không gặp nhiều khó khăn do được hỗ trợ bằng nhiều phương 
pháp chẩn đoán không xâm nhập (siêu âm, CT-Scanner và CT-Conebeam). Trong khi đó, vấn đề điều trị 
sỏi tuyến mang tai còn nhiều hạn chế. Số lượng nghiên cứu, báo cáo trên tạp chí chuyên ngành trong và 
ngoài nước rất ít. Đây cũng là thách thức cho các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt trong các trường hợp 
sỏi có kích thước lớn hơn đường kính ống tuyến và ở các vị trí khó tiếp cận. Điều này dẫn đến can thiệp 
bằng các phương pháp nội khoa thường kém hiệu quả hoặc thất bại và dễ tái phát Trong những thập 
niên gần đây ứng dụng Laser Y học trong tán sỏi là bước đột phá hiệu quả trong chuyên ngành Ngoại tiết 
niệu và rất nhiều chuyên khoa khác: da liễu, thẩm mỹ, tai mũi họng, nha khoa, hàm mặt Trung tâm Răng 
Hàm Mặt (RHM) nằm trong Bệnh viện Trung ương Huế hạng đặc biệt được cập nhật ứng dụng laser và 
phối hợp nhiều chuyên khoa. Đây là ý tưởng giúp nhóm nghiên cứu chúng tôi bước đầu triển khai kỹ thuật: 
Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium dưới hỗ trợ siêu âm, góp phần 
hoàn thiện và đưa ra quy trình kỹ thuật mới nhằm nâng cao kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến mang tai 
mà phương pháp nội soi đơn thuần ít hiệu quả ở các vị trí khó về giải phẫu cũng như về kích thước của sỏi.
Nhận xét bước đầu cho thấy phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt bằng laser có thể khắc phục những 
hạn chế của các phẫu thuật điều trị sỏi bằng phương pháp mổ hở (dò tuyến, liệt mặt, tổn thương mạch 
máu). Trong nghiên cứu bước đầu này, nhóm nghiên cứu chúng tôi báo cáo những kinh nghiệm của nhóm 
trong phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG --Holmium dưới hỗ trợ của siêu âm. 
Bệnh nhân được theo dõi và hẹn tái khám sau 3 tháng và 6 tháng trên lâm sàng và siêu âm vùng tuyến. 
Kết quả tái khám cho thấy không có biến chứng và tái phát sỏi, chức năng tuyến mang tai bình thường và 
ống tuyến không bị chít hẹp. 
Từ khóa: nội soi sỏi tuyến nước bọt, laser YAG - Holmium, tuyến nước bọt mang tai
1. TT Răng Hàm Mặt- BVTW Huế
2. Khoa Ngoại Thận- Tiết niệu- BVTW Huế
3. Khoa Thăm dò chức năng - BVTW Huế
- Ngày nhận bài (Received): 7/4/2020; Ngày phản biện (Revised): 25/04/2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 29/05/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Trần Xuân Phú 
- Email: drphuvietnam1@gmail.com; ĐT: 0914019019
Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020	 123
Bệnh viện Trung ương Huế 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tuyến nước bọt được định nghĩa là những 
viên sỏi can-xi hóa nằm trong ống hoặc nhu mô 
tuyến nước bọt. Tỷ lệ sỏi gặp chủ yếu ở tuyến dưới 
hàm (80 – 85%) kế đến là sỏi tuyến mang tai (5 - 
10%) và chiếm 5% tuyến dưới lưỡi – tuyến nước bọt 
phụ. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sưng 
đau tuyến nước bọt sau ăn. Tiếp theo đó, những triệu 
chứng do tình trạng viêm tại chỗ xuất hiện đau, há 
miệng hạn chế Trong những trường hợp trầm 
trọng hơn như viêm mô tế bào, xơ hóa tuyến hoặc 
tạo đường dò ra da nếu sỏi tuyến nước bọt không 
được điều trị. Phương pháp điều trị phổ biến nhất 
là cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt bị ảnh hưởng với 
những viên sỏi. Trong một vài trường hợp, phẫu 
thuật lấy sỏi trong miệng được chỉ định khi sỏi đơn 
độc và có thể sờ thấy được trong miệng [3].
Phẫu thuật nội soi sỏi bằng laser đã trở thành 
một phương pháp thường quy trong việc phá vỡ sỏi 
đường tiết niệu và cũng được áp dụng trong điều 
trị sỏi tuyến nước bọt với những nghiên cứu bước 
đầu đều cho kết quả khả quan. Ghi nhận đầu tiên 
ABSTRACT
CASE STUDY: YAG - HOLMIUM LASER SIALENDOSCOPY TREATMENT
OF PAROTID SIALOLITHIASIS WITH ULTRASOUND-ASSISTED
Nguyen Hong Loi1, Tran Xuan Phu1, 
Nguyen Kim Tuan2, Nguyen Van Tien Duc3, Nguyen Van Khanh1 
The formation of salivary gland stone, also known as Sialolithiasis, is the most common disorder of the 
salivary glands. Sialolithiasis usually occurs in middle age and are most common within the body of sub-
mandibular gland or Wharton’s duct (80-85%), followed by the parotid gland (5 - 10%) sublingual glands 
and minor salivary glands (5%). Nowadays, it is not difficult to diagnose of sialolithiasis immediately due to 
the support of several non-invasive diagnostic methods (Ultrasound, CT-Scanner and CT-Conebeam). 
However, the management of parotid sialolithiasis is still limited. There is lack of dosmetical and inter-
national studies talking about the treatment for this disorder. Obviously, this is a huge challenge for oral 
maxillo - facial (OMF) surgeons in terms of big-sized radiolucent stones, especially when they are located 
in hard - approaching positions of ducts. In recent decades, the application of Medical Laser in lithotripsy is 
a groundbreaking management in urological surgery and other departments, such as dermatology, plastic 
surgery, ENT, dentistry, OMF surgery Odonto - Stomatology Center is stayed in Hue Central Hospital, 
which was awarded the Special Class, was updated Laser techniques and was able to cooperate with many 
departments. This is the reason why our team decided to perform an all-new technique: Yag - Holmium 
laser sialendoscopy treatment of parotid sialolithiasis with ultrasound-assisted in Odonto - Stomatology 
Center. This research contributes to propose and complete the protocol for this all-new technique, in order 
to improve the management of parotid salivary stones.
Initial reviews show that sialendoscopy with holmium: YAG laser lithotripsy can overcome the limita-
tions of open- surgery (prostate, facial paralysis, and vascular lesions). In this preliminary study, our team 
reports ours experience in sialendoscopy with holmium: YAG laser lithotripsy with ultrasound guidance. 
Patients were followed up and re-examined for clinical symptoms and glandular ultrasound at 3 months 
and 6 months postoperatively. Re-examination results showed no complications and recurrence of stones, 
normal parotid gland function and no narrowing of the gland duct.
Keywords: YAG - Holmium laser, sialendoscopy lithotripsy, parotid gland.
124	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
ứng dụng Laser trong điều trị sỏi tuyến nước bọt 
của Gundlach (1990) báo cáo 92% trường hợp hết 
sạch sỏi khi sử dụng Laser Excimer. Sau đó, Mar-
chal và Raif & Nahlieli nhận thấy rằng laser Holium 
và Erbium cải thiện tỷ lệ thành công trong điều trị 
những sỏi phức tạp từ 35% đến 70%. Tiếp theo đó, 
rất nhiều hệ thống laser đã được phát minh như sử 
dụng khí (Vd: excimer), chất lỏng (Vd: Dye) hoặc 
chất rắn (Vd: neodymium:YAG, holmium:YAG, er-
bium:YAG, thulim:YAG). Tuy nhiên, số lượng các 
nghiên cứu liên quan đến những hệ thống này vẫn 
còn rất hạn chế [1].
Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tỷ lệ thành 
công trên 80%, phần lớn sau khi sử dụng laser YAG 
- Holmium. Một điều vẫn chưa được biết rõ liệu 
những thành phần cấu tạo viên sỏi có thể ảnh hưởng 
đến kết quả phẫu thuật hay không, nhưng một vài 
nghiên cứu in vitro nhận thấy rằng laser YAG - Hol-
mium hiệu quả trong việc phá vỡ những viên sỏi 
mặc cho đặc điểm về vật chất hay cản quang có như 
thế nào?. Kết hợp với kết quả từ những nghiên cứu 
lâm sàng gần đây cũng như xem xét giữa chi phí - 
hiệu quả của phương pháp, laser YAG - Holmium 
vẫn được xem là sự lựa chọn phù hợp trong những 
trường hợp phẫu thuật nội soi bằng laser [1].
Những nguy cơ của phẫu thuật nội soi sử dụng 
laser là tổn thương nhiệt đến mô mềm xung quanh, 
mạch máu hay thần kinh và thủng thành ống tuyến, 
điều nay có thể xảy ra khoảng 13% trường hợp [2]. 
Có thể tránh bằng cách bơm rửa cẩn thận, điều này 
cũng giúp việc loại trừ sỏi dễ dàng hơn; tuy nhiên, 
cần phải nhớ rằng bơm rửa quá mạnh có thể đưa đến 
tai biến phù nề sàn miệng hoặc nhu mô tuyến [1].
Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt bằng laser 
là một phương pháp tốn nhiều thời gian, đặc biệt 
trong những trường hợp nhiều sỏi, phẫu thuật viên 
cần có nhiều kinh nghiệm khi tiến hành phẫu thuật 
nội soi sỏi tuyến nước bọt bằng laser, cũng như thời 
gian có mối liên hệ trực tiếp với kích thước sỏi [1].
Báo cáo này sẽ mô tả 2 ca lâm sàng được chẩn 
đoán sỏi tuyến nước bọt mang tai có kích thước 
lớn, nằm tại những vị trí giải phẫu phức tạp của ống 
tuyến nước bọt và đã được điều trị thành công bằng 
phương pháp phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt 
bằng laser YAG - Holmium có hỗ trợ siêu âm.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân khám, được 
chẩn đoán và phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt 
mang tai bằng laser YAG Holmium dưới hỗ trợ siêu âm 
tại Trung tâm Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Trung ương 
(BVTW) Huế từ tháng 06/2017 đến tháng 11/2019.
• Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân được chọn vào đề tài nghiên cứu nếu 
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
• Bệnh nhân chẩn đoán sỏi tuyến mang tai kích 
thước lớn hơn 3mm
• Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi điều trị 
nội khoa thất bại.
• Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn phẫu thuật về ngoại 
khoa và đồng ý phẫu thuật.
• Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không được chọn vào đề tài nghiên 
cứu khi có một trong các tiêu chuẩn sau:
• Bệnh nhân và người nhà không đồng ý tham 
gia điều trị.
• Bệnh nhân có bệnh lý ác tính, nhiễn HIV, dùng 
thuốc ức chế miễn dịch 
• Kích thước sỏi dưới 3mm và nằm ở vị trí 
thuận lợi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả trường hợp ca lâm sàng, hồi cứu kết hợp 
tiến cứu, có can thiệp lâm sàng.
2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Máy tán sỏi Laser Auriga XL 4007 (Boston 
Scientific Corpo ration – Hoa Kỳ)
- Hệ thống siêu âm ACUSON NX2 (Siemens 
Medical Solutions USA, Inc.)
- Sợi cáp quang laser YAG Holmium đường kính 0.365mm.
Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020	 125
Bệnh viện Trung ương Huế 
- Guidewire #G48671BrandHiWire® chiều dài 
80cm (Cook Medical - Hoa Kỳ)
- Các ống nong có đường kính từ 4 - 10Fr
- Các ống hút nhớt có đường kính từ 6 - 14FR
- Catheter BBraun Vasofix G18 x 45mm (Green)
- Bộ dụng cụ phẫu thuật trong miệng: Banh Far-
abeuf 15cm, kìm kẹp kim, kẹp phẫu tích, máy hút 
phẫu thuật.
- Chỉ Vicryl 5.0
- Nước muối sinh lý NaCl 0.9%
2.4. Tóm tắt quy trình kỹ thuật
 Trước phẫu thuật
• Siêu âm và chụp CT - Scan vùng tuyến mang tai
• Xét nghiệm tiền phẫu, lên kế hoạch phẫu thuật 
(RHM, Siêu âm, Ngoại tiết niệu)
• Điều trị tiền phẫu khoang miệng
• Siêu âm kiểm tra vị trí sỏi trước phẫu thuật 
1-2 giờ
 Trong phẫu thuật
• Xác định vị trí lỗ ống Stenon trong miệng và 
ngoài mặt.
• Đặt catheter và guidewire nội soi qua lỗ cath-
eter dưới hỗ trợ của siêu âm, tiếp cận đến vị trí sỏi.
• Cố định guidewire nội soi và tháo bỏ catheter.
• Dùng các ống thông nong 4Fr, 6Fr, 8Fr, 10Fr 
qua guidewire dưới hướng dẫn siêu âm, tiếp cận sỏi 
tuyến.
• Kiểm tra thông số máy tán sỏi và đặt máy soi 
tiếp cận sỏi dưới hỗ trợ siêu âm.
• Tán sỏi bằng laser YAG - Holmium. Với công 
suất được cài đặt ở mức 6W, tần số 10 Hz và mức 
năng lượng là 0.6J
• Đưa ống chất dẻo (6 - 8Fr) qua guidewire dưới 
hướng dẫn của siêu âm.
• Rút guidewire và khâu cố định ống chất dẻo 
vào niêm mạc sát lỗ ống Stenon và niêm mạc mép 
môi.
 Sau phẫu thuật 
• Thuốc kháng sinh - kháng viêm - giảm đau.
• Tập xoa nắn tuyến tại chỗ, chườm ấm.
• Bơm rửa NaCl 0.9% qua ống chất dẻo.
• Lưu ống chất dẻo 4 - 6 tuần.
• Siêu âm kiểm tra trước khi rút ống chất dẻo.
III. BÁO CÁO CA LÂM SÀNG
3.1. Ca lâm sàng I
Bệnh nhân nam 38 tuổi vào viện ngày 05/06/2017 
với lý do sưng đau vùng mang tai bên trái khoảng 
1 tuần. Về khai thác quá trình bệnh lý, bệnh nhân 
khai đã sưng đau vùng mang tai bên trái nhiều đợt 
trong 5 năm trở lại. Cách ngày nhập viện khoảng 1 
tuần, bệnh nhân cảm thấy sưng đau vùng mang tai 
trái, đã khám và điều trị nội khoa tại các bệnh viện 
chuyên khoa răng hàm mặt nhưng không giảm nên 
xin chuyển BVTW Huế điều trị. Khi thăm khám, 
mặt bệnh nhân mất cân xứng qua đường giữa, vùng 
mang tai bên trái sưng nề, sờ đau vừa, da phủ bình 
thường. Khám trong miệng, lỗ ống Stenon bên trái 
tấy đỏ. Ấn vùng mang tai trái kèm vuốt dọc ống 
Stenon trái thấy có mủ trắng chảy qua lỗ ổng. Để 
làm rõ chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định siêu 
126	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
âm vùng má, mang tai phía bên trái và chụp phim 
CT - Scan vùng đầu mặt. Kết quả siêu âm xác định 
có sỏi kích thước khoảng 10 x 4mm ở tuyến nước 
bọt mang tai trái, ống tuyến dãn khoảng 4mm, vị 
trí đổ ra ngay dưới cung gò má trái, đường kính lỗ 
khoảng 2,4 mm. Trên phim CT - Scan, bệnh nhân 
cũng được kết luận sỏi tuyến nước bọt mang tai bên 
trái. Cụ thể là tuyến nước bọt mang tai bên trái có 
tỷ trọng cao hơn so với bên phải, thâm nhiễm mô 
mỡ xung quanh. Sau tiêm thuốc cản quang, tuyến 
ngấm thuốc mạnh không đồng nhất. Hiện diện tổn 
thương choáng chỗ bên trong, giới hạn rõ, kích 
thước #22x12mm. Như vậy, dựa trên khai thác bệnh 
sử, khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, bệnh 
nhân được chẩn đoán xác định: sỏi tuyến nước bọt 
mang tai bên trái và điều trị kháng sinh sau 01 tuần 
ổn định với hết dịch mủ ở lỗ ống Stenon.
Tiến hành tư vấn các phương pháp điều trị cho 
bệnh nhân và người nhà đồng ý điều trị bằng phương 
pháp phẫu thuật nội soi sử dụng laser YAG Hol-
mium dưới hỗ trợ siêu âm, chúng tôi lên kế hoạch 
phẫu thuật. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm tiền 
phẫu, đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật và tham gia 
nghiên cứu. Trước phẫu thuật 2 giờ, bệnh nhân được 
siêu âm lần 2 để kiểm tra vị trí sỏi.
Hình 2: Những hình ảnh trong quá trình phẫu thuật 
ca lâm sàng I
A. Xác định vị trí lỗ ống Stenon ngoài mặt. B. 
Đặt catheter và guidewire qua lỗ catheter dưới hỗ 
trợ của siêu âm, tiếp cận đến vị trí sỏi. C. Dùng các 
ống thông nong 4Fr, 6Fr, 8Fr, 10Fr qua guidewire. 
D. Nội soi đến vị trí có sỏi. E. Tán sỏi bằng laser 
YAG - Holmium. F. Đưa ống chất dẻo (6 - 8 r) qua 
guidewire và cố định
3.2. Ca lâm sàng II
Bệnh nhân nữ 59 tuổi vào viện ngày 11.10.2019 
với lý do sưng đau vùng mang tai bên trái khoảng 
1 tuần. Quá trình bệnh lý cũng tương tự như ca đầu 
tiên, bệnh nhân khai đã sưng đau vùng mang tai 
bên trái nhiều đợt trong vòng 4 năm trở lại. Trong 
khoảng thời gian này, bệnh nhân có đi khám tại một 
số cơ sở y tế, được điều trị nội khoa, các triệu chứng 
có giảm, bớt, nhưng sau một thời sau (khoảng từ 4 - 
6 tháng), các triệu chứng lại xuất hiện trở lại. Cách 
ngày nhập viện khoảng 1 tuần, bệnh nhân cảm thấy 
sưng đau vùng mang tai trái, với mong muốn điều 
trị dứt điểm, đã đến BVTW Huế để khám và điều 
trị. Tương tự như ca đầu tiên, bệnh nhân có các triệu Hình 1: Hình ảnh siêu âm và CT-Scan ca lâm sàng I
Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020	 127
Bệnh viện Trung ương Huế 
chứng điển hình của một đợt viêm cấp tuyến nước 
bọt mang tai do sỏi, cụ thể, sưng nề vùng mang tai 
bên trái, sờ đau. Khám trong miệng, lỗ ống Stenon 
bên trái tấy đỏ. Ấn vùng mang tai trái kèm vuốt dọc 
ống Stenon trái thấy có mủ trắng loãng chảy qua lỗ 
ổng. Để làm rõ chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định 
siêu âm vùng má, mang tai phía bên trái và chụp 
phim CT - Scan vùng đầu mặt. Kết quả siêu âm thấy 
có 3 viên sỏi dính nhau kích thước khoảng 3 - 4mm 
nằm giữa và gần đầu ống tuyến nước bọt mang tai 
trái, ống tuyến dãn khoảng 4mm. Phim CT - Scan: 
tuyến nước bọt mang tai bên trái có tỷ trọng cao hơn 
so với bên phải, thâm nhiễm mô mỡ xung quanh. 
Sau tiêm thuốc cản quang, tuyến ngấm thuốc mạnh 
không đồng nhất. Hiện diện tổn thương choáng chỗ 
bên trong, giới hạn rõ, kích thước #10 x 3mm. Như 
vậy, dựa trên khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và 
kết quả cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán 
xác định: sỏi tuyến nước bọt mang tai bên trái. 
Cũng như ca lâm sàng I, sau khi tư vấn điều trị, 
bệnh nhân đồng ý phẫu thuật và tham gia nghiên 
cứu, chúng tôi tiến hành lên kế hoạch phẫu thuật và 
chuẩn bị tiền phẫu.
Hình 3: Hình ảnh siêu âm và CT-Scan ca lâm sàng II
Hình 4: Những hình ảnh trong quá trình phẫu 
thuật ca lâm sàng II
A. Xác định vị trí lỗ ống Stenon ngoài mặt. B. 
Đặt catheter và guidewire qua lỗ catheter dưới hỗ 
trợ của siêu âm, tiếp cận đến vị trí sỏi. C. Dùng các 
ống thông nong 4Fr, 6Fr, 8Fr, 10Fr qua guidewire. 
D. Tán sỏi bằng laser YAG - Holmium
Cả hai bệnh nhân đều được điều trị kháng sinh - 
kháng viêm - giảm đau hậu phẫu trong vòng 7 ngày.
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong hai trường hợp trên, kích thước viên sỏi 
lớn nằm ở vị trí không thuận lợi và có dải mô xơ chít 
hẹp phía trước viên sỏi. Kết quả đánh giá bước đầu 
sau phẫu thuật 1 tuần: tại chỗ tuyến mang tai giảm 
sưng nề, không có biểu hiện viêm tấy, không liệt 
mặt, ống dẫn lưu có sự tái lập dòng chảy tuyến nước 
bọt. Bệnh nhân được rút ống dẫn lưu sau #4 tuần, 
được siêu âm tại chỗ trước khi rút ống, không phát 
hiện thấy sỏi. Sau rút ống, kiểm tra bằng nghiệm 
pháp kích thích tại chỗ, nước bọt tiết ra tại lỗ ống 
Stenon. Sau 3 tháng và 6 tháng, bệnh nhân theo hẹn 
đến tái khám. Kết quả siêu âm kiểm tra: ống tuyến 
mang tai dãn ít, bên trong không thấy sỏi, nhu mô 
tuyến nước bọt không phù nề. 
128	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
Báo cáo đầu tiên về ứng dụng của phẫu thuật nội 
soi sỏi tuyến nước bọt bằng laser công bố năm 1990, 
khi Gundlach và cộng sự đã sử dụng tia laser để phá 
nhỏ những viên sỏi tuyến nước bọt. Kể từ đó đến 
nay, rất nhiều hệ thống laser đã ra đời và được kiểm 
chứng, với hiệu quả khác biệt [3].
Hiện nay, không nhiều nghiên cứu so sánh sự khác 
biệt giữa những hệ thống laser trong ứng dụng phẫu 
thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt. Một điều vẫn chưa 
xác định được liệu hệ thống laser YAG - Holmium 
hiệu quả hơn hay không? Năm 2008, Siedek và cộng 
sự thực hiện 1 nghiên cứu in-vitro so sánh hiệu quả 
của hai hệ thống laser. Kết quả cho thấy laser YAG 
- Holmium có thể phá vỡ những viên sỏi hiệu quả 
hơn, mặc dù chậm hơn chút. Hệ thống laser này cũng 
cho thấy ít gây tổn thương lên mô mềm xung quanh. 
Hiệu quả của laser YAG - Holmium càng được chứng 
minh trong một nghiên cứu gần đây của Sionis và 
Hình 5: Hình ảnh và kết quả siêu âm của bệnh nhân #2 sau 2 tuần
Hình 6: Hình ảnh và kết quả tái khám của bệnh nhân #1 sau 6 tháng
Báo cáo ca lâm sàng phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020	 129
Bệnh viện Trung ương Huế 
cộng sự (2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy loại bỏ 
hoàn toàn sỏi tuyến nước bọt và không có tai biến ở 
14 trên 15 bệnh nhân [3].
Kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả và mức độ 
an toàn của phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt 
mang tai bằng laser YAG Holmium dưới hỗ trợ siêu 
âm. Sự thành công trong việc phối hợp giữa các bác 
sĩ, phương tiện và trang thiết bị từ ba chuyên ngành 
phẫu thuật hàm mặt, ngoại tiết niệu và thăm dò chức 
năng ở bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương.
Phương pháp này cần chú ý: 
- Đòi hỏi cần có sự phối hợp các bác sĩ và trang 
thiết bị từ các khoa.
- Phẫu thuật viên cần phải nắm bắt về laser phẫu 
thuật: tần số, mức năng lượng, thời gian phát xung, 
quy trình vận hành máy laser phẫu thuật
- Phẫu thuật viên rèn luyện kĩ năng sử dụng và 
bảo quản optic nội soi cũng như các phương tiện 
khác trong phẫu thuật. 
- Khó khăn khi tiếp cận và tán sỏi trong những 
trường hợp giải phẫu ống tuyến bất thường (chít 
hẹp, ngoằn ngoèo, phân nhánh nhỏ), sỏi nằm ở các 
vị trí khó tiếp cận (sâu trong bể tuyến, nhu mô tuyến 
nước bọt).
V. KẾT LUẬN
Bằng việc áp dụng thực tế laser YAG Holmi-
um trong phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt 
mang tai dưới hỗ trợ siêu âm, chúng tôi nhận thấy 
rằng phương pháp này có các ưu điểm vượt trội 
sau đây:
- Can thiệp phẫu thuật ít xâm lấn.
- Không sẹo như mổ hở.
- Giảm nguy cơ biến chứng so kỹ thuật mổ hở 
(chảy máu, tổn thương thần kinh, liệt mặt,).
- Rút ngắn thời gian chăm sóc hậu phẫu cho bệnh 
nhân.
- Việc sử dụng siêu âm giúp khảo sát các vị trí 
sỏi, các vị trí xơ hóa, hẹp trong lòng ống tuyến, xác 
định chính xác vị trí đầu laser tiếp xúc với sỏi, tăng 
hiệu quả tán sỏi và đánh giá kết quả theo dõi sau 
phẫu thuật
- Phát huy hiệu quả của phối hợp đa chuyên 
khoa.
- Có ý nghĩa trong đào tạo, nghiên cứu và ứng 
dụng khoa học của bác sĩ tại khoa Phẫu thuật tạo 
hình thẩm mỹ - hàm mặt, Trung tâm RHM - Bệnh 
viên Trung ương Huế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội nghị ứng dụng laser và điện từ trường trong 
Y học lần thứ 4 - Tạp chí Y học thực hành, số 
352, 1998.
2. Phạm Hữu Nghị, Đỗ Thiện Dân và cộng sự (2018), 
Ứng dụng laser trong điều trị chương trình căn 
bản, Trung tâm Đào tạo Bệnh viện Trung ương 
Quân đội 108 - Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị 
Bệnh Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học.
4. Capaccio, P., et al. (2017), “Salivary lithotripsy in 
the era of sialendoscopy”, Acta Otorhinolaryngol 
Ital, 37(2), pp. 113 - 121.
5. Durbec, M., et al. (2012), “Thulium-YAG laser si-
alendoscopy for parotid and submandibular sia-
lolithiasis”, Lasers Surg Med, 44(10), pp. 783 - 6.
6. Sun, Y. T., et al. (2014), “Sialendoscopy with hol-
mium: YAG laser treatment for multiple large 
sialolithiases of the Wharton duct: a case report 
and literature review”, J Oral Maxillofac Surg. 
72(12), pp. 2491 - 6.

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_ca_lam_sang_phau_thuat_noi_soi_soi_tuyen_nuoc_bot_ma.pdf