Bàn về dạy từ vựng tiếng Hán thông qua phương pháp giảng dạy ngữ tố
Trong tiếng Hán hiện đại, ngữ tố đơn âm tiết chiếm tỉ lệ vô cùng lớn. Quan hệ giữa ngữ tố và từ
trong tiếng Hán gần như là đối ứng với nhau. Do đó, việc giảng dạy từ vựng thông qua phương
pháp giảng dạy ngữ tố tiếng Hán là phù hợp với đặc trưng cơ bản của tiếng Hán, giúp người học
thoát khỏi tình trạng ghi nhớ thụ động và cứng nhắc, tăng cường khả năng nắm bắt và vận dụng từ
mới, đặt cơ sở vững chắc cho việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Dưới góc độ ngôn
ngữ học ứng dụng, trên cơ sở phân tích các vấn đề có liên quan đến ngữ tố và từ trong “Đại cương
các cấp độ từ vựng và chữ viết trình độ tiếng Hán”, đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm
được đúc rút từ thực tế giảng dạy, bài viết hy vọng góp phần giải quyết một số khó khăn của giảng
viên khi giảng dạy nội dung này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về dạy từ vựng tiếng Hán thông qua phương pháp giảng dạy ngữ tố
85KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngữ tố, còn gọi là từ tố, có nguồn gốc từ “morpheme” do L. Bloomfield của trường phái miêu tả Mỹ đưa ra “là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ”. Trong cuốn “Hán ngữ hiện đại” (《现代汉语》), Hoàng Bá Vinh, Liệu Tự Đông cho rằng, “ngữ tố là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất vừa có âm vừa có nghĩa”(黄伯荣,廖序东, 2012, tr.206), Lục Kiệm Minh cũng chỉ ra “ngữ tố là thể kết hợp âm và nghĩa nhỏ nhất trong ngôn ngữ, là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất”(梁蕾,2012). Một trong những đặc điểm của từ vựng tiếng Hán hiện đại là “vận dụng rộng rãi phương pháp tổ hợp gốc từ để tạo thành từ mới”(黄伯荣,廖序 ĐỖ TIẾN QUÂN Học viện Khoa học Quân sự, ✉ quandovn@yahoo.com Ngày nhận bài: 29/9/2017; ngày hoàn thiện: 19/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017 BÀN VỀ DẠY TỪ VỰNG TIẾNG HÁN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ TỐ TÓM TẮT Trong tiếng Hán hiện đại, ngữ tố đơn âm tiết chiếm tỉ lệ vô cùng lớn. Quan hệ giữa ngữ tố và từ trong tiếng Hán gần như là đối ứng với nhau. Do đó, việc giảng dạy từ vựng thông qua phương pháp giảng dạy ngữ tố tiếng Hán là phù hợp với đặc trưng cơ bản của tiếng Hán, giúp người học thoát khỏi tình trạng ghi nhớ thụ động và cứng nhắc, tăng cường khả năng nắm bắt và vận dụng từ mới, đặt cơ sở vững chắc cho việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Dưới góc độ ngôn ngữ học ứng dụng, trên cơ sở phân tích các vấn đề có liên quan đến ngữ tố và từ trong “Đại cương các cấp độ từ vựng và chữ viết trình độ tiếng Hán”, đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế giảng dạy, bài viết hy vọng góp phần giải quyết một số khó khăn của giảng viên khi giảng dạy nội dung này. Từ khóa: ngữ tố, giảng dạy, phương pháp, tiếng Hán, từ vựng 东, 2012, tr.12). Vì thế, nếu lấy ngữ tố làm điểm xuất phát, thông qua việc nắm bắt ý nghĩa của ngữ tố và gốc từ, hậu tố, người học có thể suy đoán ý nghĩa của từ mới một cách nhanh chóng, từ đó đạt được mục đích học từ vựng. Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Hán, việc mở rộng lượng từ vựng, nắm được ý nghĩa và cách dùng của các từ này một cách chính xác luôn là vấn đề tương đối khó đối với sinh viên. Sở dĩ có hiện tượng này, là bởi vì, thứ nhất, lượng từ vựng trong tiếng Hán rất lớn, theo “Đại cương các cấp độ từ vựng và chữ viết trình độ tiếng Hán”(汉语水平词汇与汉字等级 大纲, sau đây gọi tắt là “Đại cương”), số lượng từ vựng cấp độ A và B mà sinh viên phải học trong giai đoạn cơ sở là 3051 từ, giai đoạn trung cấp là 5253 từ; thứ hai là, việc giảng dạy từ vựng tiếng 86 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Hán đôi khi còn quá chú trọng vào nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ mẹ đẻ của sinh viên, hoặc giảng giải lý thuyết quá sâu về kết cấu của chữ Hán; thứ ba là, nhiều sinh viên ghi nhớ từ và chữ Hán một cách máy móc, không nắm được quy luật cấu tạo từ tiếng Hán. Chúng tôi cho rằng, phương pháp giảng dạy ngữ tố(语素教学法)có thể giải quyết hiệu quả vấn đề này bởi các lý do sau: Một là, chức năng cấu tạo từ mạnh của ngữ tố quyết định tần suất sử dụng cao của chúng. Do nhiều ngữ tố có thể độc lập thành từ, những ngữ tố đơn âm tiết độc lập thành từ có tần suất sử dụng cao, ý nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú trong cả văn nói và văn viết. Đồng thời, ngữ tố có thể kết hợp với các thành phần khác tạo thành từ phức với các hình thức kết cấu khác nhau, tần suất sử dụng cũng tương đối lớn, vì thế việc nắm được một số lượng ngữ tố nhất định và phương pháp cấu tạo từ có thể giúp sinh viên nhanh chóng mở rộng lượng từ vựng; Hai là, do quan hệ đối ứng với chữ Hán của đa số ngữ tố, vì thế việc học tập ngữ tố sẽ giúp sinh viên xây dựng được mối liên hệ giữa âm, hình, nghĩa của chữ Hán, từ đó tăng cường khả năng ghi nhớ chữ Hán và giảm thiểu tỉ lệ viết những từ sai; Ba là, khi tổ hợp thành từ, các ngữ tố trong tiếng Hán đa số giữ nguyên ý nghĩa ban đầu1. Trong khuôn khổ bài viết này, trên quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng, chúng tôi đưa ra một số ý tưởng về giảng dạy từ vựng tiếng Hán thông qua phương pháp giảng dạy ngữ tố trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến ngữ tố và từ trong “Đại cương”, kết hợp với những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế, hy vọng góp phần giải quyết một số khó khăn của giảng viên khi giảng dạy nội dung này. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỮ TỐ VÀ TỪ TRONG “ĐẠI CƯƠNG” 2.1. Xác định ngữ tố Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng phương pháp thay thế(替代法)để xác định các ngữ tố. Đây cũng là phương pháp phổ biến để xác định ngữ tố một cách có hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi phải có ba điều kiện cơ bản sau: Một là, phải dùng những ngữ tố đã biết để thay thế; Hai là, phải thay thế theo hai hướng thay đổi cho nhau; Ba là, quá trình thay thế không làm thay đổi quan hệ kết cấu giữa ngữ tố và nghĩa ngữ tố. Ví dụ: 亲人 亲属 熟人 亲友 爱人 亲眷 情人 亲族 敌人 Sau khi thay thế, chúng tôi phát hiện thấy “亲”, “人” đều là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa, điều đó chứng tỏ “亲”, “人” là hai ngữ tố. Trong quá trình thay thế, cần phải chú ý đến tính đồng nhất, ví dụ như quan hệ về kết cấu của “亲人、亲 吻、亲密” là không giống nhau, ý nghĩa của “亲” trong đó cũng không giống nhau, vì thế “人、 吻、密” không có quan hệ thay thế với nhau. Trong “Đại cương” có 1033 từ cấp độ A, sau khi kiểm tra, phân tích và xác định các từ này, chúng tôi thống kê được tổng cộng có 921 ngữ tố, đa số các ngữ tố và chữ Hán có quan hệ đối ứng, khi thống kê chúng tôi cũng làm rõ hai vấn đề sau: Thứ nhất là vấn đề 3 chữ: “的、得、地”, có học giả cho rằng nên coi “的、地” là một ngữ tố, còn “得” là một ngữ tố(尹斌庸,1984). Chúng tôi cho rằng, do chức năng ngữ pháp của ba chữ này không giống nhau, trong văn viết có tác dụng phân biệt định ngữ, trạng ngữ và bổ ngữ, vì thế nên xếp 3 chữ này thành 3 ngữ tố khác nhau. Thứ hai là, đối với một số từ đơn âm tiết có liên quan về ý nghĩa từ vựng nhưng lại có sự khác biệt về chức năng và ý nghĩa ngữ pháp như “(一把) 锁” và “锁(门)”, “包(糖果)” và “(一)包” vì ý nghĩa ngữ pháp của chúng đã bị thay đổi nên chúng tôi cho rằng đó là hai ngữ tố riêng biệt. 87KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v 2.2. Ngữ tố thành từ và ngữ tố không thành từ Có nhiều cách phân loại ngữ tố, nếu căn cứ vào số lượng âm tiết, ngữ tố được chia thành ngữ tố đơn âm tiết(天、地、人), ngữ tố song âm tiết(琵琶、乒乓、澎湃)và ngữ tố đa âm tiết(白兰地、凡士林、可口可乐). Nếu căn cứ vào khả năng hoạt động, ngữ tố được chia thành ngữ tố tự do, ngữ tố nửa tự do và ngữ tố không tự do. Một trong những mục đích của giảng dạy ngữ tố tiếng Hán là làm cho sinh viên nắm được chức năng ngữ pháp của ngữ tố, tức là khả năng cấu tạo từ của chúng, từ đó nhanh chóng mở rộng lượng từ vựng, hiểu được ý nghĩa chính xác của từ. Vì thế, trong nghiên cứu này, chúng tôi căn cứ vào chức năng ngữ pháp để chia ngữ tố thành 2 loại: ngữ tố thành từ(成词语素)và ngữ tố không thành từ(不成词语素). Ngữ tố thành từ là những ngữ tố có khả năng được dùng một cách độc lập, có thể đóng vai trò thành một từ độc lập, ví dụ: 人、跑、我、拉、红 Ngữ tố không thành từ là những ngữ tố không có khả năng được dùng một cách độc lập, không thể đóng vai trò thành một từ độc lập, ví dụ: 民、 们、机. Theo thống kê, trong 921 ngữ tố cấp độ A tại “Đại cương” có 285 ngữ tố thành từ và 636 ngữ tố không thành từ. 2.3. Phương pháp cấu tạo từ Căn cứ vào hình thức, từ có thể chia làm hai loại: Một là từ đơn âm tiết và đa âm tiết (nếu phân loại theo số lượng âm tiết); Hai là từ đơn thuần và từ hợp thành (nếu phân loại theo kết cấu nội bộ của từ). Tuy nhiên, căn cứ vào cấu tạo của từ vựng trong “Đại cương”, trong quá trình giảng dạy, chúng ta có thể giới thiệu hai phương pháp cấu tạo từ: phương pháp hợp thành và phương pháp giản lược. Phương pháp hợp thành về cơ bản bao gồm 4 phương pháp sau: (1) Phương pháp phức hợp: Là phương pháp cấu tạo từ căn cứ vào quy tắc hợp thành các thành phần, đây là phương pháp cấu tạo từ chủ yếu trong từ phức hợp, có 96,5% lượng từ phức hợp được tạo thành bằng phương pháp này(吴伟平, 2009, tr.250), có thể chia thành các loại nhỏ hơn như sau: Định ngữ + Trung tâm ngữ: 北方、傍晚、长 途、彩色、初级 Liên hợp: 高大、爱好、抄写、反正、采 购、地位、按照 Động từ + Tân ngữ: 动员、毕业、出席、担 心、道歉、放心、报名 Trạng ngữ + Trung tâm ngữ: 笔记、独立、反 动、不行、必要 Động từ + Bổ ngữ: 懂得、改善、放大、感 动、表明、贯彻 Chủ ngữ + Vị ngữ: 心爱、年轻、例如、胆 怯、地震、肉麻、夏至 (2) Phương pháp tổ hợp căn tố và phụ tố: Là phương pháp tạo từ nhờ sự kết hợp giữa căn tố và phụ tố, ví dụ: 本子、孩子、老师、老乡、阿 姨、记者、木头. (3) Phương pháp tổ hợp danh - lượng: Là phương pháp tạo từ nhờ sự kết hợp giữa danh từ và lượng từ của danh từ đó, ví dụ: 房间、书本、 人口、车辆、船只、纸张、枪支、花朵. (4) Phương pháp trùng điệp: Là phương pháp tạo từ do sự trùng điệp của từ đơn âm tiết, ví dụ: 爷爷、妈妈、弟弟、时时、偏偏、刚刚、常 常、白白. Phương pháp giản lược thông thường áp dụng hai cách, thứ nhất, lấy ngữ tố có tính đại diện cho từ gốc để tạo thành từ mới, ví dụ: 中国语言文学系——中文系 扫除文盲—— 扫盲 邮政编码——邮编 88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 人民警察——民警 青年和少年——青少 年 纪律检查委员会——纪委 Cách thứ hai là lược bỏ đi phần danh từ chung, chỉ để lại phần danh từ riêng, ví dụ: 清华大学——清华 大庆油田——大庆 剑桥大学——剑桥 牛津大学——牛津 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ TỐ 3.1. Lựa chọn ngữ tố phù hợp với từng giai đoạn giảng dạy Để làm được điều này, trước hết phải nắm chắc nhiệm vụ giảng dạy từ vựng trong từng giai đoạn. Giai đoạn cơ sở, người học phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học từ vựng, nắm được ý nghĩa cơ bản và cách dùng chủ yếu của một số từ thường dùng, quan hệ cơ bản của từ và ngữ tố, hiểu được sự tương ứng và khác biệt của các từ cơ bản giữa các ngôn ngữ khác nhau. Trong giai đoạn này, do trình độ tiếng Hán của sinh viên còn thấp, giảng viên nên lựa chọn các ngữ tố thành từ và các ngữ tố không thành từ thường dùng, có tính ổn định cao, có vị trí quan trọng làm ví dụ để giảng dạy ngữ tố. Do các ngữ tố này có khả năng cấu tạo từ mạnh và rộng, ngữ nghĩa rõ ràng, nên sinh viên tiếp thu dễ dàng hơn, ví dụ: Ngữ tố thành từ thường dùng: 国、车、电、 店、笔、球、学、上、下、不、好、人 Ngữ tố không thành từ thường dùng: 语、员、 机、民、文、子、儿、头、第、者、们 Ngoài ra, nên bắt đầu bằng những từ đơn âm tiết, do ngữ tố tiếng Hán thông thường có nguồn gốc từ từ đơn âm tiết, những từ đơn âm tiết đó đa phần là ngữ tố tự do, có khả năng tạo từ lớn, vì thế, trong giai đoạn cơ sở, việc lựa chọn những ngữ tố này là phù hợp. Đồng thời, lựa chọn, thiết kế bài tập mở rộng hoặc thay thế về từ, thông qua những bài tập này, giúp sinh viên hiểu và hình thành được ý thức bước đầu về quy luật hình thành của từ vựng tiếng Hán, từ đó đạt đến mục tiêu giảng dạy ngữ tố. Ví dụ, khi dạy đến ngữ tố “室”, giảng viên có thể giải thích với sinh viên, nghĩa của “室” là “的地方”,và thường kết hợp với những ngữ tố khác. Như thế, khi sinh viên gặp phải những từ như “办公室”, “卧室”, họ sẽ có thể đoán được nghĩa của những từ này, lúc đó, giảng viên chỉ cần giải thích thêm một chút, sinh viên lập tức có thể nắm được vấn đề một cách nhanh chóng hơn. Đến giai đoạn trung cao cấp, do sinh viên đã nắm được những kiến thức cơ bản về tiếng Hán, có thể tiến hành giảng dạy lý thuyết sâu hơn về ngữ tố phối kết hợp với giảng dạy từ phức hợp và phương pháp cấu tạo từ. Có thể xây dựng thêm “Bảng ngữ tố thường dùng trong tiếng Hán hiện đại”(现代 汉语常用语素)để tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham khảo và nghiên cứu. 3.2. Lựa chọn lý thuyết giảng dạy về ngữ tố Ngày càng có nhiều nghiên cứu về ngữ tố tiếng Hán, đồng thời những phân tích nghiên cứu tổng thuật về ngữ tố tiếng Hán cũng càng ngày càng trở nên trừu tượng. Các thuật ngữ chuyên môn có liên quan đến ngữ tố trong các nghiên cứu, các luận văn, các sách chuyên ngành cho đến nay được chúng tôi tổng hợp lại gồm: ngữ tố đơn âm tiết (单音节 语素), ngữ tố song âm tiết(双音节语素), ngữ tố đa âm tiết(多音节语素), ngữ tố dịch âm(音译 语素), ngữ tố mô phỏng âm thanh (拟声语素), ngữ tố điệp âm(叠音语素), ngữ tố liên tục(连 绵语素), ngữ tố tự do(自由语素), ngữ tố nửa tự do(半自由语素), ngữ tố không tự do(不自 由语素), từ tố(词素), ngữ tố thành từ(成词语 素), ngữ tố không thành từ(不成词语素), ngữ tố cấu tạo từ(构词语素), ngữ tố thực(实语 素), ngữ tố ảo(虚语素), ngữ tố kết dính (粘着 语素), ngữ tố định vị(定位语素), ngữ tố không định vị(不定位语素).... Với số lượng lớn như thế, các thuật ngữ trên đã chứng tỏ công tác nghiên cứu ngữ tố tiếng Hán đã có nhiều thành tựu phong phú và đa dạng, nhưng mặt khác, các chủng loại ngữ tố được phân chia phức tạp đã gây khó khăn 89KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v rất lớn cho sinh viên. Nếu giảng viên lạm dụng lý thuyết quá sâu và phức tạp hóa trong giảng dạy ngữ tố sẽ tạo thành gánh nặng cho bộ nhớ, gây nên nhiều khó khăn cho sinh viên trong học tập. Chúng tôi cho rằng, giảng viên nên tìm phương pháp ngắn gọn đơn giản dễ hiểu khi giảng dạy cho sinh viên về vấn đề ngữ pháp này. Ví dụ, sau khi đưa ra một số ví dụ phân tích và dẫn nhập vấn đề, giảng viên chỉ cần giới thiệu rằng, ngữ tố tiếng Hán là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, là dạng kết hợp ngữ âm và ngữ nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ Trung Quốc, sau đó có thể căn cứ vào chức năng ngữ pháp để chia ngữ tố thành 2 loại: ngữ tố thành từ(成词语素)và ngữ tố không thành từ(不成词语素)để giảng dạy, hoặc căn cứ vào số lượng âm tiết để chia ngữ tố thành ngữ tố đơn âm tiết(单音节语素), ngữ tố song âm tiết(双音节语素)và ngữ tố đa âm tiết(多音节语素), rồi tiến hành giảng dạy thực hành theo ý đồ của bài giảng. Các lý thuyết khác về ngữ tố được giới thiệu xen lẫn với thực hành một cách hợp lý, thực hiện tinh giảng đa luyện, như vậy, sinh viên sẽ nắm bắt được vấn đề nhanh hơn. 3.3. Tổ hợp và tách ngữ tố Đây là phương pháp quan trọng trong giảng dạy ngữ tố tiếng Hán. Tổ hợp ngữ tố là phương pháp lấy những ngữ tố thành từ có khả năng cấu tạo từ mạnh kết hợp với các ngữ tố khác để tạo thành các từ mới, ví dụ lấy ngữ tố thành từ “国” kết hợp với các ngữ tố khác để tạo thành từ phức hợp như “国家”,“国际”,“国民”,“国内”, “国外”,“出国”,“回国”,“爱国”,“强国”, “弱国” dùng “电” kết hợp với các ngữ tố khác để tạo thành từ “电灯”, “电报”, “电话”, “电线”, “电视机”... Tách ngữ tố là phương pháp tách các từ phức hợp thành các ngữ tố, sau đó tiến hành giảng dạy, ví dụ như tách “老师” thành “老” và “师”, “阿 姨” thành “阿” và “姨”, “作者” thành “作” và “者”, “可怕” thành “可” và “怕”. Qua quá trình tổ hợp và tách ngữ tố, sinh viên có ấn tượng sâu sắc hơn và tự xây dựng được mối liên hệ giữa âm, hình, nghĩa của ngữ tố cần học. Việc tổ hợp và tách ngữ tố có thể tiến hành đồng thời với việc phân tích nghĩa của từ, ví dụ các từ phức hợp do ngữ tố “停” tổ hợp thành bao gồm: “停课”, “停车”, “停火”, “停学”, “停工”, “停电”, “停职”. Giảng viên có thể phân tích nghĩa của từ “停课” như sau: 词义 = 结构义(述宾式) + 语素义(停止 +上课) (Nghĩa của từ = nghĩa kết cấu (dạng thuật ngữ và tân ngữ) + nghĩa ngữ tố (nghỉ, dừng + lên lớp)) 3.4. Xây dựng lại bảng từ vựng trong bài học Về cơ bản, các giáo trình tiếng Hán từ sơ cấp đến trung cao cấp đều có bảng từ vựng ở mỗi bài học. Các từ trong bảng từ vựng trong giáo trình sơ cấp tiếng Hán thông thường đều được ghi rõ từ loại, phiên âm tiếng Hán và nghĩa khi dịch ra tiếng Anh, ví dụ: 觉得(动) juéde feel, think2 Đến giai đoạn trung cấp, bắt đầu sử dụng cách giải thích từ bằng tiếng Hán, thế nhưng cũng có lúc lại đan xen cách phiên dịch ra tiếng Anh, đồng thời đưa ra các cụm từ mở rộng, ví dụ: 无聊 (形、副): 指人生活中缺少有意义 内容的现象;bored 生活~; 干~的事3 “Giáo trình Hán ngữ trung cấp thực dụng – Nhịp cầu” (桥梁——实用汉语中级教程)lại bỏ đi phần giải thích bằng tiếng Hán, thêm vào phần phân loại cấp độ từ (A,B,C,D), đưa ra phần mở rộng và phối hợp của từ và cụm từ. Trong các giáo trình cao cấp, bảng từ vựng thông thường chỉ được giải thích bằng tiếng Hán, chứ không có các phần chú âm, mở rộng từ và cụm từ. Như vậy, ở giai đoạn sơ cấp và trung cấp, sinh viên nắm bắt ý ng- hĩa của các từ mới qua giải thích nghĩa bằng tiếng Anh. Thế nhưng như vậy sẽ nảy sinh một số vấn đề, đó là các từ tiếng Hán khác nhau được giải 90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thích nghĩa bằng một từ tiếng Anh giống nhau, làm cho sinh viên dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng, ví dụ như từ “穿” và từ “戴” trong tiếng Hán đều được giải thích bằng từ “wear”, thế nhưng trong tiếng Hán từ “穿” và từ “戴” có tân ngữ hoàn toàn khác nhau, chúng ta chỉ có thể nói “穿衣服” và “ 戴帽子”, chứ không thể nói “穿帽子” và “戴衣 服”. Sinh viên cũng có thể nắm được nghĩa của từ, nhưng để hiểu được kết cấu từ và mở rộng cách dùng của từ vẫn còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng này, chúng tôi đề xuất trước khi tiến hành giảng dạy một bài khóa, giảng viên nên dành thời gian xây dựng lại bảng từ vựng. Khi xây dựng lại bảng từ vựng chú trọng chỉ ra các ngữ tố thành từ và các ngữ tố không thành từ, tiến hành tổ hợp, tách ngữ tố, phân tích nghĩa của từ và khả năng cấu tạo của từ. Ví dụ bài 8 trong giáo trình “Hán ngữ sơ cấp”(初级汉语课本)có các từ mới “椅子、柜子、桌子”, đầu tiên chúng ta có thể chia tách “桌子”, sau đó dẫn nhập giải thích cho “椅子、柜子”, thao tác cụ thể như sau: 桌子 (名) zhuōzi table, desk 桌 (素) zhuō table, desk 子 (素) zi a nominal suffix ~子:椅子(名) yǐzi a chair 柜子 (名) guìzi wardrobe Hoặc như trong bảng từ vựng của bài số 1 cuốn “Giáo trình Hán ngữ trung cấp”(中级汉语 教程)có thể tách từ “告别” thành 2 ngữ tố “告” và “别”, sau đó lại lấy ngữ tố “别” để tổ hợp thành từ mới: 告别(动) gàobié leave, say good-bye to 告 (素) gào ask for, tell 别 (素) bié leave ~别: 离~;分~; 送~; 临~; 惜~ Đối với giáo trình cao cấp, từ vựng thường chỉ được giải thích bằng tiếng Hán, chúng ta có thể kết hợp với phương pháp phân tích ngữ tố để giúp sinh viên hiểu rõ và nắm được ý nghĩa, cách sử dụng từ một cách chính xác hơn, ví dụ trong bài 1 cuốn “Giáo trình Hán ngữ cao cấp”(高级汉语教程), từ “赶集” được phần từ vựng giải thích là “到集市 上买或卖东西”, nếu dùng phương pháp phân tích ngữ tố, từ này sẽ được soạn lại như sau: 赶集(动) gǎnjí 赶 (素) gǎn 到(某个地方)去 集 (素) jí 集市 赶集(词义) = 结构义(述宾式) + 语素 义(到集市去) 引申义(到集市去买或卖 东西) Tuy nhiên, không phải tất cả các từ đều có thể áp dụng phương pháp này, việc lập lại toàn bộ hoặc bộ phận bảng từ vựng phải căn cứ vào tình hình cụ thể của bảng từ vựng trong mỗi bài học và trọng tâm toàn bài. Đây cũng là phương pháp đòi hỏi giảng viên phải mất khá nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị trước khi lên lớp, nhưng chắc chắn sẽ giúp sinh viên thoát khỏi tình trạng ghi nhớ thụ động và cứng nhắc, tăng cường năng lực nhận biết ngữ tố và đặc điểm từ vựng tiếng Hán một cách trực quan và cụ thể hơn. 3.5. Chú ý kết hợp giữa phân tích ngữ tố với giải thích nguồn gốc nghĩa của từ Nghĩa của ngữ tố và nghĩa của từ phức hợp chứa ngữ tố đó có mối liên hệ đan xen và nhiều lúc trở nên tương đối phức tạp, nếu không xem xét đến nguồn gốc nghĩa của từ mà chỉ tập trung vào phân tích nghĩa đen của ngữ tố thì đôi khi khó có thể giải thích được rõ ràng nghĩa của từ phức hợp đó. Ví dụ khi dạy đến từ “要领” thì từ “要” vốn chỉ từ “腰”, còn từ “领” vốn chỉ từ “脖子”, cả hai từ này vốn đều chỉ bộ phận quan trọng trên cơ thể người, khi kết hợp với nhau lại chỉ phần trọng điểm, quan trọng của sự vật. Hơn nữa, phương pháp phân tích 91KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v ngữ tố không thể hiện được tri thức lịch sử, văn hóa, xã hội phong phú trong nghĩa của từ, vì thế việc giải thích nguồn gốc từ sẽ bổ khuyết cho điều này, ví dụ khi giảng đến từ “知音” (nghĩa là “知 己朋友”), trong từ này thì “知” có nghĩa là “了 解、理解”, “音” chỉ “音乐”,vậy nếu chỉ dùng phương pháp phân tích ngữ tố thì rất khó có thể truyền đạt cho sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của của từ, nhưng nếu giảng viên có thể giảng cho sinh viên nghe câu chuyện về Bá Nha và Chung Tử Kỳ, như thế, sinh viên sẽ nhớ rất lâu và sâu sắc về nghĩa và cách dùng của từ này. 3.6. Chú trọng giảng giải sự khác biệt giữa từ với ngữ tố Việc phân biệt từ và ngữ tố chủ yếu là phân biệt giữa ngữ tố đơn âm tiết và từ đơn âm tiết, về hình thức, chúng hoàn toàn giống nhau, ví dụ như “电”, “月”,“书” vừa là từ, vừa là ngữ tố, bởi vì bất luận là từ nào trong tiếng Hán cũng đều được tạo bởi ngữ tố. Vậy làm thế nào để phân biệt từ và ngữ tố? Điều này phụ thuộc và góc độ quan sát, nếu chúng ta lấy tiêu chuẩn là dạng kết hợp về ngữ âm và ngữ nghĩa nhỏ nhất thì các đơn vị ngôn ngữ trên là ngữ tố, nếu chúng ta xét dưới tiêu chuẩn có thể độc lập làm thành phần câu thì những đơn vị ngôn ngữ trên là từ. Ví dụ trong câu “秋在哪 里?秋在我们心中”, “秋” là từ được tạo thành từ ngữ tố thành từ, còn trong câu “秋天在哪里?秋 天在我们心中”,“秋” không phải là từ, mà chỉ là ngữ tố. Đồng thời, đa số các từ có hình thức song âm tiết, còn đa số các ngữ tố được biểu hiện dưới dạng đơn âm tiết. Trong các ngữ tố đơn âm tiết, chỉ có ngữ tố thành từ và từ nảy sinh vấn đề phải căn cứ vào góc độ quan sát để phân biệt chúng, các ngữ tố không thành từ không có hiện tượng này, ví dụ “伟”, “样” chỉ có thể là ngữ tố, không thể là từ. 4. KẾT LUẬN Dạy từ vựng thông qua phương pháp giảng dạy ngữ tố có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng còn một số hạn chế nhất định, ví dụ như: việc dạy ngữ tố không thể thay thế hoàn toàn việc dạy từ hoàn chỉnh. Do sự phát triển của ngôn ngữ và quan hệ phức tạp giữa nghĩa của từ và nghĩa ngữ tố, một số nghĩa từ đã có sự thay đổi, vì thế, nếu chỉ xét từ góc độ nghĩa ngữ tố, thì khó hoặc không thể suy luận được nghĩa của một số từ, ví dụ như từ “喝彩、问鼎、桑梓、涂鸦”. Ngoài ra, đối với sinh viên Việt Nam, sử dụng phương pháp này, đôi khi sẽ bị ảnh hưởng của từ Hán Việt, từ đó sẽ tạo ra những từ không có trong từ vựng tiếng Hán, do đó giảng viên cũng nên cần có lưu ý cụ thể. Vì thế, những giải pháp giảng dạy ngữ tố mà chúng tôi đưa ra trên đây khi được vận dụng phải phối kết hợp với các khâu khác trong quá trình giảng dạy, nhất định sẽ tạo ra được hiệu ứng dây chuyền, tạo ra sức đẩy để kích thích sinh viên, đem lại hiệu quả cao như mong muốn./. Ghi chú: 1. Theo điều tra của Uyển Xuân Pháp, Hoàng Xương Ninh đối với 43097 từ phức hợp tiếng Hán, khi tổ hợp thành từ, ý nghĩa ban đầu của các ngữ tố tiếng Hán sẽ không thay đổi với tỉ lệ trong danh từ, động từ và tính từ lần lượt là 87,8%, 93,2% và 87%.(苑春法、黄昌宁,1998). 2. Dương Kí Châu (1999), Giáo trình Hán ngữ, quyển 1 (phần thượng), NXB Đại học Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh, Bắc Kinh, tr.99. 3. Trịnh Ngọc (1993), Giáo trình Hán ngữ Khoa học kỹ thuật: Giáo trình đọc chuyên sâu trung cấp, NXB Đại học Thiên Tân, Thiên Tân, tr.7. Tài liệu tham khảo: 1.曹炜(2003),现代汉语词汇研究,北京 大学出版社,北京。 2.崔永华主编(1998),词汇文字研究与对外 汉语教学,北京语言文化大学出版社,北京。 3.符淮青(2004),现代汉语词汇,北京大 学出版社,北京。 92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 4.国家汉语水平考试委员会办公室考试中 心(2001),汉语水平词汇与汉字等级大纲,经 济科学出版社,北京。 5.黄伯荣、廖序东(2012),现代汉语,高 等教育出版社,北京。 6.梁蕾(2012),对外汉语教学中的语素教 学研究,华教通讯,2月20日。 7.孙德金主编(2006),对外汉语词汇及词 汇教学研究,商务印书馆,北京。 8.尹斌庸(1984),汉语语素的定量研究, 中国语文,第5期。 9.苑春法、黄昌宁(1998),基于语素数据 库的汉语语素及构词研究,世界汉语教学,第 2期。 10.吴伟平(2009),语言学与华语二语教 学,香港大学出版社,香港。 DISCUSSING ON TEACHING CHINESE VOCABULARY WITH THE METHODS OF TEACHING MORPHEMES DO TIEN QUAN Abstract: In modern Chinese, monosyllabic syntax is extremely large. The relationship between the language elements and the Chinese word is almost reciprocal. Therefore, the teaching of vocabulary through the method of teaching Chinese morpheme is consistent with the basic characteristics of the Chinese language, helping learners get rid of passive and rigid memorization, enhancing the ability to grasp and use new words, laying a solid foundation for students’ language ability. From applied linguistics, view on the basis of the analysis of the issues related to the morpheme and the word in the “General Levels of Chinese Vocabulary and Writing”, with experiment from teaching practice, the article hopes to contribute to solve some difficulties of the teachers when teaching this content. Keyword: morpheme, teaching, method, Chinese, vocabulary Received: 29/9/2017; Revised: 19/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
File đính kèm:
- ban_ve_day_tu_vung_tieng_han_thong_qua_phuong_phap_giang_day.pdf