Bài giảng Tin học ứng dụng 2 - Bài 1: Tổng quan về mạng máy tính - Thiều Quang Trung

Tóm tắt nội dung môn học: trang bị cho sinh

viên các kiến thức và thực hành cơ bản về mạng

máy tính, mạng internet, các giai đoạn tiến hóa của

internet, mạng IoT, cách mạng công nghiệp 4.0,

tiềm năng, tác động ảnh hưởng của công nghiệp

4.0, khai thác các dịch vụ/ứng dụng trực tuyến, tạo

biểu mẫu google form, tạo trang google site, phòng

trách virus, bảo vệ dữ liệu, mã hóa dữ liệu

pdf 45 trang kimcuc 16880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học ứng dụng 2 - Bài 1: Tổng quan về mạng máy tính - Thiều Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học ứng dụng 2 - Bài 1: Tổng quan về mạng máy tính - Thiều Quang Trung

Bài giảng Tin học ứng dụng 2 - Bài 1: Tổng quan về mạng máy tính - Thiều Quang Trung
BÀI I 
TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 
GV Th.S. Thiều Quang Trung 
Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 
• Giới thiệu đề cương môn học 1 
• Khái niệm cơ bản về mạng máy tính 2 
• Các thành phần mạng máy tính 3 
• Phân loại mạng máy tính 4 
Nội dung 
GV Thiều Quang Trung 2 
Giới thiệu đề cương môn học 
• Học phần: Tin học văn phòng 2 
• Số tín chỉ: 3 
• Phân bổ thời gian: 
– Giảng lý thuyết: 30 tiết 
– Thực hành: 30 tiết 
GV Thiều Quang Trung 3 
Giới thiệu đề cương môn học 
• Tóm tắt nội dung môn học: trang bị cho sinh 
viên các kiến thức và thực hành cơ bản về mạng 
máy tính, mạng internet, các giai đoạn tiến hóa của 
internet, mạng IoT, cách mạng công nghiệp 4.0, 
tiềm năng, tác động ảnh hưởng của công nghiệp 
4.0, khai thác các dịch vụ/ứng dụng trực tuyến, tạo 
biểu mẫu google form, tạo trang google site, phòng 
trách virus, bảo vệ dữ liệu, mã hóa dữ liệu 
GV Thiều Quang Trung 4 
Giới thiệu đề cương môn học 
Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: 
• Điểm trung bình bộ phận: trọng số 40% 
– 02 bài kiểm tra hệ số 2: 
• 01 bài kiểm tra trắc nghiệm 1 tiết 
• 01 bài kiểm tra thực hành 1 tiết 
• Điểm thi kết thúc học phần: trọng số 60% 
– Hình thức thi: tự luận 
GV Thiều Quang Trung 5 
Nội dung học 
Bài 1 Tổng quan về mạng máy tính 
Bài 2 Internet và sự phát triển 
Bài 3 Cách mạng công nghiệp 4.0 
Bài 4 
Email - Lưu trữ trực tuyến - tạo biểu mẫu 
Gooogle Forms 
Bài 5 Tạo trang web Google sites 
Bài 6 Tiếp thị trực tuyến - SEO 
Bài 7 Phòng trách virus và mã hóa dữ liệu 
Giới thiệu đề cương môn học 
GV Thiều Quang Trung 6 
7 
• Những khái niệm căn bản 
• Các thành phần của mạng máy tính 
• Phân loại mạng máy tính 
Tổng quan về mạng máy tính 
GV Thiều Quang Trung 
8 
• Mạng máy tính là gì? 
• Tại sao phải nối mạng? 
• Môi trường truyền dẫn 
Những khái niệm cơ bản 
GV Thiều Quang Trung 
Mạng máy tính là gì ? 
• Mạng máy tính, hoặc mạng dữ liệu, là mạng viễn 
thông kỹ thuật số cho phép các nút mạng chia sẻ 
tài nguyên với nhau 
• Trong một mạng máy tính, các thiết bị máy tính 
trao đổi dữ liệu với nhau bằng cách sử dụng các 
kết nối (liên kết dữ liệu) giữa các nút, được thiết 
lập trên các phương tiện truyền dẫn như cáp 
đồng, cáp quang hoặc phương tiện không dây 
như Wi-Fi 
GV Thiều Quang Trung 9 
Mạng máy tính là gì ? 
GV Thiều Quang Trung 10 
11 
Tại sao phải nối mạng ? 
• Chia sẻ tài nguyên mạng: nhiều người dùng 
chung phần mềm tiện ích, máy in, máy 
scanner, đĩa cứng,  
• Dữ liệu quản lý tập trung: bảo mật an toàn, 
quản lý quyền truy cập, trao đổi thuận lợi,  
• Xóa bỏ rào cản về khoảng cách vật lý: khi 
chia sẽ và trao đổi dữ liệu giữa các máy tính 
trong cùng hệ thống,  
GV Thiều Quang Trung 
12 
Nhắc lại các đơn vị đo 
• Đơn vị lưu trữ thông tin: Byte 
• Đơn vị xử lý thông tin: Hz (Hertz) 
• Đơn vị truyền thông tin: bps (bit per second) 
GV Thiều Quang Trung 
Các đơn vị đo 
• Đơn vị lưu trữ thông tin Dung lượng 
(capacity) khả năng lưu trữ của bộ nhớ máy 
tính (RAM, đĩa cứng, ) 
– Ổ cứng ExaDrive SSD phiên bản bỏ túi của công ty 
Nimbus Data (Irvine, California) có dung lượng 
100 Tera byte 
– Trung khu thần kinh của con người có bộ nhớ 
khoảng 1,25 Tera byte 
GV Thiều Quang Trung 13 
Các đơn vị đo 
• Đơn vị xử lý thông tin Tốc độ (speed) 
khả năng xử lý của máy tính chủ yếu phụ 
thuộc vào tốc độ của CPU liên hệ với tần số 
đồng hồ làm việc của CPU 
– Chip Intel Core i7-3960X với 6 nhân có tốc độ xung 
nhịp 3.3 GHz 
– Chip IBM silicon-germanium (SiGe) có tốc độ 
500GHz (nhanh nhất hiện nay) 
GV Thiều Quang Trung 14 
Các đơn vị đo 
• Đơn vị truyền thông tin Băng thông 
(bandwidth) lưu lượng của tín hiệu điện 
(data) được truyền qua thiết bị truyền dẫn 
trong một giây 
– Chuẩn WiGiz 802.11ad có băng thông 8 Gbps 
1Gigabyte/giây 
GV Thiều Quang Trung 15 
Các đơn vị đo 
• Các quốc gia có kết nối 
băng thông internet cao 
nhất 
• Số liệu tháng 7/2018 
• Tham khảo: 
www.speedtest.net/global-index 
GV Thiều Quang Trung 16 
17 
Môi trường truyền dẫn (transmission 
media) 
• Hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hoặc 
không dây dùng để truyền các tín hiệu điện 
tử từ thiết bị máy tính này đến thiết bị khác 
• Các tín hiệu điện tử biểu thị các giá trị dữ liệu 
dưới dạng các xung nhị phân (on/off) 
• Có hai loại phương tiện truyền dẫn chủ yếu: 
 Hữu tuyến (bounded media) 
 Vô tuyến (boundless media) 
GV Thiều Quang Trung 
Truyền dẫn bằng cáp 
• Coaxial Cable –Cáp đồng trục 
– Cáp đầu tiên sử dụng trong mạng LAN 
– Lõi làm bằng đồng 
– Có lớp cách điện giữa lõi và dây dẫn ngoài. 
– Dây dẫn ngoài là lớp dây đồng bện, có tác dụng 
tránh nhiễu cho lõi bên trong. 
– Ngoài cùng là lớp vỏ nhựa 
GV Thiều Quang Trung 18 
Truyền dẫn bằng cáp 
• Thinnet 
– Đường kính lõi ~ 6mm. 
– Độ dài tối đa 185 m. 
• Thicknet 
– Đường kính lõi ~ 13mm. 
– Độ dài tối đa 500 m. 
• Băng thông: 10Base-5 -> 10Mbps 
GV Thiều Quang Trung 19 
Truyền dẫn bằng cáp 
• Twisted Pair 
– Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với 
nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ 
• UTP – Unshielded Twisted Pair 
• STP – Shielded Twisted Pair 
– Dùng trong mạng LAN chuẩn Fast Ethernet hoặc Giga 
Ethernet 
– Độ dài tối đa 100 m. 
– 100 Base –TX : 100 Mbps. ( 802.3u) 
– 1000 Base –T : 1000 Mbps. ( 802.3z) 
GV Thiều Quang Trung 20 
Truyền dẫn bằng cáp 
GV Thiều Quang Trung 21 
Truyền dẫn bằng cáp 
• Fiber – optic Cable 
– Dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic. 
– Cáp quang chỉ truyền ánh sáng. 
– Băng thông 2 Gbps 
– Khó lắp đặt 
GV Thiều Quang Trung 22 
Truyền dẫn bằng cáp 
• Tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronic 
Engineers) tạo ra bộ các tiêu chuẩn đặc tả thông số kĩ 
thuật của mạng cáp 
– 1985: Ethernet IEEE 802.3 (10 Mbps) 
– 1995: Fast Ethernet IEEE 802.3u (100 Mbps) 
• Cáp STP (cat 5 hoặc cao hơn) – 100Base-TX. 
• Cáp quang 100Base-FX 
– 1999: Gigabit Ethernet IEEE 802.3z/802.3ab (1000 Mbps) 
• Cáp STP (cat 5e hoặc cao hơn) – 1000Base-T 
• Cáp quang 1000Base-SX và 1000Base-LX 
GV Thiều Quang Trung 23 
Truyền dẫn không dây 
• WiFi (Wireless Fidelity): 
– Là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô 
tuyến (giống sóng điện thoại, radio,...). Hệ thống 
WiFi cho phép người dùng truy cập Internet tại 
bất kì nơi nào có điểm phát, các điểm phát WiFi 
có thể được tìm thấy ở mọi nơi như quán cafe, 
nhà hàng, hay tại nhà riêng. 
GV Thiều Quang Trung 24 
Truyền dẫn không dây 
• Theo thời gian phát triển, mạng không dây có các 
chuẩn kết nối như sau: 
GV Thiều Quang Trung 25 
Truyền dẫn không dây 
• Các chuẩn 802.11: 
– 802.11 : băng thông 2Mbps, dải tần số 2.4GHz 
– 802.11 b : 11Mbps, 2.4GHz, phạm vi 70-150m 
– 802.11 a : 54Mbps, 5GHz, phạm vi 40-100m 
– 802.11 g : 54Mbps, 2.4GHz, phạm vi 80-200m 
– 802.11 n : 600Mbps, 2.4/5GHz, phạm vi 100-250m 
– 802.11ac: 1750Mbps, 5 GHz 
GV Thiều Quang Trung 26 
Truyền dẫn không dây 
• BlueTooth: 
– Hỗ trợ trong một phạm vi rất hẹp (xấp xỉ 10m) và 
băng thông thấp (1-3Mbps) được thiết kế cho các 
thiết bị mạng năng lượng thấp giống như các máy 
cầm tay, smartphone. 
• Chuẩn không dây WiGig 802.11ad: 
– Băng thông 8Gbps, dải tần số 60GHz, phạm vị 10m 
GV Thiều Quang Trung 27 
Phân loại mạng máy tính 
• Phân theo mô hình 
• Phân loại theo khoảng cách địa lý 
• Phân theo kiến trúc mạng 
GV Thiều Quang Trung 28 
29 
Phân loại mạng theo mô hình 
• Mô hình mạng ngang hàng P2P (Peer to Peer) 
GV Thiều Quang Trung 
30 
Phân loại mạng theo mô hình 
• Mô hình mạng P2P: 
− Mô hình phân tán; 
− Các máy tính có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mạng; 
− Các dịch vụ, tập tin được chia sẻ riêng lẻ bởi từng thành viên 
trong mạng; 
− Dữ liệu phân tán toàn mạng nên ít chịu rủi ro ; 
Ví dụ: 
− Ứng dụng BitTorrent chuyển các file lớn, như video chứa 
chương trình truyền hình, video clip hoặc file âm thanh chứa 
các bài hát; 
− Cơ sở dữ liệu phân tán (sổ kế toán) với công nghệ Blockchain 
lưu chứa các giao dịch đồng tiền mã hóa (Bitcoin). 
GV Thiều Quang Trung 
Phân loại mạng theo mô hình 
• Minh họa mạng P2P của Bitcoin: 
GV Thiều Quang Trung 31 
32 
Phân loại mạng theo mô hình 
• Mô hình mạng khách chủ (Client-Server) 
GV Thiều Quang Trung 
33 
Phân loại mạng theo mô hình 
• Mô hình mạng khách chủ: 
− Mô hình quản lý tập trung; 
− Một nhóm thành viên trở thành các máy chủ phục vụ, xử lý 
các yêu cầu của các máy khác; 
− Các thành viên còn lại trở thành máy trạm, gởi các yêu cầu 
đến máy chủ khi cần sử dụng dịch vụ; 
− Bảo mật tập trung, rủi ro khi máy chủ bị tấn công; 
− Triển khai phổ biến trong các ứng dụng/dịch vụ mạng; 
Ví dụ: 
− Các ứng dụng tài chính, kế toán, ERP của doanh nghiệp 
− Dịch vụ www trên internet 
GV Thiều Quang Trung 
34 
Phân loại theo khoảng cách 
• Mạng LAN (Local Area Network) 
• Mạng MAN (Metropolitan Area Network) 
• Mạng WAN (Wide Area Network) 
• Mạng GAN (Global Area Network) 
GV Thiều Quang Trung 
35 
Phân loại theo khoảng cách 
• Quy mô giữa các mạng LAN, MAN, WAN, GAN 
GV Thiều Quang Trung 
36 
Phân loại theo khoảng cách 
• LAN 
− Là một hệ thống mạng dùng để kết nối các 
thiết bị đầu cuối trong phạm vi nhỏ. 
− Có tốc độ truy cập nhanh, độ trễ thấp. 
• MAN 
− Là một hệ thống kết nối các mạng LAN có 
phạm vi lớn trong một thành phố. 
− Có băng thông cao, độ trễ cao. 
GV Thiều Quang Trung 
37 
Phân loại theo khoảng cách 
• WAN 
− Hệ thống mạng được thiết kế để kết nối các 
mạng LAN với nhau có phạm vi lớn. 
• GAN 
− Mạng kết nối có phạm vi toàn cầu. 
GV Thiều Quang Trung 
Phân theo kiến trúc mạng 
• Kiến trúc mạng (network topology): 
GV Thiều Quang Trung 38 
Bus topology 
Đặc điểm: 
• Chỉ có 1 máy được 
truyền trong cùng 1 
thời điểm. 
• Khi một máy có trục 
trặc, cả hệ thống bị 
hỏng theo. 
• Sử dụng cáp đồng 
trục. 
GV Thiều Quang Trung 39 
Ring topology 
GV Thiều Quang Trung 40 
• Sử dụng thiết bị MAU (Multistation Access Unit) để 
kết nối các trạm máy tính theo đường vòng -> kiến 
trúc Token Ring 
Ring topology 
• Dữ liệu được truyền theo 1 chiều duy nhất. 
• Sử dụng cáp đồng trục. 
• Ưu điểm: 
− Giảm nghẽn mạng so với kiểu Bus 
• Khuyết điểm: 
− Chi phí cao 
− Khó thêm một máy vào mạng 
− Khả năng chịu lỗi thấp 
GV Thiều Quang Trung 41 
Star topology 
• Sử dụng cable xoắn đôi UTP/STP 
• Trong 1 thời điểm, có thể có nhiều máy tính gửi dữ 
liệu cùng lúc 
• Tốc độ cao 
GV Thiều Quang Trung 42 
Star topology 
Ưu điểm: 
• Thêm máy tính dễ dàng 
• Một kết nối hỏng không ảnh hướng đến toàn 
mạng 
• Dễ dàng xử lý sự cố 
Khuyết điểm: 
• Chi phí cao 
• Nếu Switch hư thì toàn mạng không hoạt động 
GV Thiều Quang Trung 43 
Các kiến trúc mạng khác 
GV Thiều Quang Trung 44 
GV Thiều Quang Trung 45 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_ung_dung_2_bai_1_tong_quan_ve_mang_may_tin.pdf