Bàn về phương thức phủ định dụng học trong tiếng Hán và tiếng Việt

Phủ định là hiện tượng ngôn ngữ thường xuất hiện trong giao tiếp. Trong phạm vi bài viết

này, dưới góc nhìn ngữ nghĩa học và dụng học, chúng tôi bàn luận về phương thức phủ định dụng học tiếng

Hán và tiếng Việt. Kết quả cho thấy, phương thức phủ định dụng học trong tiếng Hán và tiếng Việt đều thực

hiện qua hình thức vi phạm một số nguyên tắc và tiêu chí chung như sử dụng phản ngữ, nói lặp lại, sử dụng

lối diễn đạt lảng tránh, cố tình chuyển đổi nội dung chủ đề, dùng phương thức tỉnh lược, giữ im lặng, hoặc

thông qua cách thức suy luận về thời gian không thể xác định, sự việc không thể thực hiện hay không thể

xảy ra, sự vận động trái chiều với qui luật chung, hoặc dự báo về hậu quả tiêu cực có thể xảy ra. Xét về tổng

thể của phương thức phủ định này, có thể thấy được những điểm giống nhau khá nhiều trong tiếng Hán và

tiếng Việt, nhưng quan sát chi tiết cho thấy có sự khác biệt mang đặc thù riêng của từng cộng đồng ngôn

ngữ. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu có thể góp thêm tài liệu tham khả

pdf 12 trang kimcuc 8200
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về phương thức phủ định dụng học trong tiếng Hán và tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về phương thức phủ định dụng học trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bàn về phương thức phủ định dụng học trong tiếng Hán và tiếng Việt
BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC PHỦ ĐỊNH DỤNG HỌC 
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Cầm Tú Tài*
Khoa Sau đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận bài ngày 29 tháng 11 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 26 tháng 3 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tóm tắt: Phủ định là hiện tượng ngôn ngữ thường xuất hiện trong giao tiếp. Trong phạm vi bài viết 
này, dưới góc nhìn ngữ nghĩa học và dụng học, chúng tôi bàn luận về phương thức phủ định dụng học tiếng 
Hán và tiếng Việt. Kết quả cho thấy, phương thức phủ định dụng học trong tiếng Hán và tiếng Việt đều thực 
hiện qua hình thức vi phạm một số nguyên tắc và tiêu chí chung như sử dụng phản ngữ, nói lặp lại, sử dụng 
lối diễn đạt lảng tránh, cố tình chuyển đổi nội dung chủ đề, dùng phương thức tỉnh lược, giữ im lặng, hoặc 
thông qua cách thức suy luận về thời gian không thể xác định, sự việc không thể thực hiện hay không thể 
xảy ra, sự vận động trái chiều với qui luật chung, hoặc dự báo về hậu quả tiêu cực có thể xảy ra. Xét về tổng 
thể của phương thức phủ định này, có thể thấy được những điểm giống nhau khá nhiều trong tiếng Hán và 
tiếng Việt, nhưng quan sát chi tiết cho thấy có sự khác biệt mang đặc thù riêng của từng cộng đồng ngôn 
ngữ. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu có thể góp thêm tài liệu tham khảo trong dạy học, đối chiếu, 
nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Từ khóa: phủ định, dụng học, tiếng Hán, tiếng Việt
1. Mở đầu1
Phủ định là một hiện tượng phổ quát thu 
hút sự chú ý của học giả trong nhiều lĩnh vực 
như triết học, ngôn ngữ học và logic học. Trong 
ngôn ngữ, phủ định là “yếu tố nghĩa của câu 
chỉ ra rằng quan hệ được thiết lập giữa các 
đơn vị của câu, theo chủ quan người nói, là 
không tồn tại trên thực tế” (Nguyễn Như Ý, 
1996). Trong giao tiếp, phủ định về mặt ngữ 
dụng được coi là một phương thức phủ định 
đặc biệt, gắn liền với đặc điểm ngôn ngữ, đặc 
điểm tri nhận và văn hóa của cộng đồng sử 
dụng ngôn ngữ. “Phủ định trong ngôn ngữ 
học mang ý nghĩa cơ bản là phủ nhận,  Căn 
cứ vào đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ 
cảnh của phủ định, thì ngoài biểu thị nghĩa cơ 
bản, phủ định còn có những nghĩa liên quan 
mở rộng khác như biểu thị sự không tồn tại, 
biểu thị sự trái nghĩa, sự khuyên ngăn và cấm 
* ĐT.: 84-982088718 
 Email: camtutai@gmail.com / camtutai@vnu.edu.vn
đoán,  hoặc là mối quan hệ đối lập hoặc 
quan hệ phản đối” (“语言学中的否定,它
的基本意义是否认,根据它的语法特
点和语义特点,根据它所处的语境,除了
表达基本意义意外,往往引申出其他有关
语义,可以表示述无、指反、示禁、示阻
等多种意思。,或者是矛盾关系,或
者是反对关系”) (Trần Bình/陈平,1996).
Phủ định dụng học trong tiếng Hán ngày 
càng nhận được nhiều sự quan tâm của các 
nhà ngôn ngữ học. Tuy vậy, những nghiên 
cứu này vẫn còn ở giai đoạn ban đầu. Các 
học giả đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để 
nói về hiện tượng ngôn ngữ này, và đã đưa ra 
các định nghĩa không thống nhất. Chẳng hạn 
Thẩm Gia Tuyên (沈家煊, 1993) đã dùng tên 
gọi “phủ định dụng học”, Từ Thịnh Hằng (徐
盛恒, 1994) gọi là “phủ định hàm ý”, Tống 
Vinh Siêu (宋荣超,2010) gọi là “phủ định phi 
điều kiện thực” Các học giả Việt Nam như 
Nguyễn Đức Dân (1996), Diệp Quang Ban 
(1998), Nguyễn Thiện Giáp (2004), Trần Chi 
Mai (2005) đã chỉ ra một số nội dung về phủ 
128 C.T. Tài / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
định tiếng Việt ở góc độ lô gíc tình thái, nội 
dung miêu tả, tính chân lí, tính đúng đắn của 
phủ định dụng học. Từ góc độ đối chiếu tiếng 
Hán và tiếng Việt, mới chỉ có rất ít nội dung 
liên quan được nêu ra trong bài viết đăng tạp 
chí của tác giả năm 2007 và luận văn thạc sĩ 
của Nông Hồng Hạnh (农鸿幸, 2009) đề tài 
“So sánh hình thức biểu đạt phủ định tiếng 
Hán và tiếng Việt/汉越语否定表达之比较” 
so sánh về nội dung phủ định dụng học trong 
tiếng Hán và tiếng Việt trong các phương thức 
sử dụng lối nói ngược, lảng tránh, chuyển đổi 
nội dung chủ đề giao tiếp, sử dụng tên gọi của 
một số động vật, một số từ chỉ bộ phận cơ thể. 
Có thể thấy, những nghiên cứu trước đây chủ 
yếu chỉ tập trung vào mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa 
và tri nhận, chưa thể hiện được đầy đủ những 
nội dung liên quan. Góc độ đối chiếu tiếng Hán 
và tiếng Việt hiện nay mới có rất ít nội dung 
liên quan được lồng ghép trong các nghiên cứu 
chung đề cập đến về vấn đề phủ định này, vẫn 
chưa có công trình đối chiếu chuyên biệt nào 
được công bố. Trong bài viết này, dưới góc 
nhìn ngữ nghĩa học, dụng học và so sánh ngôn 
ngữ, chúng tôi thống nhất sử dụng cách diễn 
đạt “phủ định dụng học” để tiến hành bàn luận 
về các phương thức phủ định có sự vi phạm nào 
đó về mặt ngữ dụng trong tiếng Hán và tiếng 
Việt nhằm làm rõ hơn nội hàm, chức năng, đặc 
điểm hành chức của phương thức phủ định này 
trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi hy vọng kết quả 
nghiên cứu có thể góp thêm tài liệu tham khảo 
trong dạy học, đối chiếu, nghiên cứu ngôn ngữ 
và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp tra cứu văn bản
Chúng tôi đã tiến hành tra cứu tài liệu trong 
các sách chuyên khảo, bài báo, từ điển và các 
tài liệu khác trong tiếng Hán và tiếng Việt. 
(2) Phân tích định tính
Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu sử 
dụng phương pháp phân tích định tính. Trước 
hết là thu thập ngữ liệu thuộc về phủ định 
dụng học trong giao tiếp sử dụng ở nhiều tài 
liệu khác nhau, sau đó tiến hành phân loại và 
mô tả các phương thức phủ định dụng học 
trong tiếng Hán và tiếng Việt.
(3) Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tích các phương thức phủ 
định dụng học trong tiếng Hán, chúng tôi tiến 
hành liên hệ với phương thức biểu đạt tương 
ứng trong tiếng Việt, qua đó nhận diện về đặc 
điểm của hiện tượng ngôn ngữ này trong ngôn 
ngữ hành chức của mỗi cộng đồng dân tộc.
2.2. Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu nghiên cứu được chúng tôi thống 
kê, tập hợp từ một số trang mạng, tác phẩm 
văn học của Việt Nam và Trung Quốc, gồm:
(1) Các ví dụ về phủ định dụng học trong 
giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, trong ngữ liệu 
thu thập từ các cuộc phỏng vấn truyền hình, 
trò chuyện trực tuyến, các diễn đàn, hội thoại, 
nói chuyện của bạn bè, sinh viên hoặc giáo 
viên, gồm cả các ví dụ trong các nghiên cứu 
liên quan trước đó được chúng tôi ghi âm, 
ghi nhớ, ghi chép.
(2) Ngôn từ, hội thoại trong một số tác 
phẩm điện ảnh và truyền hình. Ngữ liệu này 
tương đối xác thực.
(3) Phủ định dụng học trong giao tiếp 
chuẩn thực tế như lời thoại trong các vở kịch 
và một số tác phẩm văn học. Mặc dù ngôn từ 
trong các tác phẩm văn học đã có quá trình 
xử lý nhất định, nhưng chúng đều xuất phát 
từ cuộc sống, nên đều đạt tới chuẩn giao tiếp 
thông thường.
 Ngữ liệu được tập hợp và chuyển thể 
thành văn bản, chủ yếu khảo cứu theo cặp 
thoại hai lượt lời trong hội thoại để đảm bảo 
bối cảnh giao tiếp và làm minh chứng cho các 
luận điểm được đề cập.
3. Một số vấn đề lí luận liên quan
Nghiên cứu về phủ định dụng học trước hết 
cần tham chiếu tới lí thuyết hành động lời nói, 
lí thuyết phân tích hội thoại, nguyên tắc hợp tác 
trong hội thoại và hàm ý. Cụ thể như sau:
129Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
3.1. Lí thuyết hành động lời nói
Searle (1980) đại diện cho trường phái lí 
thuyết hành động lời nói đã nhận định rằng ngôn 
từ của mọi người trong giao tiếp ngôn ngữ là 
thực hiện các hành động lời nói theo các quy 
tắc của ngôn ngữ. Đơn vị nhỏ nhất trong giao 
tiếp ngôn ngữ là hành động nói năng. Quá trình 
giao tiếp ngôn ngữ thực chất là sự liên kết của 
các hành động lời nói, và mỗi một hành động lời 
nói đều phản ánh ý định của người phát ngôn. 
Theo quan điểm của lí thuyết hành động lời nói, 
nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ sẽ gồm hai khía 
cạnh. Một là cần nói rõ người phát ngôn căn cứ 
theo quy tắc như thế nào để có thể thực hiện 
hành động lời nói mà mình mong muốn thực 
hiện; hai là còn phải giải thích làm thế nào để 
các hành động lời nói kế tiếp nhau trở nên mạch 
lạc và có ý nghĩa trong giao tiếp.
Hà Triệu Hùng (何兆雄, 2000) đã nhận 
xét rằng trong giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, 
người phát ngôn thường gián tiếp thể hiện bản 
thân thông qua một phương thức nào đó, tức 
là hành động lời nói gián tiếp. Nhìn nhận từ 
việc phân loại các hành động lời nói và liệt 
kê động từ ngữ vi của Searle, có thể thấy rằng 
khi thực hiện các hành động lời nói gián tiếp, 
sẽ không có động từ ngữ vi được sử dụng trực 
tiếp. Trên thực tế, lời nói gián tiếp chính là 
gián tiếp thực hiện một hành động lời nói nào 
đó thông qua việc thực hiện một hành động 
lời nói khác. Do đó, trong rất nhiều phát ngôn 
đã xuất hiện hiện tượng “ý tại ngôn ngoại” 
nằm ngoài tầng nghĩa biểu hiện của chúng; đó 
chính là “hàm ý”. Searle (1980) cho rằng khi 
thực hiện hành động lời nói gián tiếp, người 
phát ngôn dựa vào tri thức nền về ngôn từ và 
phi ngôn từ mà hai bên giao tiếp cùng có được 
cùng với khả năng suy đoán của người nghe 
để truyền đạt hàm ý tới người nghe; còn Leech 
(1983) thì nhận định: mọi người thường lựa 
chọn cách thức gián tiếp để thể hiện bản thân 
chủ yếu là do yêu cầu của phép lịch sự.
3.2. Lí thuyết phân tích hội thoại
Phân tích hội thoại là bộ môn khoa học giải 
mã cấu tạo của hội thoại. Bộ môn này sử dụng 
phương pháp qui nạp dựa trên kinh nghiệm để 
làm cơ sở, tìm ra các cơ chế xuất hiện lặp lại 
nhiều lần từ lượng lớn dữ liệu của các cuộc hội 
thoại tự nhiên, từ đó qui nạp thành các qui tắc. 
Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu về cấu tạo hội 
thoại cho thấy một đặc điểm nổi bật của hội 
thoại là việc luân phiên phát ngôn. Hai người 
tham gia hội thoại lần lượt thực hiện lượt phát 
ngôn của mình sẽ tạo ra một cặp thoại; đây là 
đơn vị cơ bản trong cấu trúc hội thoại. Khi cặp 
thoại tiếp tục lặp lại lượt lời thứ hai sẽ cần có sự 
tương thích mạch lạc. Trong thực tế hội thoại tự 
nhiên, thường xuất hiện hiện tượng phân cách 
hai lượt lời trong cặp thoại, tức là sự chêm xen 
trong nội bộ cặp thoại, gồm “chuỗi chêm xen” 
và “chuỗi liền kề”. Điều này cho thấy tính chất 
phức tạp trong cấu trúc của hội thoại tự nhiên. 
Nghiên cứu về cấu trúc hội thoại, đặc biệt là 
phân tích “cặp thoại” sẽ tạo thêm cơ sở lí luận 
và thực tế để chúng ta phân tích chiều sâu về 
phương thức phủ định dụng học.
3.3. Nguyên tắc và tiêu chí của hội thoại
(1) Nguyên tắc và tiêu chí hợp tác của 
Grice
Grice (1975) cho rằng hội thoại là kết quả 
tương tác song phương, để duy trì hội thoại, 
hai bên tham gia nhất thiết phải tuân theo 
nguyên tắc nhất định, trong đó quan trọng 
nhất là “nguyên tắc hợp tác” với bốn tiêu chí 
sau: 
Tiêu chí về lượng: trong phát ngôn cần 
chứa đựng thông tin cần thiết cho mục đích 
giao tiếp; trong phát ngôn không nên hàm 
chứa lượng thông tin vượt quá nhu cầu.
Tiêu chí về chất: không nên nói những 
điều mà bạn biết là không chính xác; không 
nên nói những điều vô căn cứ. Lời nói của bạn 
là chân thực.
Tiêu chí về quan hệ: cần đảm bảo tính gắn 
kết mạch lạc, đúng nội dung chủ đề.
Tiêu chí về cách thức: cần diễn đạt cho rõ 
ràng, tránh nói tối nghĩa, tránh nói mập mờ, 
nói ngắn gọn và có trật tự.
Grice đồng thời cũng chỉ ra rằng trong 
thực tế giao tiếp, mọi người không phải là 
130 C.T. Tài / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
luôn tuân thủ theo những chuẩn mực trên; có 
lúc vì nhiều lý do nào đó mà một tiêu chuẩn 
bị vi phạm. Chẳng hạn, do năng lực ngôn ngữ 
thiếu hụt nên diễn đạt không được rõ ràng, 
hoặc là nói dối có chủ ý, v.v...
(2) Nguyên tắc hội thoại của Levinson
Levinson (1983) nêu ra ba nguyên tắc 
hàm ý hội thoại như sau:
A. Nguyên tắc về lượng
Chuẩn của người phát ngôn: đảm bảo nội 
dung của người phát ngôn không cao hơn khả 
năng tri nhận của người nghe về mặt thông tin, 
trừ khi nội dung tường thuật quá nhiều và mâu 
thuẫn với nguyên tắc trao đổi thông tin.
Suy luận của người nghe: đảmbảo suy 
luận được một cách đầy đủ lượng thông tin 
mà người phát ngôn cung cấp.
B. Nguyên tắc thông tin
Chuẩn của người phát ngôn: tiêu chí giới 
hạn tối thiểu chính là “nói ít nhất có thể”, 
nghĩa là, cung cấp thông tin ở giới hạn tối 
thiểu, miễn là nó có thể đạt được mục đích 
giao tiếp là được (lưu ý nguyên tắc về lượng).
Suy luận của người nghe: sử dụng “Quy 
tắc mở rộng” để giải mã, mở rộng nội dung 
thông tin của người phát ngôn, cho đến khi 
nhận biết được ý định thực sự của người phát 
ngôn. Cụ thể là thường xuyên sử dụng mối 
quan hệ được hình thành giữa các đối tượng 
hoặc sự kiện được đề cập đến trong giao tiếp, 
trừ khi: (1) điều đó không tương thích với tình 
hình được xác nhận, hoặc (2) người phát ngôn 
vi phạm tiêu chí giới hạn tối thiểu và sử dụng 
phương thức biểu đạt vòng vo; và dựa vào 
sự tồn tại hoặc thực tế nội dung đang diễn ra 
trong tình huống đã được xác nhận.
C. Nguyên tắc về cách thức
Chuẩn của người phát ngôn: không nên vô 
cớ sử dụng các biểu thức dài, các phương thức 
diễn đạt mang tính che dấu.
Suy luận của người nghe: nếu người nói 
sử dụng một biểu thức dài hoặc được đánh 
dấu, nó sẽ có một ý nghĩa khác với biểu thức 
không được đánh dấu, đặc biệt là hàm ý suy 
luận có được trong liên tưởng thông thường 
khi anh ta cố gắng lảng tránh việc sử dụng 
các biểu thức không được đánh dấu, và hàm ý 
có được từ các nguyên tắc dựa trên thông tin 
được đưa ra.
Ba nguyên tắc của Levinson nêu ra trên 
đây được dựa trên các mối quan hệ phổ quát 
và tập trung vào ý nghĩa hội thoại chung 
(ngoại trừ nguyên tắc hợp tác), đồng thời cũng 
tập trung vào nguồn gốc của các hàm ý hội 
thoại đặc biệt.
3.4. Hàm ý
Theo Grice (1975), hàm ý được phân thành 
hai loại: hàm ý thông thường và hàm ý hội 
thoại đặc biệt. Hàm ý thông thường do ý nghĩa 
của từ ngữ được mặc định trong diễn ngôn tạo 
nên. Hàm ý này có thể dựa vào ý nghĩa biểu 
đạt của bản thân diễn ngôn để suy luận, và 
có thể tính đến ngữ cảnh và các nhân tố khác 
nữa. Hàm ý hội thoại đặc biệt xuất hiện trong 
trường hợp cụ thể, để suy luận được hàm ý 
này nhất thiết phải nắm bắt được đặc trưng 
ngữ cảnh tại thời điểm giao tiếp diễn ra. Như 
vậy, nội dung của hàm ý hội thoại đặc biệt có 
mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề phủ định dụng 
học, còn nội dung của hàm ý hội thoại thông 
thường thường gắn với quá trình mở rộng của 
quan hệ thông thường trong diễn ngôn, sự liên 
quan với phủ định dụng học sẽ ít hơn.
4. Phủ định dụng học trong tiếng Hán và 
tiếng Việt
4.1. Phủ định dụng học qua góc nhìn chức 
năng
Theo Leech (1983), do phủ định thường 
cung cấp ít thông tin hơn khẳng định, nên mọi 
người thường ít quan tâm hơn. Tuy nhiên, 
trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, đặc biệt là 
trong một số văn bản văn học, chúng ta lại 
quan sát thấy các nội dung phủ định thường 
chứa đựng nhiều nội dung thông tin hơn, và 
tạo ra các hiệu ứng dụng học mang tính đặc 
thù rất rõ nét. Ví dụ:
(1) A: Bạn thấy thời tiết hôm nay thế nào?
131Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
 B1: Trời nhiều mây.
 B2: Hôm nay không có nắng.
B1 là một câu khẳng định, trả lời trực tiếp rõ 
ràng và chi tiết cho câu hỏi của A; B2 chỉ đưa ra 
một nội dung phủ định “không có nắng”. Nội 
dung trả lời của B2 không được chi tiết bằng B1, 
lượng thông tin đưa ra cũng ít hơn B1. Tuy nhiên, 
có những lúc, hàm ý của B2 lại ngầm diễn đạt sự 
kỳ vọng của người phát ngôn là sẽ có mộ ... a nhận xét về cách 
sử dụng lối nói ngược xuất phát từ việc đảm 
bảo cơ chế lịch sự: “Nếu buộc phải xúc phạm 
đến người khác, chí ít cũng cần phải thực 
hiện nguyên tắc tránh đối lập với cơ chế lịch 
sự, làm cho người nghe thông qua suy luận 
sẽ gián tiếp lĩnh hội được nội dung xúc phạm 
trong câu nói của bạn”. 
(“如果你必须触犯他人,起码要做到
避免与礼貌原则相悖,而应让听话人通过
对含义的推导,间接领会你会话中的触犯
点。”) (Chu Tĩnh/周静, 2003)
Tiếng Hán và tiếng Việt diễn đạt như sau:
(16) 四嫂:我找二嘎子去啦。找了七
开八得,也找不着他!(Thím Tứ: Tôi đã đi 
tìm thằng hai rồi. Tìm khắp các nơi các chốn 
cũng chẳng tìm ra nó)
丁四:对,再把儿子丢了,够多么好
啊!我是得躲开这块倒霉的地方!这个地
方不出好!
(Đinh Tứ: Đúng, lại làm lạc thêm thằng 
bé, quá tốt rồi! Tôi sẽ bỏ cái nơi xui xẻo này! 
Nơi này không có tốt lành gì đâu!) (Lão Xá/老
舍,《龙须沟》, 1952)
Trong ví dụ (16) với bối cảnh là đứa con 
gái của Đinh Tứ bị chết đuối ở đầm Long Tu, 
thằng con thứ hai cũng không tìm thấy, trong 
lòng Đinh Tứ đang rất lo lắng mà lại còn nói 
“quá tốt rồi”, rõ ràng ở đây phải hiểu nghĩa 
ngược lại là “quá tồi tệ”. Nghĩa phủ định được 
nhấn mạnh qua lối nói ngược, mang thêm ngữ 
khí châm chọc, nói kháy, đay nghiến, mỉa mai. 
Trong tiếng Việt cũng sử dụng phương thức 
diễn đạt cố tình vi phạm về cách thức để biểu 
thị như khen ngược (khen đểu): “Đẹp mặt 
nhỉ!” (không hề đẹp, rất xấu), “Môn đăng hộ 
đối lắm nhỉ” (không đối đẳng, rất chênh lệch).
(2) Sử dụng phương thức lặp lại lời nói 
của đối phương
Tiếng Hán và tiếng Việt cùng sử dụng cách 
thức lặp lại lời nói của đối phương thường 
biểu thị sự phủ định về tính xác thực, sự 
không quan tâm và mang ngữ khí châm biếm. 
Ở một mức độ nhất định nào đó mang hàm ý 
gần giống với lối nói ngược. Trong tiếng Hán 
có một số cấu trúc hình thức diễn đạt ý phủ 
định này. Như: “还X呢”、“什么X”、 
“什么X不X”、“X什么”. Ví dụ:
(17)甲:咱们再等他一会吧! (A: 
Chúng ta đợi nó thêm lát nữa đi!)
乙:还等他呢!什么时候了?(B: Còn 
đợi nó nữa à! Đã là mấy giờ rồi?) (Chu Tĩnh/
周静, 2003)
Hàm nghĩa câu đáp của B là “không thể 
đợi thêm được nữa”.
Khi trả lời câu hỏi: - “Đẹp không ?”, tiếng 
Việt diễn đạt: - “Đúng, đẹp, đẹp, đe-ẹp 
lắm!” kèm theo sự cố tình kéo dài âm đọc sẽ 
có ngữ khí mỉa mai và biểu thị ý chê là xấu.
(3) Sử dụng phương thức lảng tránh, hoặc 
chuyển đổi nội dung chủ đề giao tiếp 
Khi không muốn trả lời thẳng thắn câu hỏi 
của đối phương, có thể vận dụng nguyên tắc 
bất hợp tác trong hội thoại để diễn đạt ý phủ 
định của mình một cách uyển chuyển. Ví dụ:
(18) 甲:明天去看老李,好吗?(A: 
Ngày mai mình đến thăm ông Lý được không?)
乙:还要复习啊。后天要考试了。(B: 
Tôi còn phải học ôn. Ngày kia thi rồi) (Phong 
Tông Tín/ 封宗信, 2008)
135Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
(19) A: Cậu có thể giúp tôi nấu cơm được 
không?
B: Liên nấu nướng ngon lắm đấy. (Cầm 
Tú Tài, 2007)
Ví dụ (18) cho thấy B đã tránh trả lời A 
bằng hiển ngôn ý phủ định, và sử dụng phương 
thức chuyển chủ đề để biểu đạt ý “tôi phải ôn 
thi, không đi thăm ông Lý được”. Trong câu 
(19) B đã không nói thẳng ra câu từ chối việc 
nấu cơm của mình, mà lảnh tránh bằng cách 
chuyển hướng chú ý đến một đối tượng khác.
(4) Sử dụng phương thức tỉnh lược, hoặc 
im lặng
Tiếng Hán và tiếng Việt cùng sử dụng 
phương thức này để diễn đạt ý phủ định. Ngữ 
cảnh đối đáp cho phép lược bỏ nội dung của 
câu đã được xác định mà vẫn đảm bảo được 
nội dung thông tin. Im lặng thường được dùng 
để diễn tả sự e thẹn, uất ức, nghẹn ngào, chế 
nhạo hoặc giống mục (3) nêu trên. Ví dụ: 
(20) 父亲:这次考试,你考得怎么
样?(Bố: Kết quả thi của con lần này thế nào?)
孩子:我 (Con: Con) (Cầm Tú 
Tài, 2007)
Sự im lặng sau đó của người con đã giúp 
cho người cha đoán ra được: kết quả thi không 
tốt, người con có ý diễn đạt qua hình thức ý tại 
ngôn ngoại.
Phương thức tỉnh lược còn tạo ra các câu 
rút gọn đặc biệt được diễn đạt bằng các từ phủ 
định, làm cho sự đối đáp trong phong cách 
khẩu ngữ diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và tiết 
kiệm. Ví dụ:
(21) (Nó lắc đầu) - Em không sợ. Em làm 
ra tiền mà ăn. Không đi ăn mày.
(Đức bảo nó) - Thì tội gì mà khổ thân. Cứ 
ở nhà này.
- Không.
- Thế thì tôi đi với mợ.
(Nó sợ hãi) - Không.
(Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt, 2004)
4.3.2. Sử dụng phương thức suy luận
(1) Về khả năng thực hiện hay xảy ra
Ví dụ:
(22) 甲:你什么时候嫁给他?(A: Bao 
giờ thì bạn đồng ý lấy anh ta?)
乙:下一辈子吧。(B: Sang kiếp sau 
nhé) (Tôn Tĩnh/ 孙静, 2012)
(23) 甲:让他陪你一起去。(A: Để nó 
dẫn anh đi)
 乙:让他?除非太阳从西边出来。(B: 
Để nó dẫn ư? Trừ phi mặt trời mọc ở hướng 
tây nhé) (Tôn Tĩnh/ 孙静, 2012)
Trong ví dụ (22) B không đồng ý lấy anh 
ta, và cũng không muốn nói thẳng điều này ra, 
nên đã mượn thời gian không thể có được để 
biểu đạt ý “Không bao giờ có chuyện đồng ý 
lấy anh ta”. Hình thức câu nói là khẳng định, 
những thực chất là mang nghĩa phủ định. 
Trong ví dụ (23) hiển nhiên mặt trời không 
thể mọc từ hướng Tây được, có được điều 
kiện này “tôi mới đồng ý cho nó dẫn đi”. Do 
vậy, “tôi dứt khoát không đồng ý để nó dẫn 
đi”, hoặc “nó tuyệt đối không thể dẫn tôi đi 
được”. Trong tiếng Việt cũng có lối diễn “Mò 
kim đáy biển” là không thể thực hiện nổi. Do 
đó, việc này dứt khoát không thực hiện nổi. 
Hoặc sử dụng những ngữ cố định như “Đến 
mùa quýt”, “Chờ đến tết Công-gô” (Cộng 
hòa Dân chủ Công-gô là một đất nước ở châu 
Phi không đón tết hằng năm, mà phải chờ đợi 
đến 50 năm mới đón tết). Người Việt đã mượn 
các hình ảnh này để ví với sự việc hay tình 
huống nào đó quá xa vời, không biết xác định 
vào thời gian cụ thể nào, vì vậy sẽ rất khó khả 
thi hoặc không bao giờ có thể diễn ra. Ví dụ:
(24) Theo các chuyên gia Âu - Mỹ, việc 
phát hiện và ngăn chặn sát thủ “sói đơn 
độc” như mò kim đáy biển. (Báo điện tử Dân 
trí, 2016)
(2) Về đặc điểm nổi bật, khác biệt so với 
qui luật chung
(25) 甲:这支枪是一个重要的破案线
索。(A: Khẩu súng này là đầu mối quan trọng 
để phá án đấy)
乙:这个城市几乎每个人都有这种
枪。(B: Trong thành phố hầu như người nào 
cũng có loại súng này) (Cầm Tú Tài, 2007)
136 C.T. Tài / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
Từ đó có thể suy luận, khẩu súng này 
không có đặc điểm gì đặc biệt cả, không thể 
coi là đầu mối dung để phá án được. Đặc điểm 
chung đã phủ định ý kiến này. Trong tiếng 
Việt cũng có cách diễn đạt như sau:
(26) Ở khoa chúng tôi có tới 4 cô giáo tên 
là Hà. Em nói đầy đủ tên họ thì tôi mới biết là 
cô Hà nào chứ. (Ngữ liệu ghi chép trong giao 
tiếp, 2015)
(3) Qua phương thức khuyên giải, răn đe, 
ngăn chặn, dự báo kết cục xấu
(27) 我再等你一会儿,飞机就要飞
了。(Tôi mà đợi bạn thêm lát nữa thì máy bay 
sẽ bay mất) (Cầm Tú Tài, 2007)
(28) (Hai người hàng xóm nói chuyện với 
nhau):
 A: Vợ của anh Quang hiền nhỉ!
 B: Xem lại đi, sư tử Hà Đông đấy! 
(Siriwong Hongsawan, 2010: 146)
Ví dụ (27) sử dụng dự báo đoán định kết 
cục xấu sẽ xảy ra để truyền đạt hàm ý “Tôi 
không thể đợi thêm được nữa”. Trong ví dụ 
(28) B không đồng tình với ý kiến của A, và 
biểu thị hàm ý phủ định bằng cách khuyên giải 
A xem xét lại, so sánh liên hệ tới một hình ảnh 
trái chiều với tính cách ghen tuông, nóng nảy, 
dữ dằn của người vợ trong văn hóa dân gian 
Việt Nam mà mọi người đều biết tới. Ngoài 
ra còn có thể sử dụng nhiều ngữ cố định khác 
để biểu đạt ý phủ định. Như: “癞蛤蟆想吃
天鹅肉/ con cóc ghẻ muốn ăn thịt thiên nga” 
(tiếng Hán), tương đương với “Đũa mốc đòi 
chòi mâm son” (tiếng Việt), qua hình ảnh của 
mâm son và đũa mốc để ví với sự sai lệch, 
cách biệt quá xa, không đủ khả năng để làm 
nổi công việc gì đó. “猴年马月/ tháng ngựa 
năm khỉ” (tiếng Hán) tương đương với “Chờ 
đến tết Công-gô” (tiếng Việt), mang nghĩa: 
không bao giờ có, không bao giờ diễn ra. “
八字还没一撇/ chữ số 8 còn thiếu một dấu 
phẩy”: chữ viết của số 8 tiếng Hán vốn có 2 
nét viết, còn thiếu một nét phẩy sẽ không hình 
thành nên con số này được. Ý nghĩa ví von 
là: còn chưa đầy đủ, chưa xong. “喝西北风/ 
uống gió tây bắc” (tiếng Hán) tương đương 
với câu “ăn không khí”, “cạp đất mà ăn” 
của tiếng Việt, mang nghĩa: chẳng có thứ gì 
cả;“xưa như trái đất rồi”, mang nghĩa: chẳng 
có gì mới mẻ nữa, v.v...
5. Một số vấn đề tiếp theo trong nhận diện 
chiều sâu về phương thức phủ định dụng 
học tiếng Hán và tiếng Việt
So với việc sử dụng các từ ngữ phủ định 
thông thường, phủ định dụng học trong tiếng 
Hán và tiếng Việt luôn thể hiện sự vi phạm các 
nguyên tắc và tiêu chí nào đó trong giao tiếp. 
Chúng trở thành hiện tượng phổ biến được 
cộng đồng ngôn ngữ mặc nhiên qui ước và 
chấp thuận. Điều đó cũng phản ánh đặc điểm 
tri nhận và qui luật biểu đạt ngôn ngữ dân tộc. 
Phương thức phủ định dụng học trong tiếng 
Hán và tiếng Việt là rất phong phú đa dạng, có 
thể sử dụng trực triếp từ ngữ phủ định, cũng 
có thể sử dụng phương tiện từ ngữ khác mang 
hàm nghĩa tiêu cực, có ngữ khí phản vấn, cần 
suy luận để diễn đạt. Do đó, phủ định dụng 
học có thể mang lại tính hàm súc trong lời nói, 
giúp cho phát ngôn ngắn gọn mà chất chứa 
nhiều nội dung, ý nghĩa, tạo hiệu quả mạnh 
mẽ, sâu sắc với người nghe. Ở một số ngữ 
cảnh nhất định còn góp phần đảm bảo thể diện 
cho người tham gia giao tiếp. 
Xem xét những nghiên cứu liên quan cho 
thấy các học giả thường chú ý nhiều hơn tới 
phương thức phủ định từ vựng. Do đó, thường 
xuất hiện nhiều nghiên cứu về từ phủ định, 
cấu trúc phủ định, tiêu điểm phủ định, phạm 
vi phủ định, ngữ nghĩa phủ định Còn những 
nghiên cứu chiều sâu về phủ định dụng học 
thì vẫn còn rất ít. Nội dung nghiên cứu, góc 
tiếp cận, phương pháp tiến hành, thuật ngữ sử 
dụng còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ. 
Chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau cần 
tiếp tục được nhận diện về chiều sâu:
(1) Nghiên cứu phủ định dụng học còn 
nhiều nội dung giao thoa và phân tách chưa 
được rõ ràng, các minh chứng được đưa ra có 
lúc là câu đơn, có lúc là hội thoại, có lúc là 
diễn ngôn trong giao tiếp, có lúc là các câu 
tường thuật, v.v trong khi đó, trong hành 
137Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
chức của ngôn ngữ, diễn ngôn và cặp thoại 
trong hội thoại cần được chú trọng phân tích 
để từ đó nhận ra chân trị của phủ định.
(2) Nhiều thuật ngữ cần được thống nhất, 
nhiều khái niệm cần giải thích rõ ràng. Chẳng 
hạn còn nhiều cách diễn đạt khác nhau về tên 
gọi: phủ định hàm ý, phủ định siêu ngôn ngữ, 
phủ định dụng học, phủ định trực tiếp, phủ định 
gián tiếp, phủ định phi dấu hiệu, phủ định tu từ 
học Nhiều tên gọi và khái niệm chưa mang 
tính thống nhất và còn mang nội dung trùng lặp.
(3) Nội dung về hàm ý phủ định trong 
hội thoại chưa được chú trọng nghiên cứu về 
chiều sâu, chưa được phân loại và làm rõ về 
phạm vi.
(4) Chưa có nhiều nghiên cứu đối chiếu, 
chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau 
giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong phương 
thức phủ định dụng học.
(5) Trong dạy học tiếng Hán và tiếng Việt 
như một ngoại ngữ cần chú ý tận dụng lợi thế 
các nội dung chuyển di tích cực trong tiếng 
mẹ đẻ để tìm hiểu các chức năng của phủ định 
dụng học.
(6) Cần chú ý hơn tới nội hàm văn hóa 
dân tộc, đặc trưng tâm lý của người bản ngữ 
thể hiện trong các phương thức phủ định dụng 
học được sử dụng trong giao tiếp.
6. Kết luận
Tìm hiểu về phương thức phủ định dụng 
học trong tiếng Hán và tiếng Việt cho thấy cả 
hai ngôn ngữ đều sử dụng các phương thức như 
phản ngữ, cách nói lặp lại, sử dụng lối diễn đạt 
lảng tránh, chuyển đổi nội dung chủ đề, dùng 
phương thức tỉnh lược, giữ im lặng, hoặc thông 
qua cách thức suy luận về thời gian không 
thể xác định, sự việc không thể thực hiện hay 
không thể xảy ra, sự vận động trái chiều với 
qui luật chung, hoặc dự báo về hậu quả tiêu 
cực có thể xảy ra... Kết quả khảo sát cho thấy 
về tổng thể, phương thức diễn đạt ý phủ định 
dụng học trong hai ngôn ngữ Hán – Việt có rất 
nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, phân tích 
chiều sâu cho thấy trong mỗi ngôn ngữ đều có 
đặc trưng riêng, mang nội dung văn hóa dân 
tộc đặc thù thể hiện nét khác biệt của mỗi ngôn 
ngữ. Trên đây mới chỉ là những nội dung đề 
cập chưa được đầy đủ, mới dừng lại ở mức độ 
liên hệ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Chúng tôi 
hy vọng kết quả nghiên cứu có thể góp thêm 
tài liệu tham khảo trong dạy học, đối chiếu, 
nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Hán - Việt 
ở Việt Nam, đồng thời cũng mong muốn tiếp 
tục được trao đổi cùng các chuyên gia, đồng 
nghiệp để có được nội dung hoàn chỉnh hơn.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Diệp Quang Ban (1998). Giáo trình Ngữ pháp tiếng 
Việt. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
Nguyễn Đức Dân (1996). Logic và tiếng Việt. Hà Nội: 
Nxb. Giáo dục.
Nguyễn Thiện Giáp (2004). Dụng học Việt ngữ. Hà Nội: 
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Siriwong Hongsawan (2010). Các phương tiện thể hiện 
hành động bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Việt. Hà 
Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Như Ý chủ biên (1996). Từ điển giải thích thuật 
ngữ Ngôn ngữ học. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
Trần Chi Mai (2005). Cách biểu hiện hành vi từ chối lời 
cầu khiến bằng các phát ngôn lảng tránh. Tạp chí 
Ngôn ngữ, 1, 41-50. 
Cầm Tú Tài (2007). Bàn về ý phủ định trong tiếng Hán 
và tiếng Việt. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Ngoại 
ngữ, 23, 155-166.
Tiếng Anh
Grice, P. H. (1975). Logic and Conversation. In P. Cole, 
& J. Morgan (eds.), Semantic 3: Speech Acts (pp. 
41-58). New York: Academic Press.
Leech, G. N. (1983). Principles of Pragmatics. London; 
New York: Longman Inc.
Levinson, S. C. (1983), Pragmatics. Cambridge: 
Cambridge University Press.
Searle, J. R., Kiefer, F., & Bierwisch, M. (1980). Speech 
Act Theory and Pragmatics. Dordrecht: D. Reidel 
Publishing Company.
Tiếng Trung Quốc
陈平(1996). 英汉否定结构比较. 上海:上海教育出
版社。
封宗信 (2008).现代语言学流派概论. 北京:北京大
学出版社。
138 C.T. Tài / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 127-138
何兆雄(2000).新编语用学概论. 上海:上海教育出版
社。
沈家煊 (1993). 语用否定观察. 中国语文, 5 (1993), 
321 – 33。
宋荣超(2010). “语用否定”考证. 长春师范大学
学报,1(2010), 118 – 122。
孙静 (2012). 否定的语用简析. 青年文学家杂志, 
2 (2012), 17 – 25。
徐盛恒 (1994). 新格莱斯会话含义理论和含意否
定. 外语教学与研究,4(1994), 30 – 35。
周静 (2003). 汉语中无标记否定表达手段探微. 商
丘师范学院学报,1(2003), 105-107。 
农鸿幸 (2009). 汉越语否定表达之比较. 广西民族
大学硕士学位论文。
Nguồn ngữ liệu
h t tp s : / / dan t r i . com.vn / the -g io i /mo-k im-day -
bien-20160829121224095.htm: đăng nhập 20/ 01/ 
2019.
đăng nhập 10/ 12/ 2018.
A DISCUSSION ON PRAGMATIC NEGATION 
IN CHINESE AND VIETNAMESE
Cam Tu Tai
Faculty of Graduate Studies, VNU University of Languages and International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Negation is a phenomenon that often occurs in language communication. In the 
context of this article, from semantic, pragmatic and contrastive perspectives, we discuss and 
compare pragmatic negation in Chinese and Vietnamese. The results show that pragmatic negation 
in Chinese and Vietnamese is expressed through the use of antiphrasis, repetition, avoidant 
expression, topic change, or by way of ellipsis, silence, or making inference about indefinite 
time, unpredictable or unlikely events, contrariwise movement with common law, or prediction 
of negative effects. Overall, there are similarities between the two languages, but there are still 
some differences due to the characteristics of each language. We hope that the results of the study 
can be used as a reference for teaching, contrasting, and studying foreign languages and cultures 
in Vietnam.
Keywords: negation, pragmatics, Chinese, Vietnamese

File đính kèm:

  • pdfban_ve_phuong_thuc_phu_dinh_dung_hoc_trong_tieng_han_va_tien.pdf