Bàn về nội dung giảng dạy môn Dịch kinh tế thương mại
Khoa Tiếng Pháp đã đưa môn Dịch kinh
tế thương mại vào giảng dạy cho sinh viên từ
năm thứ 4 ở cả hai chuyên ngành Kinh tế đối
ngoại, Tiếng Pháp thương mại.
Chúng ta sẽ giảng dạy và cung cấp cho sinh
viên những gì trong khoảng thời gian vật chất
cho phép thực sự là không nhiều trong tổng
thời gian giảng dạy của Chương trình Tiếng
Pháp của Khoa.
Thực tế trực tiếp giảng dạy môn Dịch kinh tế
thương mại cho sinh viên ở các chuyên ngành
trong nhiều năm qua, chúng tôi thấy trình độ
sinh viên rất chênh lệch. Lý do giải thích điều
này là do sinh viên được đào tạo tiếng Pháp
từ trước ở các Trường Phổ thông trung học
(PTTH) nhiều nơi khác nhau. Thi tuyển sinh
hình thức ba chung cũng là nguyên do vì sao
chúng ta không phân biệt được và không tuyển
chọn được cho mình các khóa sinh viên có
chất lượng đầu vào như nhau. Sinh viên vốn
là các học sinh trường chuyên ngữ, các lớp
song ngữ có khối lượng giờ học tiếng Pháp
nhiều hơn so với sinh viên vốn là học sinh đến
từ các trường PTTH không chuyên ngữ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về nội dung giảng dạy môn Dịch kinh tế thương mại
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 96 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 78 (12/2015) 1. Đặt vấn đề Khoa Tiếng Pháp đã đưa môn Dịch kinh tế thương mại vào giảng dạy cho sinh viên từ năm thứ 4 ở cả hai chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Tiếng Pháp thương mại. Chúng ta sẽ giảng dạy và cung cấp cho sinh viên những gì trong khoảng thời gian vật chất cho phép thực sự là không nhiều trong tổng thời gian giảng dạy của Chương trình Tiếng Pháp của Khoa. Thực tế trực tiếp giảng dạy môn Dịch kinh tế thương mại cho sinh viên ở các chuyên ngành trong nhiều năm qua, chúng tôi thấy trình độ sinh viên rất chênh lệch. Lý do giải thích điều này là do sinh viên được đào tạo tiếng Pháp từ trước ở các Trường Phổ thông trung học (PTTH) nhiều nơi khác nhau. Thi tuyển sinh hình thức ba chung cũng là nguyên do vì sao chúng ta không phân biệt được và không tuyển chọn được cho mình các khóa sinh viên có chất lượng đầu vào như nhau. Sinh viên vốn là các học sinh trường chuyên ngữ, các lớp song ngữ có khối lượng giờ học tiếng Pháp nhiều hơn so với sinh viên vốn là học sinh đến từ các trường PTTH không chuyên ngữ. Thực tế vênh nhau về trình độ đầu vào những năm qua ở các Khóa đã làm cho việc thiết kế một chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với Tóm tắt Giảng dạy dịch là một trong các môn học chủ đạo của các Khoa ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại thương. Tại sao phải có dịch thuật, và dịch có các hình thức nào. Phát triển của lý thuyết dịch, các cơ sở ngôn ngữ học của dịch thuật, vấn đề giao thoa ngôn ngữ và giao thoa văn hóa trong dịch thuật, vấn đề chuyển dịch tương đương và các khó khăn trong giảng dạy dịch là các vấn đề được đề cập trong bài báo này. Từ khóa: dịch thuật, tương đương, giao thoa văn hóa, giao thoa ngôn ngữ, hà văn riễn, tình thái. Mã số: 190.071015. Ngày nhận bài: 07/10/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 23/11/2015. Ngày duyệt đăng: 25/11/2015. Summary Teaching translation is one of the main study subjects of the Foreign Language Faculties at the Foreign Trade University. Why do we have translators and how many forms of translation exist? Development of the theory of translation, the linguistics basis of translation, problems of language interference and acculturation in translation, problems of translation equivalence and difficulties in teaching translation are the problems mentioned in this article Key words: translation, equivalence, acculturation, language interference, ha van rien, modality. Paper No.190.071015. Date of receipt: 07/10/2015. Date of revision: 23/11/2015. Date of approval: 25/11/2015. BÀN VỀ NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN DỊCH KINH TẾ THƯƠNG MẠI Hà Văn Riễn* * TS, Trường Đại học Ngoại thương; Email: vantue257@yahoo.com GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 97Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 78 (12/2015) một đối tượng không đồng đều không phải là không gặp khó khăn nhất định. Giá như sau này chúng ta được quyền về tuyển sinh như những năm trước, chúng ta tự ra đề thi, chấm thitôi nghĩ sẽ sát với trình độ của các thí sinh tham gia dự thi và chắc chắn sẽ chọn lọc được các sinh viên mới có chất lượng. Có nhiều vấn đề cần trao đổi liên quan đến dịch thuật. Có thể nói Dịch thuật là một môn khoa học có sử dụng kiến thức của nhiều môn: từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, tình thái, diễn ngôn, văn hóa văn minh Tác giả xin phép trình bày sơ lược, chấm phá dưới đây nội dung chính nên phát triển ở Chương trình giảng dạy Dịch cho sinh viên của Trường ĐH Ngoại thương. 2. Nội dung của giáo trình dạy dịch 2.1. Sự cần thiết phải có dịch thuật Như chúng ta đã biết, cách đây hàng triệu năm con người đã xuất hiện cùng với ngôn ngữ của mình. Trải qua quá trình phát triển lịch sử xã hội phân chia thành từng vùng lãnh thổ, cùng với sự đa dạng của các cộng đồng con người, đã xuất hiện sự đa dạng của ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp giữa cộng đồng người có tiếng nói khác nhau đó làm xuất hiện sự cần thiết của dịch thuật. Dịch nói hay dịch viết là một hoạt động cũng lâu đời như tiếng nói và chữ viết của con người. Nhu cầu dịch thuật cũng tăng lên trong đời sống hiện đại, khi trình độ của các dân tộc ngày càng phát triển và nhu cầu tiếp xúc, giao lưu giữa các dân tộc trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Từ những năm 50, người ta đã chứng kiến một sự gia tăng không ngừng của các ấn phẩm, các tài liệu dịch, cũng như chứng kiến một sự phát triển của các quan hệ của các tổ chức quốc tế. Ở Cộng đồng chung châu Âu, mỗi năm người ta dịch gần nửa triệu trang sách. 90% lượng thông tin được lưu trữ trong các văn bản tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Đức. Để đáp ứng nhu cầu đó, các trường phiên biên dịch đã được xây dựng, các hiệp hội quốc gia và quốc tế đã được hình thành để hỗ trợ và phát triển công tác dịch thuật. Xã hội thay đổi, thị trường của dịch thuật cũng thay đổi và ngày nay, hơn bao giờ hết, dịch thuật đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp giữa các dân tộc. Dịch thuật kinh tế thương mại cũng nằm trong nhu cầu đó. 2.2. Các hình thức dịch thuật Có thể phân ra nhiều kiểu dịch khác nhau, tùy theo tiêu chí được lựa chọn để phân chia. Tựu chung lại, Nguyễn Hồng Cổn cho chúng ta thấy có ba tiêu chí cụ thể như sau: a. Dựa vào số lượng và tính chất của các thành tố ngôn ngữ được dịch. Theo tiêu chí này, chúng ta thấy có hai kiểu dịch sau: * Dịch đối ứng: là kiểu dịch mà khi dịch chúng ta phải tìm kiếm các tương đương của ngôn ngữ đích cho tất cả các thành tố nội dung và hình thức của văn bản gốc, trong đó chủ yếu là tương đương ở cấp độ nội dung. * Dịch hạn chế: cách dịch này đối lập với cách dịch bình thường, chỉ giới hạn trong phạm vi một hay hai thành tố ở bình diện biểu hiện và được biểu hiện của văn bản gốc. Chúng ta chú giải không những về loại từ mà còn phải chú giải chức năng ngữ pháp của các thành phần trong câu. Chúng ta phải chỉ rõ từ loại, từ nào là chủ ngữ, từ nào là vị ngữ, và ở dạng thì nào, từ nào là tân, bổ ngữ b. Dựa vào các phương tiện biểu hiện của văn bản gốc và văn bản đích. Theo tiêu chí này, chúng ta có thể phân biệt hai loại là phiên dịch và biên dịch, nói một cách khác là dịch nói và dịch viết. Trong thực tế, chúng ta thấy có các hình thức dịch khác nữa, từ văn bản GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 98 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 78 (12/2015) nguồn sang văn bản đích, đó là: Nói-Nói, Viết-Viết, Nói-Viết,Viết-Nói, Viết/Nói-Điệu bộ, Điệu bộ-Viết/Nói. c. Phân loại dịch dựa theo loại hình văn bản. Cách phân loại này chủ yếu dựa vào các hình thức khác nhau của văn bản gốc. Theo tiêu chí này, chúng ta thấy có dịch văn học nghệ thuật (văn xuôi, thơ ca, kịch), dịch văn bản khoa học kỹ thuật, dịch các văn bản chính luận hành chính sự vụ, dịch các công trình biên khảo (như văn bản Thiên chúa giáo). Mỗi loại hình văn bản chúng ta thấy có một lý thuyết dịch riêng, trong đó có các yếu tố được nhấn mạnh, có các yếu tố được phép xem nhẹVí dụ: Đối với các văn bản khoa học kỹ thuật, các chi tiết giải thích phải được chú trọng, trong khi đó đối với các văn bản hành chính thì hình thức lại rất được coi trọng. Trong văn bản kinh tế thương mại, chúng ta phải chú trọng dịch không những các chi tiết, nội dung mà hình thức của nó cũng không được sao nhãng, xem nhẹ. Chúng ta còn có thể chứng kiến nhiều dạng dịch khác nữa mà hoạt động của chúng có khác nhau đôi chút: Đó là dịch nhắc (par chuchotage), lồng phụ đề (sous-titrage) và lồng tiếng trong phim, phiên dịch có dịch đuổi (simultanée) và dịch tiếp sau (consécutive). Nhìn tổng thể, chúng ta có thể nói các nét khác biệt của ngôn ngữ đã tạo nên những khó khăn trong hoạt động chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nói một cách cụ thể hơn, những đặc trưng riêng biệt của loại hình văn bản, những dạng thức đặc thù của hoạt động ngôn ngữ cũng chi phối nhiều cách dịch. Dịch cũng luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy, Ivan Nabokov, phụ trách phần văn học nước ngoài của Nhà xuất bản Plon đã nói vui là “cứ khoảng vài chục năm chúng ta cần phải đem dịch lại, vì ngôn ngữ thay đổi chóng vánh”. 2.3. Quá trình phát triển của lý thuyết dịch Dịch thuật là một ngành khoa học ở giữa các ngành khoa học, đặc biệt là ngôn ngữ học, lô gic học, tâm lý học, và phương pháp sư phạm. Tại các trường Tolède, từ thế kỷ thứ 12 trong các chương trình giảng dạy của Trường ngôn ngữ phương Đông, đại học Geneve, Turin, Vienne, Parisngười ta đã giảng dạy thực hành ngôn ngữ và dịch được xem là một hoạt động thực tiễn. Từ lâu, các tên tuổi như Cicéron, d’Horace, de Saint-Jérôme, de Dante, d’Erasme, d’Etienne Dolet, de Joachim du Belley, de Monstesquieu, Chateaubriand, de Paul Louis Courier, de Humboldt, de Gide. đã kéo dài danh mục các nhà văn có chính kiến của mình về dịch thuật, song đại đa số các trường hợp, họ chỉ đưa ra các cảm nghĩ chung chung, mang tính cá nhân, chỉ dựa trên tính chất liệt kê các kinh nghiệm. Tất cả các vấn đề đó, các nhận định đó đều dựa trên kinh nghiệm (empirisme). Ngược dòng thời gian, dấu vết đầu tiên của dịch thuật có thể tìm thấy từ những năm 3000 BC trong thời đại vương quốc Ai cập cổ, trong khu vực của Caracat Đệ nhất, Eléphantine, nơi người ta tìm thấy vết tích của bản thảo bằng hai ngôn ngữ. Vào những năm 300 BC, dịch trở thành một hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt ở phương Tây, khi người Roman sử dụng nhiều yếu tố của nền văn hóa Hy lạp, trong đó có toàn bộ các cơ cấu tôn giáo. Vào thế kỷ thứ XII, phương Tây có quan hệ với Islam ở Moorish Spain. Tình hình này tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc dịch trên phạm vi rộng hơn, đó là: ● Sự khác nhau về chất lượng trong nền văn hóa (Phương Tây thì phát triển muộn hơn nhưng đứng về mặt khoa học mà nói, lại cảm thụ và chấp nhận nhanh những ý tưởng mới). ● Sự tiếp xúc liên tục giữa hai ngôn ngữ. Khi chính quyền tối cao Moorish bị tan rã ở Spain, Trường Phiên biên dịch Toledo đã dịch những tác phẩm cổ điển khoa học và triết học GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 99Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 78 (12/2015) bằng tiếng Ả rập. Bản dịch kinh thánh của Luthen năm 1952 đã đặt nền móng cho tiếng Đức hiện đại và kinh thánh của King James (1661) đã có ảnh hưởng ban đầu đến ngôn ngữ và văn học Anh quốc. Những giai đoạn quan trọng về dịch đã đi trước Shakespeare và những người đồng thời với ông, những tác giả thuộc chủ nghĩa cổ điển Pháp và các trào lưu lãng mạn. E. Cary, trong cuốn “Les grands traducteurs francais” đã giới thiệu nhiều dịch giả Pháp. Trước hết đó là Etienne Dolet, người mà trong tiểu luận của mình mang tên “La manière de bien traduire d’une langue en autre” đã nêu lên 5 qui tắc dịch tốt như sau: * Dịch giả phải hiểu được hoàn chỉnh ý nghĩa và phong cách của văn bản phải dịch. * Dich giả phải có hiểu biết sâu về ngôn ngữ của tác giả. * Cần phải dịch bằng các từ thông dụng, gần gũi với tiếng latinh. * Dịch giả không được chuyển dịch “từ bám từ”. * Cần phải có một sự quan sát và gắn nghệ thuật dịch với nghệ thuật hùng biện. G. Mounin đã so sánh hai cách dịch sau: * Cách dịch thứ nhất ưu tiên đến văn bản đích (đến ngôn ngữ, đến thời đại và đến nền văn minh). * Cách dịch thứ hai ưu tiên đến văn bản gốc (đến ngôn ngữ, đến thời đại và đến nền văn mình). Tuy nhiên, cho dù đã nhấn mạnh đến lịch sử vấn đề, cố gắng xác định, nhấn mạnh một vài sai lầm trong các thao tác chuyển dịch, G. Mounin cũng vẫn không nói rõ được vấn đề trung thành hay không trung thành trong dịch nằm ở đâu. Có thể nói bắt đầu từ những năm 50 với sự tham gia của các nhà ngôn ngữ học, dịch thuật đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến việc xây dựng một lý thuyết tổng quan và toàn diện về dịch. Các nghiên cứu có liên quan đến lý thuyết dịch đã phát triển rầm rộ trong những năm 60. Các nghiên cứu này bao gồm các nghiên cứu về ngôn ngữ học cũng như các chuyên ngành khác như tâm lý học, xã hội học và nhân chủng học 3. Cơ sở ngôn ngữ học của dịch thuật 3.1. Các nhân tố ngôn ngữ Theo Nguyễn Hồng Cổn, đơn vị dịch là một đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Đơn vị có nghĩa thấp nhất là hình vị, cao nhất là văn bản. Câu là một đơn vị dịch tự nhiên nhất. Trong thao tác dịch chúng ta cần phải nhận ra được sự phi đối xứng (asymetrie) giữa hình thức và ý nghĩa của các đơn vị dịch. Có hai loại phi đối xứng: phi đối xứng trong phạm vi một ngôn ngữ và phi đối xứng giữa các ngôn ngữ với nhau. Cũng như đối với các ngôn ngữ khác, trong tiếng Pháp và trong tiếng Việt, chúng ta thấy có những quan hệ phi đối xứng giữa hình thức và ý nghĩa. Nguyễn Hồng Cổn đã nêu bật các phi đối xứng, cụ thể như sau: a. Phi đối xứng ở cấp độ từ * Các từ đồng âm: là các từ có một vỏ ngữ âm như nhau song lại có nhiều khái niệm biểu vật khác nhau. Ví dụ: “mais” là “nhưng”, “song” và “mai” là “tháng năm” * Các từ đa nghĩa: Ví dụ: “prix” có thể chuyển dịch có lúc là “giá cả’, có khi lại là “giải thưởng’ * Các từ đồng nghĩa: Ví dụ: “bon marché”, “meilleur marché”, “prix peu élevé”, “prix bas”, “prix modique”đều có thể được dịch là “giá rẻ”. * Hiện tượng chuyển loại: Trong dịch thuật có thể một từ nào đó ở ngôn ngữ nguồn là từ loại này, song không nhất thiết trong ngôn ngữ đích từ chuyển dịch cũng cùng thuộc một từ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 100 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 78 (12/2015) loại đó. Ví dụ: “Trong khi các ông giao hàng (cấu trúc tiếng Việt là C+V), chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục thanh toán tiền hàng”. Câu này có thể chuyển dịch ra tiếng Pháp là “Lors de votre livraison des marchandises (cấu trúc danh từ), nous procédons à des formalités de paiement” b. Phi đối xứng ở cấp độ ngữ Trong khi thực hiện thao tác dịch, chúng ta phải xác định cho sinh viên nắm được các quan hệ lô gic ngữ nghĩa mà các ngữ đoạn biểu thị: * Phi đối xứng giữa hình thức rút gọn và ý nghĩa hoàn chỉnh. Trước khi thực hiện thao tác chuyển dịch, chúng ta phải giúp sinh viên khôi phục lại dạng hoàn chỉnh của nó để chuyển dịch. Ví dụ: “ăn đũa” nếu chuyển dịch thành “manger les baguettes” thì rất ngây ngô, mà phải hướng dẫn sinh viên chuyển dịch thành “manger avec les baguettes”; hoặc “vous serez expédiés” chuyển dịch thành “các ông sẽ bị gửi đi” thì rất thô thiển, bởi đây là một cách dùng đặc biệt của ngôn ngữ thương mại, có nghĩa là “hàng hóa sẽ được gửi đi cho các ông”; câu tiếng Pháp hoàn chỉnh sẽ phải là “les marchandises vous seront expédiées”. * Phi đối xứng cấu trúc đa nghĩa (hoặc đa chức năng). Trong các văn bản tiếng Pháp cũng như trong các văn bản tiếng Việt, chúng ta thường thấy cấu trúc sau: Nom (danh từ) + de (của) Nom (danh từ) Ý nghĩa sở hữu là một thể hiện nổi trội của cấu trúc này. Ví dụ: “Les biens de cette société” (hàng hóa của công ty này). Tuy nhiên, đôi khi cấu trúc này thể hiện quan hệ giữa chính thể và bộ phận, hoặc quan hệ về số lượng, về loại. Ví dụ: “la tête du corps”, “la production de riz”, “l’exportation de produits d’artisanat et de beaux-arts, “des produits de bonne qualitê”. Chúng ta cần xác định đúng nghĩa thực sự của cấu trúc. * Phi đối xứng cấp độ câu: Như chúng ta đều biết, câu là một đơn vị dịch tự nhiên nhất. Dịch là phải chuyể ... Việt Nam sang thị trường đầy tiềm năng nhưng vô cùng khó tính này Việt Nam - EU thiết lập mối quan hệ thương mại vào tháng 11/1990. Trải qua 25 năm tồn tại và phát triển, ngày nay, phạm vi hợp tác song phương trải rộng trên khắp các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, giáo dục, thương mại,...EU luôn là thị trường, bạn hàng lớn của Việt Nam. Lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng bình quân 21% trong giai đoạn 2005 - 2013, và tiếp tục tăng trong năm 2014. Cụ thể, vào năm 2005, Việt Nam xuất sang thị trường này 5.5 tỷ USD, thì đến năm 2010 là 11.4 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Và sang năm 2011, con số này lên đến 16.5 tỷ USD, tăng 44,7% so với năm 2010. 16.5 tỷ USD cũng là giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU, nhưng là trong nửa đầu năm 2015. Các mặt hàng chính mà EU nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm điện thoại và linh kiện; da giày, hàng dệt may,... cụ thể như sau: TIN TOÅNG HÔÏP 116 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 78 (12/2015) Kim ngạch thương mại hai chiều, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định, bất chấp những biến động của thế giới có được do những chính sách ưu đãi, các hiệp định tự do thương mại đã đạt được của đôi bên. Dấu mốc quan trọng đầu tiên là việc ký kết Hiệp định Hợp tác Khung (FCA) vào năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực tháng 6/1996. Nội dung chính của hiệp định là đảm bảo sự phát triển bền vững của thương mại song phương, bên cạnh đó còn giúp Việt Nam tiến tới nền kinh tế thị trường. Đến tháng 6/2012, Hiệp Định Đối Tác Và Hợp Tác Toàn Diện EU - Việt Nam (PCA) đã mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác của hai bên. Từ những cơ sở có trước, 4/12/2015 Việt Nam - EU đã công bố thành công ký kết hiệp định thương mại tự do (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực năm 2018. Sự đột phá này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam. Trước hết là cơ hội rất lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ phần nào, cùng với đó là một số chính sách như Hệ Thống Ưu Đãi Thuế quan Phổ Cập (GSP). Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần nắm chắc cơ hội này để đẩy mạnh thị trường cũng như nâng cao hơn nữa vị thế của mình ở "sân chơi" lớn này. III. CHÍNH SÁCH VÀ DOANH NGHIỆP 1. Quy định mới về đăng ký doanh nghiệp Từ ngày 01/11/2015, Nghị định số 78/2015/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong khâu gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường. Theo đó, hồ sơ và các trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định một cách cụ thể với những nội dung cơ bản như: công khai thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp góp phần tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, tăng chỉ số khởi sự kinh doanh trong nước; mở rộng đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tạo một công cụ hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi giúp cho quá trình đăng ký trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, nguyên tắc giải quyết đăng ký thành lập mới, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đã được quy định cụ thể tại Nghị định. Đồng thời rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuống còn 03 ngày làm việc. 2. Quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bất động sản Từ ngày 01/11/2015, Nghị định số 76/2015/ NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Theo đó, các nội dung được qui định rõ như: điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; chuyển nhượng hợp đồng thuê mua công trình, nhà ở có sẵn hoặc sẽ hình thành trong tương lai. Ngoài ra, Nghị định cũng qui định rõ thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản cùng với các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản. 3. Giám sát và đánh giá đầu tư Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/11/2015, Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư quy định cụ thể các nội dung về: - Các chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư. - Nguyên tắc của giám sát và đánh giá đầu tư, chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. - Giám sát và đánh giá những chương trình, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước. - Giám sát và đánh giá dự án đầu tư công cộng, đầu tư ra nước ngoài, sử dụng nguồn vốn khác hoặc theo hình thức đối tác công tư. TIN TOÅNG HÔÏP 117Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 78 (12/2015) - Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát, tư vấn đánh giá dự án đầu tư cùng các điều khoản thi hành. - Tổ chức giám sát, đánh giá việc thi hành. IV. HỘI NHẬP - ASEAN VÀ QUỐC TẾ 1. TPP và bài toán hạt gạo Liệu việc xóa bỏ thuế nhập khẩu gạo của 8/12 nước tham gia TPP có mang lại lợi ích to lớn thật sự cho hạt gạo Việt Nam? Câu chuyện “được và mất” trong thương mại quốc tế nói chung và trong TPP nói riêng không chỉ xét trên khía cạnh khách quan như tài nguyên, vị trí địa lí hay nguồn nhân lực dồi dào mà còn trên khía cạnh chính trị, xã hội như văn hóa, chính sách, truyền thống Vì vậy, khó có thể nói, hạt gạo, một mặt hàng lợi thế của Việt Nam, “được” nhiều từ TPP. Điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên mang đến cho Việt Nam ưu thế sản xuất lúa gạo nổi trội, với sản lượng gạo chiếm gần 59% tổng sản lượng trung bình của các nước trong khối TPP, tính trong 10 năm qua. Nhưng thực tế, gạo xuất khẩu của Việt Nam vào khối này đạt 760.000 tấn trên tổng lượng nhập khẩu của khối là 4,69 triệu tấn gạo. Nhật Bản, nước đối tác quan trọng của Việt Nam, nhập khẩu tương đối hạn chế hạt gạo Việt. Nguyên nhân được cho là sự mất lòng tin của các nhà nhập khẩu gạo nước ngoài, cũng như chất lượng gạo thấp, tồn dư hóa chất trong sản phẩm hay là thương hiệu yếu, không truy xuất được nguồn gốc, chủng loại. Không thể phủ nhận tư duy sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân, thói quen trộn lẫn nhiều loại gạo của thương lái và phương thức kinh doanh hạn chế từ các doanh nghiệp. Tuy đã có thay đổi về hướng sản xuất gạo hữu cơ, gạo “chức năng”, về phân loại, phân cấp sản phẩm và thị trường và về kỹ thuật sản xuất nhưng ngành lúa gạo vẫn chưa đạt bước tiến tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh thay đổi tích cực từ chính các hộ nông dân và doanh nghiệp, chính sách khuyến khích sản xuất, tạo điều kiện hộ trợ doanh nghiệp từ chính phủ, chú trọng phát triển hoàn thiện cánh đồng mẫu lớn cũng góp phần rất quan trọng cho “thắng lợi” của hạt gạo Việt trên trường quốc tế. Tăng cường liên kết giữa các “nhà”, đổi mới tư duy, cải cách chính sách là những nhân tố giúp Việt Nam tận dụng tốt nhất lợi thế TPP đem lại. 2. Vốn nước ngoài vào ASEAN liên tục tăng Năm 2015 đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vốn FDI tăng với các con số 117,7 tỷ USD năm 2013 và 136,2 tỷ USD năm 2014 trong khi FDI toàn cầu sụt giảm 16%. ASEAN được đánh giá là môi trường đầu tư ổn định, nền tảng kinh tế vững mạnh, tăng tưởng đều. Điều này tạo nên sức hấp dẫn dòng vốn FDI. Không chỉ có sự đổ dồn “ồ ạt” của vốn ngoại khối, vốn nội khối ASEAN cũng đạt 24,4 tỷ USD so với mức 19,4 tỷ USD năm 2014. 3. Các sự kiện về TPP Trong ngày 23/11, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Thương mại trung ương (DNTMTW) thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hội nghị có sự tham dự của ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên các ban thuộc Đảng bộ, đảng ủy, công đoàn Khối DNTMTW tại TP. Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo doanh nghiệp trong khối. Hội nghị tập trung giới thiệu, phân tích “lợi, hại” của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và đang tham gia để từ đó, các doanh nghiệp và nhà nước có phương án tối ưu nhất trước hội nhập đang đến rất gần. TIN TOÅNG HÔÏP 118 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 78 (12/2015) Sáng 24/11, hội thảo “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” được phối hợp tổ chức bởi Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế và Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) với sự tham dự của hơn 100 đại biểu cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội địa phương. Nội dung hội nghị xoay quanh lợi ích vĩ mô và thách thức TPP sẽ mang lại, cùng kiến thức hội nhập cho các nhà kinh doanh, nhà quản lí. Không khí hội nghị mang tính xây dựng cao, nhiều câu hỏi đã được thảo luận về thể chế, môi trường kinh doanh Ngày 25/11, hội thảo “Cơ hội, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp khi Việt Nam khi được công nhận là nền kinh tế thị trường và gia nhập Hiệp định TPP” được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng với sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, lãnh đạo sở, ban, ngành của thành phố và gần 100 lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về TPP, cũng là cơ hội trao đổi, giải quyết, tư vấn của các chuyên gia về thắc mắc của doanh nghiệp trong hiệp định này.q AEC KHÔNG TOÀN MÀU HỒNG Ngày 11-12, tại hội thảo “Cộng đồng ASEAN và Chương trình hành động của Việt Nam” với sự tham dự của hơn 150 đại biểu đến từ các bộ, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành nghề, chuyên gia... những thách thức từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tiếp tục được đặt ra. Nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tỏ ra lo ngại khi theo điều tra mới đây của một số học giả trong nước và của Ban Thư ký ASEAN, nhận thức về Cộng đồng ASEAN, về cơ hội và thách thức từ việc hình thành Cộng đồng ASEAN của doanh nhân, sinh viên và người dân Việt Nam nói chung ở mức thấp, nhất là so với Singapore, Thái Lan và Malaysia. Thời điểm Cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2015, các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn trước hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ ASEAN, từ đầu tư của các nước ASEAN. Một số DN có thể phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa. Nhấn mạnh AEC là một bước phát triển tiếp theo, nâng cao hơn của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) mà Việt Nam đã tham gia gần 20 năm, ông Nguyễn Sơn, Phó Vụ trưởng Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế - Bộ Công Thương, cho rằng cơ hội lớn nhất từ AEC là tạo ra một thị trường khu vực liên kết khi tất cả hàng rào thuế, phi thuế giữa 10 nước được loại bỏ, các nước ASEAN sẽ có thị trường 625 triệu dân, GDP 2.600 tỉ USD. Khu vực ASEAN cũng như các nước trong khu vực đều sở hữu rất nhiều FTA. Một DN khi đầu tư vào thị trường này không chỉ tiếp cận thị trường khu vực ASEAN mà còn có cơ hội thâm nhập những thị trường mà ASEAN đang có FTA. Khi đó, các nước ASEAN có sự cạnh tranh lớn về thu hút đầu tư nước ngoài. SOÁ LIEÄU THOÁNG KE 119Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 78 (12/2015) 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa* Trị giá (tỷ USD) So với 9/2015 Trị giá (Triệu USD) Tốc độ tăng so với T7/2014 (%) Xuất khẩu 14.31 1.7 134.41 8.5 Nhập khẩu 13.81 -1.8 137.99 13.6 Nhập siêu 0.5 -3.58 *Nguồn: Tổng cục Hải quan 2. Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu (triệu USD)* Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Tháng 5/2015 Triệu (USD) Tăng giảm so với tháng trước (%) 10 tháng đầu năm 2015 Tăng giảm so với cùng kì năm trước (%) Mặt hàng XK Hàng thủy sản 675.950 7.4 5,425.038 -16.9 Hàng rau quả 146.435 -1.8 1,523.761 22.0 Hạt điều 228.900 5.6 1,998.674 -31.1 Cà phê 171,011 2.5 2,143.239 -31.1 Gạo 353.304 83.5 -11.1 Sắn và các sản phẩm từ sắn 82.446 7.6 1,100.981 19.4 Dầu thô 275.806 12.8 3,261.682 -48.3 Sản phẩm từ chất dẻo 181.744 8.0 1,712439 1.3 Cao su 157.942 8.6 1,225.398 -15.4 Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 228.675 -0.4 2,393.911 14.3 Gỗ và sản phẩm gỗ 634.541 12.6 5,536.169 9.1 Xơ, sợi dệt các loại 201.679 0.3 2,119.236 -0.6 Hàng dệt, may 1,980.132 -7.4 18,952.831 9.0 Giày dép các loại 959.121 18.7 9,074.356 17.0 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 139.465 4.5 1,186.811 31.7 Sắt thép các loại 135.060 5.5 1,421.123 -14.2 Sản phẩm từ sắt thép 145.639 -1.0 1,467.559 1.2 KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THÁNG 10 NĂM 2015 QUA CÁC CON SỐ THỐNG KÊ CHỦ YẾU SOÁ LIEÄU THOÁNG KE 120 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 78 (12/2015) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1,468.482 8.2 12,807.031 44.7 Điện thoại các loại và linh kiện 2,667.606 -5.7 25,667.176 31.8 Máy ảnh, máy quay phimvà linh kiện 323.642 17.8 2,475.080 53.5 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 773.746 9.5 6,635.485 9.4 Phương tiện vận tải và phụ tùng 485.564 -3.9 4,834.798 2.1 Mặt hàng NK Ngô 127.594 -29.0 1,269.669 33.6 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 267.760 -15.0 2,821.898 3.1 Xăng dầu các loại 483.413 63.6 4,467.961 -33.7 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 76.470 -6.8. 858.943 0.5 Hóa chất 237.621 -3.5 2,610.467 -5.3 Sản phẩm hóa chất 296.684 -0.3 2,891.754 6.2 Dược phẩm 211.838 11.7 1,856.448 11.4 Phân bón các loại 150.410 64.2 1,154.835 6.9 Chất dẻo nguyên liệu 538.163 5.3 4,885.463 -6.7 Sản phẩm từ chất dẻo 329.810 -2.9 3,112.411 20.5 Gỗ và sản phẩm gỗ 148.741 -14.7 1,771.293 -6.9 Giấy các loại 119.286 -1.3 1,164.223 -0.3 Bông các loại 114.143 -31.3 1,419.487 14.9 Xơ, sợi dệt các loại 127.542 3.6 1,264.474 -2.4 Vải các loại 908.221 9.8 8,934.827 7.9 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 439.615 8.7 4,216.185 8.0 Sắt thép các loại 576.561 3.2 6,275.673 0.3 Sản phẩm từ sắt thép 276.126 -4.7 3,257.850 30.0 Kim loại thường khác 395.189 -01 3,410.946 21.1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2,015.558 -6.1 19.346.903 28.4 Hàng điện gia dụng và linh kiện 93.287 5.1 1.050.159 28.3 Điện thoại các loại và linh kiện 978.088 2.5 9,117.045 31.8 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 136.127 -11.3 1,432.881 18.8 SOÁ LIEÄU THOÁNG KE 121Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 78 (12/2015) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 2,161.372 -4.2 22,915.347 25.8 Ô tô nguyên chiếc các loại 229.882 17.1 2,338.723 102.4 Linh kiện, phụ tùng ô tô 250.340 -7.1 2,449.653 40.0 *Nguồn: Tổng cục Hải quan 4. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và Đôla Mỹ (%)* CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 10 SO VỚI 10 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ 2014 Kì gốc năm 2009 Tháng 10 năm 2014 Tháng 12 năm 2014 Tháng 9 năm 2015 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 159.37 100.00 100.51 100.11 100.67 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 165.16 100.81 100.76 100.19 101.59 Lương thực 169.28 101.30 101.35 100.34 102.16 Thực phẩm 168.10 102.49 100.65 99.71 102.85 Ăn uống ngoài gia đình 176.54 101.87 101.77 100.01 102.15 Đồ uống và thuốc lá 145.06 102.03 101.72 100.11 102.17 May mặc, giày dép và mũ nón 155.47 103.20 102.33 100.20 103.37 Nhà ở và vật liệu xây dựng 165.70 98.40 100.13 99.99 98.02 Thiết bị và đồ dùng gia đình 136.39 101.78 101.44 100.12 102.09 Thuốc và dịch vụ y tế 198.91 101.67 101.60 100.01 102.21 Dịchvụ y tế 228.89 101.66 101.65 100.00 102.24 Giao thông 130.87 87.71 93.07 99.95 87.59 Bưu chính viễn thông 87.40 100.43 99.64 99.97 100.41 Giáo dục 215.97 102.38 102.31 100.05 107.27 Dịchvụgiáodục 231.34 102.50 102.45 100.05 107.95 Văn hoá, giải trí và du lịch 129.58 101.68 101.51 99.94 101.65 Đồ dùng và dịch vụ khác 160.95 102.65 102.08 100.10 102.98 CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 165.43 96.85 98.37 99.95 95.06 CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 129.19 105.54 104.94 99.84 102.77 LẠM PHÁT CƠ BẢN 1.82 0.06 2.12
File đính kèm:
- ban_ve_noi_dung_giang_day_mon_dich_kinh_te_thuong_mai.pdf