Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 4: Làm việc với mặt nạ (mask), Track Mattes, và Keys (tách nền)
Làm việc với mặt nạ
• Trong After Effects, mặt nạ là các đường vẽ dạng vector vốn được
dùng để ẩn đi hoặc làm hiện ra các bộ phận của một layer.
• Bạn có thể tạo mặt nạ từ các đối tượng cơ sở như hình chữ nhật và
hình tròn.
• Giống như đường vẽ dạng vector trong các ứng dụng khác, mặt nạ
trong After Effects có thể có cả góc lẫn các đỉnh Bézier.
A. Vertex (Đỉnh). B. Line segment (Phân đoạn).
C. Direction handle (Thanh điều hướng).Tìm hiểu các thuộc tính của mặt nạ
• Mask Path (Đường vẽ mặt nạ): Thuộc tính này chỉ định vị trí các điểm tạo
nên mặt nạ.
• Mask Feather (Độ mềm của viền mặt nạ): Thuộc tính này chỉ định độ mềm
của cạnh viền mặt nạ.
• Mask Opacity (Độ mờ đục của mặt nạ): Thuộc tính này thiết lập mức ảnh
hưởng của mặt nạ đối với tính hiển thị của layer mà mặt nạ ở trên đó.
• Mask Expansion (Độ mở rộng của mặt nạ): Bạn có thể sử dụng thuộc tính
này để mở rộng hay thu hẹp viền của mặt nạ.Tìm hiểu các thuộc tính của mặt nạ
• None: Khi bạn thiết lập chế độ thành None, mặt nạ sẽ không tác động đến kênh
alpha của layer.
• Add: Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các mặt nạ bên trên theo thứ tự xếp
ngăn. Thiết lập Add làm cho nội dung của layer được hiển thị.
• Subtract (Trừ đi): Hiệu ứng của mặt nạ được trừ ra khỏi các mặt nạ bên trên theo
thứ tự xếp ngăn. Nếu chỉ có một mặt nạ trên layer, thiết lập này sẽ ẩn đi mọi thứ
bên trong mặt nạ.
• Intersect (Giao): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các hiệu ứng bên trên nó. Ở
những vùng mà tại đó mặt nạ không chồng lấp với các mặt nạ bên trên, kết quả là
hoàn toàn mờ đục.
• Lighten (Làm sáng): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các mặt nạ bên trên.
Khi nhiều mặt nạ giao nhau, giá trị Mask Opacity cao nhất sẽ được dùng cho tất cả
các vùng chồng lấp.
• Darken (Làm tối): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các mặt nạ bên trên. Khi
nhiều mặt nạ giao nhau, giá trị Mask Opacity thấp nhất sẽ được dùng cho tất cả
các vùng chồng lấp.
• Difference (Chênh lệch): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các hiệu ứng bên
trên nó. Khi dùng nhiều mặt nạ trên một layer, các mặt nạ với thiết lập này sẽ hoạt
động như thể chúng được thiết lập thành Add khi không chồng lấp. Khi chồng lấp
với mặt nạ khác, thiết lập này cho phép mặt nạ hoạt động như thể được thiết lập
ở chế độ Subtract.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 4: Làm việc với mặt nạ (mask), Track Mattes, và Keys (tách nền)
Bài 4: Làm việc với mặt nạ (mask), Track Mattes, và Keys (tách nền). MUL316_Xử lý kỹ xảo với After Effect Giới thiệu các kỹ thuật nâng cao trong phần mềm After Effect: tạo mặt nạ, track matte, tách nền. Hiểu được các kỹ thuật lồng ghép các lớp video để tạo hiệu ứng hình ảnh cho cảnh phim. MỤC TIÊU NỘI DUNG NỘI DUNG Tạo mặt nạ nền tảng vector để ẩn đi hoặc làm hiện ra các vùng của layer Tạo track matte từ các layer có nền tảng kênh alpha hay luma Nhập các file Photoshop được diễn hoạt để dùng trong After Effects Tách nền màn hình xanh để tạo tổ hợp cho footage video. Làm việc với mặt nạ • Trong After Effects, mặt nạ là các đường vẽ dạng vector vốn được dùng để ẩn đi hoặc làm hiện ra các bộ phận của một layer. • Bạn có thể tạo mặt nạ từ các đối tượng cơ sở như hình chữ nhật và hình tròn. • Giống như đường vẽ dạng vector trong các ứng dụng khác, mặt nạ trong After Effects có thể có cả góc lẫn các đỉnh Bézier. A. Vertex (Đỉnh). B. Line segment (Phân đoạn). C. Direction handle (Thanh điều hướng). Tìm hiểu các thuộc tính của mặt nạ • Mask Path (Đường vẽ mặt nạ): Thuộc tính này chỉ định vị trí các điểm tạo nên mặt nạ. • Mask Feather (Độ mềm của viền mặt nạ): Thuộc tính này chỉ định độ mềm của cạnh viền mặt nạ. • Mask Opacity (Độ mờ đục của mặt nạ): Thuộc tính này thiết lập mức ảnh hưởng của mặt nạ đối với tính hiển thị của layer mà mặt nạ ở trên đó. • Mask Expansion (Độ mở rộng của mặt nạ): Bạn có thể sử dụng thuộc tính này để mở rộng hay thu hẹp viền của mặt nạ. Tìm hiểu các thuộc tính của mặt nạ • None: Khi bạn thiết lập chế độ thành None, mặt nạ sẽ không tác động đến kênh alpha của layer. • Add: Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các mặt nạ bên trên theo thứ tự xếp ngăn. Thiết lập Add làm cho nội dung của layer được hiển thị. • Subtract (Trừ đi): Hiệu ứng của mặt nạ được trừ ra khỏi các mặt nạ bên trên theo thứ tự xếp ngăn. Nếu chỉ có một mặt nạ trên layer, thiết lập này sẽ ẩn đi mọi thứ bên trong mặt nạ. • Intersect (Giao): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các hiệu ứng bên trên nó. Ở những vùng mà tại đó mặt nạ không chồng lấp với các mặt nạ bên trên, kết quả là hoàn toàn mờ đục. • Lighten (Làm sáng): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các mặt nạ bên trên. Khi nhiều mặt nạ giao nhau, giá trị Mask Opacity cao nhất sẽ được dùng cho tất cả các vùng chồng lấp. • Darken (Làm tối): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các mặt nạ bên trên. Khi nhiều mặt nạ giao nhau, giá trị Mask Opacity thấp nhất sẽ được dùng cho tất cả các vùng chồng lấp. • Difference (Chênh lệch): Hiệu ứng của mặt nạ được thêm vào các hiệu ứng bên trên nó. Khi dùng nhiều mặt nạ trên một layer, các mặt nạ với thiết lập này sẽ hoạt động như thể chúng được thiết lập thành Add khi không chồng lấp. Khi chồng lấp với mặt nạ khác, thiết lập này cho phép mặt nạ hoạt động như thể được thiết lập ở chế độ Subtract. Tạo mặt nạ với công cụ tạo hình 1. Tạo dự án mới trong After Effect, chọn file File > Import > File, tìm đến thư mục ae05lessons, nhấp đúp vào video Creating Shape Masks.mov. 2. Trong bảng Project, hãy kéo mục footage Creating Shape Masks.mov vào nút New Composition ( ) ở cuối bảng. Thao tác này sẽ tạo ra một comp mới khớp với các thuộc tính của file video. Tạo mặt nạ với công cụ tạo hình Với Comp mới vừa được kích hoạt, chọn Composition > Composition Settings để mở hộp thoại Composition Settings. Tạo mặt nạ với công cụ tạo hình 3. Đổi tên layer Creating Shape Masks.mov thành video 1. 4. Nhấn chọn công cụ Rectangle ( ) vẽ một mặt nạ như trong hình bên dưới. 5. Lưu file, đặt tên Creating Shape Masks-working.aep. Chọn và thao tác với mặt nạ 1. Với dự án Creating Shape Masks-working đang mở, chọn Proportional Grid (Ô lưới tỉ lệ) từ menu xổ xuống Grid and Guide Options. 2. Nhấn chuột vào công cụ Selection Tool ( ), nhấn đúp vào bất kỳ đỉnh nào của mặt nạ. 3. Dùng công cụ Selection, điều chỉnh các điểm của hộp giới hạn để khớp với ví dụ bên dưới. Chọn và thao tác với mặt nạ 4. Nhấn vào công cụ Rectangle vẽ ra một mặt nạ mới như hình: 5. Lưu file. Diễn hoạt vị trí của mặt nạ 1. Với dự án Creating Shape Masks-working đang mở, chọn layer video 1, nhấn phím M 2 lần để mở các thuộc tính của mặt nạ. 2. Chọn Mask 1 nhấn enter để đổi tên thành horizontal mask, tương tự đổi tên Mask 2 thành vertical mask. 3. Di chuyển playhead về điểm bắt đầu, thêm keyframe vào thuộc tính Mask Path. Diễn hoạt vị trí của mặt nạ 4. Di chuyển playhead đến vị trí 1 giây (0;00;01;00), nhấn chọn mặt nạ horizontal mask, sử dụng công cụ Selection để di chuyển nó xuống phía bên dưới như hình (lưu ý khi di chuyển mặt nạ kết hợp thêm phím Shift). 5. Thực hiện tương tự bước trên với mặt nạ vertical mask. Diễn hoạt vị trí của mặt nạ 6. Di chuyển đến 1 giây 14 frame (0;00;01;14), thêm keyframe vào cả hai mặt nạ. 7. Di chuyển đến giây thứ 3 (0;00;03;00), thực di chuyển 2 mặt nạ như hình bên dưới: Diễn hoạt vị trí của mặt nạ 8. Thêm keyframe tại (0;00;03;14) ở cả 2 mặt nạ. 9. Di chuyển đến giây (0;;00;05;0) mở rộng cả 2 mặt nạ để hiện toàn bộ Composition. Làm việc với chức năng làm mềm biên mặt nạ Thiết lập thuộc tính Mask Feather 1. Di chuyển đến điểm bắt đầu (0;00;00;0), tắt nút Constrain Proportions ( ) thuộc tính Mask Feather của mặt nạ horizontal. Nhấn chuột vào giá trị thứ 2, nhập 20. 2. Tương tự, tắt Constrain Proportion thuộc tính Mask Feather của mặt nạ vertical. Nhấn chuột vào giá trị thứ đầu tiên, nhập 20. 3. Lưu file. Làm việc với chức năng làm mềm biên mặt nạ Thiết lập làm mềm biên mặt nạ cho mỗi đỉnh 1. Mở file Setting Per Vertex Feather.aep. Lưu file Setting Per Vertex Feather-working.aepp. 2. Nhấn phím M để hiện 2 mặt nạ nằm trong layer này. 3. Nhấn chọn công cụ Mask Feather trong công cụ Pen. Làm việc với chức năng làm mềm biên mặt nạ 4. Trong mặt nạ horizontal, tạo các điểm làm mềm như trong hình: Làm việc với chức năng làm mềm biên mặt nạ 5. Chọn điểm trung tâm và kéo xuống dưới như hình để tạo độ mềm cho mặt nạ. Làm việc với chức năng làm mềm biên mặt nạ 5. Chọn điểm trung tâm và kéo xuống dưới như hình để tạo độ mềm cho mặt nạ. Tạo mặt nạ hình dạng bất kỳ Thiết lập dự án 1. Tạo một project mới. Import file Creating Freeform Masks.mov. 2. Kéo Creating Freeform Masks.mov vào nút New Composition. 3. Nhập file Tony Black Presents.tif, trong hộp thoại Interpret Footage, chọn Straight-Unmatted ở dạng kênh Alpha và nhấn OK. Kéo file vào composition Creating Freeform Masks bên trên layer video. 4. Đổi tên layer Tony Black Presents.tif thành 3D Logo. Đổi tên layer Creating Freeform Masks.mov thành car video. Tạo mặt nạ hình dạng bất kỳ Thiết lập dự án 5. Di chuyển playhead đến giây thứ 5 (0;00;05;0), sử dụng công cụ Selection kết hợp với phím Shift để kéo điểm In point đến đầu playhead. Tương tự kéo điểm Out point đến giây thứ 7. 6. Lưu file với tên Creating Freeform Masks-working.aep. Tạo mặt nạ hình dạng bất kỳ Vẽ mặt nạ 1. Mở Proportional Grid (tỉ lệ ô lưới), thiết lập tỉ lệ Magnification thành 200%. 2. Sử dụng công cụ Pen để vẽ mặt nạ cho layer 3D Logo. Diễn hoạt hình dạng của mặt nạ 1. Với dự án Creating Freeform Masks-working, chọn layer 3D Logo thêm keyframe vào thuộc tính Mask Path tại điểm In Point. 2. Nhấn phím O để chuyển sang điểm Out Point, sử dụng cộng cụ Selection để di chuyển các đỉnh của mặt nạ khớp với đường viền của chiếc xe. Diễn hoạt hình dạng của mặt nạ 3. Di chuyển playhead đến điểm đánh dấu 6 giây (0;00;06;00) trên Timeline. Điều chỉnh mặt nạ như hình bên dưới. Diễn hoạt hình dạng của mặt nạ 1. Di chuyển playhead đến điểm đánh dấu 5 giây 15 frame (0;00;05;15) trên Timeline. Một lần nữa điều chỉnh các đỉnh mặt nạ để khớp với đường nét của chiếc xe. 2. Di chuyển playhead đến điểm đánh dấu 6 giây 15 frame (0;00;06;15) trên Timeline. Điều chỉnh các đỉnh một lần nữa sao cho các đỉnh này lần theo được hình dạng của chiếc xe. 3. Trong Timeline, thay đổi thuộc tính Mask Feather thành 2.0. 4. Di chuyển playhead đến điểm đánh dấu 4 giây (0;00;04;00) trên Timeline và xem trước đoạn hoạt hình. Lưu file. Tìm hiểu track matte • Đây là một kỹ thuật dùng để ẩn đi hoặc làm hiện ra các vùng của một layer video. • Chúng tương tự với mặt nạ theo phương thức này nhưng khác hoàn toàn mặt nạ ở cách tạo hiệu ứng. • Trong khi mặt nạ dùng các hình dạng đường thẳng nền tảng vector để cô lập các vùng của một layer, track matte có thể dùng alpha hoặc độ chói (luminance). Tìm hiểu track matte Tạo track matte 1. Tạo dự án mới và nhập file Creating a Track Matte.aep nhấn đúp vào comp Washington DC Travelogue Opening. 2. Nhập file Creating Track Mattes.mov vào dự án và kéo nó vào comp Washington DC Travelogue Opening, đặt file này bên dưới layer [Comp-in 1 Minute]. 3. Nhấn chuột vào nút chuyển Expand or Collapse Transfer Controls Pane ( ) để hiện ra tùy chọn Track Matte. Tìm hiểu track matte Tạo track matte 4. Chọn layer Creating Track Mattes.mov chọn Alpha Matte “[Comp-in 1 Minute]” từ danh sách TrkMat. 5. Chọn layer đầu tiên, nhấn phím I để di chuyển playhead đến điểm In point của layer này. 6. Nhấn chuột vào layer video, và kéo vị trí In point đến đầu playhead. 7. Lưu file với tên Creating a Track Matte-complete.aep. Tạo matte từ file Photoshop được diễn hoạt 1. Tạo một dự án mới, nhập file Creating Track Mattes.mov và ani track matte.psd chọn dạng nhập (Inport Kind) là Footage và Layer Options chọn Merged Layers. 2. Kéo layer Creating Track Mattes.mov vào bảng Timeline. Chọn Composition setting, chọn màu nền và đổi thành màu đen. 3. Kéo ani track matte.psd vào Timeline và đặt nó ở trên layer video. Tạo matte từ file Photoshop được diễn hoạt 4. Chọn Luma Inverted Matte “ani Track Matte.psd” từ menu xổ xuống TrkMat của layer video. Video layer giờ đây hiển thị ở hình dạng chấm mực, và bạn thấy bao quanh nó là màu nền của composition. Tạo matte từ file Photoshop được diễn hoạt 5. Nhập file Creating Shape Masks.mov, đặt nó phía dưới cùng. 6. Xem trước đoạn hoạt hình này và sau đó lưu file bằng cách chọn File > Save As với tên Photoshop Track Mattes_final.aep. Tạo hiệu ứng chroma key • Chroma key cho phép bạn dàn dựng hai hình ảnh với nhau bằng cách loại bỏ đi màu cụ thể ra khỏi một trong hai hình đó. • Thường thì chroma key được dùng khi bạn quay video chủ thể trước một nền xanh lam hay xanh lục và sau đó thay thế màn hình đó bằng một hình nền khác. • Kỹ thuật này thường được đề cập như là kỹ thuật tách phông nền màu, màn hình xanh lam hoặc màn hình xanh lục, và thường được sử dụng trên truyền hình cho việc tường thuật thời tiết và trong phim ảnh vốn tận dụng tối đa hình nền ảo và mở rộng cảnh dựng (set extension). Tạo hiệu ứng chroma key 1. Tạo dự án mới, nhập file greenscreen footage.mov và Creating Track Mattes.mov. 2. Tao Comp mới • Thay đổi Composition Name thành Secret Agent Man. • Thiết lập menu xổ xuống Preset thành NTSC DV. • Thiết lập Duration thành 8 giây (0;00;08;00) và màu nền thành màu đen Tạo hiệu ứng chroma key 3. Kéo footage Creating Track Mattes.mov vào trong bảng Timeline sau đó kéo thêm greenscreen footage.mov lên phía trên. 4. Chọn layer greenscreen footage.move và thay đổi vị trí Y của nó thành 300. Lưu file. Tạo một garbage matte • Bước đầu tiên trong quy trình chroma key là tạo ra một garbage matte để cô lập chủ thể và vùng nằm ngay xung quanh nó. • Garbage matte là một mặt nạ được vẽ nhanh; nó không cần phải chính xác. Tạo một garbage matte 1. Với dự án Creating a Chroma Key-working , chọn footage màn hình xanh, di chuyển đến (0;00;06;24) sử dụng cộng cụ rectangle để tạo mặt nạ cho footage như hình bên dưới: Tạo một garbage matte 2. Chọn Effect > Keying > Color Range, sử dụng công cụ eyedropper ( ) để thiết lập màu cần tách. Tạo một garbage matte 3. Nhấp chuột vào eyedropper thứ nhì ( ), cái có dấu cộng kế bên, eyedropper này được sử dụng để thêm màu vào dải màu vốn sẽ bị hiệu ứng loại bỏ. Tạo một garbage matte 4. Trong bảng Effect Controls, thay đổi Fuzziness (Độ mờ) thành 30. Fuzziness là dung sai của hiệu ứng; làm tăng giá trị dung sai sẽ mở rộng dải màu được chọn. Trong trường hợp này, nó loại bỏ một mép xanh lục nào đó xung quanh nhân vật. Tinh chỉnh matte Giờ đây bạn đã sử dụng hiệu ứng Color Range Key để tạo một matte, bạn sẽ cải thiện nó bằng hiệu ứng Matte Choker và sau đó là hiệu ứng Spill Suppressor. Khi sử dụng hiệu ứng Matte Choker, có ba thuộc tính bạn phải để ý tới: • Geometric Softness: Thuộc tính này được sử dụng để chỉ định độ lan tỏa. • Choke: Thuộc tính này sẽ thiết lập mức độ thắt lại hoặc lan tỏa ra. Bạn sử dụng giá trị dương để thắt lại matte, và giá trị âm để lan tỏa nó ra. • Gray Level Softness: Thuộc tính này sẽ chỉ định mức độ làm mềm các cạnh của matte. Thiết lập 100 phần trăm sẽ tạo ra cạnh mềm nhất và đôi khi có vẻ nhòe đi. Tinh chỉnh matte 1. Chọn Effect > Matte > Matte Choker để áp dụng hiệu ứng Matte Choker vào footage. Thiết lập mặc định của hiệu ứng sẽ thắt lại matte và cắt mất cạnh bên ngoài của nhân vật, loại bỏ phần nhiều phần mép xanh lục. Tinh chỉnh matte • Thay đổi giá trị cho Geometric Softness 1 thành 3.0. • Thay đổi giá trị cho Choker 1 thành 50. • Thay đổi giá trị cho Gray Level Softness 1 thành 20%. Thao tác này sẽ làm mềm cạnh matte cho footage này để cạnh đó không còn xuất hiện nhiều răng cưa và nhân vật bị xén đi ít phần hơn. Tinh chỉnh matte 2. Vẫn còn có một mép xanh lục nhạt xung quanh nhân vật; bạn có thể loại bỏ mép này bằng một hiệu ứng Spill Suppressor. Với layer footage màn hình xanh được đánh dấu, chọn Effect > Keying > Spill Suppressor để thêm hiệu ứng. TỔNG KẾT • Tạo mặt nạ nền tảng vector để ẩn đi hoặc làm hiện ra các vùng của layer • Tạo track matte từ các layer có nền tảng kênh alpha hay luma • Nhập các file Photoshop được diễn hoạt để dùng trong After Effects • Tách nền màn hình xanh để tạo tổ hợp cho footage video.
File đính kèm:
- bai_giang_xu_ly_ky_xao_voi_after_effect_bai_4_lam_viec_voi_m.pdf