Bài giảng Tin học đại cương (Phần 1: Tin học căn bản) - Bài 3: Các hệ thống ứng dụng

Hệ thống Quản lý thông tin (HTTTQL) là:

– Khái niệm 1: là một lĩnh vực khoa học quản lý nhằm nghiên cứu việc phát triển, ứng dụng, duy trì các Hệ thống thông tin vi tính trong các lĩnh vực kinh doanh và quản lý khác. Là sự kết hợp giữa nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu quản lý.

pdf 14 trang thom 05/01/2024 2980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương (Phần 1: Tin học căn bản) - Bài 3: Các hệ thống ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học đại cương (Phần 1: Tin học căn bản) - Bài 3: Các hệ thống ứng dụng

Bài giảng Tin học đại cương (Phần 1: Tin học căn bản) - Bài 3: Các hệ thống ứng dụng
8/21/2012 
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG 
Phần 1. Tin học căn bản 
Bài 3. Các hệ thống ứng dụng 
Nội dung 
3.1. Các hệ thống quản lý thông tin 
3.2. Hệ thông tin bảng tính 
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
2 
Nội dung 
3.1. Các hệ thống quản lý thông tin 
3.2. Hệ thông tin bảng tính 
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
3 
3.1. Các hệ thống quản lý thông tin 
3.1.1 Khái niệm 
3.1.2 Phân loại 
4 
8/21/2012 
2 
3.1.1 Khái niệm 
• Hệ thống Quản lý thông tin (HTTTQL) là: 
– Khái niệm 1: là một lĩnh vực khoa học quản lý 
nhằm nghiên cứu việc phát triển, ứng dụng, duy 
trì các Hệ thống thông tin vi tính trong các lĩnh 
vực kinh doanh và quản lý khác. Là sự kết hợp 
giữa nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu quản 
lý. 
5 
3.1.1 Khái niệm 
– Khái niệm 2: là một loại hệ thống thông tin 
trong phân loại tổng thể: 
• Do các nhà quản lý bậc trung sử dụng 
• Nhằm hỗ trợ việc giám sát, lập kế hoạch trong toàn 
doanh nghiệp 
6 
3.1.2 Phân loại 
a/ Phân loại theo cấp bậc quản lý 
b/ Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
c/Phân loại theo quy mô tích hợp 
7 
3.1.2 Phân loại 
a/ Phân loại theo cấp bậc quản lý 
b/ Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
c/Phân loại theo quy mô tích hợp 
8 
8/21/2012 
3 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• 4 cấp bậc từ thấp đến cao: 
– Cấp tác nghiệp 
– Cấp chuyên gia và văn phòng 
– Cấp chiến thuật 
– Cấp chiến lược 
9 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• Mỗi cấp là các loại HTTTQL riêng biệt 
10 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• Hệ thống xử lý giao dịch (TPS): 
– Khái niệm: là một hệ thống thông tin giúp thi 
hành và lưu lại các giao dịch thường ngày cần 
thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 
– Ví dụ: nhập đơn đặt hàng, đặt phòng khách sạn, 
bảng lương, lưu hồ sơ nhân viên và vận chuyển 
vật tư. Trong đó: 
o Thu thập: các giao dịch, sự kiện 
o Xử lý: cập nhật, sắp xếp, tổng hợp 
o Phân phối: các báo cáo chi tiết, danh sách, tóm tắt 
o Người dùng: nhân viên tác nghiệp, quản đốc, trưởng nhóm 
11 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• Hệ thống thông tin văn phòng (OAS): 
– Khái niệm: là hệ thống hỗ trợ các nhân viên văn 
phòng trong các chức năng phối hợp và liên lạc 
trong văn phòng. 
– Trong đó: 
o Thu thập: văn bản, tài liệu, lịch trình 
oXử lý: quản lý văn bản, lập lịch trình, thông tin liên 
lạc 
o Phân phối: văn bản, lịch biểu, thư điện tử 
oNgười dùng: nhân viên văn thư, tất cả nhân viên 
12 
8/21/2012 
4 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• Hệ thống chuyên môn (KWS) 
– Khái niệm: là hệ thống hỗ trợ lao động có trình 
độ cao trong công việc chuyên môn hàng ngày 
cuả họ. 
– Trong đó: 
oThu thập: các ý tưởng thiết kế, thông số kỹ thuật 
oXử lý: xây dựng mô hình chuyên môn 
oPhân phối: bản thiết kế, đồ hoạ, kế hoạch 
oNgười dùng: chuyên gia, kỹ thuật viên 
13 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• Hệ thống trợ giúp ra quyết định (DSS): 
– Khái niệm: hỗ trợ các nhà quản lý ra các quyết 
định đặc thù, nhanh thay đổi và không có quy 
trình định trước. 
– Trong đó: 
oThu thập: dữ liệu khối lượng nhỏ 
oXử lý: tương tác 
oPhân phối: các báo cáo phân tích, trợ giúp quyết định 
oNgười dùng: Nhà quản lý bậc trung, chuyên gia 
14 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• Hệ thống thông tin quản lý (MIS): 
– Khái niệm: là hệ thống phục vụ các chức năng 
lập kế hoạch, giám sát và ra quyết định ở cấp 
quản lý. 
– Trong đó: 
oThu thập: dữ liệu khối lượng lớn, từ Hệ thống xử lý 
giao dịch 
oXử lý: các quy trình đơn giản 
oPhân phối: các báo cáo tổng hợp, tóm tắt 
oNgười dùng: nhà quản lý bậc trung 
15 
Phân loại theo cấp bậc quản lý 
• Hệ thống trợ giúp lãnh đạo (ESS): 
– Khái niệm: là môi trường khai thác thông tin 
tổng thể từ trong và ngoài doanh nghiệp phục 
vụ việc ra các quyết định đòi sự đánh giá, suy 
xét và không có quy trình thống nhất. 
– Trong đó: 
oThu thập: dữ liệu đã tổng hợp 
oXử lý: tương tác 
o Phân phối: các dự báo, phân tích, báo cáo tổng hợp 
oNgười dùng: lãnh đạo cao cấp 
16 
8/21/2012 
5 
3.1.2 Phân loại 
a/ Phân loại theo cấp bậc quản lý 
b/ Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
c/Phân loại theo quy mô tích hợp 
17 
Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
18 
Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
• Hệ thống quản lý marketing: 
– Là hệ thống trợ giúp các hoạt động cuả chức 
năng marketing. 
19 
Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
• Hệ thống quản lý sản xuất: 
– Là hệ thống trợ giúp các hoạt động cuả chức 
năng sản xuất. 
20 
8/21/2012 
6 
Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
• Hệ thống quản lý tài chính kế toán 
– Là hệ thống trợ giúp các hoạt động cuả chức 
năng tài chính, kế toán. 
21 
Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
• Hệ thống quản lý nhân sự: 
– Là hệ thống trợ giúp các hoạt động cuả chức 
năng tổ chức, nhân sự. 
22 
3.1.2 Phân loại 
a/ Phân loại theo cấp bậc quản lý 
b/ Phân loại theo chức năng nghiệp vụ 
c/Phân loại theo quy mô tích hợp 
23 
Phân loại theo quy mô tích hợp 
• Là những hệ thống liên kết xuyên suốt nhiều 
bộ phận chức năng, cấp bậc tổ chức và đơn 
vị kinh doanh. 
24 
8/21/2012 
7 
Phân loại theo quy mô tích hợp 
• Hệ thống quản lý nguồn lực (ERP): 
– Là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các 
quy trình tác nghiệp chủ yếu cuả doanh nghiệp. 
25 
Phân loại theo quy mô tích hợp 
• Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) 
– Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết các 
bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp. 
26 
Phân loại theo quy mô tích hợp 
• Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) 
– Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết 
toàn diện các quan hệ với khách hàng qua nhiều 
kênh và bộ phận chức năng khác nhau. 
27 
Phân loại theo quy mô tích hợp 
• Hệ thống quản lý tri thức (KM): 
– Là hệ thống tích hợp giúp thu thập, hệ thống 
hoá, phổ biến, phát triển tri thức trong và ngoài 
doanh nghiệp. 
28 
8/21/2012 
8 
Nội dung 
3.1. Các hệ thống quản lý thông tin 
3.2. Hệ thông tin bảng tính 
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
29 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Máy tính: Hỗ trợ việc tính toán, nhất là kế 
toán và phân tích thống kê. 
• Phần mềm thông dụng: Phầm mềm bảng 
tính (PMBT) spreadsheet software 
• PMBT: giúp tính toán các số liệu, từ đó cho 
phép xây dựng và làm việc với những tình 
huống mô phỏng thế giới thực. 
30 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Bảng tính - phần mềm của dự toán 
– Tạo thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh 
– Giúp thao tác với con số, phương thức khó làm 
bằng tay 
– Rút ngắn khoảng cách thời gian thực hiện 
– Giúp khám phá mối liên hệ giữa các con số => 
cơ sở dự đoán tương lai 
31 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Bảng tính: những ô lưới linh động 
– Dạng ô lưới gồm: Các hàng đánh số từ 1 và Các 
cột đánh số từ chữ A. 
– Ô là giao của 1 hàng và 1 cột. Ví dụ ô A1 là giao 
của hàng 1 và cột A. 
– Mỗi ô có thể chứa dữ liệu dạng số, chuỗi kí tự 
hoặc công thức hiển thị liên hệ giữa các con số. 
– Giá trị số là vật liệu thô để tính toán 
32 
8/21/2012 
9 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
33 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Ví dụ về thao tác tính toán: 
– Tính điểm trung bình môn học: Toán và Lý 
– Tại ô B2 điền điểm Toán (giả sử 9) 
– Tại ô B3 điền điểm Lý (giả sử 8) 
– Kết quả trung bình nếu muốn hiển thị tại ô B5: 
tại B5 điền công thức “=(B2+B3)/2”. 
• Chú ý: Sẽ không thấy công thức ở ô B5 mà chỉ thấy kết quả 
cuối cùng. Giá trị tại B2 và B3 thay đổi thì lập tức giá trị ở B5 
cũng sẽ được tính toán lại. 
34 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Các chức năng cơ bản của PMBT: 
– Tự động lặp các giá trị, tiêu đề và công thức: 
Giúp đơn giản hóa việc nhập các dữ liệu lặp. 
– Tự động tính lại: Khi có một sự thay đổi tại 1 ô 
thì toàn bộ bảng tính sẽ được tính toán lại. 
– Các hàm thư viện: thực hiện các công việc tính 
toán đã định sẵn. Giúp tiết kiệm thời gian và 
giảm nguy cơ phát sinh lỗi. 
35 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Các chức năng cơ bản của PMBT: 
– Macro: Giúp “thu” lại các thao tác lặp đi lặp lại 
và định nghĩa nó là 1 macro. Khi cần thực hiện 
các thao tác đó thì chỉ việc gọi macro tương ứng. 
– Bảng tính mẫu: Chỉ bao gồm các tiêu đề và 
công thức nhưng không chứa dữ liệu. Giúp tiết 
kiệm thời gian và công sức. 
– Liên kết: Cho phép tạo liên kết động giữa các 
bảng tính. 
– Cơ sở dữ liệu: Cho phép thao tác: lưu trữ và 
truy cập thông tin, tìm kiếm, báo cáo, 
36 
8/21/2012 
10 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
37 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Những đặc điểm nổi bật khác: 
– Công cụ giải phương trình, những bài toán tối 
ưu. 
– Lotus hỗ trợ Multimedia, Excel sử dụng trí tuệ 
nhân tạo 
– Vẽ đồ thị: từ các con số chuyển thành đồ thị để 
biểu đạt thông tin: đồ thị tròn, đồ thị đường, đồ 
thị cột 
38 
3.2 Hệ thông tin bảng tính 
• Kinh nghiệm sử dụng: 
– Hãy hình dung bảng tính trước khi bạn đưa ra 
các giá trị và công thức vào 
– Kiểm tra nhiều lần mỗi công thức và giá trị 
– Làm bảng tính trở nên dễ đọc. 
– Kiểm tra kết quả bằng những cách khác 
– Xây dựng các hàm kiểm tra chéo 
– Đổi giá trị đầu vào và quan sát kết quả 
– Hãy tận dụng những hàm có sẵn 
– PMBT hỗ trợ quyết định chứ không thay quyết 
định. 39 
Nội dung 
3.1. Các hệ thống quản lý thông tin 
3.2. Hệ thông tin bảng tính 
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
40 
8/21/2012 
11 
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
3.3.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
41 
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
3.3.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
42 
3.3.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 
• Là một hệ thống các thông tin có cấu trúc 
• Lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thông tin. 
• Ví dụ: 
o Trang niên giám điện thoại 
o Danh sách sinh viên. 
o Hệ thống tài khoản ngân hàng. 
43 
3.3.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 
• Ưu điểm khi sử dụng CSDL: 
– việc lưu trữ một lượng thông tin khổng lồ trở 
nên dễ dàng. 
– Giúp nhanh chóng và mềm dẻo trong việc tra 
cứu thông tin. 
– Giúp dễ dàng sắp xếp và tổ chức thông tin 
– Giúp in và phân phối thông tin theo nhiều cách. 
44 
8/21/2012 
12 
3.3.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 
• Bên trong cơ sở dữ liệu: 
– Một CSDL được hình thành từ các file chứa một 
tập thông tin có liên quan. 
– Một file CSDL bao gồm: 
• Nhiều bản ghi (record): 1 bản ghi là thông tin liên 
quan đến 1 người, 1 sản phẩm hoặc 1 sự kiện nào đó. 
• Nhiều trường (field): Mỗi 1 đoạn thông tin riêng rẽ 
trong 1 record là 1 trường. 
• Ví dụ: 1 record trong csdl thư viện có các field cho 
tác giả, tựa đề sách, nhà XB, địa chỉ,  
• Mỗi trường được xác định bằng kiểu cụ thể: có các 
kiểu ngày, chữ, số,.. 
45 
3.3.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 
46 
Hỗ trợ tìm kiếm thông tin 
• Truy vấn cơ sở dữ liệu (query): 
– Là một yêu cầu về thông tin. 
– 1 query có thể là một yêu cầu tìm kiếm đơn giản 
(vd tìm1 sinh viên có mã số ABC) hoặc thỏa mãn 1 tập 
điều kiện nào đó (vd tìm các sinh có điểm trung bình 
dưới 5 và còn nợ trên 2 môn học) 
– Ví dụ: xác định tất cả record của những người 
nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 35: 
 Select * from Population Where Sex = M and Age > 18 
and Age < 35 
• Sắp xếp dữ liệu 
• Báo cáo 
47 
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
3.3.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
48 
8/21/2012 
13 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là phần mềm cung 
cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả 
để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin 
của cơ sở dữ liệu. 
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cùng với cơ sở dữ 
liệu được gọi chung là hệ cơ sở dữ liệu. 
49 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
• Các chức năng cơ bản của hệ quản trị CSDL : 
– Cung cấp cách tạo lập cơ sở dữ liệu. 
o Người dùng sử dụng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để khai 
báo kiểu và cấu trúc của dữ liệu, khai báo các ràng buộc 
trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL. 
– Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông 
tin. 
o Người dùng sử dụng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để diễn tả 
yêu cầu cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu) hay tìm kiếm, 
kết xuất thông tin (xuất dữ liệu chứa trong CSDL theo 
những điều kiện tìm kiếm cụ thể). 
50 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
• Các chức năng cơ bản của hệ quản trị CSDL : 
– Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập 
vào CSDL : 
 Hệ quản trị CSDL đảm bảo : 
• Phát hiện và ngăn chặn truy cập trái phép 
• Duy trì tính nhất quán của dữ liệu. 
• Tổ chức, điều khiển các truy cập cùng lúc. 
• Khôi phục CDSL khi gặp sự cố. 
• Quản lí các mô tả dữ liệu. 
51 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
• Ví dụ: bài toán quản lý sinh viên. Các file 
dùng để chứa thông tin liên quan đến sinh 
viên: 
– Thông tin sinh viên 
– Thông tin tài chính 
– Danh sách lớp 
52 
8/21/2012 
14 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
53 
Thông tin sinh viên 
Mã số sinh viên 
Tên 
Địa chỉ 
Chuyên ngành 
Học kỳ 1 
Trung bình 
Số tín chỉ đã đạt 
Học kỳ 2 
Trung bình 
Số tín chỉ đã đạt 
Thông tin tài chính 
Mã số sinh viên 
Tên 
Địa chỉ 
Chuyên ngành 
Học phí 
Phí ký túc xá 
Học bổng 
Danh sách lớp 
Mã môn học 
Phòng học 
GV hướng dẫn 
Tổng số sinh viên 
Sinh viên 1 
MSSV 
Họ tên 
Ngành 
Sinh viên 2 
MSSV 
Họ tên 
Ngành 
3.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
• Tính quan hệ trong CSDL 
– Sự ràng buộc giữa các file dữ liệu. 
• Tính nhiều mặt 
– Cách thức làm việc khác nhau với cùng 1 cở sở dữ liệu 
cho từng người dùng khác nhau. 
• Xu thế Client/Server 
– Cho phép tận dụng được lợi điểm giao diện đơn giản của 
các máy PC và sức mạnh tính toán của các máy tính cỡ 
lớn với các CSDL khổng lồ. 
• CSDL của ngày mai: 
– Co sở dữ liệu hướng đối tượng 
54 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_phan_1_tin_hoc_can_ban_bai_3_cac.pdf