Bàn về ẩn dụ ý niệm 水/nước với con người trong tiếng Hán

Nước là nguồn cội của sự sống, là một trong những hợp chất cấu tạo và nuôi dưỡng mọi sinh vật trên

trái đất. Nước gắn bó mật thiết với mỗi người, mỗi dân tộc và các nền văn hóa. Trong tiếng Hán và

văn hóa Trung Quốc, nước được ánh xạ tới rất nhiều hiện tượng, sự vật và sự tình. Dựa trên lý thuyết

ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johson (1980), bài viết sơ bộ phân tích về một số mô hình ẩn dụ khúc xạ

qua thành tố nước đến miền đích con người được biểu đạt qua lớp từ vựng tiếng Hán. Nghiên cứu

cho thấy, nước với những thuộc tính vốn có của nó qua quá trình tư duy, tri nhận mang đặc trưng văn

hóa dân tộc đã đóng vai trò là miền nguồn ánh xạ tới diện mạo, đặc điểm tính cách, tâm, trạng, tình

cảm, phẩm chất, trí tuệ, công sức và nghị lực của con người. Kết quả nghiên cứu nhằm góp thêm tài

liệu tham khảo trong dạy học, đối chiếu, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.

pdf 7 trang kimcuc 9680
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về ẩn dụ ý niệm 水/nước với con người trong tiếng Hán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về ẩn dụ ý niệm 水/nước với con người trong tiếng Hán

Bàn về ẩn dụ ý niệm 水/nước với con người trong tiếng Hán
38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
1. MỞ ĐẦU
Ý nghĩa ẩn dụ của nước trong tiếng Hán khá đa dạng, 
thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận, khả năng tư duy 
liên tưởng, gắn nước với con người, xã hội và tự nhiên. 
Ẩn dụ ý niệm của nước không chỉ là vấn đề thuần túy 
ngôn ngữ, mà còn là vấn đề văn hóa hết sức lý thú. Là 
một trong ngũ hành, dưới góc nhìn của người Trung 
Quốc, nước có rất nhiều đặc tính phức tạp. Ngoài ý 
nghĩa tích cực ra, nước còn có thể gây ra những hậu 
họa cho đời sống con người, phản ánh tính hai mặt 
của cùng một sự vật. Trong khuôn khổ bài viết này, 
dựa trên lí thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johson 
(1980), chúng tôi sẽ phân tích về một số mô hình ẩn 
dụ ý niệm khúc xạ qua thành tố nước đến miền đích 
con người được biểu đạt qua một số câu thơ, lời hát, 
thành ngữ và tục ngữ tiếng Hán. Nhằm góp thêm tài 
liệu tham khảo trong dạy học, đối chiếu, nghiên cứu 
ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
2. ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ Ý NIỆM
2.1. Theo quan niệm truyền thống, các nhà nghiên 
cứu đã nhận xét: “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc 
PGS.TS. CẦM TÚ TÀI1
1 Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội ✉ camtutai@gmail.com 
Ngày nhận: 01/12/2016; Ngày hoàn thiện: 23/01/2017; Ngày duyệt đăng: 26/01/2017
Phản biện khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC HÀM, TS. ĐINH QUANG TRUNG
BÀN VỀ ẨN DỤ Ý NIỆM 水/NƯỚC
VỚI CON NGƯỜI TRONG TIẾNG HÁN
chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng 
này sang sự vật, hiện tượng khác dựa trên cơ sở sự liên 
tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm, thuộc tính 
nào đó cùng có ở chúng” (Lí Toàn Thắng, 2005). Ẩn dụ 
dựa trên cơ sở nghĩa đen (nghĩa sơ cấp) của từ, nhưng 
nghĩa của ẩn dụ không phải là một nét nghĩa trong 
từ đa nghĩa, ẩn dụ liên quan đến cách dùng từ, nghĩa 
là nó thuộc phạm vi lời nói. Ẩn dụ cũng không phải 
là sự so sánh thông thường, nghĩa là nhờ mối liên hệ 
giữa các sự vật, giúp ta nhìn thấy đối tượng này thông 
qua đối tượng khác. Vì vậy, có thể thấy, ẩn dụ là một 
phương thức của tư duy.
Nghiên cứu ẩn dụ đã được các học giả thực hiện từ 
lâu và vốn được coi là một hiện tượng tu từ trong 
ngôn ngữ, tức là mượn hình ảnh của một sự vật, sự 
việc để biểu đạt một sự vật hay một sự việc khác. 
Đến cuối thế kỷ XX, Lakoff và Johson (1980) đã nêu 
ra khung lý thuyết ẩn dụ tri nhận, còn gọi là ẩn dụ ý 
niệm, theo đó, “Ẩn dụ không chỉ là một biện pháp tu từ 
văn học, mà còn là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con 
người ý niệm hóa các các loại hình trừu tượng. Ẩn dụ do 
vậy không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng 
ngôn ngữ mà còn là một phương thức tư duy về sự vật” 
TÓM TẮT
Nước là nguồn cội của sự sống, là một trong những hợp chất cấu tạo và nuôi dưỡng mọi sinh vật trên 
trái đất. Nước gắn bó mật thiết với mỗi người, mỗi dân tộc và các nền văn hóa. Trong tiếng Hán và 
văn hóa Trung Quốc, nước được ánh xạ tới rất nhiều hiện tượng, sự vật và sự tình. Dựa trên lý thuyết 
ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johson (1980), bài viết sơ bộ phân tích về một số mô hình ẩn dụ khúc xạ 
qua thành tố nước đến miền đích con người được biểu đạt qua lớp từ vựng tiếng Hán. Nghiên cứu 
cho thấy, nước với những thuộc tính vốn có của nó qua quá trình tư duy, tri nhận mang đặc trưng văn 
hóa dân tộc đã đóng vai trò là miền nguồn ánh xạ tới diện mạo, đặc điểm tính cách, tâm, trạng, tình 
cảm, phẩm chất, trí tuệ, công sức và nghị lực của con người. Kết quả nghiên cứu nhằm góp thêm tài 
liệu tham khảo trong dạy học, đối chiếu, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
 Từ khóa: ẩn dụ ý niệm, tiếng Hán, tri nhận, văn hóa.
39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
(Phan Thế Hưng, 2007). Sau này, các nhà khoa học về 
ngôn ngữ và triết học tiếp tục xây dựng và hoàn thiện 
lí thuyết ẩn dụ ý niệm để mô tả cách chúng ta hiểu 
các khái niệm trừu tượng qua hiện thực hoá những 
trải nghiệm của mình.
2.2. Ngôn ngữ học tri nhận hiện đang là một trong 
những khuynh hướng thu hút sự quan tâm của giới 
ngôn ngữ học. Ẩn dụ ý niệm được được coi là phương 
tiện tri nhận các ý niệm trong mối quan hệ giữa ngôn 
ngữ và thao tác tư duy của con người trên cơ sở phân 
loại theo tính ước lệ, chức năng, bản chất và mức 
độ khái quát hóa (Nguyễn Đức Tồn, 2002). Từ kinh 
nghiệm và suy luận lô-gíc, con người hiểu và diễn 
đạt được một khái niệm trừu tượng thông qua một 
khái niệm khác cụ thể hơn dựa trên nền văn hóa và 
những trải nghiệm của người bản ngữ về thế giới 
khách quan. Tức là, một đối tượng thuộc không gian 
MIỀN ĐÍCH được hiểu qua lăng kính ánh xạ từ một đối 
tượng thuộc không gian khác là MIỀN NGUỒN. Quá 
trình ánh xạ được khái quát như sau:
Sơ đồ: Ánh xạ miền nguồn tới miền đích
MIỀN NGUỒN có chức năng cung cấp thông tin, tri 
thức, hình ảnh cụ thể được hình thành qua sự trải 
nghiệm của bản thân con người thông qua các hoạt 
động tri giác không gian, tác động tới vật thể và cảm 
nhận thế giới khách quan, sau đó chuyển sang cho 
MIỀN ĐÍCH. 
MIỀN ĐÍCH với những ý niệm thường mang tính 
trừu tượng và không thể tiếp xúc được bằng các 
giác quan, chúng ta chỉ có thể cảm nhận và tri nhận 
chúng bằng trí óc, vốn đang khuyết những thông 
tin, tri thức, hình ảnh cụ thể, nhờ có sự chuyển di từ 
MIỀN NGUỒN sang, không gian tư duy phức tạp, trừu 
tượng và không thể cảm nhận trực tiếp đã trở thành 
một không gian tư duy đơn giản, cụ thể và có thể cảm 
nhận trực tiếp được.
ÁNH XẠ (đồ chiếu, khúc xạ, phóng chiếu, chuyển di) 
là quá trình thực hiện thao tác chuyển di những đặc 
trưng của MIỀN NGUỒN sang MIỀN ĐÍCH trên cơ sở 
những quan hệ liên quan trong sự tri nhận của người 
bản ngữ, nhằm làm rõ hơn ý niệm của MIỀN ĐÍCH.
Ẩn dụ ý niệm đã tạo ra sự mới mẻ trong phong cách 
cảm nhận thế giới khách quan, mở ra mối liên hệ giữa 
các sự vật, hiện tượng với nhau và mối liên hệ giữa 
thực tế khách quan với chính bản thân con người. 
Đồng thời, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tư 
duy, nhận thức thế giới của con người và đặc trưng 
văn hóa dân tộc của người bản ngữ. Theo Lakoff, 
Johson và Kovecses, ẩn dụ ý niệm được chia thành ba 
loại, gồm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định 
hướng (Lí Toàn Thắng, 2005).
Ẩn dụ cấu trúc: Là loại ẩn dụ có ý niệm miền đích được 
cấu trúc theo lối ẩn dụ trên cơ sở ý niệm miền nguồn, 
giữa chúng có một hệ thống yếu tố tương ứng nào 
đó. Tức là miền nguồn là cơ sở giúp ta hiểu được cấu 
trúc của ý niệm miền đích.
Ẩn dụ bản thể: Là loại ẩn dụ trong đó những sự vật 
và hiện tượng vốn tồn tại không có ranh giới rõ ràng. 
Giữa ý niệm miền nguồn và ý niệm miền đích không 
có những yếu tố tương ứng về cấu trúc một cách 
rõ ràng. Các sự kiện, hành động, cảm xúc, tư tưởng, 
trạng tháivốn là những khái niệm trừu tượng được 
ý niệm hóa thành những vật thể hoặc chất thể. Trong 
đó, sự kiện và hành động được ý niệm hóa là vật thể, 
hoạt động là vật chất và trạng thái là vật chứa đựng.
Ẩn dụ định hướng: Là loại ẩn dụ cấu trúc hóa một số 
miền và tạo nên hệ thống ý niệm hóa chung liên quan 
đến định hướng trong không gian với cặp đối lập như 
trên - dưới, trong - ngoài, trước - sau, lên - xuống, tạo 
nên các sắc thái đánh giá tích cực hoặc tiêu cực.
Để tập trung làm rõ nội dung vấn đề, trong khuôn khổ 
dung lượng bài viết này, tác giả bài viết chỉ giới hạn 
bàn luận về một số mô hình ẩn dụ ý niệm cấu trúc được 
khúc xạ qua MIỀN NGUỒN là thành tố nước đến MIỀN 
ĐÍCH là con người trong tiếng Hán. Chi tiết như sau:
3. ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “水/NƯỚC” VỚI CON NGƯỜI 
TRONG TIẾNG HÁN
Bảng: Mô hình ẩn dụ ý niệm cấu trúc về Nước với con 
người trong tiếng Hán
TT Các trường nghĩa ẩn dụ về nước
 với con người
1 Nước là vẻ đẹp của người phụ nữ
2 Nước là tính cách con người
3 Nước là tâm trạng và tư tưởng
4 Nước là tình cảm
5 Nước là phẩm hạnh
6 Nước là trí tuệ
7 Nước là công sức, ý chí và nghị lực
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
3.1. Nước là vẻ đẹp của người phụ nữ
Nước mang lại cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng 
thanh thoát, mềm mại, thuần khiết, thư thái, ấm áp 
và dạt dào cảm xúc, tựa như ta đang ở bên cạnh một 
thiếu nữ dịu hiền. Nước là sự thuần khiết tươi trẻ, tạo 
nên linh khí, vẻ đẹp của cuộc sống. Từ tiếng Hán “秋
水/Làn thu thủy” – suối nguồn tươi mát mùa thu, vẻ 
đẹp tuyệt sắc của làn nước đã đi vào bao áng thơ văn 
trữ tình, tạo nên thần sắc của con người. Từ thực tiễn 
trải nghiệm này, mọi người đã ví von “nước” giống 
như “nét đẹp của người con gái” qua các từ ngữ như: 
“出水芙蓉/Đóa phù dung nở trên mặt nước”, “带雨
梨花/Hoa lê dính hạt mưa sa”, “冰肌玉骨/Làn da như 
tuyết như ngọc/Trong ngọc trắng ngà”. Nhà văn 
Tào Tuyết Cần đã mượn lời nói của nhân vật Giả Bảo 
Ngọc diễn đạt như sau:
(VD 1) “女人是水做的/Người con gái là hóa thân từ nước”. 
(Tào Tuyết Cần “Hồng Lâu Mộng” hồi 2) ( 
newxue.com/jingdianyulu/134466164610869.html).
Tuy vậy, trong lịch sử Trung Quốc, đã có không ít phụ 
nữ có nhan sắc đẹp khiến cho nhiều đáng mày râu, 
anh hùng thân bại danh liệt, thậm chí tan nát nhà cửa, 
bộ tộc và đất nước bị diệt vong, như Tây Thi, Vương 
Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi.... Do vậy, 
nhiều người con gái đẹp đã bị ví là“祸水/nước gây ra 
họa/mầm họa và bị người đời chê cười”. Câu nói “红
颜祸水/người phụ nữ đẹp là tai họa nước/mầm họa 
hồng nhan” chính là diễn đạt nghĩa tiêu cực này.
3.2. Nước là tính cách của con người
Trạng thái mềm mại của làn nước thường được ví với 
tính cách dịu dàng của phụ nữ. Tuy vậy, cũng có lúc 
nếu “nước” không được chế ngự tốt, sẽ dâng cao, sục 
sôi, lan tràn ra ngoài, mang đến những tai ương hoạn 
nạn. Từ nhận thức này, trong tiếng Hán đã có các lối 
diễn đạt như sau:
(VD 2) 女人的特性便
温柔如水
浅笑涟涟
Tính cách con gái mềm mại 
như làn nước, 
Nụ cười mềm mại như sóng 
gợn trên môi. 《女人是水
做的》诗集/ Tập thơ “Con 
gái là hóa thân của nước” 
(
poem-126051-1.shtml).
因为女人是水做的
亲爱的
请别惹我伤心
我的眼泪宛若黄河
之水天上来
奔流汹涌便无法止
息
我怕汇成海洋将你
湮没
Vì con gái là hóa thân của 
nước,
Nên anh yêu 
Xin đừng làm em đau khổ
Nước mắt em giống như 
nước Hoàng Hà tuôn chảy.
Em sợ rằng sẽ tụ thành biển 
lớn dìm ngập anh.
(《女人是水做的》诗集/
Tập thơ “Con gái là hóa thân 
của nước”) (
cn/post-poem-126051-1.
shtml).
Nước nhìn bề ngoài tưởng chừng rất dịu dàng, mềm 
yếu, nhưng thực chất rất mạnh mẽ. Nước được coi 
là nhu khắc cương, “水滴石穿/nước nhỏ giọt lâu dài 
cũng xuyên qua đá”, “水落石出/nước chảy đá mòn”.... 
Do đó, nước được coi là có năng lượng vô thức, có sức 
mạnh khó đoán định của thiên nhiên. Biểu trưng cho 
tính cách can trường, mạnh mẽ của con người.
Với những phụ nữ có nhan sắc đẹp, thường trở thành 
tâm điểm chú ý của nhiều người, nếu bản thân không 
chế ngự tốt, buông thả phóng túng tình cảm, thì sẽ 
dễ bị quyến rũ, mê hoặc, trở thành mất nết, đa đoan, 
hư hỏng. Tiếng Hán dùng “水性杨花/hoa dương trôi 
nước” ví người con gái phong lưu tựa như cánh hoa 
dương trôi nổi, thay đổi theo dòng nước chảy.
3.3. Nước là tâm trạng và tư tưởng 
Nước có muôn hình vạn trạng khác nhau, có lúc lăn 
tăn gợn sóng dập dờn, có lúc trào dâng xô đẩy, có lúc 
bình yên, phẳng lặng như tờ, được ví với cảm xúc vui, 
buồn, yêu, ghét của tâm trạng con người, cũng chính 
từ đây đã hình thành nên tư tưởng và suy nghĩ của 
con người. Do đó, suy tư của con người cũng giống 
như nước, có ngọn nguồn, dòng mạch và hướng 
chảy. Trong tiếng Hán thường diễn đạt: “思想源泉/cội 
nguồn tư tưởng”, “思潮/dòng tư tưởng”, “浸入水中/
đắm chìm trong nước: đi sâu vào trạng thái hoạt động 
tư duy”, “急水也有回头浪/nước chảy xiết cũng có 
sóng ngược chiều: trong điều kiện thuận lợi cũng cần 
chuẩn bị tư tưởng để dự phòng khó khăn nảy sinh”.
Những tâm trạng và cảm xúc thường tiềm ẩn vô hình 
trong mỗi con người và không thể sờ mó được, tuy 
nhiên đã được miền nguồn – Nước ánh xạ đến miền 
đích – tâm trạng, giúp cho cảm xúc được diễn đạt trở 
nên cụ thể hơn như: “心静如水/lòng tĩnh như nước”, 
“心如止水/tâm như nước lặng”.
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
Lí Bạch đã viết trong bài《宣州谢朓楼钱别校书叔
云》/Trên lầu Tạ Diểu tiễn biệt hiệu thư Thúc Vân 
(Trần Trọng Kim - tuyển dịch (1995) như sau:
(VD 3) 抽刀断水水更
流,
举杯消愁愁更愁
Rút dao chém nước, nước 
trôi, 
Tiêu sầu nhấc chén, lại dôi 
nỗi sầu.
Hai câu thơ trên đã diễn tả nỗi lòng buồn sầu của nhà 
thơ tựa như nước tuôn chảy không có điểm dừng. 
Dao dù sắc chém xuống dòng nước nhất thời có thể 
ngăn nước chảy trong giây lát, nhưng rồi nước lại càng 
chảy xiết hơn. Tựa như nhà thơ có thể mượn rượu tạo 
ra cảm giác say, để nhất thời quên được nỗi buồn, 
nhưng khi tỉnh lại nỗi ưu sầu lại càng não nề gấp bội.
(VD 4) 沅湘流不尽,屈
子怨何深
Nguyên Tương lưu bất 
tận, 
Khuất Tử oán hà thâm
Nguyên Tương chảy mãi 
không ngừng, nỗi oán 
trách của Khuất Tử sâu 
tới mức nào
Đới Thúc Luân đã viết ra câu thơ này trong bài “《过
三间庙》/Qua ba gian miếu” (
post-poem-126051-1.shtml), ví nỗi buồn hận, oán 
trách của Khuất Tử giống như nước sông Nguyên 
Tương chảy mãi không ngừng.
Lí Ích trong bài “《宫怨》/Cung oán” (
tianya.cn/post-poem-126051-1.shtml) đã viết:
(VD 5)似将海水添宫漏,共滴长门一夜长/Như thêm 
nước biển vào đo thời gian trong cấm cung, đêm dài ở 
Trường Môn biết bao giờ mới hết.
Câu thơ trên đã diễn tả tâm trạng buồn sầu của con 
người, khó đong đếm được như lượng nước trong 
đại dương.
Nhà thơ Đỗ Phủ cũng dùng câu:
(VD 6) 水静楼阴直,山
昏塞日斜
Thủy tĩnh lâu âm trực,
Sơn hôn tái nhật tà.
Mặt nước phẳng lặng soi 
bóng lầu gác, mặt trời 
xuống núi hoàng hôn 
bao trùm
(Đỗ Phủ《遣怀》/
Khiển hoài) (Trần Trọng 
Kim - tuyển dịch,1995).
Ý thơ đã miêu tả sự cô quạnh của nhà thơ trong dáng 
hoàng hôn lạnh lẽo, khiến cho tâm trạng càng trở nên 
bi sầu.
3.4. Nước là tình cảm
Tình cảm mang đến cho chúng ta sự ấm áp, gắn bó 
và sức mạnh. Cho dù là ở đâu, lúc nào, là người giàu 
có hay kẻ khốn khó, tình cảm cũng luôn tạo ra sự gắn 
bó, động lực sống và hạnh phúc cho mình. Vì vậy, 
tình cảm với cuộc sống mỗi người là điều vĩnh hằng, 
thiêng liêng và không thể thiếu được. Giống như cuộc 
sống không thể thiếu được nguồn nước, thể hiện qua 
các khái niệm trừu tượng, cũng có thể là sự vật cụ thể, 
mà các nhà thơ đã lấy đặc trưng của nước để diễn tả 
các cung bậc tình cảm khác nhau. Ví dụ: “高山流水/
Cao sơn lưu thủy – Nước chảy trên núi cao/bạn tri kỷ”, “
柔情似水/Nhu tình tự thủy – Tình nồng như làn nước/
tình yêu nam nữ quyến luyến bên nhau”, “望穿秋水/
Vọng xuyên thu thủy – Mong chờ xuyên nước mùa 
thu/mong ngóng bạn hiền nơi xa”.
Nước từ trong nguồn chảy ra, bao dung tới vạn vật trên 
trái đất, giống như người mẹ khi sinh ra những đứa 
con đã truyền máu thịt, nguồn dinh dưỡng cho con 
lớn lên. Trên thế gian này, chỉ có duy nhất người mẹ là 
luôn luôn mở rộng cõi lòng, sẵn sàng cho các con tất 
cả những gì mình có, luôn dõi theo mỗi bước đường 
con đi và luôn mong các con sớm đến bến bờ hạnh 
phúc. Vì vậy, ví nước giống như tình cảm của người 
mẹ là vô cùng xác đáng. Tiếng Hán diễn đạt như sau:
(VD 7) 大海,母
亲硕大的子宫 
孕育着一轮新生
的红日
所以,请别说海
水是咸的 
那是支撑骨架成
形的珍珠
不要说海水是苦
涩的 
那是母亲阵痛的
眼泪
别说海水是清
冷的 
那是毛铁成钢,
必经的淬火
从母亲的瞳孔
望去 
生命的暖色,弥
漫开来。
Biển cả, tấm lòng bao la của 
người mẹ,
Ấp ủ thai nhi như vầng dương 
vừa mọc.
Do vậy, đừng nói rằng nước 
biển là mặn,
Đó là châu ngọc tạo hình hài 
xương cốt.
Đừng cho rằng nước biển là 
đắng chát,
Đó chính là hàng lệ đau đớn 
của người mẹ.
Và đừng cho rằng nước biển là 
giá lạnh,
Phôi sắt muốn trở thành gang 
thép, phải qua nước lửa tôi rèn.
Hãy nhìn sâu vào đáy mắt mẹ,
Sẽ thấy ngập tràn hơi ấm cuộc 
đời. 
( 水 , 生 命 之 源 / N ư ớ c : 
cội nguồn của sự sống) 
(
poem-126051-1.shtml).
42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
(VD 8) 大海啊大
海,
就像妈妈一样,
走遍天涯海角,
总在我身旁。
Hỡi biển cả bao la,
Giống như lòng của mẹ,
Dù con đến nơi góc bể chân 
mây,
Người vẫn luôn ở bên con.
(Đổng Văn Hoa《大海在呼
喚》/lời bài hát “Tiếng gọi 
nơi biển cả”)(
newxue.com/jingdianyu-
lu/134466164610869.html).
Trong “Kinh thi《诗经》” đã từng miêu tả dòng 
nước mềm mại là biểu tượng duyên mối của tình 
yêu như sau:
(VD 9)“关关睢鸠,在河之洲,窈窕淑女,君子好
逑/Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu 
thục nữ, quân tử hảo cầu: Thư cưu ứng đối, tại cồn sông 
bồi. Gái hiền thùy mị, Quân tử đẹp đôi” (
sina.com.cn/s/blog_405935730101dv69.html).
Đỗ Phủ đã viết trong bài “《登岳阳楼》Đăng Nhạc 
Dương lâu/Lên lầu Nhạc Dương” (G. Lakoff and M. 
Johnson, 1980) như sau:
(VD 10) “吴楚东南坼、乾坤日夜流/ Ngô Sở chia tách 
hai phía đông nam, đất trời đêm ngày chảy cùng nước”. 
Hồ Động Đình rộng lớn đã chia cắt hai nước Ngô-Sở. 
Chỉ có trăng, sao, mây, trời giao hòa với hồ nước. Hồ 
nước có thể chứa đựng được cả vũ trụ, tựa như tấm 
lòng rộng mở trải khắp thế gian, vượt qua tuổi tác 
thời gian, sóng gió cuộc đời cô đơn của nhà thơ. Sóng 
nước hồ Động Đình đã diễn tả cõi lòng khoáng đạt, 
tình cảm sâu nặng với cuộc đời của nhà thơ.
Lí Bạch trong bài “《赠汪伦》/Tặng Uông Luân” (Trần 
Trọng Kim - tuyển dịch, 1995) có câu:
(VD 11) “桃花潭水深千尺,不及汪伦送我情/Nước 
đầm Hoa Đào sâu nghìn trượng, nào sánh được tình 
cảm Uông Luân với mình”.
Câu thơ đã miêu tả tình bạn của Uông Luân đối với 
nhà thơ còn sâu hơn nước đầm Hoa Đào.
Lí Thiệp trong một đêm thao thức đã dùng tiếng 
nước suối chảy róc rách để diễn tả tình cảm bi sầu 
tha hương, và cuộc đời sóng gió của mình trong với 
bài “《在宿武关》/Nghỉ tại Vũ Quan” (
newxue.com/jingdianyulu/134466164610869.html):
(VD 12) “关门不锁寒溪水,一夜潺湲送客愁/Quan 
môn bất tỏa hàn khê thủy, nhất dạ sằn viên tống khách 
sầu – Cánh cửa đồ sộ như Vũ Quan cũng không chặn 
được dòng suối lạnh, dòng nước lững lờ trong đêm tiễn 
đưa nỗi buồn của lữ khách”. 
Nguyên Chân với bài “《离思》/Li tứ” (
tianya.cn/post-poem-126051-1.shtml) đã biểu đạt 
tình cảm tiếc thương sâu nặng của mình với người vợ 
đã mất qua câu:
(VD 13) “曾经沧海难为水,除去巫山不是云/Tằng 
kinh Thương Hải nan vi thủy, trừ khử Vu sơn bất thị vân 
– Đã qua Thương Hải thì khó có nước nơi nào là đẹp 
nữa, không núi nào có mây đẹp như Vu Sơn”.
Qua hình ảnh sông nước Thương Hải mênh mông, 
nhà thơ không còn cảm nhận thấy cái đẹp làn nước 
nơi khác của nữa. Vu Sơn có đỉnh Chiêu Vân cao như 
chạm tới mây trời, mây nơi khác không thể sánh được. 
Với nhà thơ, người vợ đã mất được ví như Thương Hải, 
Vu Sơn. Không cô gái nào khác có thể thay thế, giành 
được tình yêu của nhà thơ như dành cho vợ mình. 
Tình yêu này là vĩnh hằng.
Lí Bạch trong bài “《江夏行》/Giang hạ hành” (Trần 
Trọng Kim - tuyển dịch, 1995) đã viết:
(VD 14)“眼看帆去远,心逐江水流/Nhãn khán phàm 
khứ viễn, tâm trục giang thủy lưu – Mắt nhìn cánh buồm 
xa khơi, lòng theo con nước cùng đi với thuyền”.
Ý của hai câu thơ trên diễn tả tình cảm nhớ nhung 
của người thiếu phụ có chồng là thương nhân đang 
ngồi thuyền giong buồm đi xa. Tình cảm của người 
vợ dường như đang đuổi theo con nước chảy đến cập 
mạn con thuyền có người chồng đang ngồi.
Các ví dụ trên đã miêu tả tình thân, tình bạn và cả tình yêu 
qua miền ẩn dụ ý niệm nước là tình cảm của con người.
3.5. Nước là phẩm hạnh
Nước biểu trưng cho sự trong sạch. Bản thân nước có 
tính năng làm sạch, gột rửa và trung hòa. Nước còn 
giúp chữa khỏi một số bệnh tật, giúp cho con người 
tươi trẻ. Do đó, nước được coi là thiêng liêng, được 
dùng trong các nghi lễ tắm gội, xóa bỏ mọi lỗi lầm 
và mọi vết nhơ. Trong tiếng Hán, nước được ví như 
người có phẩm cách tốt đẹp qua cách diễn đạt: “上盖
若水/Thượng cái nhược thủy – Tưới cho vạn vật như 
nước/nước tưới mát cho vạn vật nhưng không tranh 
giành thứ gì”, “饮水思源/ẩm thủy tư nguyên - uống 
43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
nước nhớ nguồn”, “静水流深/Tĩnh thủy lưu thâm – 
Nước lặng chảy vào chỗ sâu: đạo làm người là không 
khoa trương, có thái độ khiêm nhường, không để cho 
mâu thuẫn ràng buộc, không để cho dục vọng trói 
buộc”. Một số câu thơ diễn tả như sau:
(VD 15)“朗如日月,清如水镜/Lãng như nhật 
nguyệt, thanh như thủy kính – Sáng như mặt trăng 
mặt trời, trong như dòng nước và gương sáng”. (Dương 
Quýnh《郪县令扶风窦兢字思谨赞》Thê huyện lệnh 
phù phong độc kinh tự tư cẩn tán) (Trần Trọng Kim - 
tuyển dịch, 1995).
Ý thơ ca ngợi quan lại thời xưa thanh liêm chính trực. 
Ngày nay ví với những người có nhân cách và tiết 
tháo cao thượng, được mọi người ngưỡng mộ.
(VD 16)“息阴无恶木,饮水必清源/Tức âm vô ác 
mộc, ẩm thủy tất thanh nguyên – Nghỉ dưới tán cây 
cần chọn cây lành, uống nước sông cần chọn nơi có 
nguồn nước sạch”. (Vương Duy《济上四贤咏》Tế 
thượng tứ hiền vịnh/ Vịnh Tế Thượng Tứ hiền) (Trần 
Trọng Kim - tuyển dịch, 1995).
Tứ thơ miêu tả phẩm cách thanh bạch, cao thượng 
của con người.
(VD 17) “在山泉水清,出山泉水浊/Tại sơn tuyền thủy 
thanh, xuất sơn tuyền thủy trọc – Nước nguồn trong núi 
thì trong, nước ra khỏi núi nước trong đục ngầu”.
Đỗ Phủ đã ví sự thanh tao của ẩn sĩ khi sống trong núi, 
nhưng khi rời núi về với đời thường thì tâm hồn lại 
bị vẩn đục. (Đỗ Phủ《佳人》/Giai nhân) (Trần Trọng 
Kim - tuyển dịch, 1995).
3.6. Nước là trí tuệ và tài năng
Người Trung Quốc thường nói đến kiến thức với nhiều 
tầng bậc khác nhau, càng đi sâu nghiên cứu sẽ càng thấy 
được những điều tinh túy. Có cách diễn đạt như sau:
(VD 18) “知识好像砂石地下的泉水,掘得越深越清
澈/Kiến thức giống như dòng suối ngầm dưới lớp cát 
sỏi, càng đào sâu xuống thì càng trong” (https://mojim.
com/twy106358x1x1.htm).
(VD 19) “小溪声喧哗,大海寂无声/Con suối nhỏ 
tiếng nước chảy ào ào, biển lớn tịch mịch lặng tiếng” 
(https://mojim.com/twy106358x1x1.htm).
Ví dụ (19) miêu tả người có chút công trạng hay kiến 
thức thường ồn ào khoe khoang, lớn tiếng ồn ào như 
tiếng nước suối nhỏ tuôn chảy; người thực sự có kiến 
thức uyên thâm, bác học thường khiêm nhường ít 
tiếng, ví như sự tĩnh mịch của biển cả.
Trong tiếng Hán còn dùng:“求贤若渴/Cầu hiền 
nhược khát – Tìm người tài như người khát tìm nước 
uống/khát khao tìm kiếm nhân tài”, “沧海拾珠/
Thương hải thập châu – Nhặt châu ngọc nơi biển cả/
tìm kiếm nhân tài”, “蛟龙得水/Giao long đắc thủy – 
Giao long gặp nước: nhân tài có đất dụng võ”, “激浊
扬清/Kích trọc dương thanh – Gạn đục khơi trong/
chọn lấy người tài”để chỉ địa vị quan trọng của 
người có tài. Hoặc miêu tả những người giỏi giang 
qua cách diễn đạt: “八仙过海/Bát tiên quá hải – Tám 
vị tiên vượt biển/mỗi người có một biệt tài”, “口若悬
河/Khẩu nhược huyền hà - miệng như nước chảy trên 
cao/có biệt tài hùng biện”, “智者乐水/trí giả nhạc thủy 
– Người thông minh biết trị nước/người thông minh 
thường xử lí công việc, phản ứng linh hoạt như nước 
chảy”.
3.7. Nước là công sức và nghị lực
Nước chảy sinh ra công lực, tạo ra năng lượng. Trong 
tiếng Hán diễn đạt:“涓涓不息,而成江河/Quyên 
quyên bất tức, nhi thành giang hà – Dòng nước nhỏ 
chảy chậm, cũng tích thành sông lớn/tích tiểu thành 
đại”, “不到黄河不死心/Bất đáo Hoàng Hà bất tử tâm 
– Chưa đến Hoàng Hà thì lòng chưa nản/làm đến 
cùng”, “河山带砺/Hà sơn đới lệ – Hoàng Hà sông dài 
và hẹp, Thái Sơn đá thô ráp/dẫu bao lâu, biến cố thế 
nào cũng không thay đổi”, “中流砥柱/Trung lưu để trụ 
– Núi Đế Trụ vững chắc trong dòng xiết Hoàng Hà: trụ 
cột vững vàng”để biểu đạt nghị lực, quyết tâm của 
con người.
(VD 20)“凭他的那种水滴石穿的学习毅力一定能像
艺术的高峰发展/Với nghị lực học tập bền bỉ như vậy, nó 
nhất định sẽ vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật” (http://
blog.sina.com.cn/s/blog_405935730101dv69.html).
Trong ví dụ trên, “水滴石穿/Thủy đê thạch xuyên – 
Nước nhỏ giọt nhưng có thể xuyên qua đá”, cũng chính 
là sự miêu tả ý chí bền bỉ, quyết tâm của con người.
Những ngữ cố định tiếng Hán biểu thị sự uổng phí 
công sức con người liên quan đến nước thường gặp 
như: “精卫填海/Tinh Vệ điền hải – Dã tràng xe cát/
công dã tràng, công cốc”, “打水漂/đả thủy phiêu – 
ném đá lướt trên mặt nước/uổng phí công sức mà 
không thu được kết quả gì”, tương tự còn có các ngữ 
cố định khác, như “海底捞月/hải để lao nguyệt – mò 
trăng đáy nước”, “竹篮打水/trúc lam đả thủy – dùng 
làn tre múc nước”, “煎水作冰/chiên thủy tác băng – 
rán nước làm băng”.
44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Tiếng Hán đã ý niệm hóa, nhân cách hóa thực thể 
nước bằng những ngôn từ liên quan đến tự nhiên, xã 
hội và con người qua một số mô hình ẩn dụ ý niệm 
cấu trúc nêu trên. Với các mô hình ẩn dụ ý niệm bản 
thể và định hướng qua MIỀN NGUỒN là thành tố nước 
trong tiếng Hán, chúng tôi xin được luận bàn trong 
những nghiên cứu sau này.
4. KẾT LUẬN
Trải qua quá trình lịch sử, tiếng Hán đã chứa đựng 
trong mình những trầm tích văn hóa của các dân tộc 
Trung Hoa. Từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm khúc xạ qua 
thành tố nước, bước đầu chúng ta có thể thấy được 
một số nét chấm phá của đặc trưng ngôn ngữ và văn 
hóa Trung Quốc. Là một trong ngũ hành, nước dưới 
góc nhìn của người Trung Quốc có rất nhiều đặc tính 
phức tạp, mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực ánh xạ 
đến con người. Do đó, ý nghĩa ẩn dụ của nước trong 
ngôn ngữ Hán khá đa dạng, thể hiện rõ nét đặc điểm 
tri nhận, khả năng tư duy liên tưởng, gắn nước với đời 
sống xã hội của con người. Cho thấy, ẩn dụ ý niệm 
của nước không chỉ là vấn đề thuần túy ngôn ngữ, 
mà con là vấn đề văn hóa hết sức lý thú. Trong khuôn 
khổ bài viết này, chúng tôi đã cố gắng làm rõ mô hình 
ẩn dụ ý niệm của nước với con người trong ngôn ngữ 
Hán qua 7 tiểu loại khác nhau, gồm: nước đã đóng 
vai trò là miền nguồn ánh xạ tới diện mạo, đặc điểm 
tính cách, tâm trạng, tình cảm, phẩm chất, trí tuệ, công 
sức và nghị lực của con người. Tuy nhiên, những nội 
dung trên mới chỉ điểm qua ở một góc rất hẹp, còn 
tản mạn, chưa thể giải nghĩa thấu đáo, rõ ràng, đầy đủ 
về các vấn đề ẩn dụ ý niệm trong tiếng Hán. Chúng 
tôi hy vọng tới đây sẽ tiếp tục có những nghiên cứu 
để bổ sung tài liệu cho nghiên cứu, đối chiếu và dạy 
học ngôn ngữ – văn hóa nước ngoài tại Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo:
1. Phan Thế Hưng (2007), Ẩn dụ ý niệm, Tạp chí Ngôn 
ngữ, Số 7, tr. 9.
2. Trần Trọng Kim - tuyển dịch (1995), Đường thi, NXB 
Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh.
3. Lí Toàn Thắng (2005),  Ngôn ngữ học tri nhận từ lí 
thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Phương 
Đông, Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc tr ưng văn hoá 
– dân tộc của ngôn ngữ và t ư duy ở người Việt (trong sự 
so sánh với những dân tộc khác), NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Hà Nội.
5. G. Lakoff and M. Johnson (1980), Metaphor we live 
by, Chicago, London.
6. <
lu/134466164610869.html>.
7. .
8. <
blog_405935730101dv69.html>.
9. .
ON THE CONCEPTUAL CHINESE METAPHORS OF SHUI/WATER AS RELATED TO HUMANS
CAM TU TAI
Abstract: Water is the resource of life, is one of the compounds forms and nurtures all creatures 
on earth. Water is also more closely linked with each person, every nation and every culture. In 
Chinese and Chinese culture, water is mapped to a lot of phenomena, objects and contexts. This 
article is conducted based on the theory of conceptual metaphors by Lakoff and Johnson (1980) 
and through a preliminary analysis of some conceptual metaphors which are mapped to water 
elements in Chinese vocabulary. The article shows that water, with its inherent properties through 
the process of thinking and cognition, characterizes the Chinese culture whose role is the reflection 
source to the target source of human and their movements in social life. The articles depicts the 
metaphors of water, which contain human-related attributes are face, characteristic, mood, emotion, 
quality, intelligence, industriousness and determination. The research is undertook in an attempt to 
make a contribution to the teaching and researching of foreign languages and cultures in Vietnam 
and elsewhere.
Keywords: conceptual metaphors, Chinese, cognition, culture.

File đính kèm:

  • pdfban_ve_an_du_y_niem_nuoc_voi_con_nguoi_trong_tieng_han.pdf