Bài giảng Tổng quan báo chí Việt Nam
Hiểu rõ về báo chí Việt Nam sẽ có tác động lớn tới những chương trình truyền thông chúng ta xây dựng
- Chiến lược
- Mục tiêu báo chí
- Chiến thuật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan báo chí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổng quan báo chí Việt Nam
Tổng quan Báo chí Việt nam Báo chí tại Việt Nam Báo chí Việt Nam Hiểu rõ về báo chí Việt Nam sẽ có tác động lớn tới những chương trình truyền thông chúng ta xây dựng Chiến lược Mục tiêu báo chí Chiến thuật Tổng quan Việt Nam có hơn 500 báo viết, 4 kênh truyền hình quốc gia cùng các đài phát thanh truyền hình địa phương Tất cả báo chí Việt Nam đều trực thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ và được kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ và Đảng Cơ quan quản lý báo chí cấp Chính phủ là Bộ Văn Hóa Thông tin Cơ quan của Đảng quản lý hoạt động báo chí là Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Tổng quan về báo chí Truyền hình 1 ĐTH quốc gia (VTV) 65 ĐTH địa phương Phát thanh: 1 ĐPT quốc gia (VOV) 62 ĐPT địa phương Báo/Tạp chí Báo ngày: 12 Báo tuần: 152 Bán nguyệt san : 20 Báo tháng: 127 2 tháng 1 kỳ/báo quý 55 Cinema Houses Quản lý chặt chẽ Thẻ nhà báo do Bộ Văn hóa Thông tin cấp Tổng biên tập, các phó tổng biên tập phải do cơ quan chủ quản chỉ định, với sự chấp thuận của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ VHTT Buổi họp các tổng biên tập với Ban Tư tưởng Văn hóa sáng thứ 3 hàng tuần Quản lý chặt chẽ Phóng viên chỉ có thể đi công tác nước ngoài với sự chấp thuận của tổng biên tập Tất cả phóng viên nước ngoài chỉ có thể hoạt động tại Việt Nam nếu có thẻ phóng viên nước ngoài hoặc thị thực phóng viên Cơ quan quản lý phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là Trung tâm Báo chí quốc tế, Bộ Ngoại Giao Những “Taboo” Chính sách quốc tế của Chính phủ Việt Nam và của Đảng Tôn giáo và nhân quyền Vai trò của Đảng. Đời tư của các nhà lãnh đạo chính phủ và Đảng Phân loại chính thức Báo chí được chia thành 3 nhóm: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 Nhóm 1 bao gồm Báo Nhân dân, Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam Tổng biên tập báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Tổng giám đốc VTV, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam thường là Uỷ viên Trung ương Đảng, tương đương bộ trưởng Phân loại chính thức Nhóm 2 bao gồm các báo của cơ quan thuộc chính phủ và của Đảng ở địa phương (Hà Nội Mới, Sài Gòn giải phóng, Đài TH Hà Nội, Đài TH TPHCM,) và báo của các tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương (Đoàn thanh niên) Tổng biên tập của các báo nhóm 2 tương đương cấp vụ trưởng Phân loại chính thức Nhóm 3 bao gồm các báo viết, báo mạng của các tổ chức chính trị-xã hội cấp địa phương hoặc các cơ quan chính phủ Tổng biên tập các báo nhóm 3 tương đương với cấp trưởng phòng Hầu hết các báo và tạp chí phổ biến tại Việt Nam, bao gồm các báo kinh doanh chính, đều thuộc nhóm 3 Đặc điểm “Là tiếng nói của” Hầu hết là các báo tổng hợp, với kiểu giống nhau Các báo chuyên đề hay tạp chí về kinh doanh còn yếu Ngày càng bị thương mại hóa Cơ cấu Tổng biên tập Thư ký tòa soạn Ban biên tập Trưởng ban: kinh tế, chính trị, quốc tế, xã hội, y tế, Các trang: tài chính ngân hàng, cuộc sống đô thị, Phóng viên lâu năm, phóng viên, phóng viên tập sự Tiểu sử sơ lược của một phóng viên Tấn Đức là một phóng viên lâu năm tại báo Saigon Times. Hiện nay anh 45 tuổi, đã từng đi bộ đội một số năm và là Đảng viên. Anh không nói tốt tiếng Anh nhưng có thể đọc. Tấn Đức thường không trực tiếp đến tham dự các buổi họp báo hoặc lấy thông cáo báo chí, mà thường cử các phóng viên cấp dưới đi thay. Anh thích phỏng vấn mọi người ngoài văn phòng, trong các quán café nhưng cũng có thể đến văn phòng để phỏng vấn. Anh không thích các buổi gặp gỡ báo chí bởi vì ở đó có quá nhiều người. Cách phỏng vấn của anh thường chậm, nhưng đưa ra nhiều câu hỏi thú vị. Anh không bao giờ để người khác xem bản thảo của mình, và sẽ rất bực mình nếu như ai đó cố tình xem. Anh có tiếng nói quan trọng trong Ban biên tập và các bài viết ra đều được đăng toàn bộ không bị cắt. Tuy nhiên, anh mất khoảng 2 đến 3 tuần để viết một bài. Tấn Đức có hai con, thích ăn ngon, uống rượu ngon và có bạn tốt. Nếu như anh không thể viết bài, anh sẽ giới thiệu những phóng viên quan trọng khác, những người tôn trọng ý kiến của anh và tôn trọng bản thân con người anh. Tiểu sử sơ lược của một phóng viên(2) Trọng Minh là phóng viên báo Vietnam Investment Review, tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ. Anh 30 tuổi, nói tiếng Anh tốt, đã lập gia đình và có một con trai. Trọng Minh viết nhiều chủ để khác nhau, vì vậy anh coi trọng các thông cáo báo chí và các buổi họp báo, qua đó anh có thể tìm chủ đề cho các bài viết của mình. Mặc dù thích các buổi phỏng vấn riêng, nhưng anh cũng không ngại cùng phỏng vấn với các phóng viên khác. Minh có thể vừa dễ chịu vừa khó tính trong buổi phóng vấn, tùy thuộc vào mối quan hệ với chúng ta. Minh có mối quan hệ đặc biệt với trưởng ban nhưng có quan hệ không tốt với thư ký tòa soạn. Bài của anh có thể bị thay đổi, cắt bớt và thỉnh thoảng bị treo. Minh thường mất một vài ngày để viết một bài báo, và thình thoảng anh đồng ý cho chúng ta xem qua trước bài viết trước khi in. Minh thích các chuyến đi tham quan, nhưng không thích đi ăn với người nước ngoài. Anh thích được quan tâm đặc biệt, cảm nhận được “mối quan hệ đặc biệt” với chúng ta và điều đó rất quan trọng đối với các chiến dịch truyền thông của chúng ta. Tiểu sử sơ lược của một phóng viên(3) Hoa là phóng viên báo Tiền Phong, tốt nghiệp Phân viện Báo chí tuyên truyền. Chị 24 tuổi, nói tiếng Anh không tốt và vẫn chưa lập gia đình. Là một phóng viên trẻ,Hoa muốn được thừa nhận và kiếm tiền, vì vậy chị rất năng động và xông xáo trong việc “săn tin” , đặc biệt là những tin tiêu cực. Cô không kiểm tra lại sự việc, bởi đơn giản cô nghĩ cô không thể làm sai. Cô không thích các cơ quan đại diện thông tin, các thông cáo báo chí bởi chị cảm thấy răng cô bị động trong việc đưa tin mà lại không được trả công. Nhưng những buổi họp báo là tốt bởi cô có thể tìm kiếm thấy những câu hỏi quan trọng, và luôn có quà tại lễ tân. Phong cách phỏng vấn của Hoa có thể là khá hung hăng và lạm dụng, và đừng ngạc nhiên sau buổi phỏng vấn, cô sẽ hỏi bạn là bạn có thể quảng cáo trên báo /tạp chí này không Hoa cảm thấy cô ấy là người đặc biệt, và nếu bạn tạo cho cô cảm giác đó, cô ta có thể là đồng minh tốt, hoặc cuối cùng bạn có thể tránh được đối đầu trực tiếp với cô - với một cái giá có thể không rẻ chút nào. Tin tốt Làm việc với báo chí Việt Nam có hiệu quả không khó như bạn tưởng Tin xấu Nhưng cũng không hề đơn giản. Chọn từ ngữ Giọng nói Ngôn ngữ cơ thể 7% 38% 55% Bảng biểu & số liệu Bài viết Tiêu đề Tranh ảnh Khó khăn như thế nào? Khó khăn như thế nào? Bạn sẽ không có thời gian để tranh luận về quan điểm của mình. Việc bạn tự giới thiệu bản thân như thế nào đóng vai trò rất quan trọng Các phương tiện truyền thông có thể rất đáng sợ! Làm thế nào để ĐẢM BẢO kết quả tốt hơn? (1) Chuẩn bị (2) Bắc cầu (3) “Cắm cờ” Chuẩn bị Những gì bạn sẽ nói? Chính xác bạn sẽ nói điều đó theo cách nào? Chuẩn bị #1 #2 #3 CHỖ BỊ CHE: Tiêu đề bạn muốn thấy • _______________________________ • _______________________________ • _______________________________ • ___________ • ___________ • ___________ • ___________ • ___________ • ___________ Làm thế nào để bảo vệ quan điểm? • KHÔNG dùng tính từ • KHÔNG nói kiểu tiếp thị • Lỹ lẽ chắc chắn với các thông tin thực tế có liên quan • Số liệu có nguồn Bắc cầu Bắc cầu là phương pháp dùng để chuyển từ một khía cạnh của vấn đề/câu hỏi sang khía cạnh khác Câu hỏi/ vấn đề phóng viên đưa ra Mục tiêu/ Thông điệp của bạn Ví dụ về bắc cầu Đây là một câu hỏi hay, mặc dù vậy... Xin hãy bàn về vấn đề này sau Trước khi chúng ta chuyển sang vấn đề khác, tôi xin bổ sung Đó là một ý hay, nhưng Không kém phần quan trọng là Đây không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng Sợ rằng sẽ quên mất, nên tôi xin bổ sung Mặc dù vậy vấn đề quan trọng cần nhớ là “Cắm cờ” “Cắm cờ” là cách bạn nhắc đối tượng nhớ thông điệp chính bằng việc nhấn mạnh hay ưu tiên vấn đề quan trọng nhất Ví dụ về “cắm cờ” Chúng ta đã thảo luận nhiều vấn đề. Tôi xin tóm tắt lại ba điểm chính sau Điều quan trọng nhất cần nhớ là... Cho phép tôi làm sáng tỏ một điều 1) Kiếm tra và tự hỏi bản thân – Tên và số điện thoại của bạn? – Bạn đang gọi từ đâu? – Thông tin bạn cần biết là gì? – Hạn cuối của bạn là bao giờ? 2) Ghi lại các cuộc gọi 3) Tham khảo ý kiến của cấp trên (Anh S, Chị C) vào bất cứ lúc nào Quy trình của riêng bạn Thông tin thêm Nên • Luôn luôn tập trung, chính xác và nhanh nhạy • Luôn nhắc đến tên tổ chức/sản phẩm và nhấn mạnh vào những điểm mạnh • Đưa ra kết luận lên đầu • Sử dụng câu đơn giản • Làm rõ nghĩa hoặc nhắc lại câu hỏi nếu như bạn cần thời gian suy nghĩ để tránh ngừng lại một cách lúng túng • “Trung lập hoá” khi trả lời các câu hỏi tiêu cực Không nên • Nói bất kỳ điều gì không chính thức • Tự suy diễn • Nói hộ người khác • Nhận xét về những tuyên bố không có cơ sở của người khác • Vô tình nhắc tên đối thủ • Tiết lộ thông tin bí mật • Nhắc đi nhắc lại các từ hay cụm từ nặng nề • Sử dụng biệt ngữ • Tỏ ra lúng túng khi nói “Tôi không biết” • Nói “không bình luận” • Nói dối, lừa hay tranh cãi với phóng viên Các kiểu người phỏng vấn: Kiểu súng máy: Phong cách: Đưa ra các câu hỏi nhanh và liên tiếp Phản ứng: “Tôi sẽ trả lời câu hỏi đầu tiên của bạn trước, rồi sẽ tiếp tục với các câu còn lại.” Các kiểu người phỏng vấn: Kiểu diễn giải: Phong cách: Diễn đạt lại câu trả lời của bạn sang thành ý khác Phản ứng: “Không, đó không phải là ý tôi muốn nói. Ý tôi là“ Các kiểu người phỏng vấn: Kiểu ngắt lời: Phong cách: Ngắt lời bạn với câu hỏi tiếp theo hoặc bình luận, thường không thiện chí Phản ứng: “Hãy để tôi trả lời xong, rồi tôi sẽ giải đáp vấn đề đó.” “Đó là vấn đề quan trọng. Hãy để tôi trả lời xong câu hỏi này, sau đó tôi sẽ trả lời câu hỏi thứ hai của bạn.” Các kiểu người phỏng vấn: Kiểu “ném đá" Phong cách: Hỏi những câu hỏi tiêu cực, đôi khi kèm theo bình luận Phản ứng: Bình tĩnh và đĩnh đạc. Trả lời dựa trên sự thật. Tránh việc phòng thủ, nói “Tôi xin đưa ra ý kiến riêng” Điểm cuối cùng: Một buổi phỏng vấn báo chí không phải là bài kiểm tra khả năng trả lời câu hỏi của bạn Đó là cơ hội để gửi thông điệp tới công chúng.
File đính kèm:
- bai_giang_tong_quan_bao_chi_viet_nam.pdf