Bài giảng Võ Vovinam – Việt võ đạo

ovinam – Việt võ đạo là môn võ mang tính quần chúng rộng rãi, mọi đối tượng,

lứa tuổi giới tính đều có thể tham gia tập luyện, dụng cụ phương tiện sân bãi phục

vụ cho luyện tập, thi đấu môn Vovinam đơn giản ít tốn kém. Tập luyện võ Vovinam

giúp nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức

tốt đây là nhu cầu rất quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Chúng tôi

đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng Vovinam – Việt võ đạo với thời

lượng 2 tín chỉ, 1 lý thuyết, 1 thực hành, dùng cho sinh viên bậc cao đẳng chuyên

ngành GDTC trường Đại học Phạm Văn Đồng.

pdf 55 trang thom 09/01/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Võ Vovinam – Việt võ đạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Võ Vovinam – Việt võ đạo

Bài giảng Võ Vovinam – Việt võ đạo
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
 
BÀI GIẢNG 
VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO 
 GIẢNG VIÊN: NGUYỄN NGỌC CANG 
Quảng Ngãi, năm 2018 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Vovinam – Việt võ đạo là môn võ mang tính quần chúng rộng rãi, mọi đối tượng, 
lứa tuổi giới tính đều có thể tham gia tập luyện, dụng cụ phương tiện sân bãi phục 
vụ cho luyện tập, thi đấu môn Vovinam đơn giản ít tốn kém. Tập luyện võ Vovinam 
giúp nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức 
tốtđây là nhu cầu rất quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Chúng tôi 
đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng Vovinam – Việt võ đạo với thời 
lượng 2 tín chỉ, 1 lý thuyết, 1 thực hành, dùng cho sinh viên bậc cao đẳng chuyên 
ngành GDTC trường Đại học Phạm Văn Đồng. 
 Đề cương bài giảng gồm 2 chương: Chương 1. Lý Thuyết (15 tiết); chương 
2. Thực Hành (30 tiết) 
Đề cương bài giảng này trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về võ 
thuật, võ đạo, tâm đức của người học võ và ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo. Các 
kỹ thuật cơ bản về Thân pháp, Thủ pháp, Cước pháp, Quyền pháp để vận dụng vào 
trong các bài tập đối luyện và phản các đòn tay, chân căn bản, các chiến lược tấn 
công và tự vệ. 
 Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết 
hợp với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong ôn tập, ngoại khóa, tự học và 
thảo luận nhóm để nắm chắc các nội dung trọng tâm của bài giảng, đồng thời có thể 
vận dụng vào hoạt động rèn luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn 
công tác sau này. 
 Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi chân 
thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quí thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các 
bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng hoàn chỉnh. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 TÁC GIẢ 
2 
CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG 
CĐSP Cao đẳng sư phạm 
GDTC Giáo dục thể chất 
GV Giáo viên 
HL Huấn luyện 
HLV Huấn luyện viên 
SV Sinh viên 
TDTT Thể dục thể thao 
VĐV Vận động viên 
TP Thành phố 
VVN Vovinam 
VVN – VVĐ Vovinam – Việt võ đạo 
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 
VĐTQ Vô địch toàn quốc 
TTCB Tư thế chuẩn bị 
3 
Chương 1. LÝ THUYẾT (15 tiết) 
1.1. Vovinam - Việt Võ Đạo quá trình xây dựng và phát triển 
1.1.1. Sơ lược về võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc và chưởng môn Lê Sáng: 
Võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày mùng tháng 4 năm Nhâm Tý (năm 
1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây nay là Hà Nội. Và mất 
ngày mùng 4 tháng tư năm Canh Tý (năm 1960) tại Sài Gòn, hiện tại di cốt của 
Người đang được lưu giữ tại Tổ đường môn phái võ Vovinam ở số 31 Sư Vạn 
Hạnh, TP. Hồ Chí Minh. 
Cố võ sư sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu vovinam vào năm 1938 và cuộc 
biểu diễn công khai đầu tiên được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội vào mùa thu năm 
1939. Lớp dạy công khai đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại 
trường Sư phạm Hà Nội. 
Trước khi mấ t, cố võ sư sáng tổ đã giao quyền lãnh đạo môn phái cho võ sư 
chưởng môn Lê Sáng. Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội và mất ngày 27/9/2010 tại TP. 
Hồ Chí Minh. 
1.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển: 
Từ ngày võ sư sáng tổ thành lập môn phái đến giữa thập niên 70 có 5 giai 
đoạn. Nhưng từ cuối thập niên 70 cho đến nay đã hình thành thêm một giai đoạn 
mới, cho nên Lược Sử Môn Phái vẫn còn đang tiếp diễn, song ta có thể tóm tắt rằng 
lược sử môn phái Vovinam cho đến ngày nay có tất cả là 6 giai đoạn. 
1.1.2.1. Giai đoạn Phôi Thai (Trước năm 1938) 
Trước khuynh hướng đấu tranh sắt máu của các nhà chí sĩ cách mạng và thủ 
đoạn ru ngủ quần chúng bằng cái võ tự do phóng khoáng của bọn thực dân thống trị. 
Từ thiếu thời ông Nguyễn Lộc đã ấp ủ hoài bảo đứng ra gánh vác trách nhiệm của 
một người thanh niên trong lúc đất nước lâm nguy. Do đó ông cố gắng trau dồi học 
vấn, đạo đức và võ thuật, đồng thời đưa ra một quan niệm mới hướng dẫn thanh 
niên đương thời vào cuộc “cách mạng tâm thân”. 
1.1.2.2. Giai đoạn thành lập và phát triển ( Từ 1938 - 1945) 
Có 5 sự kiện chính như sau: 
- Môn phái được bí mật thành lập vào năm 1938 
4 
- Cuộc biểu diễn đầu tiên công khai ra mắt quần chúng vào mùa Thu 1939. 
- Lớp Vovinam đầu tiên mở tại trường Sư Phạm vào đầu năm 1940. 
- Cuộc biểu diễn đặc biệt vào năm 1940 tại trường Sư Phạm đã biểu lộ tinh 
thần uy vũ bất năng khuất của sáng tổ Nguyễn Lộc. 
- Phát động phong trào công khai chống thực dân Pháp (bằng những cuộc 
đụng độ giữa các môn sinh sinh viên, viên chức Việt với các sinh viên Pháp và viên 
chức Pháp tại Ðại Học và sở Canh Nông Hà Nội). 
1.1.2.3. Giai đoạn trưởng thành ( Từ 1945 - 1946) 
Có 7 sự kiện chính như sau: 
- Giữ an ninh cho đồng bào nội, ngoại thành Hà Nội. 
- Cứu trợ đồng bào trong nạn đói khủng khiếp đã chết hàng triệu người. 
- Cùng với viên chức và sinh viên tổ chức các ngày quốc lễ: Giổ tổ Hùng 
Vương, kỷ niệm Hai Bà Trưng. 
- Chủ xướng việc triệt hạ tượng đồng của bọn thực dân thống trị. 
- Thành lập đoàn võ sĩ cảm tử và anh hùng ngày mai. 
- Mở các lớp võ đại chúng chuyên xử dụng mã tấu và cận chiến. 
- Tung võ sư đi khắp nơi để quảng bá môn võ mới của dân tộc Việt Nam. 
1.1.2.4. Giai đoạn phân hoá ( Từ 1946 - 1948) 
Có 6 sự kiện chính như sau: 
- Cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Một số môn đồ Vovinam đã trở thành những chỉ huy nổi tiếng, một số đã 
hy sinh cho Tổ Quốc. 
- Số môn đồ tâm huyết Ông chia ra làm hai toán: Một toán về miền xuôi võ 
sư Nguyễn Mỹ phụ trách, một toán theo Ông lên mạn ngược. 
- Toán theo Ông dừng chân tại làng Hữu Bằng. Nơi quê hương ông đã mở 
lớp võ cho thanh niên huyện Thạch Thất và cử môn đệ phụ trách lớp võ thuật cho 
sinh viên sĩ quan trường Quân Chính Trần Quốc Tuấn. 
- Sau đó Ông lại lên đường phiêu bạt, mở rải rác các lớp huấn luyện cho đại 
và trung đội trưởng dân quân du kích ở làng Chuế Lưu, Ấm Thương, Thanh Hương, 
Ðan Hà, Ðan Phú... 
5 
- Cuồi cùng ông cử môn đệ phụ trách huấn luyện cho Bộ đội nhà chung do 
Trần Thiện - Tổng chỉ huy. 
1.1.2.5. Giai đoạn Phục Hưng ( Từ 1948 - 1975) 
- Cuối 1948 HL cho nhân viên Cảnh Sát, mở các lớp võ tại Hà Nội. 
- Năm 1951, thành lập Việt Nam Võ Sĩ Ðoàn, mở các lớp võ tại trường Hàng 
Than Hà Nội. 
- Năm 1954 vào Nam, mở võ đường tại Sài Gòn. 
- Ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý 1960, sáng tổ vovinam ông Nguyễn Lộc tạ 
thế tại Sài Gòn và trao quyền chưởng môn lại cho võ sư Lê Sáng. 
- Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 Tổng cục huấn luyện được thành lập, song 
song với việc thành lập tổng hội Việt Võ Ðạo và tổng đoàn thanh niên Việt Võ Ðạo. 
- Năm 1968 thành lập cục huấn luyện Miền Ðông. Sau đó vài tháng thành lập 
tiếp cục huấn luyện Miền Trung. 
- Năm 1969 thành lập cục huấn luyện Miền Tây. 
- Năm 1970 thành lập cục huấn luyện Miền Tây Bắc. 
- Năm 1974 cử Giáo Sư Phan Hoàng đảm trách Liên Ðoàn Việt Võ Ðạo 
Pháp Quốc. 
1.1.2.6. Giai đoạn Phát Triển Quốc Tế ( Từ 1975 - cho đến nay) 
- Tháng 6/1980 VVN – VVĐ tham dự đợt Hội thao võ thuật do Viện Khoa 
học Giáo dục và trường Cao đẳng Sư phạm TD trung ương 2 tổ chức tại TP. HCM 
- Năm 1985 VVN – VVĐ được mời huấn luyện cho lớp nghiên cứu võ thuật 
phía nam (4 tháng) của cục cảnh vệ Bộ Nội Vụ nay là Bộ Công An 
- Năm 1989 Hội Việt Võ Đạo TP. HCM được thành lập 
- Năm 1990 VVN – VVĐ được Tổng cục TDTT đưa vào chương trình hội 
diễn kỹ thuật khu vực 3 
- Tháng 12/1992 Tổng cục TDTT đã cho phép VVN – VVĐ tổ chức giải Vô 
địch toàn quốc 
- Tháng 4/1994 Tổng cục TDTT thành lập ban điều hành lâm thời VVN – 
VVĐ Việt Nam 
6 
- Năm 2002 VVN – VVĐ được Ủy ban TDTT đưa vào chương trình thi đấu 
chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc 
- Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam 
(VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
- Tháng 9/2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra 
tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới 
(WVVF) 
- Tháng 2/2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn 
ra tại Tehran. CHHG IRAN 
- Ngày 31 tháng 3 năm 2010, chưởng môn Lê Sáng ký quyết định thành lập 
Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. 
- Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư chưởng môn Lê Sáng qua đời. 
- Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu 
Âu (EVVF) diễn ra tại Paris. 
1.2. Triết lý võ đạo 
1.2.1. Khái niệm 
Khác với người phương Tây với thói quen phân tích sự việc để quy định 
thành từng bộ môn sinh hoạt rõ rệt, người phương Đông thuờng áp dụng óc tổng 
hợp vào mọi ngành sinh hoạt xã hội, và quan niệm rằng cái "hồn" của sự vật là tâm 
điểm đồng qui của mọi sự việc và vật thể. 
Quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Nho giáo và quan niệm "Đạo 
sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" của Lão giáo chính là 
nguồn gốc của mọi ngành sinh hoạt xã hội, đuợc biểu hiện bằng Dịch học. 
Áp dụng vào thực tế đời sống, chúng ta thấy ngay sự cách biệt giữa một "sự 
việc không hồn" và một "sự việc có hồn" trong nếp sống của người Việt. Uống trà 
là một nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa 
thanh cao của việc uống trà kết bạn, là trà đạo. 
Uống rượu là một thú vui, nhưng biết cách uống rượu với những nghi tắc đặc 
biệt và một quan niệm cao khiết về nhân tâm thế đạo, giúp tiến, hiến ích, phục vụ 
con người là tửu đạo. Thưởng hoa là một thú vui thông thường trong đời sống, 
7 
nhưng biết cách thưởng ngoạn là nghệ thuật thưởng hoa, và nâng cao hơn nữa, là 
hoa đạo. 
Võ học xuất phát từ phương Đông cũng đi theo định lệ ấy, theo tiến trình 
chung. Mới đầu, chỉ là biểu hiện sức mạnh và tài khéo của cơ thể để tấn công hay tự 
vệ, được chuyên môn hóa và gọi là võ nghệ. Kế đó là những phát kiến mới về luật 
thăng bằng và luật quân bình của cơ thể và thân chất, tùy trường hợp mà hình thành 
các môn phái võ thuật. Sau cùng, quy định những luật tắc rõ rệt về triết lý và đức lý 
thành võ đạo, để học võ trở thành một ngành học nhân bản phục vụ và hướng thiện 
hữu hiệu cho xã hội, dân tộc và nhân loại. 
Tiến trình của võ học do đó, đi từ "nghệ" tới "thuật" và đi từ "thuật" tới 
"đạo", tức đi từ những biện pháp, cách thức và kỹ thuật dùng sức mạnh sang triết lý 
và đức lý dùng sức mạnh, sao cho chính đáng, bên vực lẽ phải, chính nghĩa, bảo vệ 
quyền sống của con người và góp phần xây dựng xã hội - thay vì những ý đồ ngược 
lại, làm băng hoại con người và xã hội. 
Triết lý về võ học khởi từ ý thức đó, đã nâng cao võ học lên địa vị một ngành 
học nhân bản và thực dụng ngay trong mọi môi trường hoạt động thiết yếu của con 
người. 
1.2.2. Triết lý võ đạo trong triết hệ phương Đông 
Chúng ta đều biết võ đạo khởi từ một môn thể thao thực dụng. Môn võ đạo 
đầu tiên đuợc coi là một ngành thể thao thực dụng với nhân loại, có những triết lý 
và đức lý được hệ thống hóa và phản ảnh tinh thần Bà La-Môn là Yoga. 
Trước hết, Yoga, gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là kết hợp: kết hợp con người 
với vu trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, kết hợp cái hữu hạn với cái vô hạn. 
Về đại cương, chúng ta thấy Yoga không những có tác dụng điều dưỡng thân 
thể, kinh mạch cho máu huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, mà 
còn là một môn tu tâm, để tâm hồn luôn luôn hướng thiện, trau giồi đạo đức, thoát 
khỏi vòng đau khổ trầm luân. 
Từ gốc Yoga Ấn Độ, hòa thượng Đạt Ma Thiền sư đã du nhập vào Trung 
Quốc, thái dụng với võ thuật cổ truyền Trung Quốc mà lập ra môn phái Thiếu Lâm, 
chủ yếu lấy tĩnh chế động, lấy đức chế bạo. Dù sao, triết lý căn bản của môn phái 
8 
này cũng biểu hiện rõ rệt triết lý và đức lý Phật Giáo. Tới Trương Tam Phong, một 
đạo sĩ ngoại đồ của Thiếu Lâm Tự, ông đã tách rời ra và phát huy một môn võ học 
riêng biệt nổi tiếng một thời là môn Võ Đang. Tuy là ngoại đồ Thiếu Lâm, nhưng vị 
sáng tổ Võ Đang có một quan niệm võ học khác hẳn: ông lấy triết lý căn bản võ học 
của môn phái mình trên tinh thần Khổng-Lão truyền thống của Trung Quốc để sáng 
tạo ra những nguyên lý võ học thuần nhu mới, lấy tinh túy từ dịch học: Thái Cực 
(đầu) sinh lưỡng nghi (hai mắt), lưỡng nghi sinh tứ tượng (tay chân), tứ tượng sinh 
bát quái (8 đoạn xương chân tay) v.v... 
Phải chờ đến năm 1659, nhà sư Thiếu Lâm có tục danh Trần Nguyên Tán lưu 
vong qua Nhật sau khi bị Triều đình Mãn Thanh ruồng đuổi, môn võ cổ truyền 
Atewaza Nhật Bản mới đuợc thái dụng với võ Thiếu Lâm hình thành Nhu Thuật 
vào năm 1627, bởi danh y Sirobei Akiyama. Vốn là người thấm nhuần tư tưởng 
Phật Giáo và Thần Giáo truyền thống của Nhật Bản, danh y Sirobei Akiyama mới 
phát kiến ra một triết lý mới về võ học nhân một trận bão tuyết làm các cây lớn đều 
đổ, ngoại trừ những cây lau sậy bé nhỏ biết uốn mình theo chiều gió. Luật thăng 
bằng đã lóe sáng trong tâm tưởng ông một ý niệm nghịch đảo: cây sậy còn vì nó 
yếu. Tại sao không áp dụng một triết lý mới về võ học: lấy yếu chống mạnh, lấy 
mềm chống cứng? Nhu Thuật đuợc khai sinh từ đó, và tới năm 1889 mới đuợc bác 
sĩ Jijoro Kano (1860-1938) biến chế, lược bỏ những thế võ độc hại và vận dụng tư 
tưởng Nhật Võ Đạo (Bushido) vào việc huấn võ mà hình thành, phát triển Nhu Đạo 
(Judo). 
Cũng phát xuất từ quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Triết học 
phương Đông, một môn phái khác đuợc tách ra, với tinh lý võ học nghịch đảo hẳn: 
lấy cứng chống mềm, lấy dài chống ngắn. Đó chính là môn phái Túc Quyền Đạo 
Đại Hàn (Taekwondo), xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Đại Hàn trong 
thời Nhật thuộc: bị cấm học võ dân tộc, không đuợc dùng dao hay những đồ cứng, 
nhọn, theo luật lệ của kẻ thống trị đương thời, mỗi đuờng phố, mỗi thôn xóm Hàn 
Quốc chỉ đuợc xài chung một con dao phay có xích buộc chặt vào thớt, để tránh 
những trường hợp nổi loạn "có võ khí" chống lại người Nhật thống trị. Hậu quả thật 
trái ngược: người Đại Hàn tuy không có võ khí để băm chặt, nhưng đã khổ luyện 
9 
đôi tay thành cứng rắn để có thể thay thế dao kiếm trong một số hoàn cảnh đặc biệt, 
và triệt để xử dụng ưu thế về thân chất của mình là chân dài, trong mọi cuộc giao 
đấu. 
Nhìn chung, các triết lý về võ đạo phương Đông tuy bên ngoài tưởng như có 
vẻ xung khắc nhau, nhưng thực ra là luôn luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm kho 
tàng võ học nhân loại ngày càng phong phú. Tất cả, không khác hai thành tố âm 
dương, tức cứng mềm, sáng tối, phải trái, ngắn dài, động tĩnh đun đẩy nhau trong 
một hợp thể duy nhất, một kết hợp thể duy nhất là đạo, hay thái cực. Cố võ sư 
Nguyễn Lộc của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đã phát hiện ra giá trị đặc biệt này 
sau một thời gian khổ công nghiên cứu các tinh hoa võ thuật của nhân loại và các 
ngành võ, vật cổ truyền dân tộc. Ông thừa nhận rằng từ võ đạo, cơ thể con người 
không thể thuần cương hay thuần nhu, hoặc chỉ chuyên chú vào tinh thể, tinh chất 
của lẽ đạo. Cần phải phát huy và phối triển lại. Cần phải có một hợp thể, một kết 
hợp thể mới, đầy đủ hơn. Nguyên lý võ học "Cương nhu phối triển" đuợc hình 
thành và chính thức ra mắt vào năm 1938 tại Hà Nội với danh xưng Vovinam Việt 
Võ Đạo. Cùng với nguyên lý Cương nhu phối triển, triết lý và đức lý của Vovinam-
Việt Võ Đạo cũng ảnh hưởng theo khi chấp nhận các định lý tam nguyên, tam tạo, 
thường dịch và miên sinh trong vũ trụ quan Việt Võ Đạo. [2] 
1.2.3. Triết lý Việt võ đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản 
Việt Võ Đạo chấp nhận nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển ... au chân phải đối phương, 
triệt chân cùng lúc tay phải chém số 4 
vào cằm, đánh đối phương ngã ngửa, 
(H 2.52) 
H 2.52 
- Ôm trước có tay: Chân phải rút 
dài ra sau cùng lúc 2 tay dang ra 2 bên, 
song chém số 4 vào sườn, cùng lúc lên 
gối chân phải vào bụng đối phương. 
(H 2.53) 
H 2.53 
42 
- Ôm sau Không tay: Đánh 
ngược chỏ phải số 2 vào mặt, đánh chỏ 
trái số 2 vào mặt, cùng lúc đánh chỏ 
phải số 2 và lòn chân phải ra sau chân 
phải đối phương đá hất đối phương 
ngã. (H 2.54) 
H 2.54 
- Ôm sau có tay: Giậm gót chân 
phải vào lưng chân phải đối phương 
cùng lúc xoay người chém tay phải rồi 
tay trái vào hạ bộ của đối phương. 
(H 2.55) 
H 2.55 
- Ôm ngang hông: Xuống trung 
bình tấn thúc mạnh 2 chỏ ngang, chân 
phải bước lên trước chân phải đối 
phương, tay phải quàng sau lưng, tay 
trái nắm cánh tay phải đối phương, 2 
chân đứng trước 2 chân đối phương, kê 
mông gài, sau đó hất mông và quật đối 
thủ qua hông (H 2.56) 
H 2.56 
- Khóa sau vòng gáy: 2 chỏ giật 
mạnh từ trên xuống 2 bên, rút chân 
phải gài sau 2 chân đối phương, đá 
mạnh chân phải tới trước cùng lúc đánh 
ngược chỏ phải vào ngực cho đối 
phương ngã ngửa và đè theo (H 2.57) 
H 2.57 
43 
- Khóa tay dăt số 1: Tay phải 
chụp cổ tay phải đối phương, tay trái 
chém số 1 vào mặt đối phương, bước 
chân trái tới trước cùng lúc tay trái 
quàng khép nách trái khóa vòng tay 
phải đối phương bẻ lận lên (H 2.58) 
H 2.58 
- Khóa tay dắt số 2: Tay phải 
chụp cổ tay phải đối phương, tay trái 
chém số 4 vào sườn đối phương, rồi 
dùng tay trái giật ngược vào khuỷu tay 
phải, bẻ lận tay đối phương ra sau lưng, 
tay trái nắm tóc hoặc vai đối phương đè 
xuống thấp (H 2.59) 
H 2.59 
2.4. Chiến lược tấn công 
- Chiến lược 1: Đứng tư thế thủ, 
chém tay trái số 1 vào mặt, lách tam giác 
tấn trái đấm thấp tay phải vào bụng. 
Bước đinh tấn phải đánh chỏ phải số 1 
vào mặt hoặc ngực đối phương (H 2.60) 
H 2.60 
- Chiến lược 2: Đứng tư thế thủ, 
đấm thẳng trái vào mặt, mở mũi chân 
trái một góc khoảng 450, đồng thời dùng 
lòng chân phải đá quét vào má ngoài 
chân trái cùng lúc tay phải chém số 1 
vào cổ đối phương (H 2.61) 
H 2.61 
44 
- Chiến lược 3: Đứng tư thế thủ, 
bước đinh tấn phải đấm móc tay phải 
vào mặt, đấm phạt ngang phải vào mặt, 
mở mũi chân phải một góc khoảng 450 
đồng thời dùng lòng chân trái đá quét 
chân phải cùng lúc chém tay trái số 1 
vào măt đánh ngã đối phương (H 2.62) 
H 2.62 
- Chiến lược 4: Đứng tư thế thủ, 
đạp ngang chân trái vào đầu gối chân 
trước đối phương đồng thời tay trái đấm 
thẳng theo, đập ngang chân trái lần 2 vào 
bụng đấm thẳng tay trái, xoay người 
bước qua trái đạp ngang phải vào ngực 
đối phương, tay phải che hạ bộ tay trái 
che mặt (H 2.63) 
H 2.63 
- Chiến lược 5: Đứng tư thế thủ, 
đá thẳng phải vào bụng hoặc mặt, hạ 
chân phải thành đinh tấn phải đấm thẳng 
phải vào mặt, tiếp tục đấm bật ngược 
lưng tay phải vào mặt đối phương 
(H 2.64) 
H 2.64 
2.5. Quyền pháp: Nhập môn quyền 
Đây là bài quyền bao gồm những kỹ thuật căn bản như: 4 lối gạt, 4 lối chém, 
5 lối đấm, 4 lối đá và các thế tấn thông thường (trung bình tấn, trảo mã tấn, đinh 
tấn, quy tấn, cung tiễn tấn) liên kết lại với nhau nhằm giúp người tập tiến thoái nhịp 
nhàng, xoay trở nhanh nhẹn, linh hoạt biết kết hợp thủ pháp, cước pháp, bộ pháp khi 
di chuyển Bài nhập môn quyền được thi triển theo 4 hướng sau đây: 
45 
- Tiền (mặt – hướng chính A) 
- Hậu (sau – hướng phụ B) 
- Tả (trái – hướng phụ C) 
- Hữu (phải – hướng phụ D) 
- TTCB: Đứng tại vị trí O, chào 
theo lối nghiêm lễ, tư thế nghiêm tập 
trung tư tưởng và khí lực hít một hơi 
dài, 2 tay từ dưới đùi kéo lên ngang 
hông, từ bên hông vung tròn rộng ra 2 
bên, ngang tầm ngực, ngón tay khép 
chặt, lòng bàn tay úp, 2 cổ tay cuộn tròn 
từ ngoài vào trong, từ úp sang ngửa, 2 
bàn tay nắm lại thành quyền, kéo sát về 
2 bên hông, đứng nghiêm tư thế lập tấn. 
(H 2.65, H 2.66) 
H 2.65 
H 2.66 
Đoạn 1: 4 lối chém cạnh tay: 
Chân trái tiến thẳng tới trước đứng đinh 
tấn trái, tay phải chém số 1, chân phải 
tiến lên chụm vào chân trái (lập tấn) tay 
phải thu về hông. Chân phải tiến tới 
trước thành đinh tấn phải, tay trái chém 
số 1, chân phải rút về sau chụm vào 
chân trái, tay trái thu về hông (H 2.67) 
H 2.67 
46 
Chân trái bước qua hướng trái 
(C) đinh tấn trái tay phải chém số 2, rút 
chân trái về chụm vào chân phải (lập 
tấn) tay phải thu về hông (thân người 
vẩn ở hướng A). Bước đinh tấn phải qua 
hướng phải (D) tay trái chém số 2, rút 
chân phải chum vào chân trái (lập tấn) 
tay trái thu về hông (H 2.68) 
H 2.68 
Chân trái lui thẳng về sau 1 bước 
dài (hướng B) đứng đinh tấn phải, 2 tay 
lần lược chém lối 3 (phải trước, trái 
sau), chân phải rút chụm vào chân trái 
(lập tấn) tay trái thu về hông (H 2.69) 
H 2.69 
Chân phải bước sang phải thành 
trung bình tấn, 2 tay chém lối 4 cùng 
lúc, đồng thời hắt to 1 tiếng, chân phải 
rút chum vào chân trái (lập tấn) 2 tay 
thu về hông (dứt đoạn 1) (H 2.70) 
H 2.70 
47 
- Đoạn 2: Năm lối đấm căn bản: 
Chân trái bước chéo sang trái 450 thành 
tam giác tấn trái, tay phải đấm thẳng về 
trước, chân trái rút chụm vào chân phải 
(lập tấn) tay phải thu về hông (H 2.71) 
H 2.71 
Chân phải bước chéo sang hướng 
phải 450 thành tam giác tấn phải, tay trái 
đấm thẳng về trước, rút chân phải chụm 
vào chân trái (lập tấn) tay trái thu về 
hông (H 2.72) 
H 2.72 
Chân trái bước ngang qua hướng 
trái (C) thành đinh tấn trái, tay phải đấm 
móc, rút chân trái thành lập tấn tay phải 
thu về hông. Chân phải, tay phải thực 
hiện ngược lại với chân trái tay trái 
(H 2.73) 
H 2.73 
Chân trái bước chéo sang trái 450 
thành tam giác tấn trái, tay trái đấm bật 
ngược tay phải đấm lao theo hướng chân 
trái, rút chân trái thành lập tấn 2 tay thu 
về hông. (H 2.74) 
H 2.74 
48 
Chân phải bước chéo sang phải 
45
0
 thành tam giác tấn phải, tay phải 
đấm bật ngược tay trái đấm lao theo 
hướng chân phải, rút chân phải thành 
lập tấn 2 tay thu về hông. (H 2.75) 
H 2.75 
Chân trái bước tới trước, chân 
phải quỳ, tay phải đấm múc tay trái gạt 
số 3. Đứng thẳng lên rút chân trái về lập 
tấn, 2 tay thu về hông (H 2.76) 
H 2.76 
Chân phải rút về sau 1 bước, 
xoay người ra sau (hướng B) chân trái 
quỳ, tay trái đấm múc tay phải gạt số 3. 
Đứng thẳng lên vừa xoay người về mặt 
chính (hướng A) vừa rút chân phải về 
lập tấn, 2 tay thu về hông (H 2.77) 
H 2.77 
Chân trái bước ngang qua hướng 
trái (hướng C) chân phải quỳ, tay phải 
đám thẳng tay trái gạt số 3, đứng thẳng 
lên rút chân trái về lập tấn, 2 tay thu về 
hông người vẫn ở chính diện (hướng A). 
Chân phải và tay trái thực hiện ngược 
lại, dứt đoạn 2 (H 2.78) 
H 2.78 
49 
- Đoạn 3 : 4 lối gạt cạnh tay. 
Chân trái bước qua hướng trái (hướng 
C) thành trung bình tấn, 2 tay gạt số 1 
(phải trước, trái sau), rút chân phải 
chụm vào chân trái (lập tấn), 2 tay thu 
về hông (H 2.79) 
H 2.79 
Chân phải tiến lên trước 1 bước, 
người xoay qua hướng C đứng trung 
bình tấn, 2 tay gạt số 2 (phải trước, trái 
sau) rút chân trái thành lập tấn, 2 tay thu 
về hông người vẫn ở hướng C (H 2.80) 
H 2.80 
Chân phải bước ngang về hướng 
A, xoay người về mặt tiền hướng A, 
đứng trung bình tấn, tay phải gạt số 3 rồi 
rút tay về hông, tay trái gạt số 4, chân 
trái rút chụm vào chân phải (lập tấn) tay 
trái thu về hông người vẫn ở hướng A 
(H 2.81) 
H 2.81 
Chân phải bước ra sau, xoay 
người về hướng D đứng tư thế trung 
bình tấn, cùng lúc táy trái gạt số 3 tay 
phải gạt số 4 đồng thời hắt lớn, rút chân 
trái về tư thế lập tấn xoay người về 
hướng A, (H 2.82) 
H 2.82 
50 
- Đoạn 4: Bốn lối chỏ. Chân phải 
lùi về sau thành cung tiễn tấn, tay phải 
dựng đứng theo thân người lòng bàn tay 
hướng vào trong, tay trái gạt từ trên 
ngực xuống che đầu gối trái. Chân phải 
tiến về trước thành đinh tấn phải, tay 
phải đánh chỏ số 1, tay trái che mặt bên 
phải (lòng bàn tay hướng ra ngoài). 
Chân phải lại lùi về sau thành cung tiễn 
tấn, tay phải đánh chỏ số 2, tay trái đẩy 
bồi chỏ phải, mắt nhìn theo tay (H 2.83) 
H 2.83 
Chân phải bước lên chụm vào 
chân trái rồi bước ngang sang hướng 
phải (D) thành đinh tấn phải, tay phải 
đánh chỏ số 3, tay trái che nách. Rút 
chân phải về lập tấn và bước lại chân 
phải ra thành trung bình tấn đồng thời 
tay phải đánh chỏ số 4, lòng bàn tay trái 
đè lên chỏ phải. Rút chân phải và thu tay 
về hông tư thế lập tấn (H 2.84). 
Vế còn lại đổi bên và đổi chân 
đổi tay (chân trái, tay trái) 
H 2.84 
- Đoạn 5: Bốn lối đá. Tiến chân 
trái thành đinh tấn trái, 2 tay nắm thành 
quyền ở tư thế thủ, chân trái trụ đá thẳng 
chân phải, tay trái che mặt tay phải che 
hạ bộ. Hạ chân phải về trước thành đinh 
tấn phải ở tư thế thủ, chân phải trụ đá 
thẳng chân trái, tay phải che mặt tay trái 
che hạ bộ. (H 2.85) 
H 2.85 
51 
Từ tư thế đá thẳng, chân trái hạ 
xuống không chạm đất, rồi rút dài ra 
phía sau cùng bên, người xoay 1800 ra 
phía sau (hướng B) thành đinh tấn trái ở 
tư thế thủ, chân trái đứng trụ chân phải 
đá cạnh, tay trái che mặt tay phải che hạ 
bộ. (H 2.86) 
H 2.86 
Hạ chân phải xuống trước thành 
đinh tấn phải ở tư thế thủ, chân phải trụ 
chân trái đá cạnh, tay phải che mặt tay 
trái che hạ bộ (H 2.87) 
H 2.87 
Từ tư thế đá cạnh, chân trái hạ 
xuống không chạm đất, xoay ngược 
chiều kim đồng hồ một góc 2700, người 
xoay theo hướng D thành tư thế đinh tấn 
trái, ở tư thế thủ chân trái trụ chân phải 
đá tạt, Hạ chân phải không chạm đất 
xoay theo chiều kim đồng hồ một góc 
180
0, người xoay qua hướng C đứng 
đinh tấn phải ở tư thế thủ, chân phải trụ 
chân trái đá tạt, chân nào đá thì tay bên 
đó che hạ bộ tay còn lại che mặt 
(H 2.88) 
H 2.88 
52 
Chân trái hạ xuống trước chân 
phải thành quy tấn, người hướng về (A), 
2 tay nắm thành quyền che mặt, ngực. 
Chân trái trụ chân phải đạp ngang, tay 
trái che mặt tay phải che hạ bộ. Chân 
phải hạ xuống trước chân trái đứng quy 
tấn, người hướng về (A), 2 tay nắm 
thành quyền che mặt, ngực. Chân phải 
trụ chân trái đạp ngang, tay phải che mặt 
tay trái che hạ bộ. (H 2.89) 
H 2.89 
Chân trái hạ xuống xoay người 
về hướng chính diện (A) thành tư thế 
trung bình tấn đồng thời 2 tay đấm chéo 
thẳng xuống đất (phải trong, trái ngoài) 
(H 2.90) 
H 2.90 
Rút chân trái chụm vào chân phải 
(lập tấn) 2 tay vòng rộng ra 2 bên đưa về 
trước ngực bàn tay sấp, cuộn 1 vòng từ 
trên xuống dưới vào trong bụng rồi đưa 
ra trước ngực bàn tay ngửa, nắm 2 nắm 
đấm lại thu về hông, mở 2 năm đấm kéo 
2 tay sát người lên trước ngực tay ngửa 
hít vào, lật úp bàn tay lại đẩy xuống từ 
từ thở ra. Kết thúc bài Nghiêm lễ 
(H 2.91) 
H 2.91 
53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trương Quang An (1998), giáo trình huấn luyện Vovinam – Việt võ đạo, NXB 
KIEV (Song ngữ). 
[2] Lê Quốc Ân, Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Trần Văn Mỹ, Nguyễn 
Hồng Tâm (2008), Kỹ thuật Vovinam – Việt võ đạo tập 1,NXB TDTT, Hà Nội. 
[3] Lê Quốc Ân, Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Trần Văn Mỹ, Nguyễn 
Hồng Tâm (2010), Giáo trình kỹ thuật Vovinam – Việt võ đạo tập 1,NXB TDTT, 
Hà Nội. 
[4] UBTDTT (2002), Luật thi đấu vovinam, NXB TDTT, Hà Nội 
54 
 MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 1 
CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG ................................................................... 2 
Chương 1. LÝ THUYẾT (15 tiết) ......................................................................................... 3 
1.1. Vovinam - Việt Võ Đạo quá trình xây dựng và phát triển ......................................... 3 
1.1.1. Sơ lược về võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc và chưởng môn Lê Sáng: ........................ 3 
1.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển: ........................................................................ 3 
1.2. Triết lý võ đạo ............................................................................................................. 6 
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................. 6 
1.2.2. Triết lý võ đạo trong triết hệ phương Đông ......................................................... 7 
1.2.3. Triết lý Việt võ đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản ...................................... 9 
1.3. Đặc trưng kỹ thuật .................................................................................................... 11 
1.3.1. Tính thực dụng ................................................................................................... 11 
1.3.2. Tính liên hoàn .................................................................................................... 11 
1.3.3. Nguyên lý Cương – Nhu phối triển ................................................................... 12 
1.3.4. Vận dụng các nguyên lý khoa học ..................................................................... 13 
1.3.5. Nguyên tắc "Một phát triển thành ba" ............................................................... 13 
1.4. Ý nghĩa và lối chào Vovinam – Việt võ đạo ............................................................. 14 
1.5. Khảo hoạch lý thuyết võ đạo (lam đai III cấp) ......................................................... 14 
1.6. Luật, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài, phương pháp giảng dạy. ................... 17 
1.6.1. Luật thi đấu, Phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài: ....................................... 17 
1.6.2. phương pháp giảng dạy, các sai lầm thường mắc, biện pháp khắc phục ........... 26 
Chương 2. THỰC HÀNH (25 tiết) ...................................................................................... 28 
2.1. Bài tập khởi động: ..................................................................................................... 28 
2.2. Kỹ thuật căn bản ....................................................................................................... 30 
2.2.1. Các lối té ngã ..................................................................................................... 30 
2.2.2. Tư thế thủ ........................................................................................................... 31 
2.2.3. Các thế tấn căn bản ............................................................................................ 32 
2.2.4. Chém cạnh tay ................................................................................................... 33 
2.2.5. Đánh chỏ ............................................................................................................ 34 
2.2.6. Các lối đấm, đá, gạt cạnh tay. ............................................................................ 35 
2.3. Khóa gỡ ..................................................................................................................... 39 
2.4. Chiến lược tấn công .................................................................................................. 43 
2.5. Quyền pháp: Nhập môn quyền ................................................................................. 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 53 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vo_vovinam_viet_vo_dao.pdf