Bài giảng Tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế
Hoạt động của nền kinh tế
Kinh tế là gì?
là tổng thể các yếu tố sản
xuất, các điều kiện sống của
con người, các mỗi quan hệ
trong quá trình sản xuất của
xã hội.
Định nghĩa về kinh tế
• Nghĩa hẹp chỉ "hoạt
động sản xuất và làm ăn
của cá nhân hay hộ gia
đình"
• Ví dụ Gia đình tôi
chuyển đi xây dựng
vùng kinh tế mới
Kinh tế quốc gia
• Nghĩa rộng chỉ "toàn bộ các
hoạt động sản xuất, trao đổi,
phân phối , lưu thông " của
một Quốc gia trong một
khoảng thời gian, thường là
một năm.
• Thí dụ : Kinh tế Việt Nam
dự kiến đạt mức độ tăng
trưởng là 6,2% năm 2013.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế
Tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH Mục tiêu Giải thích vai trò của tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp trong nền kinh tế Hướng dẫn cho SV kỹ năng thiết lập mục tiêu học tập và khả năng làm việc nhóm Nội dung Hoạt động của nền kinh tế quốc gia Các tổ chức trong nền kinh tế Doanh Nghiệp trong nền kinh tế Hướng dẫn kỹ năng học tập Hoạt động của nền kinh tế Kinh tế là gì? là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất của xã hội. Định nghĩa về kinh tế • Nghĩa hẹp chỉ "hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình" • Ví dụ Gia đình tôi chuyển đi xây dựng vùng kinh tế mới Kinh tế quốc gia • Nghĩa rộng chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối , lưu thông " của một Quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm. • Thí dụ : Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức độ tăng trưởng là 6,2% năm 2013. Nền kinh tế • Nói đơn giản nền kinh tế có nghĩa là:" Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi:" Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?" Sản xuất cái gì? • Doanh nghiệp có thể đóng góp cho một hệ thống kinh tế bằng cách đưa ra các sản phẩm làm tăng đáng kể nguồn lực sẵn có của nền kinh tế Ví dụ • DN có thể khám phá các nguồn năng lượng mới (nhiên liệu hydro cho xe ô tô) • Cách thức mới để thực phẩm ngày càng tăng • Cách thức mới để tạo ra hàng hóa cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng • Nuôi trồng hải sản, hoặc nuôi cá trong ao ra ngoài đại dương • khám phá một số dự án mới đã được tạo ra để giúp làm giảm biến đổi khí hậu Suy nghĩ • Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số nước tương đối giàu có và những người khác nghèo? • Các nhà kinh tế đã nghiên cứu về vấn đề tạo ra của cải của xã hội trong nhiều năm. • Họ bắt đầu bằng cách xác định năm yếu tố của sản xuất mà dường như góp phần vào sự giàu có của một quốc gia Nguồn lực để sản xuất • Các nguồn lực được sử dụng để tạo ra của cải gồm: 1 . Đất ( hoặc tài nguyên thiên nhiên ) . 2 . Lao động (công nhân) . 3 . Vốn. ( Điều này bao gồm máy móc, công cụ , các tòa nhà , hoặc bất cứ điều gì khác được sử dụng trong sản xuất hàng hoá ) 4 . Nhà quản lý • 5 . Kiến thức . • Theo truyền thống , nguồn lực của nền kinh tế nhấn mạnh chỉ có bốn nhân tố sản xuất : đất đai, lao động, vốn , và nhà quản ký . Nhưng chuyên gia quản lý và tư vấn kinh doanh Peter Drucker cho biết yếu tố quan trọng nhất của sản xuất trong nền kinh tế của chúng ta đang và sẽ luôn luôn được coi trọng đó là kiến thức . Nguồn lực để sản xuất Cơ chế chi phối nền kinh tế • Các cơ chế chi phối: Có thể giúp hoặc cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế gốm: 1 . Môi trường kinh tế và pháp lý. 2 . Môi trường công nghệ . 3 . Môi trường cạnh tranh . 4 . Môi trường xã hội . 5 . Môi trường kinh doanh toàn cầu. Môi trường pháp lý • Chính phủ ban hành các luật như luật DN, thương mại, chứng khóan • Thiết lập một đồng tiền có thể giao dịch trong thị trường thế giới , • Dùng các chính sách như thuế, lao động để điều chỉnh nền kinh tế . Môi trường công nghệ • Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng toàn diện và lâu dài với các doanh nghiệp , • Ví dụ : sự xuất hiện của công nghệ thông tin ¬ nghệ (IT) : máy tính, mạng , điện thoại di động , và đặc biệt là Internet. IPod, iPhone thậm chí cả các mạng xã hội như MySpace và Facebook đã hoàn toàn thay đổi cách mọi người giao tiếp với nhau . • Các nhà quảng cáo và các doanh nghiệp tận dụng những công cụ để đạt được mục tiêu của họ Bài tập thực hành • Hãy nêu một vài ví dụ mô tả tác dụng của sự phát triển công nghệ ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của mình ? Môi trường cạnh tranh Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao Biểu hiện : • Tập trung vào chất lượng SP , giá ngày càng rẻ • Mọi tổ chức sản xuất và dịch vụ trên thế giới đều cho rằng khách hàng là vua . • Kinh doanh đang trở thành do khách hàng điều khiển Môi trường xã hội • Dân số con người • Tuổi tác • Giới tính • Chủng tộc • Thu nhập • Sinh thái Những yếu tố trên thuộc môi trường xã hội , ảnh hưởng lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội, ảnh hưởng đến nền kinh tế Bài tập thực hành • Bạn biết gì về nền kinh tế Xanh? Bài tập thực hành • Hãy suy nghĩ về các sản phẩm và dịch vụ mà người trung niên và người già sẽ cần ? Môi trường toàn cầu • Hai thay đổi quan trọng hiện nay là sự phát triển của cạnh tranh toàn cầu và sự gia tăng của thương mại tự do giữa các quốc gia . • Thương mại thế giới đã phát triển nhờ vào sự phát triển của hệ thống phân phối hiệu quả và thông tin liên lạc Bài tập thực hành • Thay đổi mội trường toàn cầu ảnh hưởng gì tới bạn ? • Việc làm mới sẽ được tạo ra nhiều hơn hay ít hơn? • Các sinh viên sẽ chuẩn bị cho thị trường lao động trong tương lai? . Các tổ chức trong nền kinh tế Tổ chức kinh tế • Bao gồm doanh nghiệp Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư. • Tổ chức là Cơ quan quản lý hành chính và Đơn vị sự nghiệp là các cơ quan thừa hành, hưởng lương ngân sách nhà nước, không có chức năng kinh doanh. Cán bộ của đơn vị do nhà nước tuyển dụng hay bổ nhiệm. • Tổ chức phi lợi nhuận Các tổ chức phi lợi nhuận thường xuyên phấn đấu cho lợi ích tài chính , nhưng họ sử dụng chúng để đáp ứng mục tiêu xã hội, giáo dục chứ không phải vì lợi nhuận cá nhân Tổ chức kinh tế • Doanh nghiệp các ngành : - Sản xuất - Dịch vụ - Ngân hàng - Bảo hiểm - Chứng khóan - Quỹ đầu tư - Khác Tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp • Trường học • Bệnh viện • Cơ quan hành chánh Tổ chức phi lợi nhuận • Các ví dụ của loại tổ chức này có thể là các quỹ từ thiện, hiệp hội thương mại, tổ chức nghệ thuật cộng đồng. • Đa số các chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính • Tổ chức phi lợi nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủ nhưng hoạt động độc lập và không có liên quan đến chính phủ của bất cứ quốc gia nào. Bài tập thực hành • Hãy kể tên một vài tổ chức kinh tế mà em biết • Kể tên một vài tổ chức phi lợi nhuận mà em biết? • Kể tên một vài đơn vị hành chính sự nghiệp mà em biết? Doanh nghiệp trong nền kinh tế Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. LỌAI HÌNH ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ Doanh nghiệp Tư nhân Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp Công ty TNHH Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp Có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp Công ty Cổ phần Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty) Có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty Công ty Hợp danh Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty. Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp • Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, • có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, • Được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định • Được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Bài tập thực hành • Trường học là tổ chức vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận ? • Mô hình tổ chức của trường học có khác doanh nghiệp không ? Thiết lập mục tiêu • “Bạn sẽ không làm gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm gì vĩ đại nếu mục đích bạn tầm thường.” - Didorot Khái niệm “Mục tiêu” • “Mục tiêu” vs “Ước mơ” • Trạng thái, cột mốc mà con người muốn đạt được trong một thời gian xác định • Nghiên cứu của Yale: SV có đặt mục tiêu giàu hơn! Nguyên tắc thiết lập mục tiêu • SMART!!!! – Specific – Measurable – Attainable – Realistic/Relevant – Time bound • Mục tiêu phải: – Cụ thể – Đo lường được – Khả thi – Thực tế/Phù hợp – Có hạn định Nguyên tắc thiết lập mục tiêu • SMART!!!! – Specific – Measurable – Attainable – Realistic/Relevant – Time bound What? How? Why? • Càng cụ thể, càng biết chính xác những việc cần làm. – Trong 5 năm sau khi tốt nghiệp tôi sẽ sở hữu một ngôi nhà đẹp. (Cụ thể?) – (Diện tích? Số phòng? Nội thất? Vườn?) Nguyên tắc thiết lập mục tiêu • SMART!!!! – Specific – Measurable – Attainable – Realistic/Relevant – Time bound • Phải gắn liền với các con số và đơn vị đo. – Tôi sẽ trở nên giàu có – Tôi sẽ tốt nghiệp loại giỏi/khá. – Tôi sẽ có thu nhập ổn định. – (Bao nhiêu là giàu? Là giỏi? Là ổn định) Nguyên tắc thiết lập mục tiêu • SMART!!!! – Specific – Measurable – Attainable – Realistic/Relevant – Time bound • Phù hợp khả năng. (Không dễ, không khó) – Tôi sẽ nằm trong nhóm 10 người giàu nhất thế giới. – Tôi sẽ tốt nghiệp với học lực trung bình. – (Khó? Dễ? Sẽ đạt được?) Nguyên tắc thiết lập mục tiêu • SMART!!!! – Specific – Measurable – Attainable – Realistic/Relevant – Time bound • Phải liên quan đến mình. • Phải thực tế và liên quan đến tầm nhìn chung và các mục tiêu khác. – Bạn sẽ đặt mục tiêu gì nếu bạn dự định đi du học sau 2 năm? – Tiếng anh? Nếu du học TQ thì sao? Một số lưu ý • Lập mục tiêu dài hạn và lớn trước; sau đó lập mục tiêu ngắn hạn và nhỏ hơn. • Trình bày mục tiêu theo hướng tích cực. Tránh dùng câu, từ tiêu cực. Yêu cầu: 1) Các bạn hãy đặt ra mục tiêu dài hạn cho bản thân mình. 2) Các bạn hãy đặt ra 5 mục tiêu để đạt được mục tiêu dài hạn trên. • Viết mục tiêu ra. • Đặt thứ tự ưu tiên để giảm quá tải và tập trung toàn bộ năn lực vào thứ quan trọng. • Tìm hiểu các yêu cầu của một mục tiêu. Làm việc nhóm • Các nhóm luôn trải qua 4 hoặc 5 giai đoạn: – Hình thành (forming) – Hỗn loạn (storming) – Ổn định (norming) – Hoạt động (performing) – (Kết thúc) (adjourning) Vai trò trưởng nhóm 1)Ta chỉ nên có một trưởng nhóm? 2)Nên chọn trưởng nhóm như thế nào? • Vạch ra chiến lược, chiến thuật để nhóm đạt mục tiêu đề ra. • Hỗ trợ hoặc rèn luyện thành viên trong nhóm. • Truyền đạt và chỉ dẫn. • Lắng nghe ý kiến phản hồi. Vai trò trưởng nhóm • Theo dõi mức độ tham gia và đóng góp của thành viên nhóm để khích lệ hoặc giúp đỡ họ. • Theo dõi tình hình hoạt động nhóm và từng thành viên. • Thông báo và truyền đạt tình hình nhóm. Phương châm làm việc nhóm 1) Concentration game. Give clear instructions and guide. 2) Take what you need. Give clear instructions and guide. Đối với bản thân Đối với người khác -Nói lên điều mình nghĩ -Có thái độ cởi mở -Có tư duy tích cực -Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác -Hãy là chính mình -Biết ngưng đúng lúc -Giữ bí mật những điều riêng tư -Hãy khoan dung -Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo -Hãy cố gắng hiểu họ -Hãy cố tìm cái tốt nơi họ -Hãy phê phán hành vi, không phê phán vào con người -Hãy tập thương yêu người khó gần -Hãy luôn dựa trên sự kiện khách quan -Biết cảm thông -Làm chủ thái độ của bạn -Hãy là người hiểu biết
File đính kèm:
- bai_giang_to_chuc_va_doanh_nghiep_trong_nen_kinh_te.pdf