Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 8: Sử dụng các biểu thức, đoạn mã trong After Effect và xuất bản dự án
Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức
Biểu thức là ngôn ngữ kịch bản được dựng sẵn trong After
Effects, và bạn có thể sử dụng chúng để tự động hóa một số tác
vụ hoạt hình mà nếu không dùng biểu thức, đó sẽ là công việc
nhàm chán hoặc phải tốn nhiều thời gian thì mới hoàn thành.
Bạn có thể thêm biểu thức vào bất cứ layer hay thuộc tính hiệu
ứng nào, và (tùy thuộc vào loại biểu thức bạn dùng) chúng sẽ bổ
sung hoặc thay thế các keyframe mà bạn đã thiết lập.Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức
Tìm biểu thức
Bạn có thể tìm thêm một số biểu thức tại nhiều trang trên Website để sử
dụng trong After Effects. Một cách tốt để bắt đầu là tìm kiếm trên Google
theo các từ “After Effects” và “Expressions”. Sau đây là một danh sách ngắn,
kèm theo ghi chú về một số tài nguyên mà có thể bạn sẽ muốn xem qua:Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức
Sử dụng biểu thức loopOut()
1. Mởi file Using Common Expressions.aep trong thư mục
ae11lessons, nhấn đúp chuột vào composition flourishes-Spikes
trong bảng Project để hiển thị và kích hoạt bảng này.
2. Nhấn chuột vào layer có tên Single Spike để đánh dấu layer này,
sau đó bấm phím R trên bàn phím để hiển thị thuộc tính Rotation.
3. Bấm giữ phím Alt trên bàn phím, sau đó nhấn vào Time-Vary
Stopwatch đối với thuộc tính Rotation để thêm một biểu thức
Rotation vào Timeline.Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức
Sử dụng biểu thức loopOut()
1. Thay thế văn bản giữ chỗ trong trường biểu thức bằng văn bản sau:
loopOut();
2. Nhấn chuột vào trường biểu thức để cho phép chỉnh sửa trường
này, tiếp đến thay đổi dòng mã bạn đã thêm vào trước đó thành
dòng mã sau: loopOut(type=”pingpong”);
3. Nhấn đúp chuột vào composition Dark City trong bảng Project để
trở về composition chính, sau đó xem trước composition theo chế
độ RAM Preview để thấy được hiệu ứng. Lưu file với tên Usi
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 8: Sử dụng các biểu thức, đoạn mã trong After Effect và xuất bản dự án
Bài 8: Sử dụng các biểu thức, đoạn mã trong After Effect và xuất bản dự án MUL316_Xử lý kỹ xảo với After Effect • Ngoài các kỹ thuật truyền thống, hai tính năng bổ sung mà bạn có thể dùng để tạo hoặc cải tiến hoạt hình là biểu thức (expression) và mã kịch bản (script). Việc sử dụng những đoạn mã giúp bạn thực hiện hoạt hình một cách mượt mà và không mất quá nhiều thời gian để tạo các keyframe. Mục tiêu NỘI DUNG Nội dung Các biểu thức đơn giản để cải tiến hoạt hình. Áp dụng các mã kịch bản (script) để cải tiến luồng công việc. Cách tìm thêm biểu thức và mã kịch bản để sử dụng. Thêm compositions cho Render Queue. Điều chỉnh các thiết lập trong Render Settings và Output Module Settings. Tạo các mẫu Render để nới rộng (ease) các tác vụ lặp. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Biểu thức là ngôn ngữ kịch bản được dựng sẵn trong After Effects, và bạn có thể sử dụng chúng để tự động hóa một số tác vụ hoạt hình mà nếu không dùng biểu thức, đó sẽ là công việc nhàm chán hoặc phải tốn nhiều thời gian thì mới hoàn thành. Bạn có thể thêm biểu thức vào bất cứ layer hay thuộc tính hiệu ứng nào, và (tùy thuộc vào loại biểu thức bạn dùng) chúng sẽ bổ sung hoặc thay thế các keyframe mà bạn đã thiết lập. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Tìm biểu thức Bạn có thể tìm thêm một số biểu thức tại nhiều trang trên Website để sử dụng trong After Effects. Một cách tốt để bắt đầu là tìm kiếm trên Google theo các từ “After Effects” và “Expressions”. Sau đây là một danh sách ngắn, kèm theo ghi chú về một số tài nguyên mà có thể bạn sẽ muốn xem qua: Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức loopOut() 1. Mởi file Using Common Expressions.aep trong thư mục ae11lessons, nhấn đúp chuột vào composition flourishes-Spikes trong bảng Project để hiển thị và kích hoạt bảng này. 2. Nhấn chuột vào layer có tên Single Spike để đánh dấu layer này, sau đó bấm phím R trên bàn phím để hiển thị thuộc tính Rotation. 3. Bấm giữ phím Alt trên bàn phím, sau đó nhấn vào Time-Vary Stopwatch đối với thuộc tính Rotation để thêm một biểu thức Rotation vào Timeline. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức loopOut() 1. Thay thế văn bản giữ chỗ trong trường biểu thức bằng văn bản sau: loopOut(); 2. Nhấn chuột vào trường biểu thức để cho phép chỉnh sửa trường này, tiếp đến thay đổi dòng mã bạn đã thêm vào trước đó thành dòng mã sau: loopOut(type=”pingpong”); 3. Nhấn đúp chuột vào composition Dark City trong bảng Project để trở về composition chính, sau đó xem trước composition theo chế độ RAM Preview để thấy được hiệu ứng. Lưu file với tên Using Common Expressions-working.aep Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức random() 1. Với dự án Using Common Expressions-working.aep đang mở, nhấn đúp chuột vào composition Star Outlines trong bảng Project để hiển thị và kích hoạt composition này. 2. Nhấn chuột vào layer ở trên cùng ngăn xếp layer (Layer 4) để chọn layer này, sau đó bấm phím T trên bàn phím để hiển thị thuộc tính Opacity. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức random() 3. Nhấn chuột vào thuộc tính Opacity để chọn thuộc tính này, sau đó chọn Animation > Add Expression. Trong trường biểu thức hiện ra, thay thế phần văn bản giữ chỗ bằng đoạn mã sau: random(0,100); 4. Nhấn chuột vào thuộc tính Opacity lần nữa để xác nhận thuộc tính này đã được chọn, sau đó chọn Edit > Copy Expression Only. 5. Nhấn chuột vào layer thứ hai, bấm giữ phím Shift trên bàn phím, nhấn chuột vào layer cuối cùng để chọn tất cả các layer, sau đó chọn Edit > Paste. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức random() Thao tác này sẽ sao chép hiệu quả đoạn mã vào từng layer được chọn, cấp cho mỗi layer một đoạn hoạt hình ngẫu nhiên về độ mờ. Nhấn nhanh hai lần liên tục phím E trên bàn phím để xem các biểu thức đã được thêm vào tất cả các layer. Chọn File > Save để lưu những thay đổi trên vào dự án After Effects của bạn. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng thuộc tính time với biểu thức 1. Với dự án Using Common Expressions-working.aep đang mở, nhấn đúp chuột vào composition Dark City. 2. Trong bảng Timeline, chọn layer clouds (đám mây) để chọn layer này, sau đó nhấn chuột vào nút chuyển solo ở bên trái tên layer để ẩn mọi layer khác. Layer clouds là một layer hình dạng đã được áp dụng hiệu ứng Fractal Noise (Nhiễu phân dạng). Chính hiệu ứng này mang lại hình thức kết cấu dạng đám mây cho layer. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng thuộc tính time với biểu thức 3. Nhấn đúp chuột vào hiệu ứng Fractal Noise bên dưới tên layer để hiện bảng Effect Controls. Sau đó, nhấn chuột phải vào thuộc tính Evolution và chọn Reveal in Timeline từ menu hiện ra. 4. Giữ Alt sau đó nhấn vào biểu tượng Time-vary stopwatch đối với thuộc tính Evolution. 5. Nhấn chuột vào nút menu ngôn ngữ biểu thức ( ) trong giao diện biểu thức, sau đó chọn Global > time từ menu hiện ra. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng thuộc tính time với biểu thức 6. Nhấn chuột vào trường biểu thức sau thuộc tính time và thêm đoạn mã sau: *200; Biểu thức hoàn chỉnh trông sẽ như thế này: time*200; 7. Tắt nút chuyển solo của layer clouds, sau đó xem trước theo RAM đoạn hoạt hình. 8. Lưu file Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức wiggle() 1. Với dự án Using Common Expressions-working.aep đang mở, hãy bật nút chuyển solo đối với các layer tạo hình dạng tên là orange (cam), green (xanh lục) và red (đỏ). 2. Với layer orange được chọn, hãy nhấn nhanh phím U hai lần liên tiếp trên bàn phím. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức wiggle() 3. Giữ phím Alt trên bàn phím và nhấn chuột vào Time-vary stopwatch bên trái thuộc tính Start Point của Gradient Fill 1 để thêm một biểu thức vào thuộc tính này. 4. Thay thế văn bản giữ chỗ bằng đoạn mã sau: wiggle(10,50); Hàm wiggle ở trên có hai tham số (parameter): Tham số đầu chỉ định tần suất, số lần lắc lư (wiggle) trên mỗi giây. Tham số thứ hai thiết lập biên độ, lượng biến đổi lớn nhất áp dụng vào thuộc tính mà hàm wiggle tác động đến. Biên độ sẽ sử dụng đơn vị đo lường của thuộc tính được bạn áp dụng vào. Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức wiggle() 5. Với layer orange vẫn đang được chọn, bấm Ctrl+~ trên bàn phím để ẩn tất cả các thuộc tính của layer. Lúc này, với layer green được chọn, bấm nhanh phím U hai lần liên tiếp trên bàn phím. 6. Giữ phím Alt trên bàn phím và nhấn chuột vào Time-vary stopwatch ở bên trái thuộc tính Start Point của để thêm một biểu thức vào thuộc tính đó. Thay thế văn bản giữ chỗ trong trường biểu thức bằng đoạn mã sau: wiggle(15,20); Tự động tạo hoạt hình bằng biểu thức Sử dụng biểu thức wiggle() 7. Với layer red được chọn, bấm nhanh phím U hai lần liên tiếp trên bàn phím. 8. Giữ phím Alt trên bàn phím và nhấn chuột vào Time-vary stopwatch bên trái thuộc tính Start Point để thêm một biểu thức vào thuộc tính đó. Thay thế văn bản giữ chỗ trong trường biểu thức bằng đoạn mã sau: wiggle(5,30); 9. Tắt nút chuyển solo cho cả ba layer và hiển thị toàn bộ composition. Xem trước theo RAM đoạn hoạt hình. 10. Chọn File > Save để lưu những thay đổi này vào dự án After Effects của bạn. Giờ bạn có thể đóng dự án khi đã hoàn tất mọi việc với nó. Làm việc với mã kịch bản Cài đặt và chạy mã kịch bản • Khi After Effects khởi động, nó sẽ tự động tải các mã kịch bản từ thư mục Scripts. • Một số mã kịch bản xuất hiện ở dạng cài đặt sẵn với After Effects và được tự động cài đặt vào thư mục Scripts trong thư mục ứng dụng (Aplications) trong ổ cứng. • Các mã kịch bản được tải sẽ sẵn dùng từ menu File > Scripts. Bạn có thể chạy mã kịch bản ngay cả khi chưa tải chúng, bằng cách chọn File > Scripts > Run Script File. Làm việc với mã kịch bản Tạo mã kịch bản • Nếu đã quen với các ngôn ngữ tạo mã kịch bản khác như JavaScript hay ActionScript, có thể bạn sẽ muốn khám phá một số tùy chọn sẵn dùng để viết mã kịch bản cho riêng mình. • Bạn có thể viết mã kịch bản cho riêng mình trong After Effects với Script Editor (Trình chỉnh sửa mã kịch bản), vốn là một phần của ExtendScript Toolkit (Bộ công cụ tạo mã kịch bản mở rộng). • Để bắt đầu Script Editor, chọn File > Scripts > Open Script Editor. Làm việc với mã kịch bản Tìm thêm mã kịch bản Có nhiều trang trên Web mà tại đó, bạn có thể tìm các mã kịch bản khác cho After Effects, hoặc cho những ứng dụng khác trong bộ công cụ sáng tạo Creative Suite của Adobe. Sau đây là danh sách có chú thích về một số nguồn có sẵn cho bạn: Làm việc với mã kịch bản Sử dụng và chạy mã kịch bản Khi bạn cài đặt After Effects trên máy tính, một thư mục mã kịch bản sẽ được tạo tự động bên trong thư mục ứng dụng (Aplications) của After Effects trên ổ cứng. Tùy thuộc vào hệ điều hành mà bạn có thể sắp đặt thư mục đó tại đây: • Trên hệ điều hành Windows: Program Files/Adobe/Adobe After Effects CS6/Support Files. • Trên hệ điều hành Mac (Mac OS): Applications/Adobe After Effects CS6. • Nếu bạn đã sao chép file mã kịch bản vào thư mục Scripts nằm bên trong thư mục ứng dụng (Aplications) của After Effects trên ổ cứng: Chọn File > Scripts > Sau đó, chọn mã kịch bản mà bạn muốn chạy từ danh sách. • Nếu bạn đã lưu file mã kịch bản ở chỗ khác trên ổ cứng: Chọn File > Scripts > Run Script File... • Trong hộp thoại hiện ra, di chuyển đến vị trí lưu file mã kịch bản của bạn và nhấn đúp chuột vào file này để chạy. Làm việc với mã kịch bản Sử dụng mã kịch bản Ease and Wizz Để cài đặt mã kịch bản Ease and Wizz, hãy sao chép file Ease and wizz.jsx và thư mục easingExpressions vào thư mục ScriptUI Panels bên trong thư mục ứng dụng (Aplications) của After Effects trên ổ cứng. Bạn có thể tìm thấy thư mục mã kịch bản ở các vị trí sau: • Trên hệ điều hành Windows: Program Files/Adobe/Adobe After Effects CS6/Support Files. • Trên hệ điều hành Mac: Applications/Adobe After Effects CS6. • Sau khi đã sao chép các file vào thư mục thích hợp, bạn phải thay đổi tùy chỉnh trong After Effects để cho phép mã kịch bản này tạo một bảng mới. • Trong After Effects, chọn Edit > Preferences > General. Trong mục General của bảng Preferences, bật nút chuyển có tiêu đề Allow Scripts to Write Files and Access Network. • Sau khi sao chép mã kịch bản vào thư mục ScriptsUI và thay đổi tùy chỉnh xong, bạn phải khởi động lại After Effects để bảng Ease and Wizz có thể truy cập được qua menu Window như các bảng khác. Làm việc với mã kịch bản Sử dụng mã kịch bản Ease and Wizz 1. Chọn File > Open Project và di chuyển đến thư mục ae11lessons. Tìm dự án có tên SecretOfSuccess-Animated.aep và nhấn đúp chuột vào dự án này để mở file. 2. Chọn Window > Ease and Wizz.jsx để mở bảng Ease and Wizz. Thao tác này sẽ mở ra một bảng rất lớn với nhiều khoảng trống. Thay đổi kích thước bảng này bằng cách nhấn chuột và kéo ở góc phải bên dưới bảng Ease and Wizz, để từ đó dễ quản lý bảng hơn. Làm việc với mã kịch bản Sử dụng mã kịch bản Ease and Wizz 3. Nhấn chuột vào layer Spot Light 1 để chọn layer này, sau đó bấm phím U trên bàn phím để hiển thị các thuộc tính được tạo chuyển động. 4. Nhấn chuột phải vào keyframe đầu tiên được đánh dấu và từ menu hiện ra, chọn Keyframe Assistant > Easy Ease. 5. Với layer Spot Light 1 được chọn, giữ phím Ctrl và bấm phím dấu ngã (~) trên bàn phím để ẩn tất cả các thuộc tính của layer này. Sau đó, khóa layer. Làm việc với mã kịch bản Sử dụng mã kịch bản Ease and Wizz 6. Mỗi layer văn bản có thuộc tính Y Rotation hoặc X Rotation được diễn hoạt. Nhấn chuột vào thuộc tính Y Rotation được diễn hoạt của layer tên là THE. Làm việc với mã kịch bản Sử dụng mã kịch bản Ease and Wizz 7. Áp dụng các thiết lập Ease and Wizz tương tự cho các thuộc tính xoay Rotation được tạo chuyển động của 5 layer văn bản còn lại. 8. Xem trước đoạn hoạt hình theo RAM. Lúc này, đoạn hoạt hình trông có vẻ sinh động và hấp dẫn hơn. Chọn File > Save As và di chuyển đến thư mục ae11lessons. Đổi tên dự án thành SecretOfSuccess-Animated-complete.aep và nhấn Save. Xuất các dự án After Effects Render file cho đầu ra After Effects hỗ trợ sản phẩm đầu ra cho các định dạng video, audio và ảnh tĩnh dưới đây: Tìm hiểu về Render Queue Bảng Render Queue là giao diện chính để render và xuất file trong After Effects. Bạn có thể quản lý cùng lúc nhiều phần tử render, trong đó mỗi phần tử sẽ có các thiết lập đầu ra riêng. Bạn có thể tạo cũng như áp dụng các mẫu có sẵn vào việc render và các thiết lập đầu ra trong Render Queue, nhằm giúp đạt hiệu suất cao. Render Queue có hai tùy chọn mà bạn phải cấu hình: • Render Settings (Các thiết lập render): Những tùy chọn này thiết lập các tính năng cho file đầu ra, chẳng hạn như độ phân giải, tốc độ khung hình và thời lượng. • Output Module (Môđun đầu ra): Những tùy chọn này chỉ định các thiết lập như định dạng đầu ra và nén. Output Module cũng có một phần gọi là Output To, cho phép bạn lựa chọn vị trí thư mục và tên cho file đầu ra. Tìm hiểu về Render Queue Thêm các composition vào Render Queue 1. Chọn File > Open Project, di chuyển đến thư mục ae12lessons, nhấn đúp chuột vào Adding Comps to the Render Queue.aep để mở file. 2. Trong bảng Project, nhấn đúp chuột vào composition Jabberwocky để chọn và kích hoạt composition này trong bảng Composition. 3. Chọn Composition > Add to Render Queue để mở bảng Render Queue và thêm composition trên dưới dạng một phần tử render. Tìm hiểu về Render Queue Thêm các composition vào Render Queue 4. Nhấn chuột vào tam giác hướng xuống dưới ở bên phải Render Settings để chọn một mẫu mới dùng để render phần tử này. Từ danh sách hiển thị, chọn DV Settings. 5. Nhấn chuột vào tam giác hướng xuống dưới ở bên phải Output Module để chọn một mẫu đầu ra mới. Từ danh sách hiển thị, chọn QuickTime DV NTSC 48 kHz để tạo một file tương thích với tiêu chuẩn NTSC của video kỹ thuật số. Tìm hiểu về Render Queue Thêm các composition vào Render Queue 6. Nhấn chuột vào tam giác hướng xuống dưới ở bên phải Output To và chọn Comp Name từ danh sách hiện ra; thao tác này sẽ mở một hộp thoại có tên là Open. 7. Trong hộp thoại, di chuyển đến thư mục dự án ae12lessons, sau đó nhấn nút Choose ở góc phải bên dưới hộp thoại để chọn vị trí lưu file đầu ra. 8. Nếu nhìn vào cột Status ngay phía trên Render Items, bạn sẽ thấy cột này giờ đây được thiết lập thành Queued. Điều đó có nghĩa là, file này sẽ được gộp chung khi đợt render tiếp theo diễn ra. Nhấn nút Render ở góc trên bên phải của bảng để bắt đầu render. Thao tác này xuất ra tất cả các phần tử trong danh sách đợi với tình trạng thiết lập là Queued. Tìm hiểu về Render Queue Thêm các composition vào Render Queue 6. Nhấn chuột vào tam giác hướng xuống dưới ở bên phải Output To và chọn Comp Name từ danh sách hiện ra; thao tác này sẽ mở một hộp thoại có tên là Open. 7. Trong hộp thoại, di chuyển đến thư mục dự án ae12lessons, sau đó nhấn nút Choose ở góc phải bên dưới hộp thoại để chọn vị trí lưu file đầu ra. 8. Nếu nhìn vào cột Status ngay phía trên Render Items, bạn sẽ thấy cột này giờ đây được thiết lập thành Queued. Điều đó có nghĩa là, file này sẽ được gộp chung khi đợt render tiếp theo diễn ra. Nhấn nút Render ở góc trên bên phải của bảng để bắt đầu render. Thao tác này xuất ra tất cả các phần tử trong danh sách đợi với tình trạng thiết lập là Queued. 9. Lưu file. Điều chỉnh các thiết lập render 1. Với file Adding Comps to the Render Queue-working.aep vẫn đang mở, nhấn đúp chuột vào composition Seneca—on speed để kích hoạt composition này. Chọn Composition > Add to Render Queue. 2. Nhấn chuột vào dòng chữ Best Settings ở bên phải nhãn Render Settings; thao tác này sẽ mở hộp thoại Render Settings. Điều chỉnh các thiết lập render 3. Đoạn hoạt hình trong composition kết thúc tại mức 5 giây (0;00;05;00) trên Timeline, do vậy bạn sẽ chỉ định một thời lượng tùy chỉnh cho file đầu ra để giảm cả kích cỡ file lẫn thời gian render. Nhấn nút Custom nằm ở góc phải bên dưới hộp thoại để mở hộp thoại Custom Time Span. Bạn dùng hộp thoại này để ghi đè thời lượng mặc định của phần tử render. Điều chỉnh các thiết lập render 4. Để giá trị của mã thời gian Start được thiết lập thành 0;00;00;00 và đổi giá trị End thành 0;00;06;29. Thao tác này sẽ thay đổi thời lượng thành 7 giây (0;00;07;00). 5. Nhấn vào dòng chữ Lossless bên phải nhãn Output Module; thao tác này sẽ mở hộp thoại Output Module Settings. 6. Từ menu xổ xuống của định dạng, chọn H.264. Thao tác này tạo ra một file MP4 tương thích với các thiết bị kỹ thuật số hiện đại nhất, cũng như với nhiều trình duyệt Web tương thích chuẩn HTML5. Nhấn OK để quay lại bảng Render Queue. 7. Lúc này, trạng thái của phần tử render là Queued, nghĩa là file này sẽ được gộp vào khi diễn ra thao tác render kế tiếp. Nhấn nút Render ở góc phải bên trên bảng để bắt đầu render. Tác vụ tạo bản sao trong Render Queue 1. Với file Adding Comps to the Render Queue-working.aep vẫn đang mở, nhấn chuột vào phần tử render Jabberwocky trong bảng Render Queue để đánh dấu phần tử này. 2. Chọn Edit > Duplicate để tạo một bản sao của phần tử. Tác vụ tạo bản sao trong Render Queue 3. Nhấn chuột vào mũi tên hướng xuống dưới ở bên phải nhãn Render Settings. Chọn Best Settings trong danh sách. 4. Mở hộp thoại Output Module Settings bằng cách nhấn chuột vào QuickTime DV NTSC, sau đó nhấn nút Format Options ở bên phải. Trong hộp thoại QuickTime Options, tab Video cho phép bạn nhìn thấy và điều chỉnh các thiết lập video của file bạn sẽ render. Nhấn vào menu xổ xuống Video Codec và chọn MPEG-4 làm bộ mã hóa/giải mã (codec) mới cho file QuickTime. Nhấn OK ở phần dưới cùng của bảng để quay lại hộp thoại trước đó. Tác vụ tạo bản sao trong Render Queue 5. Do file này thiếu thành phần audio, nên bạn hãy bỏ chọn ô Audio Output phía dưới cùng hộp thoại Output Module Settings. Nhấn OK để đóng hộp thoại. 6. Nhấn vào tên file ở bên phải của Output To, và trong hộp thoại Output Movie To, đổi tên file thành Jabberwocky-large mobile.mov. Nhấn Save để thực hiện tác vụ đổi tên và đóng hộp thoại. 7. Nhấn vào dấu cộng phía bên phải Output To để thêm một Render Module khác vào phần tử này. Tác vụ tạo bản sao trong Render Queue 8. Trong môđun render mới này, mở hộp thoại Output Module Settings bằng cách nhấn chuột vào “Lossless” và nhấn nút Format Options ở bên phải. Trong hộp thoại QuickTime Options, chọn MPEG-4 Video từ menu xổ xuống Video Codec. Trong vùng Basic Video Settings, thay đổi thanh trượt Quality thành 80. Nhấn OK ở dưới cùng của bảng để quay lại hộp thoại trước đó. Nhấn chuột vào hộp kiểm Resize để cho phép bạn thay đổi kích cỡ đầu ra của file video. Với hộp kiểm Lock Aspect Ratio được chọn, thay đổi chiều rộng của phần Resize to thành 360. Tác vụ tạo bản sao trong Render Queue 9. Nhấn chuột vào tên file phía bên phải Output To, và trong hộp thoại Output Movie To, đổi tên file thành Jabberwocky-small mobile.mov. Nhấn Save để hoàn thành tác vụ đổi tên và đóng hộp thoại. 10. Lúc này, trạng thái của phần tử render là Queued, nghĩa là file này sẽ được gộp vào khi diễn ra thao tác render kế tiếp. Vào thời điểm này, hàng đợi render sẽ render hiệu quả cả hai file theo tuần tự, nên có thể mất chút thời gian để hoàn tất. Bạn có thể bỏ qua pha (phase) render của bài tập này, nếu muốn. 11. Chọn File > Save. Giờ bạn đã có thể đóng file. Tạo các mẫu render 1. Với After Effects đang mở, chọn Edit > Templates > Render Settings để mở hộp thoại Render Settings Templates. 2. Nhấn nút New trong phần Settings của hộp thoại để mở hộp thoại Render Settings. Tạo các mẫu render 1. Với After Effects đang mở, chọn Edit > Templates > Render Settings để mở hộp thoại Render Settings Templates. 2. Nhấn nút New trong phần Settings của hộp thoại để mở hộp thoại Render Settings. 3. Nhập Low resolution preview vào trường Settings Name và nhấn OK ở dưới cùng hộp thoại. Tạo các mẫu render 4. Chọn Edit > Templates > Output Module để mở hộp thoại Output Module Templates. Lưu ý, hộp thoại này được thiết lập gần như giống hoàn toàn với hộp thoại Render Settings Templates. 5. Nhấn nút New trong phần Settings của hộp thoại để mở hộp thoại Output Module Settings. Nhấn nút Format Options ở phía bên phải của hộp thoại này. Trong hộp thoại QuickTime Options, nếu cần hãy chọn MPEG-4 Video từ menu xổ xuống Video Codec và thay đổi thanh trượt Quality thành 80. 6. Nhập QuickTime-MPEG4 Medium Quality vào trường Settings Name, sau đó nhấn OK ở dưới cùng hộp thoại. Xuất một file dự án 1. Chọn File > Open Project, di chuyển đến thư mục ae12lessons, sau đó nhấn đúp chuột vào Exporting to Flash.aep để mở dự án này. 2. Nhấn đúp chuột vào composition From word to deed trong bảng Project để kích hoạt bảng này. 3. Chọn File > Export > Adobe Flash Professional (XFL) để mở hộp thoại Export Settings. 4. Nhấn chuột vào nút radio để chọn Rasterize To và chắc chắn menu xổ xuống Format đã được thiết lập về dạng FLV. Cắt và xén composition 1. Chọn File > Open Project, di chuyển đến thư mục ae12lessons, sau đó nhấn đúp chuột vào file Trimming and Cropping Comps.aep để mở dự án này. 2. Trong bảng Project, nhấn đúp chuột vào composition Creativity để kích hoạt composition này trong bảng Timeline. 3. Nhấn chuột vào layer số 1 (layer văn bản) để chọn layer này, sau đó nhấn phím U trên bàn phím. Thao tác này sẽ hiển thị tất cả các thuộc tính trên layer có đoạn hoạt hình được bật này. 4. Di chuyển playhead đến mức 6 giây (0;00;06;00) trên Timeline Cắt và xén composition 5. Nhấn giữ Shift trên bàn phím và ở Time Ruler ở trên cùng của Timeline, nhấn chuột vào điểm đánh dấu báo hiệu kết thúc của thanh giới hạn vùng làm việc và kéo nó về phía playhead. Vì bạn đang nhấn giữ phím Shift, nên điểm đánh dấu này sẽ bắt dính vào playhead. Cắt và xén composition 6. Nhấn chuột phải vào thanh giới hạn vùng làm việc và chọn Trim Comp to Work Area (Cắt composition khớp với vùng làm việc) trong menu hiển thị. 7. Trong bảng Composition, nhấn nút Choose grid and guide options và chọn Proportional Grid. Cắt và xén composition 8. Nhấn nút Region of Interest bên dưới bảng Composition. 9. Với công cụ Region of Interest đang hoạt động, nhấn chuột và kéo qua hai hàng giữa của ô lưới. Thao tác này sẽ hiển thị toàn bộ văn bản được bao quanh. Cắt và xén composition 10. Chọn Composition > Crop Comp to Region of Interest. Thao tác này sẽ thay đổi kích thước của composition cho vừa khớp với kích thước của Region of Interest. 11. Lưu file Render một khung hình riêng lẻ After Effects có thể xuất các định dạng ảnh tĩnh sau: 1. Với file Trimming and Cropping Comps-small.aep vẫn đang mở, di chuyển playhead đến vị trí kết thúc của composition Creativity. 2. Chọn Composition > Save Frame As > File. Render một khung hình riêng lẻ 3. Nhấn chuột vào văn bản ở bên phải trường Output To, Creativity (0;00;06;00).psd, để mở hộp thoại Output Frame To. Di chuyển đến thư mục ae12lessons, đổi tên file thành Creativity thumbnail, sau đó nhấn Save để hoàn thành tác vụ thay đổi. 4. Nhấn nút Render ở phía trên cùng của bảng Render Queue để render. NỘI DUNG Tổng kết Các biểu thức đơn giản để cải tiến hoạt hình. Áp dụng các mã kịch bản (script) để cải tiến luồng công việc. Cách tìm thêm biểu thức và mã kịch bản để sử dụng. Thêm compositions cho Render Queue. Điều chỉnh các thiết lập trong Render Settings và Output Module Settings. Tạo các mẫu Render để nới rộng (ease) các tác vụ lặp.
File đính kèm:
- bai_giang_xu_ly_ky_xao_voi_after_effect_bai_8_su_dung_cac_bi.pdf