Bàn về từ “谁”, “孰” trong tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên

“Sử ký”(《史记》) là bộ sách đầu tiên do Tư

Mã Thiên(司马迁) viết về lịch sử Trung Quốc một

cách có hệ thống, có giá trị và ảnh hưởng vô cùng lớn

đối với việc chép sử và văn học Trung Quốc cho đến

tận bây giờ. Nhà văn Lỗ Tấn từng nói “Sử ký là tuyệt

xướng của sử gia, là bản Ly Tao không vần/史家之

绝唱, 无韵之《离骚》 ” (李宗澈, 2004), điều này

đã đủ nói lên giá trị và địa vị của “Sử ký” về mặt lịch

sử, văn học, đồng thời phản ảnh được sự phong phú

về ngôn ngữ của tác phẩm. Vì thế, đây cũng là vấn đề

thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu

ngôn ngữ.

Các nghiên cứu về ngôn ngữ trong “Sử ký” cơ bản

có thể chia làm hai loại: Một là nghiên cứu dưới góc

độ so sánh văn bản, tiến hành nghiên cứu, miêu tả,

ĐỖ TIẾN QUÂN*

*Học viện Khoa học Quân sự , quandovn@yahoo.com

BÀN VỀ TỪ “”, “

TRONG TÁC PHẨM “SỬ KÝ”

CỦA TƯ MÃ THIÊN

TÓM TẮT

”, “” là hai từ xuất hiện với tần suất nhiều trong các thư tịch Hán cổ. Trong phạm vi bài

viết, bằng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh, chúng tôi phân tích một số đặc điểm về

tần suất sử dụng, ngữ nghĩa, ngữ pháp của hai từ này trong tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên.

Nghiên cứu cho thấy, đến thời Tây Hán, cách dùng đơn lẻ của từ “”đã dần thay thế cho từ “”,

đây cũng là cơ sở để cho từ “” được dùng một cách phổ biến cho đến tận ngày nay.

Từ khóa: “”,“”, ngữ nghĩa, ngữ pháp, tần suất.

giải thích “Sử ký” trong sự so sánh với các tác phẩm

khác. Tiêu biểu là “Nghiên cứu so sánh ngôn ngữ của

“Sử ký” và “Chiến quốc sách””(《史记》与《战国

策》语言比较研究) của Thang Cần, “Nghiên cứu

so sánh sự khác biệt về hư từ trong “Sử ký” và “Hán

thư”” (《史记》《汉书》虚词异文比较研究) của

Điền Tuấn Kiệt. Thứ hai là, tiến hành nghiên cứu

trên các phương diện từ loại, cú pháp theo thời gian

và không gian. Tiêu biểu như “Nghiên cứu cách dùng

liên tục của từ đồng nghĩa trong “Sử ký”” (《史记》

同义连用研究) của Vương Kỳ Hòa, “Nghiên cứu về

chữ “sở” trong “Sử ký””(《史记》字研究)

của Trần Kinh Vệ, “Sự phát triển, thay đổi của thức

liên động trong thời Chu, Tần và Lưỡng Hán”(

秦两汉连动式的发展变化) của Ngụy Triệu Huệ,

“Nghiên cứu về hệ thống liên từ trong “Sử ký”” (《

史记》连词系统研究) của Lý Diệm . Đây là một

trong những trọng điểm nghiên cứu về “Sử ký”.

pdf 6 trang kimcuc 7840
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về từ “谁”, “孰” trong tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về từ “谁”, “孰” trong tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên

Bàn về từ “谁”, “孰” trong tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên
91KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Sử ký”(《史记》) là bộ sách đầu tiên do Tư 
Mã Thiên(司马迁)viết về lịch sử Trung Quốc một 
cách có hệ thống, có giá trị và ảnh hưởng vô cùng lớn 
đối với việc chép sử và văn học Trung Quốc cho đến 
tận bây giờ. Nhà văn Lỗ Tấn từng nói “Sử ký là tuyệt 
xướng của sử gia, là bản Ly Tao không vần/史家之
绝唱,无韵之《离骚》” (李宗澈,2004), điều này 
đã đủ nói lên giá trị và địa vị của “Sử ký” về mặt lịch 
sử, văn học, đồng thời phản ảnh được sự phong phú 
về ngôn ngữ của tác phẩm. Vì thế, đây cũng là vấn đề 
thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu 
ngôn ngữ.
Các nghiên cứu về ngôn ngữ trong “Sử ký” cơ bản 
có thể chia làm hai loại: Một là nghiên cứu dưới góc 
độ so sánh văn bản, tiến hành nghiên cứu, miêu tả, 
ĐỖ TIẾN QUÂN*
*Học viện Khoa học Quân sự , ✉ quandovn@yahoo.com
BÀN VỀ TỪ “谁”, “孰”
TRONG TÁC PHẨM “SỬ KÝ” 
CỦA TƯ MÃ THIÊN
TÓM TẮT
“谁”, “孰” là hai từ xuất hiện với tần suất nhiều trong các thư tịch Hán cổ. Trong phạm vi bài 
viết, bằng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh, chúng tôi phân tích một số đặc điểm về 
tần suất sử dụng, ngữ nghĩa, ngữ pháp của hai từ này trong tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên. 
Nghiên cứu cho thấy, đến thời Tây Hán, cách dùng đơn lẻ của từ “谁”đã dần thay thế cho từ “孰”, 
đây cũng là cơ sở để cho từ “谁” được dùng một cách phổ biến cho đến tận ngày nay.
Từ khóa: “谁”,“孰”, ngữ nghĩa, ngữ pháp, tần suất.
giải thích “Sử ký” trong sự so sánh với các tác phẩm 
khác. Tiêu biểu là “Nghiên cứu so sánh ngôn ngữ của 
“Sử ký” và “Chiến quốc sách””(《史记》与《战国
策》语言比较研究)của Thang Cần, “Nghiên cứu 
so sánh sự khác biệt về hư từ trong “Sử ký” và “Hán 
thư”” (《史记》《汉书》虚词异文比较研究)của 
Điền Tuấn Kiệt.... Thứ hai là, tiến hành nghiên cứu 
trên các phương diện từ loại, cú pháp theo thời gian 
và không gian. Tiêu biểu như “Nghiên cứu cách dùng 
liên tục của từ đồng nghĩa trong “Sử ký”” (《史记》
同义连用研究)của Vương Kỳ Hòa, “Nghiên cứu về 
chữ “sở” trong “Sử ký””(《史记》“所”字研究)
của Trần Kinh Vệ, “Sự phát triển, thay đổi của thức 
liên động trong thời Chu, Tần và Lưỡng Hán”(周
秦两汉连动式的发展变化)của Ngụy Triệu Huệ, 
“Nghiên cứu về hệ thống liên từ trong “Sử ký”” (《
史记》连词系统研究)của Lý Diệm. Đây là một 
trong những trọng điểm nghiên cứu về “Sử ký”. Tuy 
92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết một 
cách thấu đáo, đơn cử như trường hợp hai từ “谁”, 
“孰” là hai từ xuất hiện với tần suất cao trong “Sử ký” 
vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ. 
Trong phạm vi bài viết, bằng phương pháp lịch sử và 
phương pháp so sánh, chúng tôi khảo sát một số đặc 
điểm về tần suất sử dụng, ngữ nghĩa, ngữ pháp của 
hai từ “谁”, “孰” trong tác phẩm này, nhằm góp một 
tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên 
cứu tiếng Hán ở Việt Nam nói chung, tiếng Hán cổ 
đại nói riêng.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HAI TỪ “谁”, 
“孰” TRONG “SỬ KÝ” CỦA TƯ MÃ THIÊN
2.1. Về từ “谁”
Theo “Thuyết văn giải tự”, “谁.何也”(Thùy.
Hà dã)“谁” là từ hay xuất hiện trong tiếng Hán cổ, 
trong “Sử ký” cũng vậy. Theo thống kê, từ “谁” được 
Tư Mã Thiên dùng tổng cộng 79 lần, trong đó có 66 
lần dùng đơn, 5 lần dùng trong từ phức, 8 lần dùng 
trong các kết cấu cố định khác.
Trong 66 trường hợp dùng đơn lẻ, nếu xét theo 
ngữ nghĩa, có 7 trường hợp biểu thị sự lựa chọn, đó là:
(1) 天下谁最爱我者乎?(Trong thiên hạ ai là 
người yêu quý ta nhất?)
(2) 三子之才能,谁最贤哉?(Tài năng của ba 
người này, ai là người hiền minh nhất?)
(3 )上平生所憎,群臣所共知,谁最甚
者?(Những người mà trong đời Hoàng thượng chán 
ghét, các đại thần đều biết, vậy ai là người mà ngài 
căm ghét nhất?)
(4) 吾念之欲如是,而群臣谁可者?(Ta cũng 
suy nghĩ việc này như vậy, nhưng quần thần ai có thể 
đảm đương trọng trách đó?)
( 5 )管 仲 病 , 桓 公 问 日 : 群 臣 谁 可 相
者?(Quản Trọng bị lâm bệnh nặng, Tề Hoàn Công 
hỏi: Ai có thể thay ông làm tướng quốc?)
(6)人又谁能以身之察察,受物之汶汶者
乎!(Ai có thể chịu để tấm thân trong trắng của mình 
bị vấy bẩn bởi sự bẩn thỉu của ngoại vật?)
(7) 被此恶名以出,人谁内我?(Ta bị mang 
tiếng xấu như vậy mà chạy trốn, nay ai có thể dung 
nạp ta được?)
Xét về ý nghĩa, có 78 trường hợp “谁” dùng để 
chỉ người, và chỉ có 1 câu dùng để chỉ vật (tên người), 
đó là:
(8)诏召问所为治病死生验者几何人也,主
名为谁。(Hoàng đế hạ chiếu thư hỏi ông đã chữa trị 
bệnh, cứu sống hoặc làm chết bao nhiêu người, tên 
của họ là gì).
Nếu xét theo khả năng tổ hợp từ ngữ, “谁” dùng 
làm chủ ngữ trong 40 trường hợp, có 2 lần làm vị ngữ, 
24 lần làm tân ngữ. Rất dễ nhận ra “谁” chủ yếu được 
làm chủ ngữ và tân ngữ, đơn cử như trong phần “Ngũ 
đế bản kỷ”(五帝本纪), có 4 lần dùng “谁” (谁
可顺此事?/谁能驯予工?/谁可者?/谁能驯予上下
草木鸟兽?)thì cả 4 lần “谁” đều làm chủ ngữ. Cách 
dùng này tồn tại cho đến tận ngày nay.
Hai lần làm vị ngữ, đó là:
(9) 陈稀将谁?(Tướng Trần Hi (là) ai?)
(10) 今夫子所贤者何也?所高者谁也?(Các 
ông cho rằng người hiền tài là người như thế nào? 
Người cao thượng (là) ai?)
Khi làm tân ngữ, có 7/24 lần đứng sau các động từ 
“为” “谓”, ví dụ:
(11)主者谓谁?(Người chủ quản là ai?)
(12)项羽目之,问为谁。(Hạng Vũ nhìn, hỏi 
là ai)
Có 2/24 lần làm tân ngữ đứng sau các động từ 
“令”,“名”, đó là:
(13) 萧相国即死,令谁代之?(Nếu Tiêu tướng 
quốc chết, để cho ai thay thế ông ta?)
(14) 渔者几何家?名谁为豫且?(Có bao nhiêu 
nhà ngư dân? Có ai tên là Dự Thả?)
93KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Còn lại 15/24 lần với các động từ khác, “谁” làm 
tân ngữ đứng phía trước động từ, ví dụ:
(15) 朕非属赵君,当谁任哉?(Trẫm không nhờ 
Triệu Quân, thì biết nhờ ai đảm trách?)
(16) 梁王即终,欲谁立? (Nếu Lương Vương 
mất, lập ai lên ngôi?)
Có năm lần “谁” được dùng trong các từ phức, 
trong đó 3 lần dùng “谁何”, một lần dùng “何谁”, 
một lần dùng “谁子”, đó là:
(17)信臣精卒陈利兵而谁何。(Các quan lại 
đáng tin cậy và binh lính tinh nhuệ cầm vũ khí hỏi xét 
người đi đường), (Câu này được dùng hai lần, một lần 
trong “Tần Thủy Hoàng Bản ký”, một lần trong “Trần 
Thiệp Thế gia”)
(18)若所追者谁何?(Người mà ngài đuổi 
theo để gọi lại là ai?)
(19)我已为东帝,尚何谁拜?(Ta đã là 
hoàng đế của phương Đông, phải vái lạy ai nữa?)
(20)韩取聂政尸暴于市,购问莫知谁子。
(Nước Hàn để thi thể của Nhiếp Chính ngoài đường, 
treo thưởng để xem hung thủ là người nhà ai, nhưng 
không ai biết)
Có 8 trường hợp “谁” được dùng trong kết cấu 
cố định, trong đó bốn lần dùng trong kết cấu cố định 
“非谁”, bốn lần dùng trong kết cấu cố định 
“非谁能”. Đó là:
(21)非大王当谁立者!(Không phải đại 
vương thì còn ai)
(22)非大王立当谁哉?(Không lập đại vương 
thì ai có thể?)
(23)主晋祀者,非君而谁?(Người chủ trì 
việc tế lễ ở nước Tấn, không phải quốc vương thì là ai?)
(24)子为正卿,而亡不出境,反不诛国
乱,非子而谁?(Ngài thân làm tướng quốc, mà lúc 
chạy trốn không vượt qua biên giới, khi quay lại lại 
không tiến hành dẹp loạn nước, vậy không phải là 
ngài giết quốc vương thì còn ai?)
(25)非禹其谁能及之?(Ngoài Hạ Vũ ra, ai có 
thể bì kịp? )
(26)非令德之后,谁能若是!(Nếu không 
phải là người có dòng dõi phẩm cách tốt đẹp, ai có 
thể giống được như vậy?)
(27)非大德谁能如斯!(Nếu không phải là 
người có đức lớn, thì ai có thể được như vậy!)
(28)非文王其谁能为此也!(Nếu không phải 
là Văn Vương thì ai có thể làm được việc đó!)
2.2. Về từ “孰”
Theo “Từ điển tiếng Hán ứng dụng”(应用汉语
词典), sự khác biệt của “孰”, “谁” hiện nay nằm ở 
chỗ: thứ nhất là, tuy đều là đại từ nghi vấn, nhưng 
“谁” chuyên dùng để chỉ người, “孰” vừa có thể chỉ 
người lại có thể chỉ vật; thứ hai là, “孰” chỉ dùng trong 
văn viết, còn “谁” thường được dùng trong văn nói 
(郭良夫,2000). Vậy trong “Sử ký”, đã bắt đầu xuất 
hiện những đặc điểm giống với ngày nay hay không? 
Trong “Sử ký”, “孰” cũng là từ được xuất hiện 
tương đối nhiều lần, tuy ý nghĩa, cách sử dụng có sự 
thay đổi so với thời kỳ trước đó (胡继明,2005), 
nhưng vẫn có thể nhận ra một số quy luật nằm phía 
sau. Theo thống kê, tác giả đã dùng tổng cộng 81 lần 
từ này, trong đó có 56 lần dùng chỉ người. Được dùng 
đơn lẻ 27 lần, trong đó có 19 lần dùng để chỉ người, 
ví dụ:
(29)孰能为我使淮南,令之发兵倍楚? (Ai 
có thể thay ta đi sứ Hoài Nam, làm cho họ phát binh 
chống lại nước Sở?)
(30)寡人欲置相于秦,孰可? (Ta muốn tiến 
cử một người đến nước Tần làm tướng quốc, ai có thể 
đi được?)
Trong khi dùng đơn lẻ, có 8/27 lần dùng theo 
nghĩa chỉ vật. Ví dụ:
(31)乃十一月晦,日有食之,適见于天,
菑孰大焉。 (đột nhiên vào ngày cuối tháng 11, có 
94 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiện tượng nhật thực, ông trời có ý muốn trách ta, 
không thiên tai nào lớn hơn thế.)
(32)天下有变,其为秦患者孰大於韩乎? 
(Một khi tình hình thiên hạ thay đổi, còn nước nào sẽ 
mang lại họa cho nước Tần lớn hơn nước Hàn?)
Khi chỉ người và chỉ vật, có thể thấy sự khác biệt 
thể hiện ở các hai điểm sau: Thứ nhất là, khi chỉ sự 
vật, “孰”đều dùng để phản vấn một cách rõ ràng mà 
không có bất cứ sự nghi ngờ nào về vấn đề đó. Ngữ 
khí phản vấn tương đối mạnh. Thứ hai là, nếu xét theo 
ngữ nghĩa, “孰” đa số dùng để biểu thị sự lựa chọn, 
phía trước có tiền ngữ, có tổng cộng 16/27 trường hợp 
như vậy. Ví dụ:
(33)汉武帝询问朝臣:两人孰是?(Hán Vũ 
đế hỏi triều thần: Hai người thì ai đúng?)
(34)弟子孰为好学?(Đệ tử của ông, ai là 
người ham học nhất?)
Về chức năng ngữ pháp, “孰” đa số dùng để làm 
chủ ngữ, chỉ có 2 lần được làm tân ngữ, và tân ngữ 
đều nằm ở phía trước, đó là:
(35)不如请周君孰欲立,以微告翦。(Chi 
bằng đi hỏi Chu Vương xem ông ta muốn lập ai làm 
thái tử, sau đó ngầm báo cho Tư Mã Tiễn biết.)
(36)张仪相,必右秦而左魏。犀首相,必
右韩而左魏。薛公相,必右齐而左魏。梁王,长
主也,必不便也。王曰:然则寡人孰相?(Trương 
Nghi nếu làm thừa tướng, ông ta nhất định sẽ đặt lợi 
ích của nước Tần lên trên lợi ích nước Ngụy. Nếu Tê 
Thủ làm thừa tướng, ông ta nhất định đặt lợi ích của 
nước Hàn lên trên lợi ích nước Ngụy. Nếu Tiết Công 
làm thừa tướng, ông ta nhất định đặt lợi ích của nước 
Tề lên trên lợi ích nước Ngụy. Ngài là vị vua anh minh 
của nước Ngụy, nhất định sẽ không làm thế. Ngụy 
vương hỏi: “Vậy ta sẽ chọn ai làm thừa tướng đây?)
Trong 81 lần xuất hiện của mình, có 54 lần “
孰” được dùng trong các tổ hợp từ cố định, trong đó 
có 10 lần dùng trong kết cấu “与(如)孰”, 37 lần 
dùng trong kết cấu “孰与”, 7 lần dùng trong kết cấu”
非孰能”.Cách dùng này có số lượng câu nhiều 
gấp đôi khi “孰” dùng đơn lẻ.
Về kết cấu “与(如)孰”. Ví dụ:
(37)汉议击与和孰便。(Triều đình thương 
nghị việc đánh hay hòa, việc nào hơn.)
(38)予秦地如毋予孰吉?(Cắt đất cho nước 
Tần hay không, việc nào tốt hơn?)
(39)师与商孰贤?(Chuyên Tôn Sư và Bốc 
Thương, ai hiền đức hơn ai?)
Về kết cấu “孰与”, đa phần chỉ sự so sánh, lựa 
chọn. Ví dụ:
(40)田侯召大臣而谋曰:救赵孰与勿救?
(Điền Hầu triệu tập đại thần thương nghị, hỏi: Cứu 
nước Triệu hay không, việc nào tốt hơn?)
(41)大王自度于皇帝孰与太上皇之与高皇
帝及皇帝之与临江王亲?(Đại vương ngài cân nhắc 
xem, mối quan hệ của ngài với hoàng đế khi so sánh 
với quan hệ giữa Thái thượng hoàng và Cao tổ hoàng 
đế ngày trước, quan hệ giữa hoàng đế và Lâm Giang 
vương bây giờ, quan hệ nào thân thiết hơn cả?)
Ngoài sự so sánh lựa chọn, kết cấu này còn có 
cách dùng đặc biệt: Thứ nhất là, dùng để phản vấn, 
nhấn mạnh ngữ khí, có 02 câu kiểu này, đó là:
(42)吾国尚利,孰与坐而割地,自弱以彊
秦哉?(Nước ta hiện nay còn mạnh, sao lại ngồi đợi 
cắt đất cầu hòa, tự làm suy yếu mình, làm tăng thế lực 
của nước Tần?)
(43)今妾自知有身矣,而人莫知。妾幸君
未久,诚以君之重而进妾于楚王,王必幸妾;妾
赖天有子男,则是君之子为王也,楚国尽可得,
孰与身临不测之罪乎?(Nay thiếp đã biết mình 
mang thai, nhưng không ai xung quanh biết cả. Thời 
gian thiếp được ngài sủng ái chưa lâu, nếu dựa vào 
danh phận cao quý của ngài mà đem thiếp tiến cho Sở 
vương, vậy Sở vương tất sẽ sủng ái thiếp. Vạn nhất 
thiếp được trời thương sinh ra một người con trai, 
vậy không phải là con trai ngài sẽ làm Sở vương hay 
sao. Lúc đó tất cả mọi thứ ở nước Sở sẽ nằm trong tay 
95KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
ngài, làm sao có thể có đại tội nào giáng lên đầu ngài 
cơ chứ?)
Thứ hai là, không dùng để so sánh, cũng không để 
hỏi phản vấn, mà là để khẳng định, chỉ có 01 câu kiểu 
này xuất hiện:
(44) 则齐王孰与为其国也?(Vậy Tề 
vương trị quốc với ai bây giờ? (khẳng định ngoài 
Mạnh Thường Quân ra thì không có ai có thể làm 
được))
Cuối cùng, kết cấu “非孰能” chủ yếu dùng 
để biểu thị sự phản vấn, biểu thị rõ đó là sự lựa chọn 
duy nhất. Ví dụ:
(45)岂非天哉?非大圣孰能当此受命而帝
者乎?(Đó lẽ nào không phải là ý trời? Nếu không 
phải là đại thánh, thì ai có thể nhận thiên mệnh để lập 
đế nghiệp trong thời loạn thế này?)
(46)故隐忍就功名,非烈丈夫孰能致此
哉?(Vì thế, khắc chế, nhẫn nại, từ đó công thành 
danh toại, nếu không phải là người nam nhi có chính 
khí, thì ai có thể đạt đến mức độ như vậy?)
2.3. Một số nhận xét
2.3.1. Về tần suất sử dụng
Theo tác giả Vương Hải Phân, khi khảo sát tần 
suất sử dụng của hai từ này trong 17 thư tịch cổ thời 
Tiên Tần, có thể thấy “谁” được dùng 336 lần, “孰” 
được dùng 347 lần,(王海棻,1982). Còn trong 
khảo sát của chúng tôi, trong “Sử ký” Tư Mã Thiên 
dùng 79 lần từ “谁”, 81 lần từ “孰”. Như vậy, đến thời 
Tây Hán, trong “Sử ký”, nếu chỉ xét theo tần suất xuất 
hiện của hai từ này, rõ ràng là tương đương nhau. Điều 
này chứng tỏ, sự phát triển của từ đồng nghĩa không 
phải đều là từ này dần lấn át và thay thế từ kia, mà có 
lúc diễn ra rất chậm chạp, từ từ.
2.3.2. Về ngữ nghĩa
Trong thời Tiên Tần, “谁” được dùng chỉ người 
hơn khoảng 1,4 lần so với “孰”(胡继明,2005). 
Còn trong “Sử ký”, qua trình bày ở phần trên, chúng 
tôi đã thấy có 78 lần “谁” được dùng chỉ người, 56 
lần “孰” được dùng chỉ người, vậy tỉ lệ này trong hai 
thời kỳ là tương đương nhau. Về phương diện chỉ vật, 
thời Tiên Tần, “孰” được dùng nhiều hơn “谁”(胡继
明,2005). Trong “Sử ký”, chỉ có 01 lần “谁” được 
dùng chỉ vật, 25 lần “孰” được dùng chỉ vật, tỉ lệ này 
có sự chênh lệch áp đảo, đây cũng là cách dùng phổ 
biến cho đến tận ngày nay.
Khi biểu thị sự lựa chọn, trong “Sử ký” có 7 lượt 
dùng “谁”, đều dùng để chỉ người, có 16 lượt dùng 
“孰”, số lượng này nhiều hơn 2 lần so với “谁”.
2.3.3. Về chức năng ngữ pháp
Trong thời Tiên Tần, “谁”, “孰” đều có thể làm 
chủ ngữ. Trong “Sử ký”, “谁” dùng làm chủ ngữ 
trong 40 trường hợp, có 2 lần làm vị ngữ, 24 lần làm 
tân ngữ; “孰” đa số dùng làm chủ ngữ, chỉ có 2 lần 
làm tân ngữ, và tân ngữ luôn đứng ở phía trước động 
từ, điều này hoàn toàn khác biệt khi so sánh với “谁”, 
vì “谁” khi làm tân ngữ có thể đứng trước hoặc sau 
động từ.
Về khả năng tạo thành các nhóm từ cố định (từ 
tổ). Những nhóm từ cố định do “谁” tạo nên cũng 
không nhiều (8/79 trường hợp), còn đa số được dùng 
đơn lẻ. Vì thế, có thể nhận ra, từ này được phát triển 
theo xu thế dùng đơn lẻ, còn cách dùng theo nhóm từ 
cố định không có ưu thế. Đây là điều khác biệt, ngược 
lại hoàn toàn khi so với từ “孰”. Vì nhìn tổng thể, nếu 
so sánh 27/81 lần dùng đơn và 54/81 lần dùng trong 
nhóm từ cố định của “孰” trong toàn bộ tác phẩm, 
có thể thấy cách dùng đơn của “孰” dần mất đi ưu 
thế, cách dùng theo nhóm từ cố định của từ này dần 
chiếm ưu thế. Có thể nhận ra chức năng ngữ pháp 
của “谁” đã có sự thay đổi rõ rệt.
3. KẾT LUẬN
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đã chỉ ra một 
số đặc điểm về tần suất sử dụng, ngữ nghĩa, ngữ pháp 
của hai từ này trong tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã 
Thiên. Có thể nhận ra điểm nổi bật chung là, đến thời 
Tây Hán, “孰” ngoài việc chỉ sự vật, làm chủ ngữ và 
là thành phần trong các kết cấu “孰与”, “非孰
能”ra,trên các phương diện khác, đặc biệt là cách 
96 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
dùng đơn lẻ, “孰” được dần thay thế bởi “谁”, và đây 
là một xu thế ngày càng rõ rệt. Trong tiếng Hán hiện 
đại, “谁” tiếp tục được sử dụng một cách rộng khắp, 
phổ biến, tuy nhiên, từ “孰” vẫn còn được sử dụng 
trong một số trường hợp, do đó, việc nghiên cứu về 
hai từ này vẫn có giá trị nhất định đối với công tác 
giảng dạy, nghiên cứu tiếng Hán nói chung, tiếng Hán 
cổ đại nói riêng./.
Tài liệu tham khảo:
1.方文一(1991),《史记》中“孰与”的用
法,浙江师大学报,第2期。
2.郭良夫主编(2000),应用汉语词典,商
务印书馆,北京。
3.胡继明(2005),《史记》《汉书》
疑问代词“孰”与“谁”比较,西南民族大学学
报,第11期。
4.李宗澈(2004),《史记》量词研究,复
旦大学博士论文,上海。
5.李孝堂(1984),《史记》的语言艺术,
齐齐哈尔师范学院,第3期。
6.司马迁(2007),史记,北京燕山出版
社,北京。
7.王力(2008),古代汉语,中华书
局,北京。
8.王海棻(1982),先秦疑问代词“谁”
与“孰”的比较,中国语文,第1期。
9.张大可(2011),史记研究,商务印书
馆,北京。
10.张新科、俞樟华(1990),史记研究史
略,三秦出版社,西安。
11.邹学慧( 2011),疑问代词“哪”
与“谁“”的表否定用法研究,经济研究导刊,
第14期。
AN STUDY ON THE WORDS “谁”, “孰” IN “RECORD OF THE GRAND 
HISTORIAN” BY SIMA QIAN 
DO TIEN QUAN
Abstract: “谁”, “孰” are two words that appear frequently in the ancient Chinese records. 
In the context of the article, by historical method and comparative method, we analyze some 
characteristics of the frequency of use, semantics and grammar of these two words in the work 
“Record of the Grand Historian” by Sima Qian. Research shows that, in the period of Western 
Han Dynasty, the single use of the word “谁” has gradually replaced the word “孰”, which is also 
the basis for the word “谁”to be used commonly until now.
Keywords: “谁”, “孰”, semantics, grammar, frequency.
Received: 30/6/2017; Revised: 11/8/2017; Accepted for publication: 30/8/2017

File đính kèm:

  • pdfban_ve_tu_trong_tac_pham_su_ky_cua_tu_ma_thien.pdf