Bài giảng Võ Vovinam - Việt võ đạo (Tự chọn 2)

 Hiện nay Vovinam là môn võ thuật đã không ngừng phát triển về tư tưởng võ đạo và hệ thống kỹ thuật, cũng như được giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp năm châu.

 Học phần này trang bị cho sinh viên biết được phong trào phát triển vovinam hiện nay trên thế giới, lý thuyết về võ đạo đức dũng và lòng nhân, phương châm tu dưỡng hành xử của người học võ. Các kỹ thuật về chiến lược, phản đòn, đòn chân tấn công, khóa gỡ, song luyện, Quyền pháp.

pdf 46 trang thom 09/01/2024 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Võ Vovinam - Việt võ đạo (Tự chọn 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Võ Vovinam - Việt võ đạo (Tự chọn 2)

Bài giảng Võ Vovinam - Việt võ đạo (Tự chọn 2)
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
 
BÀI GIẢNG 
VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO 
(TỰ CHỌN 2) 
 GV: ThS. NGUYỄN NGỌC CANG 
Quảng Ngãi, năm 2019 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Thực hiện thông báo số: 935/TB-ĐHPVĐ của Hiệu trưởng trường Đại học 
Phạm Văn Đồng về việc triển khai đưa bài giảng lên website nhằm tạo điều kiện 
cho sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu học tập, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi 
mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà 
trường, chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng môn võ Vovinam – 
Việt Võ Đạo (tự chọn 2) với thời lượng 02 tín chỉ, giảng dạy 45 tiết (lý thuyết 15 
tiết, thực hành 30 tiết), dùng cho sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo 
dục Thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng. 
 Hiện nay Vovinam là môn võ thuật đã không ngừng phát triển về tư tưởng võ 
đạo và hệ thống kỹ thuật, cũng như được giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến các quốc 
gia và vùng lãnh thổ trên khắp năm châu. 
 Học phần này trang bị cho sinh viên biết được phong trào phát triển vovinam 
hiện nay trên thế giới, lý thuyết về võ đạo đức dũng và lòng nhân, phương châm tu 
dưỡng hành xử của người học võ. Các kỹ thuật về chiến lược, phản đòn, đòn chân 
tấn công, khóa gỡ, song luyện, Quyền pháp... 
 Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết 
hợp với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong ôn tập, ngoại khóa, tự học và 
thảo luận nhóm để nắm chắc các nội dung trọng tâm của bài giảng, đồng thời có thể 
vận dụng vào hoạt động rèn luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn 
công tác sau này. 
 Trong quá trình biên soạn mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nhưng không tránh 
khỏi những thiếu sót. Kính mong những ý kiến đóng góp của quí thầy cô, các đồng 
nghiệp và các bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 TÁC GIẢ 
2 
CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG 
CĐSP: Cao đẳng sư phạm 
GDTC: Giáo dục thể chất 
GV: Giáo viên 
HL: Huấn luyện 
HLV: Huấn luyện viên 
SV: Sinh viên 
TDTT: Thể dục thể thao 
VĐV: Vận động viên 
TP: Thành phố 
VVN: Vovinam 
VVF: Liên đoàn Vovinam Việt Nam 
IVF: Liên đoàn Vovinam Quốc Tế 
WVVF: Liên đoàn Vovinam Thế giới 
AVF: Liên đoàn Vovinam Châu Á 
EVVF: Liên đoàn Vovinam Châu Âu 
SEAVF: Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á 
AFVF: Liên đoàn Vovinam Châu Phi 
VVN – VVĐ: Vovinam – Việt võ đạo 
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 
VĐTQ: Vô địch toàn quốc 
TTCB: Tư thế chuẩn bị 
(H.2.1): Hình 2.1 
3 
Chương 1. LÝ THUYẾT (15 tiết) 
1.1. Phong trào Vovinam trên thế giới hiện nay 
Vovinam được phát triển dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với 
những tinh hoa của các môn phái võ thuật trên khắp thế giới. Môn sinh Vovinam 
được tập luyện những đòn thế tay không, cùi chỏ, chân, gối cho đến các loại vũ khí 
như kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt... 
Đưa Vovinam ra với thế giới là một hành trình rất dài, nhưng Võ thuật Việt 
Nam đã từng bước khẳng định được vị thế trên đấu trường quốc tế. Thành lập kể từ 
năm 1936 và trải qua hơn 80 năm phát triển, Vovinam đã được thế giới công nhận 
và được đưa vào chương trình thi đấu ở một số giải đấu võ thuật, thậm chí có riêng 
giải vô địch thế giới. 
Vovinam - Việt võ đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 
1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới công khai đồng thời ông đề 
ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản 
thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. 
Môn võ được truyền bá nhằm mang đến cho người học những phương pháp 
tự vệ chỉ qua một thời gian ngắn. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khó khăn, đến 
nay Vovinam Việt Võ Đạo trở thành điểm đến thu hút của mọi người, đặc biệt là 
các bạn trẻ yêu thích võ thuật. 
Dù ra đời trong thập niên 1930, nhưng phải tới những năm 1970 Vovinam 
mới vươn ra quốc tế và bước sang thiên niên kỷ mới, môn võ đã có mặt ở nhiều 
quốc gia trên thế giới. Liên đoàn Vovivam ra đời năm 2007 và trong 5 năm tiếp 
theo, các liên đoàn Vovinam ở tầm châu lục và thế giới lần lượt ra đời. 
Năm 2009, giải vô địch Vovinam thế giới đầu tiên được tổ chức, một cột 
mốc quan trọng trong sự mở rộng của môn võ trên đấu trường quốc tế. Vovinam 
được coi là một biểu tượng của khát vọng giành độc lập dân tộc từ tay thực dân 
Pháp. Sau quá trình phát triển lâu dài, nó đã mang thêm những giá trị văn hóa và 
tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy đã sớm lan tỏa ra thế 
giới và thu hút không ít bạn bè quốc tế theo đuổi môn võ. 
4 
Vừa qua, tại New Delhi - Ấn Độ, cộng đồng Vovinam thế giới có dịp gặp 
nhau để chào đón hai sự kiện trọng đại đó là Đại hội Liên đoàn Vovinam thế giới 
nhiệm kỳ 2 (2017 – 2022) và giải Vovinam thế giới lần thứ 5. Điều này lại một lần 
nữa khẳng định sức sống mạnh mẽ của Vovinam Việt Nam. 
Đại hội đã thu hút không chỉ sự quan tâm của đội ngũ huấn luyện viên, vận 
động viên, trọng tài Vovinam mà còn thu hút sự quan tâm của những người yêu 
thích và tham gia tập luyện, thi đấu môn Vovinam của nhiều quốc gia trên thế giới. 
Sau một nhiệm kỳ chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, các tổ 
chức Liên đoàn, hiệp hội, tổ chức Vovinam trực thuộc WVVF cùng tất cả võ sư, 
huấn luyện viên, môn sinh, phong trào Vovinam quốc tế đã không ngừng phát triển 
cả về chất và lượng khắp nơi trên khắp năm châu. Trong số đó, nổi bật là sự phát 
triển mạnh mẽ của phong trào Vovinam tại các nước Châu Phi và các quốc gia 
Đông Nam Á (Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Philippines). 
Riêng tại Việt Nam, nơi xuất xứ của môn võ dân tộc truyền thống này đã có 
hơn 40.000 môn sinh thành viên. Trong thời gian qua, Vovinam cũng đã được giới 
thiệu đến các quốc gia mới như Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Thái Lan, Hy Lạp, 
Senegan.., cùng với sự duy trì và củng cố phong trào tại các nước có thế mạnh và 
phát triển lâu đời như: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Algeria, Iran, Ấn độ, Nhiều 
sự kiện, giải thi đấu thể thao tầm cỡ, quan trọng đã được duy trì tổ chức thành công 
tốt đẹp như các giải Vô địch thế giới lần 1 – 2009 tại Việt Nam, lần II – 2011 tại 
Việt Nam, lần III – 2013 tại Pháp, lần IV – 2015 tại Algeria, các giải vô địch Châu 
Á, Châu Âu, Châu Phi, Đông Nam Á, Asian Indoor Games, SEA Games, Asian 
Beach Games,  Là dấu mốc quan trọng để môn thể thao dân tộc Việt Nam từng 
bước hòa nhập với đời sống thể thao khu vực và quốc tế, giúp tiếp tục quảng bá 
hình ảnh, tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa võ thuật Việt võ đạo trên đấu trường 
quốc tế. 
Tại Đại hội nhiệm kỳ II lần này, các đại biểu đều mong muốn WVVF tiếp 
tục hoàn thiện luật thi đấu, điều lệ thi đấu cho các giải quốc tế, các văn bản hướng 
dẫn kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống bốc thăm xếp lịch và bộ máy chấm điểm điện tử 
cho phần thi quyền và đối kháng của Vovinam giúp nâng cao chất lượng và hiệu 
5 
quả của công tác tổ chức giải thi đấu. WVVF tiếp tục quảng bá, duy trì và phát triển 
môn Vovinam tại các quốc gia trên thế giới góp phần nâng cao sức khỏe cho người 
tập và thành tích thi đấu của vận động viên, quan tâm đến công tác trọng tài 
Đại hội đã tiến hành bầu Ban chấp hành Liên đoàn Vovinam thế giới nhiệm 
kỳ II (2017 – 2022) gồm 42 thành viên. Ông Mai Hữu Tín, chủ tịch Hội đồng quản 
trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư U&I (Unigroup), Chủ tịch Liên đoàn 
Vovinam Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch WVVF. 
Đại hội WVVF bầu ra 8 Phó chủ tịch gồm: Võ sư Nguyễn Văn Chiếu (phó 
Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam) giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách chuyên 
môn, Macovei Florin (chủ tịch Liên đoàn Vovinam Châu Âu), Djouadi Mohammed 
(chủ tịch Liên đoàn Vovinam châu Phi), Nouhi Mohammed (chủ tịch Liên đoàn 
Vovinam châu Á), ông Rat Sokhorn (chủ tịch Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á), 
ông Sahai Vishnu (chủ tịch Liên đoàn vovinam Nam Á), ông Lê Hải Bình (phó chủ 
tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam). 
Ngoài ra, 03 phó tổng thư ký gồm ông Nguyễn Bình Định (phó tổng thư ký 
Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á), bà Berrier Thanh Nhã (tổng thư ký Liên đoàn 
Vovinam châu Âu), ông Traore Moumouni (chủ tịch Liên đoàn Vovinam Bờ Biển 
Ngà). 
Đại hội cũng tôn vinh ông Lê Quốc Ân, phó chủ tịch thường trực Liên đoàn 
Vovinam thế giới nhiệm kỳ I làm chủ tịch danh dự của WVVF. 
Giải Vovinam thế giới lần thứ 5 quy tụ gần 350 huấn luyện viên, vận động 
viên đến từ 19 quốc gia trên thế giới, tranh tài ở 16 hạng cân đối kháng và 27 nội 
dung quyền. 
1.2. Đức dũng và lòng nhân 
 Trên phù hiệu môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo (VVN), chúng ta thấy có 
hai hình biểu tượng, hình dáng giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc (xanh, đỏ) 
được trình bày với hai vị thế trái ngược, tượng trưng cho hai nguyên lý âm dương, 
hai hình biểu tượng này được bao quanh bởi một vòng tròn (trắng), tượng trưng cho 
đạo thể chỉ sự khắc chế, điều hòa, bao dung, nên đã kết hợp với nhau thành một 
tổng thể hài hoà. 
6 
Dương tố: Biểu tượng cho sự cứng mạnh. Đức dũng cảm - bàn tay thép. 
Âm tố: Biểu tượng cho sự mềm dịu. Lòng nhân - trái tim từ ái. 
Vòng đạo thể: Biểu tượng cho sự khắc chế, điều hòa, bao dung. Trí tuệ minh 
mẫn - điều hợp hai nguyên lý âm dương. 
Trong nhiều giai đoạn, đức dũng và lòng nhân được diễn tả là hai khả năng 
đối nghịch trong một tổng thể hài hòa có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn 
đề phát sinh từ cuộc sống. 
Người học võ muốn đạt mức tinh diệu, phối hợp được Cương, Nhu (âm, 
dương) phải rèn luyện và hàm dưỡng tâm và thân, cả võ thuật lẫn võ đạo. Nếu chỉ 
có dũng mà thiếu nhân sẽ tàn bạo, độc ác. Nếu chỉ có nhân mà thiếu dũng sẽ yếu 
hèn, nhu nhược. Do vậy, đức dũng phải có lòng nhân đi cùng. 
Dũng cảm khác can đảm, người can đảm không sợ nguy hiểm, khi nộ khí bốc 
lên có thể liều mạng sống, nhưng người dũng cảm khác hơn, phải có ý thức để sự 
nóng giận đạt tới một mục đích nào đó có một tầm vóc nhất định. Dũng cảm được 
phân thành hai cấp: Thường dũng và đại dũng 
Trong đời sống chúng ta thường gặp những hành động biểu lộ về đức dũng: 
Người chiến sĩ vượt qua những trở ngại, thử thách cam go để hoàn thành nhiệm vụ, 
người con cố gắng khắc phục mọi khó khăn để phụng dưỡng cha mẹ già yếu, bệnh 
hoạn, người cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, vượt qua mọi cạm bẫy mua chuộc 
để chu toàn trách vụ. Tất cả đều biểu hiện lòng can đảm, sức chịu đựng, tận tuỵ với 
nghĩa vụ, được gọi là đức dũng. Nhưng dũng có hai mức cao thấp khác nhau là 
thường dũng và đại dũng. 
Bốn phẩm tính chủ chốt của tinh thần dũng cảm, người môn sinh VVN phải 
trau dồi, tu tập, đó là: Tự chủ, tự thắng, cương trực, tận tụy với nghĩa vụ. 
Trau dồi được bốn đức tính trên, chắc chắn chúng ta sẽ tạo được phong cách 
sống đặc thù cho mình, để trở thành hiệp sĩ thời đại, thể hiện được tinh thần “Bàn 
tay thép đặt lên trái tim từ ái”. 
 “Nhân” theo đạo giáo Đông Phương nói chung là lòng yêu thương con 
người, quan tâm nghĩ tới người, giúp đỡ người khi gặp khó khăn, an ủi, cưu mang 
7 
người khi gặp hoạn nạn. Các từ ngữ: Bác ái, từ bi, vị tha, từ ái Thường được sử 
dụng để biểu thị lòng nhân. 
“Nhân” theo cổ thư trước hết là: 
Biết sống với người, vì người, cho người, luôn luôn nghĩ tới người, hòa 
thuận với người, quên mình vì công nghĩa. Sống như vậy sẽ sáng suốt trong phán 
đoán và nhận định, cảm phục, lôi cuốn được người cộng tác và tin tưởng nơi mình. 
Biết thích nghi với hoàn cảnh, thời thế, linh động uyển chuyển trong xử sự, tháo vát 
lanh lợi trong công việc, tùy người tùy việc mà kinh quyền biến hoá. 
Biết sống và làm việc theo cái lý đương nhiên, theo lẽ phải mà xử sự, không chủ 
quan đặt ý riêng của mình vào. Không nhất quyết là sự việc phải diễn biến như 
mình suy luận, tức không độc đoán, bảo thủ hay nôn nóng, để sự việc được diễn tiến 
tự nhiên, không định mức kết quả. 
Như vậy, “Nhân” là cái tính có sẵn trong mỗi người như cái hạt, cái mầm, cái 
cốt lõi để nuôi dưỡng, cái lẽ phải chung cho con người, khiến cho con người đối xử 
với đồng loại như đối đãi với chính bản thân mình. Để minh họa cho lập luận đó, 
người xưa nói: “Để thực hiện lòng nhân, hàng ngày phải cung kính, chân thành, đối 
xử phải khoan hòa bao dung. Làm việc phải thận trọng giữ chữ tín, giao thiệp phải 
trung thực, trải rộng lòng ra với mọi người. Đó là: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ. 
Cung: Kính cẩn nghiêm trang thì người không loạn. 
Khoan: Khoan hòa bao dung thì được người thân cận. 
Tín: Giữ lời hứa sẽ được người tin cậy. 
Mẫn: Nhậm lẹ, tháo vát thì việc mau thành. 
Huệ: Trải rộng lòng thì người cảm phục và đủ để sử dụng, điều khiển người. 
* Lòng nhân theo quan điểm việt võ đạo 
Tổng hợp các quan niệm “Nhân” của các đạo giáo Đông Phương, người môn 
sinh VVN ý thức trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, dân tộc và nhân 
loại, tích cực thực hiện ba phần nhiệm vụ: Sống, giúp người sống, sống cho người 
khác. 
8 
Sống: Ở đây là hướng kỷ chứ không ích kỷ hay vị kỷ. Hướng kỷ là phải bắt 
đầu từ mình, tự kiện toàn bản thân, trên ba phương diện tâm - trí - thể để trở thành 
người hữu ích. 
Giúp người khác sống: Tức hướng tha, nghĩ tới người khác, giúp họ kiện 
toàn tấm thân để đạt nguyện vọng trở thành người hữu ích như mình. 
Sống cho người khác: Tức hướng thượng, quan tâm tới đại nghĩa, biết quên 
mình hy sinh cho đích sống cao đẹp, cho lý tưởng, phục vụ công ích. 
Như vậy, lòng nhân con người môn sinh VVN không vị kỷ cũng chẳng vị 
tha, mà đồng thời cùng một lúc phải nghĩ tới cả ta lẫn người. Phải thể hiện tuần tự, 
từ mình đến người, từ gia đình đến xã hội, từ người tốt đồng chí hướng đến người 
sơ giao chưa biết gì về họ, nhưng đối đãi với tất cả đều bình đẳng ngang hàng như 
chính bản thân mình chứ không phân chia giai cấp, tôn giáo, dân tộc, dòng dõi. Nói 
một cách khác là tùy người mà thể hiện lòng nhân: Gần gũi thâm giao với người tốt, 
chân thành nêu gương cảm hóa người chưa tốt thành người tốt chứ không kỳ thị xa 
lánh. Đôi khi cần phải có thái độ cứng rắn răn đe, cảnh cáo để người thức tỉnh trở 
lại đường ngay, chứ không thù hằn, cưỡng chế. 
Lòng nhân của người môn sinh VVN còn thể hiện ở lòng yêu hòa bình, làm 
tốt trách vụ kiến thiết đời sống, để ánh hào quang rực rỡ chan hòa Chân - Thiện - 
Mỹ tỏa sáng khắp nơi. 
Để thể hiện những điều trên, chúng ta cần áp dụng bốn nguyên tắc dưới đây: 
- Yêu người nghĩ tới người: 
Muốn được người yêu và nghĩ tới mình, mình phải yêu người nghĩ tới người 
trước, phải tìm hiểu nguyện vọng của người cả về tinh thần lẫn vật chất. Tất nhiên, 
chúng ta không phải là bậc thánh có phép màu đáp ứng mọi khát vọng, nhưng 
chúng ta có thể mang đến cho người niềm an ủi chân thành, sự giúp đỡ thiết thực. 
Sự quan tâm an ủi, giúp đỡ sẽ khích lệ người yêu đời, hăng say làm việc, nhờ đó 
chúng ta cũng hưởng vui lây. 
- Nhận biết ưu điểm của người: 
Là người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, nếu chỉ soi mói đến cái sai, cái 
xấu của người, thì cái sai, cái xấu sẽ xâm nhập vào chúng ta. Trái lại, nếu nhận biết 
9 
những ưu điểm của người, thì ưu điểm của chúng ta nổi bật, và những ưu điểm đó 
sẽ sửa đổi những khuyết điểm của nơi chúng ta. 
- Hãy đối xử với người như mình ước mong được người đối xử lại như thế: 
Một nguyên tắc rất công bằng hợp lý, chúng ta phải luôn tâm niệm và áp 
dụng trong đời sống, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp nhận được niềm thông cảm chân 
thành và lòng yêu thư ...  đồng 
hồ, phối hợp với 2 chân ngồi dậy, bẻ 
chân trái A (H 2.60) 
H 2.60 
- A nhìn sang phải, dùng chân phải đạp 
vào chân phải đánh ngã B, A đấm tự do 
số 1, B phản đấm tự do (H 2.61) 
H 2.61 
- B tiến đá cạnh chân phải, A phản đòn 
đá cạnh, B ngã sấp, đứng lên A đấm 
móc trái vào mặt B (H 2.62) 
H 2.62 
- B phản đòn đấm móc trái, quật A qua 
lưng rồi B lên gối phải cho A bung ra 
sau (H 2.63) 
H 2.63 
37 
- B đá tạt phải, A phản đá tạt cho B ngã 
(H 2.64) 
H 2.64 
- A tiến đạp chân phải vào ngực B, B 
phản đạp phải số 1, sau đó B tấn công 
bằng tạt trái tạt phải (H 2.65) 
H 2.65 
- A thấp người né đòn tạt trái của B, và 
đánh đòn chân số 1 khi B đá tạt phải, 
kết thúc bài song luyện A và B nghiêm 
lễ (H 2.66) 
H 2.66 
2.5.2. Phương pháp giảng dạy song luyện 1 
- Nêu rõ muc̣ đích ý nghĩa, tác dụng việc tập song luyện 1 
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật bài song luyện 1 
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của bài song luyện 1 
- Phương pháp tập song luyện 1: 
+ Phân chia các đòn thế đánh vế A, vế B. Chia thành từng cặp trong lớp 
+ Hướng dẫn tập từng đoạn cho thuần thục, rồi mới tập đến đoạn tiếp theo, 
cho đến khi hết bài song luyện. 
2.5.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh bài song luyện 1 
- Khoảng cách giữa 2 người đứng quá xa 
- Phản đòn không dứt khoát, quyết đoán dễ dẫn đến chấn thương 
- Tấn pháp không vững dẫn đến té ngã, dẫn đến chấn thương 
38 
2.5.4. Biện pháp khắc phục khi tập bài song luyện 1 
- Luyện tập các thế tấn sử dụng trong bài song luyện một cách thuần thục và 
chính xác. 
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào bài song luyện (chém, đấm, 
gạt, chỏ, đá). 
- Canh khoảng cách giữa đối thủ và mình cho hợp lý 
- Luyện tập từng đoạn chậm, nhuần nhuyễn rồi mới tăng tốc độ 
2.6. Quyền pháp: Thập Tự Quyền 
2.6.1. Kỹ thuật thập tự quyền 
 Thập tự quyền là một chuỗi động tác được hệ thống lại từ 10 thế chiến lược 
tấn công đầu tiên. Nó giúp cho người luyện võ dễ nhớ, tấn pháp ngày càng vững 
vàng, thủ pháp, cước pháp ngày càng nhanh mạnh, linh hoạt Bài quyền chia làm 
2 giai đoạn, giai đoạn 1: Gồm các chiến lược số lẽ 1,3,5,7,9; giai đoạn 2: Gồm các 
chiến lược số chẵn 2,4,6,8,10 
 Toàn bộ bài gồm 50 động tác, sử dụng các thế tấn, lập tấn, trung bình tấn, 
đinh tấn, trảo mã tấn, độc cước tấn, tọa tấn, bãi mã tấn (đinh tấn thấp), và được thi 
triển theo 4 hướng sau đây: 
- Mặt tiền (A) các chiến lược 1,2 
- Mặt hậu (B) các chiến lược 7,8,9,10 
- Mặt tả (C) các chiến lược 3,4 
- Mặt hữu (D) các chiến lược 5,6 
(H 2.67) 
H 2.67 
- TTCB: Đứng tại vị trí O, chào 
theo lối nghiêm lễ, tư thế nghiêm tập 
trung tư tưởng và khí lực hít một hơi 
dài, 2 tay rút về hông thành nắm đấm, 
loan một vòng cung rộng sang 2 bên 
ngang tầm ngực, tay phải nắm đấm 
chạm vào lòng bàn tay trái, 2 bàn tay 
H 2.68 
39 
xòe cuộn tròn 2 cổ tay từ ngoài vào 
trong, từ trên xuống dưới, nắm tay lại 
thành quyền rút về 2 bên hông (H 2.68) 
 Giai đoạn 1: Thực hiện chiến lược lẽ, đánh chiến lược 1 (trang 100 giáo trình 
vovinam tập 1). Nhìn về hướng C chân phải co lên thành độc cước tấn, tay trái từ 
dưới gạt lên che trên đầu, tay phải từ trên gạt xuống ngang đùi phải, đánh chiến 
lược số 3 (trang 101 giáo trình vovinam tập 1) rút chân trái ra sau (D) thành đinh tấn 
trái, hai bàn tay khép chặt song song đảo vòng chém ngang theo, đánh chiến lược số 
5 (trang 102 giáo trình vovinam tập 1), rút chân trái về chạm chân phải nhìn mặt (C) 
đánh chiến lược số 7 kết thúc mặt xoay ở hướng (B), đánh chiến lược số 9 (trang 
105 giáo trình vovinam tập 1), sau khi đạp lái xong lấy chân phải làm trụ tung người 
lên tiếp đất ở tư thế trung bình tấn, 2 tay đấm xéo xuống dưới tay trái ngoài, tay 
phải trong, rút chân trái về chạm chân phải, tay trai rút về hông, tay phải gạt lối 1 
dựng đứng trước mặt cạnh tay hướng về trước kết thúc giai đoạn 1. 
 Giai đoạn 2: Thực hiện chiến lược chẵn, đánh chiến lược 2 (trang 101 giáo 
trình vovinam tập 1), hạ chân phải chéo trước chân trái 2 tay kéo về hông, nhìn sang 
(C), đánh chiến lược số 4 (trang 102 giáo trình vovinam tập 1), chân phải hạ thấp 
thành đinh tấn phải, tay trái che mặt tay phải che hạ bộ, mặt nhìn sang (D),chân trái 
rút về thành trảo mã, tay trái thu về hông tay phải xỉa thẳng, đánh chiến lược số 6 
(trang 103 giáo trình vovinam tập 1), rút chân phải về bỏ trước chân trái thành tọa 
tấn, tay trái gạt số 1 che đấu, tay phải gạt số 2 che ngang đùi phải, xoay ngược chiều 
kim đồng hồ về phía sau thành trung bình tấn 2 tay thu về hông, rút chân phải về 
chụm chân trái đứng nghiêm, đánh chiến lược số 8 (trang 105 giáo trình vovinam 
tập 1), đánh luôn chiến lược số 10 (trang 106 giáo trình vovinam tập 1),nhìn mặt 
hướng (A) rút chân trái thành lập tấn, 2 tay ở hông, chân trái bước chéo thành tam 
giác tấn, 2 tay loan qua đầu đấm thẳng về trước, chân phải bước lên thành lập tấn, 
chân phải bước chéo thành tam giác tấn, 2 tay loan qua đầu đấm thẳng về trước, 
bước chân trái lên thành lập tấn, chân trái bước chéo thành tam giác tấn, loan 2 tay 
qua 2 bên về trước ngự, tay phải nắm đấm chạm vào lòng tay trái, vcuoonj tay thu 
về hông. Nghiêm lễ kết thúc bài 
40 
2.6.2. Phương pháp giảng dạy quyền pháp 
- Nêu tên và muc̣ đích của bài quyền. 
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật bài quyền. 
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ của bài quyền. 
- Phương pháp tập bài quyền: 
+ Tập cả lớp: Tập theo từng nhịp hô ứng với từng động tác của bài quyền, 
phân bài quyền theo từng giai đoạn. Thuần thục rồi ghép từng giai đoạn lại với nhau 
thành bài quyền hoàn chỉnh. Đánh từ chậm đến nhanh giáo viên sửa sai động tác. 
+ Tập theo nhóm: Phân lớp theo từng nhóm, một bạn đánh quyền, các bạn 
còn lại xem và chỉnh sửa cho bạn. 
2.6.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh quyền pháp 
- Rất dễ sai hướng đánh 
- Chuyển giữa đòn thế này với đòn thế khác chưa phối hợp nhịp nhàng, cân 
đối trong từng động tác 
- Cách hít thở đều hòa khi ra đòn 
2.6.4. Biện pháp khắc phục khi tập quyền pháp 
- Luyện tập từng bước từng giai đoạn, khi chuyển hướng nên tập đi tập lại 
nhiều lần 
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào trong quyền (chém, đấm, gạt, 
chỏ, đá). 
- Luyện tập hít thở, khi thực hiện các đòn mạnh thì thở ra và ngược lại. 
2.7. Thế phản dao căn bản (từ 1 đến 5) 
2.7.1. Kỹ thuật phản dao căn bản từ 1 đến 5 
- Thế phản dao số 1: Cầm dao tay phải, 
mũi dao hướng xuống và đâm từ trên 
xuống, tay trái gạt số 3 đỡ dao đâm 
đồng thời tay phải đánh từ ngoài vào 
khuỷu tay phải đánh rớt dao đối phương 
cùng lúc đánh chỏ phải lối 7 vào ngực 
và triệt chân phải đối phương. (H 2.69) 
H 2.69 
41 
- Thế phản dao số 2: Cầm dao tay phải, 
mũi dao hướng lên và đâm từ ngoài vào 
(như đấm móc), chân phải bước lên, 
xoay vai phải ép sát đối phương, tay trái 
chận cổ tay cầm dao, cùng lúc tay phải 
đánh ngược vào chỏ đánh rớt dao đối 
phương, xoay người ra sau đánh chỏ lối 
2 tay trái vào mặt đối phương . (H 2.70) 
H 2.70 
- Thế phản dao số 3: Cầm dao tay phải, 
mũi dao hướng xuống, đâm chéo từ 
ngực xuống, bước chân phải lên đâm 
ngược lại vào bụng, 2 chân lùi về sau 
tránh thế đâm thứ nhất, chân phải bước 
lên, xoay theo chiều kim đồng hồ, tay 
trái chận ngay cùi chỏ, tay phải đánh 
ngược lại ngay cổ tay cầm dao, hất 
mạnh 2 tay lên và đá tạt chân phải vào 
ngực hoặc mặt đối phương. (H 2.71) 
H 2.71 
- Thế phản dao số 4: Cầm dao tay phải, 
mũi dao hướng lên, đâm từ dưới lên vào 
bụng, Chân phải bước lên tam giác tấn, 
tay phải từ trên đánh xuống, tay trái từ 
dưới đánh lên, rớt dao đối phương cùng 
lúc tay phải đánh chỏ lối 6, tay trái hất 
chân trái, đánh ngã đối phương.(H 2.72) 
H 2.72 
42 
- Thế phản dao số 5: Cầm dao tay phải, 
mũi dao hướng xuống và đâm từ trên 
xuống, chân trái rút ra sau ngược chiều 
kim đồng hồ, tay phải gạt lối 2 chém 
mạnh vào cổ tay cầm dao, ép mạnh 
xuống cho đối phương tự đâm vào 
mình, song chém 2 tay đồng thời chân 
phải đá chân trái đối phương. (H 2.73) 
H 2.73 
2.7.2. Phương pháp giảng dạy phản dao căn bản từ 1 đến 5 
- Nêu rõ muc̣ đích ý nghĩa, tác dụng việc tập phản dao căn bản từ 1 đến 5 
- Thi ̣phaṃ kỹ thuật phản dao căn bản từ 1 đến 5 
- Phân tích nguyên lý ky ̃thuâṭ phản dao căn bản từ 1 đến 5 
- Phương pháp tập luyện phản dao căn bản từ 1 đến 5 
+ Tập cả lớp: Tập đòn lẽ, bên phản đòn, theo từng nhịp hô ứng với từng động 
tác phản thế dao. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết cả vế phản. Đánh từ chậm 
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác. 
+ Tập theo cặp: Phân lớp theo từng cặp, đối mặt vào nhau, bên tấn công, bên 
phản đòn đánh theo nhịp hô. Thuần thục rồi một nhịp hô đánh hết. Đánh từ chậm 
đến nhanh giáo viên sửa sai động tác. 
2.7.3. Những sai phạm thường mắc khi phản dao căn bản từ 1 đến 5 
- Khoảng cách giữa 2 người không hợp lý 
- Ra vào để phản đòn không đúng thời điểm 
- Ra đòn không dứt khoát 
2.7.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản dao căn bản từ 1 đến 5 
- Luyện tập di chuyển tấn ra vào cho hợp lý, nên tập đi tập lại nhiều lần 
- Ôn luyện lại các đòn căn bản để sử dụng vào trong phản thế dao (chém, 
đấm, gạt, chỏ, đá). 
43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trương Quang An (1998), giáo trình huấn luyện Vovinam – Việt võ đạo, NXB 
KIEV (Song ngữ). 
[2] Lê Quốc Ân, Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Trần Văn Mỹ, Nguyễn 
Hồng Tâm (2008), Kỹ thuật Vovinam – Việt võ đạo tập 1,NXB TDTT, Hà Nội. 
[3] Lê Quốc Ân, Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Trần Văn Mỹ, Nguyễn 
Hồng Tâm (2010), Giáo trình kỹ thuật Vovinam – Việt võ đạo tập 2,NXB TDTT, 
Hà Nội. 
[4] UBTDTT (2002), Luật thi đấu vovinam, NXB TDTT, Hà Nội 
44 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1 
CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG ............................................................... 2 
Chương 1. LÝ THUYẾT (15 tiết) ....................................................................................... 3 
1.1. Phong trào Vovinam trên thế giới hiện nay ........................................................... 3 
1.2. Đức dũng và lòng nhân ............................................................................................ 5 
1.3. Phương châm tu dưỡng hành xử của việt võ đạo sinh .......................................... 9 
1.3.1. Ba phương châm “Luyện ” với bản thân ............................................................... 10 
1.3.2. Ba phương châm “Tận ” đối với đời ..................................................................... 13 
1.3.3. Ba phương châm “Thường” đối với người ........................................................... 15 
1.3.4. Ba phương châm “Lập” đối với xã hội ................................................................. 15 
1.4. Khảo hạch lý thuyết võ đạo (hoàng đai đến hoàng đai I cấp) ............................ 17 
1.4.1. Lý thuyết Việt Võ Đạo .......................................................................................... 17 
1.4.2. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo .......................................................................... 18 
1.5. Câu hỏi ôn tập: ....................................................................................................... 19 
Chương 2. THỰC HÀNH (30 tiết) ................................................................................... 19 
2.1. Chiến lược tấn công từ 6 đến 10 ........................................................................... 19 
2.1.1. Kỹ thuật chiến lược tấn công từ 6 đến 10 ............................................................. 19 
2.1.2. Phương pháp giảng dạy đòn chiến lược ................................................................ 20 
2.1.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn chiến lược ......................................... 21 
2.1.4. Biện pháp khắc phục khi tập đòn chiến lược ........................................................ 21 
2.2. Phản đòn căn bản trình độ 1 ................................................................................. 21 
2.2.1. Kỹ thuật phản đòn căn bản trình độ 1 ................................................................... 21 
2.1.2. Phương pháp giảng dạy phản đòn căn bản trình độ 1 ........................................... 24 
2.1.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh phản đòn căn bản trình độ 1 .................... 25 
2.1.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản đòn căn bản trình độ 1 ................................... 25 
2.3. Đòn chân tấn công từ 1 đến 9 ................................................................................ 25 
2.3.1. Kỹ thuật đòn chân tấn công từ 1 đến 9 .................................................................. 25 
2.3.2. Phương pháp giảng dạy đòn chân tấn công ........................................................... 28 
2.3.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn chân tấn công ................................... 28 
2.3.4. Biện pháp khắc phục khi tập đòn chân tấn công ................................................... 28 
2.4. Khóa gỡ ................................................................................................................... 28 
2.4.1. Kỹ thuật khóa gỡ ................................................................................................... 28 
2.4.2. Phương pháp giảng dạy khóa gỡ ........................................................................... 32 
2.4.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh đòn khóa gỡ ............................................ 32 
2.4.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản đòn khóa gỡ ................................................... 33 
2.5. Song luyện số 1 ....................................................................................................... 33 
2.5.2. Phương pháp giảng dạy song luyện 1 ................................................................... 37 
2.5.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh bài song luyện 1 ...................................... 37 
2.5.4. Biện pháp khắc phục khi tập bài song luyện 1 ...................................................... 38 
2.6. Quyền pháp: Thập Tự Quyền ............................................................................... 38 
2.6.1. Kỹ thuật thập tự quyền .......................................................................................... 38 
45 
2.6.2. Phương pháp giảng dạy quyền pháp ..................................................................... 40 
2.6.3. Những sai phạm thường mắc khi đánh quyền pháp .............................................. 40 
2.6.4. Biện pháp khắc phục khi tập quyền pháp.............................................................. 40 
2.7. Thế phản dao căn bản (từ 1 đến 5) ....................................................................... 40 
2.7.1. Kỹ thuật phản dao căn bản từ 1 đến 5 ................................................................... 40 
2.7.2. Phương pháp giảng dạy phản dao căn bản từ 1 đến 5 ........................................... 42 
2.7.3. Những sai phạm thường mắc khi phản dao căn bản từ 1 đến 5 ............................ 42 
2.7.4. Biện pháp khắc phục khi tập phản dao căn bản từ 1 đến 5 ................................... 42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 43 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vo_vovinam_viet_vo_dao_tu_chon_2.pdf