Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 4: Xung đột pháp luật

Khái niệm về xung đột pháp luật

VD1: anh A (VN) kết hôn với anh B (Thụy Điển). PLVN không cho phép, PL Thụy Điển cho phép

VD2: Bà A (Mỹ) để lại toàn bộ tài sản cho 3 con chó ở Mỹ dù còn người thân ở VN. PLVN không cho phép, PL Mỹ cho phép

Định nghĩa xung đột pháp luật

Hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp

luật khác nhau cùng có thể được áp dụng

để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài

Vấn đề cần chú ý về phạm vi của xung đột pháp luật

Hệ thống pháp luật của một quốc gia đơn nhất

Hệ thống pháp luật của một quốc gia liên bang

 

ppt 48 trang kimcuc 8460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 4: Xung đột pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 4: Xung đột pháp luật

Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 4: Xung đột pháp luật
Chương 4: Xung đột pháp luật 
Khái niệm về xung đột pháp luật 
Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật 
Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật 
Quy phạm xung đột 
Một số kiểu hệ thuộc luật xung đột cơ bản 
Áp dụng pháp luật nước ngoài 
Các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài 
1. Khái niệm về xung đột pháp luật 
VD1: anh A (VN) kết hôn với anh B (Thụy Điển). PLVN không cho phép, PL Thụy Điển cho phép 
VD2: Bà A (Mỹ) để lại toàn bộ tài sản cho 3 con chó ở Mỹ dù còn người thân ở VN. PLVN không cho phép, PL Mỹ cho phép 
Định nghĩa xung đột pháp luật 
Hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp 
luật khác nhau cùng có thể được áp dụng 
để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố 
nước ngoài 
Vấn đề cần chú ý về phạm vi của xung đột pháp luật 
Hệ thống pháp luật của một quốc gia đơn nhất 
Hệ thống pháp luật của một quốc gia liên bang 
2. Nguyên nhân làm phát sinh xung đột pháp luật 
Xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT ( nguyên nhân 1) 
Xuất phát từ sự khác nhau trong nội dung của các hệ thống pháp luật khi giải quyết các vấn đề cụ thể ( nguyên nhân 2) 
3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật 
Phương pháp thực chất 
Phương pháp xung đột 
4. Quy phạm xung đột 
Định nghĩa: là loại quy phạm pháp luật có chức năng dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của một quốc gia khi điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 
Chức năng dẫn chiếu của quy phạm xung đột 
VD: hình thức hợp đồng tuân theo pháp luật của nước nơi hợp đồng được ký kết 
khả năng của sự dẫn chiếu: đến 1 quy phạm pháp luật cụ thể hay đến toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia? 
Cơ cấu của quy phạm xung đột 
Phần phạm vi 
Phần hệ thuộc 
Phân loại quy phạm xung đột 
Theo hình thức dẫn chiếu: quy phạm xung đột một chiều và quy phạm xung đột hai chiều 
Phân biệt quy phạm xung đột một chiều và quy phạm thực chất 
Theo ý chí của nhà lập pháp 
Quy phạm xung đột mệnh lệnh (Đ674.2,3) 
Quy phạm xung đột tùy nghi (Đ680) 
Theo nguồn 
Quy phạm xung đột thống nhất 
Quy phạm xung đột trong nước 
5. Một số kiểu hệ thuộc luật cơ bản 
Kiểu hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis) 
Định nghĩa: là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dựa vào dấu hiệu nhân thân của đương sự 
Phạm vi áp dụng 
Áp dụng để giải quyết chủ yếu các quan hệ nhân thân: xác định năng lực pháp luật dân sự hay năng lực hành vi dân sự của cá nhân, tuyên bố một người chết hay mất tích 
Và một số quan hệ liên quan đến tài sản: thừa kế di sản là động sản 
Các dạng thể hiện của Luật nhân thân 
Luật quốc tịch (Lex patriae): ngoại lệ với trường hợp người nhiều quốc tịch và người không quốc tịch- Đ672BLDS 
Luật nơi cư trú (Lex domicili) 
Quy định của pháp luật Việt Nam 
Các Điều 673, 674, 675 BLDS 2015 
quy định về xác định năng lực pháp luật dân 
sự, năng lực hành vi dân sự của người nước 
ngoài, xác định một người mất tích hoặc chết 
tuân theo 
Lex patriae . Ngoại lệ trường hợp người 
Nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoặc thực 
hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì áp 
dụng Lex domicili 
Điều 680 BLDS 2015 về thừa kế tài sản là động sản áp dụng nguyên tắc Lex patriae  
Các quan hệ về hôn nhân, gia đình có yếu tố nước ngoài trong Luật hôn nhân, gia đình 2014 áp dụng phối hợp hai nguyên tắc Luật quốc tịch của các bên và luật nơi cư trú hoặc nơi tiến hành kết hôn 
Kiểu hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis) 
Khái niệm: là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dựa vào dấu hiệu quốc tịch của pháp nhân 
Phạm vi áp dụng 
Xác định tư cách chủ thể của pháp nhân 
Điều kiện thành lập, tổ chức lại, chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân 
Một số vấn đề liên quan đến tài sản của pháp nhân 
Pháp luật Việt Nam: Đ676 BLDS về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân 
Kiểu hệ thuộc luật nơi có tài sản (Lex rei sitae) 
Khái niệm: là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dựa vào dấu hiệu nơi có tài sản 
Phạm vi áp dụng 
Các quan hệ về tài sản như quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình, quyền thừa kế đối với bất động sản, việc định danh tài sản 
Các ngoại lệ không áp dụng Lex rei sitae : tài sản là máy bay, tàu thủy, tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Đ679), tài sản trong các hợp đồng mua bán, tài sản đang trên đường vận chuyển (Đ678.2), tài sản của pháp nhân ngừng hoạt động (Đ676.2), etc 
QUY ĐỊNH TRONG BLDS 2015 
ĐiỀU 683.4 về hợp đồng liên quan đến bất động sản 
Điều 680.2 về thừa kế đối với bất động sản 
Điều 677 về định danh tài sản 
Điều 678 về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản 
Kiểu hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus) 
Phạm vi áp dụng: điều chỉnh hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng 
Quy định của pháp luật Việt Nam 
Về nguyên tắc tuân theo Lex loci contractus : hình thức của hợp đồng được quy định tại Đ683.7 BLDS, Đ4.3 Luật hàng không dân dụng 2006 
Kiểu hệ thuộc luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi) 
Áp dụng trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật sẽ do pháp luật của nước nơi xảy ra chính hành vi vi phạm pháp luật điều chỉnh 
Thực tiễn các nước về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có nước áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, có nước áp dụng pháp luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại 
Quy định trong BLDS 2015 
ĐiỀU 687: 
Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngTrường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng 
Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cứ trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật nước đó được áp dụng 
Kiểu hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis) 
Pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn sẽ được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn và hình thức kết hôn 
Quy định của pháp luật VN: Đ126 Luật hôn nhân gia đình 2014. Áp dụng phối hợp nguyên tắc Luật quốc tịch với nguyên tắc này 
 Kiểu hệ thuộc luật quốc kỳ (Lex flagi) 
Bộ luật hàng hải 2015 
Luật hàng không dân dụng 
2006 
Kiểu hệ thuộc luật lựa chọn (Lex voluntatis) 
Phạm vi áp dụng: các bên được quyền chọn luật trong những mối quan hệ mà pháp luật cho phép chọn. Sự lựa chọn là chọn những quy phạm pháp luật thực chất 
Quy định của BLDS 2015 
Điều 683: 
Mở rộng sự thỏa thuận lựa chọn của các bên về luật áp dụng 
Đặt ra khả năng thay đổi sự lựa chọn 
Điều 666: 
- Các bên được quyền lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế 
Kiểu hệ thuộc luật tòa án (Lex fori) 
Khái niệm: là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dựa vào dấu hiệu nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc 
Phạm vi áp dụng 
Luôn áp dụng đối với luật hình thức: các trình tự thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự 
Áp dụng với tư cách là luật nội dung trong trường hợp các bên lựa chọn hoặc có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến 
6. Áp dụng pháp luật nước ngoài 
Khái niệm: 
ADPLNN là việc cơ quan có thẩm 
quyền của một quốc gia phải vận dụng 
và áp dụng các quy định cụ thể của hệ 
thống pháp luật của một quốc gia khác 
để giải quyết một quan hệ cụ thể hay một 
vấn đề pháp lý cụ thể trong TPQT 
Sự cần thiết phải áp dụng pháp luật nước ngoài 
Việc ADPLNN là cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi quyền và lợi ích đó hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài và được thừa nhận ở nước ngoài 
Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài 
Khi có ĐUQT dẫn chiếu đến 
Khi có quy phạm xung đột trong PLVN dẫn chiếu đến 
Khi các bên trong quan hệ thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài 
Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài 
Giải thích pháp luật nước ngoài 
Sự áp dụng đầy đủ và toàn vẹn pháp luật nước ngoài 
Việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia sở tại 
Quy định trong BLDS 2015 
ĐiỀU 667: Áp dụng pháp luật nước ngoài. Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền của nước đó 
Quy định trong BLDS 2015 
Điều 669: trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định 
Quy định trong BLDS 2015 
Điều 481 BLTTDS 2015 về nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài 
7. Các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài 
Bảo lưu trật tự công cộng 
Hiện tượng dẫn chiếu ngược 
(Hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba) 
Bảo lưu trật tự công cộng 
Là trường hợp cơ quan có thẩm quyền của một nước từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài đáng nhẽ ra được áp dụng nếu thấy việc áp dụng đó trái với trật tự công cộng của nước mình 
Hiện tượng dẫn chiếu ngược 
Là hiện tượng theo quy phạm xung đột mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng thì PLNN cần được áp dụng nhưng trong PLNN đó có quy phạm xung đột quy định, đối với mối quan hệ cụ thể này, pháp luật của nước có cơ quan có thẩm quyền đó cần được áp dụng 
Sự thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại 
Điều 668.1,2 BLDS 2015 
Hiện tượng dẫn chiếu đến pl của nước thứ 3 
Là hiện tượng, theo quy phạm xung đột của nước có cơ quan giải quyết tranh chấp thì pháp luật của nước ngoài phải được áp dụng nhưng trong pháp luật nước ngoài đó có quy phạm xung đột quy định, cần phải áp dụng pháp luật của một nước thứ ba 
Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3 
Xuất phát từ sự khác nhau trong quy tắc chọn luật ở các nước khi cùng điều chỉnh một quan hệ cụ thể 
Quy định trong PLVN 
Điều 668.3 BLDS 2015 thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3 
Các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài theo BLDS 2015 
Điều 670 BLDS quy định không áp dụng pháp luật nước ngoài khi 
Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam 
Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của luật tố tụng 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tu_phap_quoc_te_chuong_4_xung_dot_phap_luat.ppt