Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Sử dụng hệ điều hành Windows XP - Nguyễn Quang Tuyến

Windows là hệ điều hành được hãng Microsoft phát triển theo ý tưởng giao tiếp người-máy qua các cửa sổ chứa biểu tượng nên người dùng có thể dễ dàng thao tác bằng bàn phím hay chuột máy tính.

Windows là một hệ điều hành đa nhiệm, tức là trong cùng một thời điểm người dùng có thể mở được nhiều chương trình cùng một lúc tùy theo bộ nhớ của máy mình đang sử dụng.

HĐH Windows dùng các cửa sổ để giao tiếp với người sử dụng.

Cửa sổ đầu tiên là màn hình nền Desktop. Các cửa sổ tiếp theo sẽ nằm trên màn hình Desktop.

 

pptx 83 trang kimcuc 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Sử dụng hệ điều hành Windows XP - Nguyễn Quang Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Sử dụng hệ điều hành Windows XP - Nguyễn Quang Tuyến

Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Sử dụng hệ điều hành Windows XP - Nguyễn Quang Tuyến
Chương 2:   SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP 
1/ GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS: Hệ điều hành Windows là hệ điều hành được hãng Microsoft phát triển theo ý tưởng giao tiếp người-máy qua các cửa sổ chứa biểu tượng nên người dùng có thể dễ dàng thao tác bằng bàn phím hay chuột máy tính. 
Windows là một hệ điều hành đa nhiệm, tức là trong cùng một thời điểm người dùng có thể mở được nhiều chương trình cùng một lúc tùy theo bộ nhớ của máy mình đang sử dụng. 
HĐH Windows dùng các cửa sổ để giao tiếp với người sử dụng. 
Cửa sổ đầu tiên là màn hình nền Desktop. Các cửa sổ tiếp theo sẽ nằm trên màn hình Desktop. 
Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HĐH WINDOWS 
2/ Cấu trúc của một Window 
Title bar 
Menu Bar 
Tools bar 
Thanh tiêu đề (Title Bar) chứa biểu tượng, tiêu đề cửa sổ, nút thu nhỏ, phóng to, tắt cửa số. 
Thanh thực đơn lệnh (Menu bar) chứa các lệnh để thao tác. 
Thanh công cụ (Tool bar): chứa các nút lệnh giúp người sử dụng thao tác nhanh với ứng dụng. 
Thanh địa chỉ (Address bar): hiển thị đường dẫn của thư mục. 
Thanh trạng thái (Status bar): hiển thị thông tin hỗ trợ người sử dụng 
3/ Cấu trúc lưu trữ 
 Tất cả dữ liệu của máy tính đều lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ ngoài. 
 Cửa sổ My Computer quản lý tất cả các thiết bị lưu trữ ngoài: đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, DVD, USB  
Quy ước đặt tên các ổ đĩa: 
A, B: đĩa mềm 
C:, D:, .. phân vùng ổ cứng. 
Các ký tự tiếp theo cho ổ CD, USB , tùy thuộc vào số lượng đĩa gắn vào máy 
3/ Cấu trúc lưu trữ (tt) 
4/ Khái niệm tệp tin (File) 
 Là tập hợp các thông tin có cùng bản chất và được lưu trữ như một đơn vị lưu trữ dữ liệu trên các vật mang thông tin (đĩa từ, băng từ, USB....), tùy theo từng kiểu tệp mà nội dung chứa đựng trong đó sẽ khác nhau. 
 Tệp tin có 3 đặc trưng chính là: Tên tệp, kích thước và ngày tháng cập nhật. 
 Tên tệp (Name) : Gồm có 2 phần là Tên tệp và phần mở rộng 
 Tên tệp: Là một chuỗi các ký tự, không chứa ký tự đặc biệt như: * ? \ / “ : . Với hệ điều hành MSDOS tối đa là 8 ký tự và không chứa khoảng trống, với hệ điều hành Windows tối đa là 255 ký tự. 
Phần mở rộng: Là cách viết tắt cho kiểu tệp tin, tối đa là 3 ký tự, giữa chúng không chứa khoảng trống và ký tự đặc biệt. Phần này thường do hệ thống tự quy định và đặc trưng cho từng kiểu tệp. Phần mở rộng để xác định tập tin đó được tạo ra từ ứng dụng nào, hoặc được ứng dụng nào sử dụng. Phần mở rộng ngăn cách với tên tệp bằng một dấu chấm (.). 
Một số kiểu tập tin thông dụng: .exe – tập tin tự thi hành, .doc – tập tin văn bản Word, .txt tập tin văn bản sơ cấp, .mp3 – tập tin nhạc nén, .jpg – tập tin hình ảnh  
4/ Khái niệm tệp tin (tt) 
Để tạo thuận lợi cho quá trình lưu trữ và truy xuất dữ liệu Windows cho phép tổ chức các dữ liệu được lưu dưới dạng cây thư mục. Với mỗi ổ đĩa là một thư mục gốc trong đó chứa các tập tin hoặc các thư mục con. Bản thân trong mỗi thư mục con có thể chứa trong nó các tập tin và các thư mục con khác. 
5/ Khái niệm thư mục (Folder) 
Biểu tượng của thư mục là màu vàng. 
Thư mục không có phần mở rộng. 
Các ổ đĩa trong cửa sổ My Computer là các thư mục gốc quản lý các thư mục và tập tin. 
Thư mục con là thư mục nằm trong thư mục khác. 
Thư mục hiện hành là thư mục đang làm việc. 
5/ Khái niệm thư mục (tt) 
Shortcut là một tập tin đặc biệt chỉ chứa đường đến một tập tin, hoặc một thư mục. 
Shortcut dùng để truy cập nhanh đến một tập tin, thư mục. 
Biểu tượng của lối tắt luôn có hình mũi tên đặc trưng đi kèm. 
6/ Khái niệm lối tắt (Shortcut) 
Space bar (dài nhất): tạo 1 ký tự trống. 
 (Back Space): xóa về trước 1 ký tự. 
Delete: xóa về sau 1 ký tự (nằm bên phải con trỏ). 
Windows : mở Start Menu. 
Caps Look : bật/tắt chế độ gõ chữ hoa. 
Shift : gõ phím phụ (ký tự trên đầu) trên phím 2 chức năng. 
7/ Các phím cơ bản trên bàn phím 
8/ Một số chức năng của chuột 
 Nhấn đơn: chọn 1 đối tượng (nút bên trái), thực hiện 1 lệnh trên menu. 
 Nhấn đúp: mở một cửa sổ (nút bên trái) 
 Nhấn phải: hiện menu ngữ cảnh của các đối tượng. 
 Bi lăn: cuộn màn hình làm việc. 
Mũi tên trắng : trạng thái bình thường. 
Đồng hồ cát: Đang bận thực hiện một lệnh nào đó. 
Mũi tên 2 chiều (màu đen): thay đổi kích thước. 
Mũi tên 4 chiều (màu đen): chọn, di chuyển vị trí. 
Các dạng con trỏ chuột 
9/ Khởi động & Tắt máy 
 Khởi động: Nhấn nút Power (lớn nhất) trên thùng máy. 
 Tắt máy: Vào Start – Shutdown (Turn Off). Chọn Shutdown (Turn Off) trong hộp thoại. 
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không chính xác về tên các ổ đĩa trong My Computer. 
Đĩa mềm luôn có tên là A: 
Đĩa CD luôn có tên là E: 
Đĩa cứng luôn bắt đầu từ C: 
Tên B: Không dùng để đặt tên cho các ổ cứng, USB. 
Câu 2: Tên tiếng Việt nào sau không trùng với tên tiếng Anh dùng chỉ các thành phần một Window. 
Title bar: thanh tiêu đề. 
Tools bar: thanh thực đơn lệnh. 
Scroll bar : thanh cuộn. 
Status bar: thanh trạng thái 
Câu hỏi và bài tập 
Câu hỏi và bài tập (tt) 
Câu 3: Đối tượng nào trong các đối tượng sau trực tiếp chứa dữ liệu của máy tính. 
Thư mục - folder. 
Ổ đĩa – drive 
Tập tin – file. 
Bộ vi xử lý - CPU. 
Câu 4: HĐH Windows lưu trữ trên thiết bị nào trong các thiết bị sau? 
RAM	 c) Đĩa mềm 
ROM	 d) Đĩa cứng 
Bài 2  THAO TÁC VỚI CỬA SỔ 
Trên màn hình Dekstop: Nhấn đúp vào các biểu tượng. 
Trên Start Menu : Vào menu Programs. Kích chuột vào ứng dụng. 
Cửa sổ Run : Nhập tên của ứng dụng cần chạy. Nhấn OK. Ví dụ: winword, Excel, notepad, calc, mspaint. 
1/ Khởi động các ứng dụng 
Kích chuột vào tiêu đề cửa sổ trên thanh tác vụ (Taskbar) 
Dùng tổ hợp phím Alt + Tab. 
2/ Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ 
3/ Thu nhỏ cửa sổ 
Nhấn nút _ (Minimize) trên thanh tiêu đề của cửa sổ. 
Hoặc kích phải trên tiêu đề cửa sổ. Chọn Minimize. 
Windows + D: thu nhỏ tất cả các cửa sổ. 
4/ Phóng to cửa sổ 
Nhấn nút Maximize trên thanh tiêu đề (Title bar). 
Kích chuột phải trên thanh tiêu đề. Chọn Maximize. 
Hoặc kích đúp chuột và thanh tiêu đề. 
Nhấn nút Close (X) trên thanh tiêu đề. 
Nhấn tổ hợp phím Alt + F4. 
Kích phải trên tiêu đền cửa sổ. Chọn Close. 
Vào menu File – chọn Close. 
5/ Đóng cửa sổ 
6/ Sử dụng phím tắt 
Nhấn phím F10 để kích hoạt thực đơn lệnh của ứng dụng bất kỳ. 
Dùng tổ hợp phím Alt + Ký tự gạch chân trên menu, nút nhấn,  để thực hiện lệnh thay cho chuột. 
Trên menu: dùng ký tự gạch chân để thực hiện lệnh. 
7/ Sắp xếp các cửa sổ 
Mở nhiều cửa sổ. 
Nhấp phải chuột trên thanh Taskbar và chọn một trong các kiểu sắp xếp: Sắp so le, sắp theo hàng hoặc sắp theo cột. 
Bài 3  LÀM VIỆC VỚI MÀN HÌNH NỀN DESKTOP 
1/ Cấu trúc Desktop 
Các biểu tượng mặc định: 
My Documents: Thư mục dành riêng của người dùng. 
My Computers: Quản lý các ổ đĩa. 
My Networks Place: Truy cập tài nguyên trên mạng nội bộ. 
Recycle Bin: Thùng rác 
Internet Explorer: Truy cập Internet. 
Thanh tác vụ ( Taskbar ): quản lý các cửa sổ. 
Start Menu: Chứa các menu liên kết đến các ứng dụng, các tiện ích khác của HĐH 
2/ Sử dụng Start Menu 
2.1/ Thao tác với Start Menu: 
 Nhấn phím Windows, hoặc kích chuột vào nút Start để kích hoạt. 
 Di chuyển chuột (hoặc phím mũi tên) để chọn. 
 Kích chuột (hoặc nhấn Enter) để thực hiện lệnh. 
Click phải trên Taskbar. Chọn Properties . 
Show small icon in Start Menu: hiển thị các biểu tượng dạng nhỏ nhất trên Start Menu. 
2.2/ Tùy biến Start Menu 
3/ Sử dụng Taskbar 
Taskbar dùng để quản lý các cửa sổ (ứng dụng) đang hoạt động trên máy. 
Taskbar có thể nằm ở 4 biên của màn hình Desktop. 
Kích thước của Taskbar có thể thay đổi bởi người sử dụng. 
3.1/ Tùy biến Taskbar 
Kích phải trên Taskbar. Chọn Properties . 
Auto Hide: Chế độ tự động ẩn Taskbar khi làm việc với cửa sổ. 
Always top: Luôn hiển thị Taskbar lên trên cùng. 
3.2/ Tùy biến khay hệ thống 
Kích phải trên khay hệ thống. Chọn Properties . 
Show Clock: hiển thị đồng hồ. 
4/ Thay đổi màn hình nền 
Kích phải tại khoảng trống trên Desktop. Chọn Properties . 
Chọn thẻ Background (Desktop) 
Chọn 1 hình trong danh sách bên dưới. 
Nhấn nút Browse để tìm chọn hình lưu ở nơi khác. 
5/ Chế độ bảo vệ màn hình (Screen Saver) 
Kích phải tại khoảng trống Dekstop. Chọn Properties. 
Chọn thẻ Screen Saver. Chọn một kiểu trong danh sách. 
Thiết lập thời gian đợi trong mục Wait 
Settings: thay đổi theo ý người sử dụng. 
Preview: xem trước. 
6/ Thay đổi giao diện Windows 
Kích phải chuột tại khoảng trống trên Desktop. Chọn Properties . Chọn thẻ Appearance . 
Chọn một mẫu trong Scheme . 
Trả về kiểu mặc định: Chọn mẫu Windows Standard . 
7/ Thiết lập độ phân giải 
Trong Display Properties . Chọn thẻ Settings . 
Chọn số lượng màu trong mục Colors. Mặc định là High color 24bit. 
Chọn độ phân giải trong mục Screen Area . Chuẩn là 800 X 600. 
Chọn độ phân giải lớn thì chữ hiển thị sẽ nhỏ và ngược lại. 
8/ Sắp xếp các biểu tượng trên Desktop 
Kích phải tại vị trí trống trên Desktop. 
Chọn Arrange Icons. 
Auto Range: Sắp xếp tự động. 
By Name: Sắp theo tên. 
By Type: Theo kiểu tập tin, thư mục. 
By Size: Theo dung lượng của biểu tượng. 
By Date: Sắp theo ngày tạo lập. 
BÀI 4  QUẢN LÝ TỆP TIN VÀ THƯ MỤC VỚI MY COMPUTER 
I/ Khởi động 
 Nhấn đúp vào biểu tượng My Computer trên màn hình Desktop. 
II/ Hiển thị thanh công cụ 
Windows Explorer cần 2 thanh công cụ: 
Standard Buttons : Chứa các lệnh từ menu giúp thao tác nhanh với tập tin và thư mục. 
Address bar : hiển thị đường dẫn của tập tin, thư mục. 
Vào menu Views – Toolbars . Đánh dấu vào các thanh công cụ cần hiển thị. 
III/ Làm việc với tệp tin & thư mục 
1/ Tạo mới tập tin (NEW): 
Mục đích: Chứa nội dung văn bản, hình họa, video 
Thực hiện: 
 Chọn nơi lưu tập tin (đĩa, thư mục). 
 Kích phải chuột tại vị trí trống. 
 Chọn New – Kích chọn 1 kiểu tập tin trong danh sách. 
 Đặt tên cho tập tin (không được trùng tên với tập tin đã có). 
2/ Nhập nội dung cho tập tin 
Nhấn đúp vào tên tập tin. 
Nhập nội dung bất kỳ. 
Đóng cửa sổ của tập tin lại. 
Chọn Yes để lưu nội dung tập tin lại. 
3/ Tạo mới 1 thư mục (New) 
Chọn nơi đặt thư mục. 
Kích phải chuột tại vị trí trống. 
Chọn New – Folder. 
Nhập tên cho thư mục vừa tạo. 
4/ Tạo mới 1 lối tắt 
Cách 1: 
Truy cập vào nơi chứa ứng dụng. 
Kích phải chuột trên đối tượng cần tạo lối tắt. Chọn Send to – Desktop (Create Shortcut) 
Cách 2: 
Kích phải tại vị trí trống trên Desktop . Chọn New – Shortcut . Nhấn nút Browse chọn đường dẫn của tập tin, thư mục cần tạo lối tắt. Nhấn OK . Nhấn Next. 
Nhập tên cho shortcut . Nhấn Finish . 
5/ Đổi tên (Rename) 
Cách 1: Kích phải chuột trên đối tượng cần đổi tên. Chọn Rename.Nhập tên mới. 
Cách 2: Kích chọn đối tượng. Nhấn phím F2. Nhập tên mới. 
6/ Xóa (Delete) 
Cách 1 : Kích phải chuột trên đối tượng cần xóa. Chọn Delete. Nhấn Yes. 
Cách 2: Kích chuột chọn đối tượng cần xóa. Nhấn phím Delete. Nhấn Yes. 
Lưu ý: Để xóa hẳn đối tượng khỏi mà không cho vào trong thùng rác thi nhấn giữ phím Shift khi xóa 
7/ Sao chép (Copy) và di chuyển (Move) 
Sao chép (Copy): 
Kích phải chuột trên đối tượng cần sao chép. Chọn Copy – tức sao chép. (hoặc nhấn Ctrl + C ). 
Truy cập vào thư mục - nơi cần copy đến. Kích phải chọn Paste – tức dán. (hoặc nhấn Ctrl + V ) 
Di chuyển (Move): 
Kích phải chuột trên đối tượng cần di chuyển. Chọn Cut – tức cắt (hoặc Ctrl + X ). 
Truy cập vào thư mục - nơi cần copy đến. Kích phải chọn Paste – tức dán. (Hoặc Ctrl + V ) 
BÀI TẬP 
 Trong ổ đĩa C:\ tạo 2 thư mục TP_Hanoi và Trường_CDNCN 
 Trong thư mục TP_Hanoi tạo 2 thư mục con là DaiViet và Daotao. 
 Trong thư mục DaiViet tạo 2 tệp tin vanban.txt và tệp giaymoi.txt 
 Đổi tên thư mục TP_Hanoi thành thư mục Q_DongDa 
 Sao chép tất cả các thư mục trong thư mục Q_DongDa vào trong thư mục Trường_CDNCN 
 Đổi tên thư mục Trường_CDNCN thành VietNam 
 Xóa thư mục VietNam 
8/ Chọn các đối tượng 
Chọn nhiều đối tượng gần nhau: Nhấn giữ Shift + phím mũi tên ( Hoặc Kích giữ chuột và vây vùng hiển thị các đối tượng cần chọn ). 
Chọn nhiều đối tượng rời rạc: Giữ Ctrl + kích chuột chọn từng đối tượng cần chọn. 
Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng. 
9/ Kiểu hiển thị 
Kích phải chuột tại vị trí trống bất kỳ trong thư mục cần đổi kiểu hiển thị. 
Chọn View: 
Large Icons: Biểu tượng phóng to. 
Small Icons: Biểu tượng thu nhỏ. 
List: Dạng danh sách liệt kê. 
Details: Chi tiết (Tên, Ngày giờ, dung lượng) 
Thumbnails: Thu nhỏ nội dung bên trong – dành để xem trước hình ảnh. 
10/ Sử dụng thanh công cụ 
Back : quay về cửa sổ trước đó. 
Forward : tiến tới trang trước khi quay về. 
Up : Lên thư mục cha. 
Searchs : Ẩn/hiện cửa sổ tìm kiếm. 
Folders : Ẩn/hiện cây thư mục. 
11/ Sử dụng thanh trạng thái (Status Bar) 
Vào menu Views – Status Bar để hiển thị thanh trạng thái. 
Thanh trạng thái cho biết: 
Tổng số tập tin & thư mục có trong thư mục hiện tại (Object). 
Tổng dung lượng. 
12/ Xem thuộc tính các phân vùng ổ cứng 
Kích phải trên đĩa chọn Properties. Chọn thẻ General . 
Used space: dung lượng đĩa dùng. 
Free space: dung lượng còn trống 
Capacity: Tổng dung lượng đĩa. 
Label : Nhãn đĩa 
IV/ SỬ DỤNG WINDOWS EXPLORER 
Windows Explorer là một chương trình ứng dụng được tích hợp sẵn trên môi trường Windows – cho phép người sử dụng thao tác đến các tài nguyên trong hệ thống máy tính dưới dạng cấu trúc cây (cấu trúc thừa kế). 
Khởi động Windows Explorer: 
Cách 1: Nháy chuột phải lên biểu tượng My Computer, chọn Explore 
Cách 2: Vào My Computer, sau đó kích lên nút Folders trên thanh công cụ 
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Windows+E 
IV/ WINDOWS EXPLORER (tt) 
Sử dụng kéo & thả (Drag & Drop): 
Dùng chuột kéo 1 thư mục, tập tin vào thư mục khác để thực hiện lệnh di chuyển. 
Kết hợp phím Ctrl + Kéo thả để thực hiện lệnh sao chép. 
Kéo 1 đối tượng qua ổ đĩa khác tên là thực hiện lệnh sao chép. 
BÀI 5 SỬ DỤNG THÙNG RÁC – RECYCLE BIN 
RECYCLE BIN 
1/ Khái niệm: Recycle Bin (thùng tái chế) dùng để chứa các tập tin thư mục bị xóa. 
2/ Khôi phục các tập tin, thư mục bị xóa: 
Nhấn đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên màn hình nền Desktop . 
Kích phải chuột trên đối tượng cần khôi phục. 
Chọn Restore . 
Để xóa một tập tin, thư mục khỏi thùng rác. Kích phải chuột chọn Delete. Nhấn Yes. 
Để xóa tất cả trong thùng rác. Vào File, chọn Empty Recycle Bin. 
3/ Đổ rác 
4/ Tắt hộp thoại xác nhận khi xóa tập tin, thư mục 
 Kích phải chuột trên Recyle Bin . 
Chọn Properties . 
Bỏ chọn mục: Display delete confirmation dialog . 
5/ Không sử dụng thùng rác 
Kích phải chuột trên thùng rác. 
Chọn Properties. 
Đánh dấu mục: Do not move files to the Recycle Bin . 
BÀI 6 CONTROL PANEL- BẢNG ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH 
I/ Giới thiệu 
 Control Panel chứa các công cụ giúp người sử dụng thiết lập- cá nhân hóa PC theo ý mình. 
 Mỗi thành phần gọi là Applet 
II/ Khởi động Control Panel 
Start Menu – Settings – Control Panel (Hoặc phím Windows – S – C) 
Nhập Control vào cửa sổ Run (Windows + R). Nhấn Enter. 
My Computer. Nhấn đúp Control Panel. 
1/ Xem thông tin hệ thống 
Nháy đúp vào biểu tượng System trong cửa sổ Control Panel (Hoặc có thể nháy phải chuột vào My Computer , chọn Properties ) 
Chọn thẻ General: 
System: Hệ điều hành đang sử dụng 
Computer: CPU loại gì, dung lượng RAM 
2/ Thiết lập màn hình nền Desktop 
Chạy Display 
Có thể kích phải chuột trên Desktop, chọn Properties 
3/ Thiết lập ngày/giờ hệ thống 
Chạy Date/Time 
(Hoặc có thể nháy đúp chuột vào đồng hồ dưới khay hệ thống) 
Có thể thay đổi ngay, giờ, múi giờ phù hợp với hiện tại. 
4/ Thiết lập chuột (Mouse) 
 Chạy Mouse 
 Thẻ Buttons : Thiết lập các nút nhấn 
 Thẻ Pointer : Thiết lập các kiểu con trỏ chuột 
 Thẻ Motion : Thiết lập tốc độ, hình dạng di chuyển của chuột. 
4.1/ Thiết lập nút nhấn 
Button Configuration : Thay đổi tay sử dụng chuột. 
File or Folders: Thay đổi cách mở tệp tin, thư mục bằng chuột. 
Double click Speed: Thay đổi tốc độ nháy đúp chuột. 
4.2/ Thiết lập kiểu con trỏ 
Chọn một mẫu có sẵn trong mục Scheme . 
Kích chọn từng kiểu con trỏ. Nhấn nút Browse để tìm những hình dạng con trỏ khác. 
Dùng nút Use Default để trở về con trỏ mặc định. 
4.3/ Thiết lập sự di chuyển 
Nên dùng kiểu mặc định: 
Speed : Kéo về vị trí chính giữa. 
Acceleration : Chọn Low 
Snap to Default : Bỏ chọn 
5/ Quản lý Font chữ 
Chạy Fonts 
Cửa sổ Font quản lý tất cả các font đang có trong máy. 
Cài thêm Font mới: 
File-Install New Font. 
Chọn ổ đĩa và thư mục có chứa font nguồn. 
Chọn font cần cài trong danh sách. 
6/ Thiết lập cho tập tin & thư mục 
Chạy Folder Options. 
Hoặc menu Tools – Folders Options. 
6.1/ Thiết lập chung (thẻ General) 
Active Desktop : Kiểu hiển thị của Desktop. Chọn Use Windows classic Desktop . 
Web view : Quy cách hiển thị cửa sổ thư mục. Chọn Enable Web conntent in folders . 
Browse Folders : Cách hiển thị cửa sổ khi truy cập thư mục. Chọn Open each folder in the same window . 
Click items and follows : Cách mở tập tin và thư mục. Chọn Double - click 
6.2/ Cách hiển thị tập tin & thư mục (thẻ View) 
Display full path in the address bar : hiển thị đầy đủ đường dẫn trên thanh địa chỉ. 
Do not show hidden files and folders : Không hiển thị các tập tin và thư mục bị ẩn. 
Show all hidden files and folders : Hiển thị tất cả các tập tin và thư mục bị ẩn. 
Hide file extensions for known file types : Ẩn phần mở rộng cùa các kiểu tập tin đã được nhận dạng. 
Hide protected operating system files : Ẩn những tập tin hệ thống của HĐH. 
7/ Thiết lập theo vùng miền 
Chạy Regional Options. 
Bao gồm các thiết lập về ngôn ngữ sử dụng, hệ số, hệ tiền tệ, hệ ngày tháng, hệ thời gian. 
7.1/ Thay đổi hệ số 
Mục đích: Thay đổi từ hệ số của USA thành hệ số của VN . 
Thực hiện: 
Chọn thẻ Numbers . 
Decimal sysmbol - Dấu phân cách phần nguyên và phần thập phân: Nhập dấu phẩy (,). 
Digit grouping symbol - Dấu nhóm số: Nhập dấu chấm (.) 
7.2/ Thay đổi hệ tiền tệ 
Currency symbol: Nhập ký tự đại diện tiền tệ. Ví dụ VNĐ. 
Positive currency format: Chọn kiểu hiển thị của ký tự tiền tệ trong một giá trị kiểu tiền tệ. 
7.3/ Thiết lập thời gian 
Chọn một định dạng thời gian trong Time Format . 
Xem kết quả ở mục Time Sample . 
7.4/ Thiết lập kiểu ngày tháng 
Nhập dd/mm/yyyy biểu thị cho kiểu ngày VN vào ô Short Date Format . 
BÀI 7  SỬ DỤNG CÁC TIỆN ÍCH CỦA WINDOWS 
1/ Tìm kiếm 
Mục đích: Để tìm một tập tin, thư mục có tồn tại hay không trong máy. 
Thực hiện: 
Start – Search – For Files or Folders. (hoặc phím Windows + F). 
Nhấn F3 để tìm trong thư mục hiện tại. 
1.1/ Tìm kiếm đơn giản 
Nhập tên tập tin, thư mục cần tìm vào mục Search for file or folders named . 
Chọn nơi tìm trong mục Look in (nên chọn My Computer ) 
Kích chuột vào nút Search Now hoặc nhấn Enter . 
1.2/ Sử dụng ký tự thay thế 
Dùng dấu ? để đại diện cho 1 ký tự không xác định được. 
Dùng dấu * để đại diện cho 1 hoặc nhiều ký tự. 
Ví dụ: Nhập * .doc để tìm tất cả các tập tin văn bản word. 
2/ Sử dụng MS Paint 
Gõ mspaint vào cửa sổ RUN . 
Vào File – Save . Chọn nơi lưu hình và đặt tên cho hình. Nhấn Save. 
Chọn vị trí lưu 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_chuong_2_su_dung_he_dieu_hanh_wi.pptx