Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung

Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN

A là công dân VN kết hôn với B là công dân VN tại VN

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

A là công dân Hoa Kỳ kết hôn với B là công dân VN tại VN

Tư pháp quốc tế

A là công dân VN ký hợp đồng bán một căn nhà tại Việt Nam cho B là công dân Việt Nam. Hợp đồng ký tại Việt Nam

Luật dân sự Việt Nam

A là công dân Việt Nam ký hợp đồng bán một căn nhà tại Pháp cho B là công dân Việt Nam. Hợp đồng ký tại Việt Nam

Tư pháp quốc tế

A và B là công dân VN cư trú tại VN, A gây tai nạn cho B ở VN làm thiệt hại về tài sản của B

Luật dân sự VN

A và B là công dân VN đang du lịch tại Anh thì A gây tai nạn cho B làm thiệt hại về tài sản của B

Tư pháp quốc tế

 

ppt 35 trang kimcuc 9100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung

Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung
BÀI GIẢNG  MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ 
Tài liệu tham khảo 
Giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội 2017. Nhà xuất bản Tư pháp 
Tư pháp quốc tế của TS. Lê Thị Nam Giang 
Tư pháp quốc tế TS. Đỗ Văn Đại và PGS.TS Mai Hồng Qùy 
Văn bản quy phạm pháp luật chính 
Bộ luật dân sự 2015 
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 
Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các quốc gia khác 
Các VBQPPL chuyên ngành 
Chương trình học 
Chương 1: Những vấn đề chung 
Chương 2: Chủ thể của TPQT VN 
Chương 3: Xung đột thẩm quyền xét xử 
Chương 4: Xung đột pháp luật 
Chương 5: Công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài 
Chương 6: Quyền sở hữu trong TPQT VN 
Chương 7: Quyền thừa kế trong TPQT VN 
Chương 8: Hôn nhân gia đình trong TPQT VN 
Chương 1: Những vấn đề chung 
Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN 
Phạm vi điều chỉnh của TPQT VN 
Phương pháp điều chỉnh của TPQT VN 
Tên gọi của TPQT 
Nguồn của TPQT VN 
I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN 
A là công dân VN kết hôn với B là công dân VN tại VN 
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 
A là công dân Hoa Kỳ kết hôn với B là công dân VN tại VN 
Tư pháp quốc tế 
I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN 
A là công dân VN ký hợp đồng bán một căn nhà tại Việt Nam cho B là công dân Việt Nam. Hợp đồng ký tại Việt Nam 
Luật dân sự Việt Nam 
A là công dân Việt Nam ký hợp đồng bán một căn nhà tại Pháp cho B là công dân Việt Nam. Hợp đồng ký tại Việt Nam 
Tư pháp quốc tế 
I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN 
A và B là công dân VN cư trú tại VN, A gây tai nạn cho B ở VN làm thiệt hại về tài sản của B 
Luật dân sự VN 
A và B là công dân VN đang du lịch tại Anh thì A gây tai nạn cho B làm thiệt hại về tài sản của B 
Tư pháp quốc tế 
I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN 
A và B là công dân VN cư trú tại VN, A ký hợp đồng lao động với B để B làm việc nhà cho A 
Luật lao động Việt Nam 
A và B là công dân VN, A đi công tác tại Anh 3 tháng, B là du học sinh tại Anh. A ký hợp đồng với B để B làm việc nhà cho A trong 3 tháng 
Tư pháp quốc tế 
I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN 
A là công dân Việt Nam qua đời tại VN để lại thừa kế cho B là công dân VN một căn nhà tại VN 
Luật dân sự Việt Nam 
A là công dân Hà lan qua đời tại Anh để lại thừa kế cho B là công dân VN một căn nhà tại Anh 
Tư pháp quốc tế 
I. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN 
Là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng : quan hệ dân sự, quan hệ lao động, thương mại , hôn nhân gia đình, vv và cả những quan hệ pháp luật tố tụng dân sự 
Có yếu tố nước ngoài: 
Căn cứ chủ thể, 
Căn cứ khách thể, 
Căn cứ sự kiện pháp lý 
Quy định trong BLDS 2015 
Điều 663 khoản 2: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp: 
Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài 
Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, hay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài 
Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. 
VD: Một công ty VN ký hợp đồng mua bán với một công ty Hoa Kỳ tại Singapo. Tranh chấp phát sinh khi công ty VN cho rằng cty Hoa Kỳ thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán còn cty Hoa Kỳ thì cho rằng phía VN thực hiện ko đúng nghĩa vụ giao hàng. 
II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 
Công ty Việt Nam khởi kiện ra tòa án VN, công ty hoa kỳ khởi kiện ra tòa án Hoa Kỳ 
 Vậy Tòa nào sẽ có thẩm quyền xem xét??? (1) 
II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 
Giả sử Tòa Việt Nam là tòa có thẩm quyền xem xét tranh chấp 
 Vậy tòa sẽ áp dụng pháp luật của Hoa kỳ , pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Singapo để giải quyết nội dung tranh chấp??? (2) 
II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 
Giả sử tòa Hoa Kỳ xem xét tranh chấp chứ không phải tòa Việt Nam. Tòa Hoa Kỳ xét xử và ra bản án 
 Liệu bản án của tòa Hoa Kỳ có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không??? (3) 
II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 
II. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 
(1) Xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 
(2) Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh nội dung quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 
(3) Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 
III. Phương pháp điều chỉnh của TPQT VN 
Phương pháp thực chất: là cách sử dụng những quy phạm thực chất để điểu chỉnh những quan hệ của TPQT (1) 
Phương pháp xung đột: là cách sử dụng những quy phạm xung đột để điều chỉnh những quan hệ của TPQT (2) 
III. Phương pháp điều chỉnh của TPQT VN 
Quy phạm thực chất là gì??? 
Là loại quy phạm mà nội dung của nó trực tiếp giải quyết vấn đề hoặc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài mà không cần thông qua hệ thống pháp luật trung gian nào 
VÍ DỤ 
Điều 767 khoản 3 và 4 BLDS 2005: Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài 
3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó. 
4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. 
Ví dụ 
Ðiều 67 Công ước Viên 1980 về HĐ mua bán hàng hóa quốc tế 
“1 .   Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán   ” 
Ví dụ 
Tập quán thương mại quốc tế: các điều kiện giao hàng Incoterms 
Điều kiện FOB (Free on board): giao lên tàu. Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hóa đã qua lan can tàu 
Điều kiện CPT (Carrige paid to): cước phí trả tới. Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được giao cho người chuyên chở 
Cách thức xây dựng các quy phạm thực chất 
Cách 1: Các quốc gia đơn phương ban hành các loại quy phạm này trong hệ thống pháp luật nước mình 
Cách 2: Các quốc gia thỏa thuận cùng xây dựng chúng trong các điều ước quốc tế (quy phạm thực chất thống nhất) 
Cách 3: Các quốc gia thừa nhận những tập quán quốc tế chứa đựng các quy phạm thực chất này 
Đánh giá về phương pháp điều chỉnh thực chất 
Uư điểm: có hiệu quả cao và trực tiếp điều chỉnh được những quan hệ TPQT. Có thể áp dụng nhanh gọn 
Nhược điểm: số lượng ít so với các quan hệ TPQT rất đa dạng, việc xây dựng quy phạm thực chất khó khăn 
III. Phương pháp điều chỉnh của TPQT VN 
(2) Quy phạm xung đột là gì??? 
Là loại quy phạm không trực tiếp giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc chọn lựa của hệ thống pháp luật nước này hay nước kia để giải quyết các quan hệ của TPQT 
Ví dụ 
Điều 680 BLDS 2015. Thừa kế 
Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết 
Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó 
Ví dụ 
Điều 19.1 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi 
Năng lực hành vi của cá nhân được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người đó là công dân 
Cách thức xây dựng quy phạm xung đột 
Các quốc gia tự ban hành các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật của nước mình 
Các quốc gia ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế có chứa đựng các quy phạm xung đột 
Đánh giá phương pháp điều chỉnh xung đột 
Ưu điểm: các quy phạm xung đột phong phú, dễ xây dựng, mềm mỏng dễ áp dụng, đáp ứng được các mối quan hệ của TPQT 
Nhược điểm: vận dụng phức tạp vì dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nên đặt ra yêu cầu cao ở trình độ của người làm công tác áp dụng 
Đánh giá 2 phương pháp điều chỉnh của TPQT 
Phương pháp xung đột được áp dụng nhiều hơn 
Phương pháp xung đột là phương pháp đặc thù của TPQT 
IV. Tên gọi của TPQT 
Private International Law 
Conflict of law 
V. Nguồn của TPQT 
Điều ước quốc tế 
Cơ sở pháp lý: Điều 664.1 BLDS 2015 
Trường hợp áp dụng ĐUQT: khi Việt Nam là thành viên của ĐUQT đó 
Uư tiên áp dụng ĐƯQT: Điều 665.1.2 BLDS 2015 
2. Tập quán quốc tế 
Việt Nam thừa nhận cho phép áp dụng tập quán quốc tế 
Căn cứ pháp lý: Đ5.1 Bộ luật hàng hải 2015: Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp. 
Các trường hợp áp dụng 
Khi các bên tham gia quan hệ lựa chọn: Điều 666 BLDS 2015 
3. Pháp luật quốc gia 
Trường hợp áp dụng: 
Khi các bên có thỏa thuận lựa chọn 
Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tu_phap_quoc_te_chuong_1_nhung_van_de_chung.ppt