Bàn về các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu

Trong thời gian tới, Việt Nam và Liên bang Nga (Nga) sẽ xúc tiến hợp tác xây dựng Dự án “Trung tâm

Khoa học và công nghệ hạt nhân” với hạng mục chính là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu với công suất

10 - 15 MWt. Nhằm chuẩn bị công tác BVMT đối với loại hình dự án này, trong khuôn khổ Đề tài khoa học

“Nghiên cứu xác lập quy trình và lựa chọn phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự

án nhà máy điện hạt nhân”, Bài viết đề cập đến 2 nhóm phương pháp: Phương pháp ĐTM truyền thống và

các phương pháp khác. Để có được một báo cáo ĐTM bao quát, toàn diện và đầy đủ, một phương pháp có

thể được sử dụng hoặc nhiều phương pháp được sử dụng đồng thời, kết hợp với nhau. Do đặc thù dự án liên

quan đến yếu tố phóng xạ, phương pháp mô hình được xem làđạt hiệu quả nhất trong việc đánh giá mức độ

ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí hoặc đánh giá khả năng khuếch tán chất phóng xạ trong môi

trường nước theo không gian và thời gian. Một số phần mềm phổ biến hiện nay đang được sử dụng là phần

mềm Pavan, phần mềm tính toán phát tán CAP88, phần mềm tính toán phát tán XOQDOQ và phần mềm

tính toán phát tán phóng xạ IXP.

pdf 5 trang kimcuc 3480
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu

Bàn về các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
Chuyên đề I, tháng 3 năm 201856
1. Đặt vấn đề 
Ngành năng lượng nguyên tử (NLNT)tại Việt Nam 
đã được hình thành và phát triển hơn 40 năm qua, với 
thiết bị chủ lực là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Kể từ 
khi được khôi phục và nâng cấp lên công suất 500 kWt 
vào năm 1983, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã có một 
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ứng 
dụng NLNT, vì mục đích hòa bình tại Việt Nam. Mặc 
dù vậy, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có hạn chế về công 
suất nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn và không 
tiệm cận được một số lĩnh vực mới trên thế giới. Mặt 
khác, lò phản ứng Đà Lạt đã có tuổi khá cao, gần 60 
năm kể từ khi được xây dựng vào năm 1960. Trong bối 
cảnh đó, Việt Nam cần thiết phải có một lò phản ứng 
hạt nhân nghiên cứu mới trong giai đoạn tiếp theo để 
duy trì và mở rộng ứng dụng NLNT vì mục đích hòa 
bình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, trong thời gian tới, Việt 
Nam và Nga sẽ xúc tiến hợp tác xây dựng Dự án 
“Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân” (Dự 
án)với hạng mục chính là lò phản ứng nghiên cứu, với 
công suất 10 - 15 MWt. Kế hoạch đã được đặt ra trong 
chuyến thăm chính thức Nga của Thủ tướng Việt Nam 
tháng 12/2009. Ngày 21/11/2011, Việt Nam và Nga đã 
ký Hiệp định giữa 2 Chính phủ về hợp tác xây dựng Dự 
án này trên lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đó, nhân chuyến 
thăm và làm việc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang 
tại Nga ngày 29/6/2017, Biên bản ghi nhớ giữa Bộ 
KH&CN và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước 
của Nga (ROSATOM) đã được ký kết về Kế hoạch thực 
hiện Dự án. Hiện nay, phía Việt Nam đang nỗ lực thực 
hiện các bước tiếp theo để có thể phê duyệt chủ trương 
đầu tư của Dự án. 
Mục đích chính của Trung tâm là thúc đẩy nghiên 
cứu, xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN hạt nhân 
quốc gia; đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ nghiên 
cứu, triển khai trình độ cao, có khả năng tiếp thu và 
làm chủ công nghệ hạt nhân tiên tiến; mở rộng và đẩy 
BÀN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ 
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI LÒ PHẢN ỨNG 
HẠT NHÂN NGHIÊN CỨU
1 Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
TÓM TẮT
Trong thời gian tới, Việt Nam và Liên bang Nga (Nga) sẽ xúc tiến hợp tác xây dựng Dự án “Trung tâm 
Khoa học và công nghệ hạt nhân” với hạng mục chính là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu với công suất 
10 - 15 MWt. Nhằm chuẩn bị công tác BVMT đối với loại hình dự án này, trong khuôn khổ Đề tài khoa học 
“Nghiên cứu xác lập quy trình và lựa chọn phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự 
án nhà máy điện hạt nhân”, Bài viết đề cập đến 2 nhóm phương pháp: Phương pháp ĐTM truyền thống và 
các phương pháp khác. Để có được một báo cáo ĐTM bao quát, toàn diện và đầy đủ, một phương pháp có 
thể được sử dụng hoặc nhiều phương pháp được sử dụng đồng thời, kết hợp với nhau. Do đặc thù dự án liên 
quan đến yếu tố phóng xạ, phương pháp mô hình được xem làđạt hiệu quả nhất trong việc đánh giá mức độ 
ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí hoặc đánh giá khả năng khuếch tán chất phóng xạ trong môi 
trường nước theo không gian và thời gian. Một số phần mềm phổ biến hiện nay đang được sử dụng là phần 
mềm Pavan, phần mềm tính toán phát tán CAP88, phần mềm tính toán phát tán XOQDOQ và phần mềm 
tính toán phát tán phóng xạ IXP. 
Từ khóa: ĐTM, phản ứng hạt nhân, phóng xạ.
Hoàng THanh Nguyệt
Đỗ Mai Phương
Nguyễn THị Minh Hải
(1)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2018 57
mạnh ứng dụng của NLNT vào các lĩnh vực kinh tế - xã 
hội, đồng thời là đầu mối hợp tác quốc tế về NLNT của 
Việt Nam với các nước. 
Tuy nhiên, ngoài các tác động tích cực trong nghiên 
cứu KH&CN cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội, trong 
trạng thái hoạt động bình thường, lò phản ứng hạt nhân 
nghiên cứu cũng tạo ra phát thải phóng xạ dạng khí, 
dạng lỏng, dạng rắn do phản ứng phân hạch của nhiên 
liệu urani. Đồng thời, trong quá trình hoạt động có khả 
năng xảy ra các rủi ro, sự cố liên quan đến các hạng 
mục, công trình như lò phản ứng nghiên cứu, trạm xử 
lý nước thải phóng xạ, nhà lưu giữ tạm thời chất thải 
phóng xạ hoặc các phòng thí nghiệm liên quan đến chất 
phóng xạ hoạt độ cao. 
2. Các phương pháp sử dụng trong ĐTM đối với lò 
phản ứng hạt nhân nghiên cứu
Theo quy định hiện hành về BVMT (cụ thể tại Nghị 
định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính 
phủ quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi 
trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch BVMT, sau đây 
được gọi là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP), các “Dự án 
Bảng 1. Tổng kết ưu điểm, hạn chế của các phương pháp nhận dạng tác động
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Lập bảng kiểm tra đơn 
giản, phân cấp và có trọng 
số
- Dễ hiểu và dễ sử dụng
- Phù hợp cho việc lựa chọn vị trí của dự án
- Không phân biệt được tác động trực tiếp và 
gián tiếp
- Không có sự liên kết giữa các hành động 
(hoạt động) của dự án với các tác động môi 
trường
- Khó xác định giá trị các trọng số
Ma trận - Có sự liên kết các hành động của dự án với 
các tác động môi trường
- Được sử dụng để thể hiện các kết quả nhận 
dạng và đánh giá tác động
- Có sự liên kết các hành động của dự án với 
các tác động môi trường.
- Sử dụng để kiểm tra các tác động gián tiếp 
cấp 1
- Xác định các tác động trực tiếp và gián tiếp
- Khó phân biệt giữa tác động trực tiếp và gián 
tiếp
- Các tác động có thể bị tính toán lặp đến 2 lần
- Khi sử dụng các đồ giải, phương pháp có thể 
trở nên rất phức tạp
Chập bản đồ - Dễ hiểu 
- Dễ thể hiện
- Công cụ tốt cho việc xác định vị trí dự án và 
định hướng các tác động do vị trí dự án
- Chỉ dùng cho các tác động trực tiếp
- Không dùng được để xác định thời đoạn và 
tần suất tác động
Đánh giá nhanh - Dễ sử dụng, có thể định lượng mức độ phát 
thải ô nhiễm, nhanh chóng
- Chỉ áp dụng cho dự báo về phát thải
- Độ chính xác không cao vì các hệ số phát 
thải có thể không phù hợp với dự án
Mô hình hóa - Công cụ tốt cho dự báo diễn biến chất lượng 
môi trường theo nhiều kịch bản về công nghệ, 
vị trí và môi trường của dự án 
- Có thể so sánh mức độ tác động của nhiều 
phương án công nghệ, vị trí
- Phụ thuộc quá nhiều vào số liệu, phương 
pháp tính toán
- Phức tạp và tốn kém
- Độ tin cậy phụ thuộc vào số liệu đầu vào, 
phương pháp tính nên kết quả bị ảnh hưởng 
do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
Sử dụng các chỉ thị và chỉ 
số môi trường
- Công cụ tốt cho định hướng nghiên cứu tác 
động. 
- Có khả năng thể hiện các đặc điểm môi 
trường, xã hội qua các thông số, chỉ số đặc 
trưng
- Không có tính định lượng
Mạng lưới Tạo điều kiện khái quát hóa các quan hệ nhân 
- quả và nhận dạng các hậu quả trực tiếp và 
gián tiếp
Không có quy mô, sơ đồ không gian và thời 
gian, có thể phức tạp 
Phân tích chi phí lợi ích Cung cấp các thông tin dễ hiểu về mặt kinh tế 
môi trường cho các nhà ra quyết định
Gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật lượng giá 
chi phí/lợi ích, thường gây ra tranh cãi, mâu 
thuẫn trong đánh giá
Chuyên đề I, tháng 3 năm 201858
xây dựng lò phản ứng hạt nhân, Dự án xây dựng nhà 
máy ĐHN” (thuộc nhóm các dự án về điện tử, năng 
lượng, phóng xạ) đều là đối tượng lập báo cáo ĐTM 
(Phụ lục II “Danh mục dự án phải thực hiện ĐTM” của 
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) thuộc thẩm quyền thẩm 
định, phê duyệt của Bộ TN&MT (Phụ lục III của Nghị 
định số 18/2015/NĐ-CP). 
Nhằm đảm bảo công tác BVMT với lò phản ứng hạt 
nhân nghiên cứu, việc sử dụng hiệu quả công cụ ĐTM 
là hết sức cần thiết. ĐTM là việc đánh giá một cách có 
hệ thống, toàn diện và có tính khoa học các tác động 
tiềm tàng của dự án đầu tư đối với môi trường tự nhiên, 
xã hội và sức khỏe cộng đồng (UNEP, 2002). ĐTM 
đồng thời là một phương tiện tiếp cận hỗ trợ quyết định 
phát triển bền vững thông qua các xem xét các phương 
án lựa chọn thay thế và biện pháp để ngăn ngừa, giảm 
thiểu và kiểm soát các tác động môi trường và xã hội 
tiêu cực tiềm tàng do dự án gây nên.
Để đảm bảo đạt được mục tiêu trên, quá trình ĐTM 
phải được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống, 
tuần tự qua nhiều bước, bước thực hiện sau có vai trò 
kế thừa, đồng thời hoàn thiện bước thực hiện trước. 
Mặt khác, cần phải có các phương pháp khoa học có 
tính tổng hợp với mức độ định tính hoặc định lượng 
khác nhau. Trong khuôn khổ Đề tài khoa học “Nghiên 
cứu xác lập quy trình và lựa chọn phương pháp đánh 
giá tác động môi trường đối với dự án nhà máy điện hạt 
nhân” (Mã số: 2015.04.05), nhóm tác giả đã đề cập đến 
2 nhóm phương pháp:Nhóm các phương pháp ĐTM 
truyền thống và nhóm các phương pháp khác, trong đó 
lựa chọn và tích hợp các phương pháp sử dụng đối với 
từng nội dung của báo cáo ĐTM loại hình dự án. Về 
nguyên tắc, các phương pháp này có thể được áp dụng 
tương tự đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu. 
Nhóm phương pháp ĐTM truyền thống gồm các 
phương pháp sau: Phương pháp nêu số liệu về môi 
trường; Phương pháp danh mục điều kiện môi trường; 
Phương pháp ma trận (ma trận đơn giản, ma trận 
suy diễn, ma trận có trọng số, ma trận kép trọng số); 
Phương pháp sử dụng các chỉ thị và chỉ số môi trường; 
Phương pháp chập bản đồ; Phương pháp mạng lưới; 
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích; Phương pháp 
mô hình hoá và phương pháp đánh giá nhanh.Bảng 1 là 
nhận định của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 
(UNDP) về ưu, khuyết điểm của một số phương pháp 
nhận dạng tác động là cơ sở để lựa chọn phương pháp 
nhận dạng phù hợp cho ĐTM của một số dự án đầu tư 
cụ thể. 
Ngoài các phương pháp ĐTM truyền thống, nhóm 
các phương pháp khác, gồm: Phương pháp khảo sát thực 
địa, phân tích trong phòng thí nghiệm, hệ thống thông 
tin địa lý (GIS), phương pháp chuyên gia, phương pháp 
Delphi, phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA)và 
nhiều các phương pháp khác cũng là công cụ đắc lực 
trong ĐTM. Các phương pháp (Phương pháp ĐTM 
truyền thống và các phương pháp khác) đều có thể 
được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp, đồng thời theo 
hướng hỗ trợ nhau để có được một báo cáo ĐTM bao 
quát, đầy đủ, toàn diện. Bảng 2 đưa ra một số phương 
thức kết hợp giữa các phương pháp phục vụ công tác 
ĐTM của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Bảng 2. Một số phương thức kết hợp các phương pháp áp dụng đối với nội dung ĐTM của lò phản ứng hạt nhân nghiên 
cứu
TT Phương pháp chính Phương pháp kết hợp Nội dung áp dụng
1 Phương pháp ma trận 
(ma trận có trọng số)
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
- Nhận dạng các tác động
- Đánh giá vai trò và ý nghĩa của các tác động 
trong mối tương tác với các đối tượng chịu tác 
động
2 Phương pháp lập bảng 
kiểm tra 
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
- Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án
- Nhận diện các tác động tiềm tàng
3 Phương pháp mô hình 
hóa
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
- Đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ trong 
môi trường không khí hoặc đánh giá khả năng 
khuếch tán chất phóng xạ trong môi trường 
nước theo không gian và thời gian
4 Phương pháp chồng 
ghép bản đồ 
Phương pháp phân tích công suất 
“mang” hay ngưỡng chịu tải của môi 
trường
- Đánh giá về sức chịu tải của môi trường khu 
vực dự án
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường theo 
các giai đoạn khác nhau
5 Phương pháp đánh giá 
nhanh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
Tính toán thải lượng ô nhiễm do nước thải, khí 
thải phát sinh từ các hoạt động của Dự án
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2018 59
trình lan truyền của các đồng vị phóng xạ được thực 
hiện trong một lưới tròn có bán kính 80km (tương 
đương 50 dặm) theo 16 hướng khác nhau xung quanh 
nguồn phát thải. Dựa vào kết quả tính toán liều và hệ 
số rủi ro có thể đánh giá ảnh hưởng của nhà máy điện 
hạt nhân hoặc lò phản ứng hạt nhân đến môi trường 
và con người trong khu vực xung quanh. 
(3) Phần mềm tính toán phát tán XOQDOQ là 
phần mềm tính toán phát tán phóng xạ và đánh giá 
phát thải thường xuyên theo các điều kiện khí tượng 
trong điều kiện vận hành bình thường của nhà máy 
điện hạt nhân hoặc lò phản ứng. XOQDOQ dựa trên 
lý thuyết vật chất phát tán trong môi trường khí với 
phân bố nồng độ sẽ tuân theo lý thuyết mô hình Gauss 
quanh trục tâm luống khí, quỹ đạo phát tán là đường 
thẳng và sử dụng mô hình phát tán hướng gió trung 
bình không đổi theo thời gian trên toàn diện tích phát 
tán. XOQDOQ tính toán với 3 giả thiết về kiểu phát 
tán: Trên cao, mặt đất, hỗn hợp trên cao và mặt đất với 
2 loại phát tán liên tục và phát tán ngắn. 
(4) Phần mềm tính toán phát tán phóng xạ IXP 
trong điều kiện xảy ra sự cố. Hệ thống IXP được tổ 
chức bởi Trung tâm tư vấn phát tán khí quyển quốc 
gia (NARAC) tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence 
Livermore tại Livermore, California, Mỹ. Hệ thống 
chương trình trao đổi quốc tế IXP cung cấp các dự 
đoán theo mô hình máy tính một cách nhanh chóng, 
3 chiều và không phụ thuộc thời gian của nồng độ, 
liều lượng, và ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra bởi phát 
tán chất phóng xạ trong không khí ở bất cứ nơi nào 
trên Trái đất. Phần mềm này sử dụng mô hình khí dày 
đặc trong tính toán phát tán, chủ yếu sử dụng cho tính 
toán phát tán cường độ lớn, thời gian ngắn (trường 
hợp sự cố). Phần mềm có thể tính toán cho 5 cách thức 
phát tán khác nhau: (i) Phát tán từ nguồn cơ bản; (ii) 
Phát tán từ vụ nổ; (iii) Phát tán từ nguồn thanh; (iv) 
Phát tán từ ống khói; (v) Phát tán từ đám cháy.
Hệ thống chương trình trao đổi quốc tế (IXP) cung 
cấp nhanh chóng, đầy đủ mô hình không gian 3 chiều 
để ước tính về nồng độ, liều lượng và khả năng ảnh 
hưởng đến sức khỏe gây ra bởi các phát thải của các 
chất phóng xạ trong không khí ở bất cứ nơi nào trên 
trái đất. Hệ thống IXP luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ 146 
các nước thành viên và Trung tâm Ứng phó sự cố (IEC) 
của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), 
phù hợp với Công ước Trợ giúp trong trường hợp sự 
cố bức xạ, hạt nhân. Chương trình có sẵn hệ thống 
dữ liệu khí tượng, đây cũng chính là thế mạnh của 
Chương trình so với các phần mềm tính toán phát tán 
khác, khi không phải xử lý dữ liệu khí tượng đầu vào. 
3. Kết luận
Trong công tác ĐTM đối với nhà máy ĐHN và lò 
phản ứng hạt nhân nghiên cứu, các phương pháp khoa 
Đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, các 
đánh giá tác động tập trung chủ yếu vào tác động của 
phóng xạ. Xuất phát từ đặc thù đó, phương pháp mô 
hình được xem là hiệu quả nhất trong việc đánh giá 
mức độ ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không 
khí hoặc đánh giá khả năng khuếch tán chất phóng xạ 
trong môi trường nước theo không gian và thời gian. 
Một số phần mềm phổ biến hiện nayđang được sử 
dụng là phần mềm Pavan, phần mềm tính toán phát 
tán CAP88, phần mềm tính toán phát tán XOQDOQ 
vàphần mềm tính toán phát tán phóng xạ IXP. 
(1) Phần mềm tính toán phát tán Pavan: Sử dụng để 
đánh giá độ phát tán của chất phóng xạ ra không khí 
trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn cơ sở đối vớinhà 
máy điện hạt nhân hay lò phản ứng hạt nhân nghiên 
cứu. Người sử dụng sẽ được cung cấp các hướng dẫn 
cần thiết để có thể chạy được phần mềm như: Dữ liệu 
đầu vào, đầu ra và mô tả chương trình. Dựa trên kết 
quả đầu ra của phần mềm Pavan, ta có thể tính toán 
được khoảng cách từ tâm lò phản ứng hạt nhân đến 
vùng cấm dân cư và vùng hạn chế dân cư. Sau khi tính 
toán được các khoảng cách này, ta có thể đưa ra sự 
phân bố dân cứ xung quanh nhà máy sao cho khi tai 
nạn xảy ra thì dân cư trong 2 khu vực này có thể sơ tán 
một cách nhanh chóng đến nơi an toàn. Do đó, phần 
mềm Pavan tương đối phù hợp và hữu ích. 
(2) Phần mềm tính toán phát tán CAP88: CAP88-
PC là phần mềm tính toán phát tán chất phóng xạ từ 
một nguồn phát tán cố định, đánh giá liều lượng và 
rủi ro khi bị chiếu xạ trong thời gian dài đối vớinhà 
máy điện hạt nhân hay lò phản ứng hạt nhân nghiên 
cứutrong điều kiện hoạt động bình thường. CAP88-
PC có nhiều ưu thế trong việc đánh giá liều lượng và 
rủi ro đối với thải phóng xạ khí. Mô hình phát tán được 
sử dụng trong phần mềm là mô hình Gauss. CAP88-
PC áp dụng để đánh giá nồng độ trung bình của chất 
phóng xạ phát ra từ 1 - 6 nguồn khác nhau. Các nguồn 
phát thải ở đây có thể là nguồn có độ cao (như ống 
khói nhà máy) hoặc nguồn trên mặt đất (không có 
độ cao ống khói và đặt ở gốc tọa độ). Nghiên cứu quá 
▲Hình 1. Sơ đồ mô phỏng khu vực cấm, khu vực hạn chế dân 
cư quanh vị trí Nhà máy ĐHN
Chuyên đề I, tháng 3 năm 201860
2. Phạm Ngọc Đăng, Đánh giá môi trường chiến lược, Nhà 
xuất bản Xây dựng, 2015. 
học đa dạng và được áp dụng linh hoạt. Tuy nhiên, lò 
phản ứng hạt nhânnghiên cứu là loại hình dự án khác 
biệt so với các dự án khác, lần đầu tiên có tại Việt Nam. 
Đồng thời, tình hình ứng dụng năng lượng hạt nhân vì 
mục đích hòa bình tại Việt Nam và trên thế giới hiện 
nay cho thấy, Việt Nam cần sẵn sàng ứng phó với các sự 
cố bức xạ, hạt nhân cấp quốc gia trên lãnh thổ và từ các 
sự cố hạt nhân tại nước khác ảnh hưởng tới Việt Nam. 
Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục nghiên cứu ĐTM đối 
với các dự án nhà máy ĐHN hoặc lò phản ứng hạt nhân 
nghiên cứu để có thể mô phỏng diễn biễn, tính toán 
phát tán phóng xạ, dự báo các tác động môi trường, 
đồng thời đưa ra phương án ứng phó sự cố phù hợp 
cho Việt Nam là rất thiết thực trong thời gian sắp tới■
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ KH&CN, “Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ứng phó sự 
cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia”, 2016. 
METHODOLOGY FOR ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT OF 
NUCLEAR REACTORS FOR RESEARCH PURPOSES
Hoàng THanh Nguyệt, Đỗ Mai Phương, Nguyễn THị Minh Hải
Department of Environmental Appraisal and Impact Assessment
ABSTRACT
In the near future, Việt Nam and Russia will develop the project "Center for Nuclear Science and 
Technology" with 10 - 15 MWt nuclear reactor for research proposes. To prepare for environmental 
protection of this project, within the framework of the scientific project "Research on the establishment of 
procedures and selection of environmental impact assessment (EIA) for the nuclear power project ", two 
methods were investigated: a traditional EIA method and other methods. To obtain a comprehensive EIA 
report, one method is used separately or multiple methods are used concurrently. Because this project relates 
to radioactive elements, modeling method is considered as the most effective method for assessing radioactive 
diffusion in the air or in the water over time. Some popular softwares which have been used recently are Pavan 
Software, CAP88 Software, XOQDOQ Software and IXP Software.
Key words: EIA, nuclear reactor, radiation.

File đính kèm:

  • pdfban_ve_cac_phuong_phap_su_dung_trong_danh_gia_tac_dong_moi_t.pdf