Bài giảng Thiết kế và lập trình Web - Bài 7: PHP nâng cao

Khái niệm

 Session PHP cho phép lưu trữ thông tin người dùng trên

trình duyệt (tên người dùng, danh mục hàng hóa, ) trong

suốt quá trình làm việc của họ.

 Thông tin của session chỉ tạm thời và thông tin này sẽ bị xóa

sau khi người dùng rời khỏi ứng dụng Web.

 Nếu cần, phải lưu trữ thông tin trong CSDL.Thiết kế và lập trình Web

Cách thức hoạt động

 Session làm việc bằng cách tạo ra một địa chỉ duy

nhất (UID) cho mỗi người sử dụng.

 UID có giá trị là một dãy số ngẫu nhiên.

 UID có thể được lưu trong COOKIE hoặc được

truyền lên URL.

 Ngoài UID, có thể khai báo, khởi tạo và sử dụng

một số biến session khác, tất cả các session này

có giá trị cho mỗi người sử dụng khi họ truy cập

đến ứng dụng Web.

pdf 34 trang kimcuc 9340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết kế và lập trình Web - Bài 7: PHP nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thiết kế và lập trình Web - Bài 7: PHP nâng cao

Bài giảng Thiết kế và lập trình Web - Bài 7: PHP nâng cao
Thiết kế và lập trình Web 
Viện CNTT & TT 
Bài 7 
PHP nâng cao 
Thiết kế và lập trình Web 
2 
1. Session 
 Khái niệm 
 Cách thức hoạt động 
 Khởi động session 
 Đăng ký session 
 Sử dụng session 
 Hủy biến session 
Thiết kế và lập trình Web 
3 
Khái niệm 
 Session PHP cho phép lưu trữ thông tin người dùng trên 
trình duyệt (tên người dùng, danh mục hàng hóa, ) trong 
suốt quá trình làm việc của họ. 
 Thông tin của session chỉ tạm thời và thông tin này sẽ bị xóa 
sau khi người dùng rời khỏi ứng dụng Web. 
 Nếu cần, phải lưu trữ thông tin trong CSDL. 
Thiết kế và lập trình Web 
4 
Cách thức hoạt động 
Session làm việc bằng cách tạo ra một địa chỉ duy 
nhất (UID) cho mỗi người sử dụng. 
UID có giá trị là một dãy số ngẫu nhiên. 
UID có thể được lưu trong COOKIE hoặc được 
truyền lên URL. 
Ngoài UID, có thể khai báo, khởi tạo và sử dụng 
một số biến session khác, tất cả các session này 
có giá trị cho mỗi người sử dụng khi họ truy cập 
đến ứng dụng Web. 
Thiết kế và lập trình Web 
5 
Khởi động session 
 Trước khi lưu trữ thông tin người dùng vào session, cần khởi 
động session. 
 Chú ý: hàm khởi động session phải đặt phía trên thẻ HTML 
 Cú pháp: 
 session_start(); 
Thiết kế và lập trình Web 
6 
Đăng ký session 
 Sử dụng biến $_SESSION nhận và lưu trữ giá trị của biến 
session 
 Cú pháp: 
 $_SESSION[“tên biến session”] = “giá trị”; 
 Ví dụ: tạo ra một biến session lưu tên đăng nhập của người 
dùng 
<?php 
 $_SESSION[“ten_dang_nhap”] = “phuong”; 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
7 
Sử dụng session 
 Khi muốn sử dụng các biến session hoặc giá trị lưu trong 
biến session đã đăng ký => dùng biến $_SESSION. 
 Cú pháp: 
 $gia_tri = $_SESSION[“tên biến session”]; 
 Ví dụ: đọc giá trị biến session tên đăng nhập 
<?php 
 $ten_dang_nhap = $_SESSION[“ten_dang_nhap”]; 
 → phuong 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
8 
Hủy biến session 
 Hủy toàn bộ các biến session: 
– Khi không cần dùng đến các biến session nữa thì có thể hủy bỏ 
toàn bộ các biến session đã đăng ký bằng hàm 
session_destroy() 
 Cú pháp: 
 session_destroy(); 
Thiết kế và lập trình Web 
9 
Hủy biến session 
 Hủy một biến session: 
– Khi không cần dùng đến biến session nào thì có thể dùng hàm 
unset() để hủy bỏ biến session đó. 
 Cú pháp: 
 unset($_SESSION[“tên biến session”]); 
 Ví dụ: hủy bỏ biến session tên đăng nhập 
<?php 
 unset($_SESSION[“ten_dang_nhap”]); 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
10 
Ví dụ: Đếm số lần duyệt trang web 
<?php 
session_start( ); 
if (isset($_SESSION["count"])) 
 $_SESSION["count"] = $_SESSION["count"] + 1; 
else 
 $_SESSION["count"] = 1; 
print "Bạn đã truy cập trang này " . $_SESSION['count'] 
. "lần."; 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
11 
Ví dụ: Ứng dụng cho Login 
 Làm thế nào để ngăn không cho người dùng truy 
cập vào các trang web nếu chưa đăng nhập? 
 Khi đăng nhập thành công thì chuyển sang trang 
khác không yêu cầu đăng nhập lại? 
 Ý tưởng 
– Dùng các biến Session để lưu trạng thái đăng nhập của 
người dùng: 
 $_SESSION["IsLogin"]=true/false: Lưu trạng thái đăng nhập 
 $_SESSION["Username"]: Lưu Tên đăng nhập 
 $_SESSION["Authentication"]: Lưu Loại quyền đăng nhập 
Thiết kế và lập trình Web 
12 
Ví dụ: Ứng dụng cho Login 
1. Tạo trang login.htm yêu cầu người dùng đăng nhập. 
2. Tạo trang validateuser.php xử lí thông tin đăng nhập từ 
trang login.htm 
– Kết nối với CSDL, kiểm tra thông tin đăng nhập có hợp lệ hay không ? 
• Nếu không hợp lệ thì cho redirect về trang login.htm. 
• Nếu hợp lệ thì dùng một biến trong Session để lưu trạng thái login thành 
công 
– Ví dụ: $_SESSION["IsLogin"] = true. 
– Lưu ý: Phải đặt giá trị mặc định cho biến Session này là false khi 
khởi tạo một Session (xem ví dụ ở slide sau). 
3. Tạo trang logout.php là trang xử lý khi người dùng logout 
 Reset trạng thái login là chưa đăng nhập ($_SESSION["IsLogin"] = 
false). 
Thiết kế và lập trình Web 
13 
Ví dụ: Ứng dụng cho Login 
4. Trong tất cả các trang muốn bảo mật, thêm đoạn mã sau để 
kiểm tra người dùng đã đăng nhập hay chưa, nếu chưa thì 
redirect lại trang login.htm. 
<?php 
session_start(); 
if ($_SESSION["IsLogin"] == false) 
 header("Location: login.htm"); 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
14 
2. Cookie 
 Khái niệm 
 Khai báo cookie 
 Sử dụng cookie 
 Hủy cookie 
Thiết kế và lập trình Web 
15 
Khái niệm 
 Được sử dụng để xác định thông tin của người dùng. 
 Là một file nhỏ được server lưu trữ xuống từng máy tính của 
người dùng. 
 Mỗi khi máy tính này yêu cầu một trang tới trình duyệt, nó 
cũng sẽ gửi theo cookie. 
 Với PHP ta có thể tạo ra và sử dụng giá trị của biến cookie. 
Thiết kế và lập trình Web 
Cookie 
 Trong Windows, Cookie được lưu ở thư mục 
Cookies. 
Chỉ chứa các thông tin đơn giản dạng name = 
value 
Sử dụng các giới hạn: 
– Expiration information (VD: 05/10/2005, 18:59:00 GMT), 
– Path information (VD: /user_section), 
– Domain information (VD: yourserver.com), 
– Secure parameter (HTTPS). 
 Truy xuất thông qua biến toàn cục: $_COOKIE[ ] 
Thiết kế và lập trình Web 
17 
Khai báo cookie 
Chú ý: Khai báo cookie ở phía trên thẻ HTML 
Cú pháp: 
 setcookie(name, value, expire[, path, domain]); 
– name: tên biến cookie 
– value: giá trị 
– expire: thời gian giới hạn dành cho cookie – đơn vị tính là 
giây. Nếu thời gian này không được thiết lập trong hàm 
setcookie(), biến cookie này sẽ còn hiệu lực cho đến khi 
người dùng xóa tập tin cookie. 
– path: đường dẫn 
– domain: tên miền của website 
Thiết kế và lập trình Web 
18 
Khai báo cookie 
Ví dụ: tạo ra một biến cookie người dùng có giá trị là 
“phuong”, thời gian giới hạn là một giờ 
<?php 
 setcookie(“nguoi_dung”, “phuong”, time()+3600); 
?> 
 Chú ý: giá trị của biến cookie sẽ tự động được 
URL mã hóa khi gửi cookie đi, và tự động giải mã 
khi nhận cookie về. (Nếu không muốn URL mã hóa 
thì dùng hàm setrawcookie()) 
Thiết kế và lập trình Web 
19 
Sử dụng cookie 
 Dùng biến $_COOKIE để đọc giá trị biến cookie 
 Cú pháp: 
 $gia_tri = $_COOKIE[“tên biến cookie”]; 
 Ví dụ: đọc giá trị của biến cookie người dùng 
<?php 
 $nguoi_dung = $_COOKIE[“nguoi_dung”]; 
 →phuong 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
20 
Hủy cookie 
Khi muốn hủy một biến cookie thì cần kiểm tra lại 
thời gian giới hạn dành cho biến cookie này 
Sử dụng hàm setcookie() để hủy bằng cách đặt giá 
trị của biến cookie bằng “” và thời gian = - thời gian 
giới hạn 
Cú pháp: 
 setcookie(name, “”, time() – thời gian giới hạn) 
Thiết kế và lập trình Web 
21 
Hủy cookie 
 Ví dụ: hủy biến cookie người dùng với thời gian giới hạn của 
biến này là 3600s 
<?php 
 $nguoi_dung = $_COOKIE[“nguoi_dung”]; 
 →phuong 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
Gởi mail trong PHP 
 Cú pháp: 
– mail(to, subject, message[, headers, parameters]) 
 Ý nghĩa các tham số: 
– to, subject, message: Như ý nghĩa các textbox khi soạn mail. 
– headers: Tùy chọn, có thể sử dụng Bcc, Cc. 
– parameters: Tùy chọn, các thông số về trình soạn, gởi mail. 
– Trong phần message: Sử dụng ký hiệu \n để xuống dòng. 
 Lưu ý: 
– Bạn không thể mail từ localhost. 
– Muốn sử dụng chức năng gửi mail thì bạn phải có một host 
thực sự. 
Thiết kế và lập trình Web 
Gởi mail trong PHP 
 Lưu ý: 
– Vì lý do bảo mật nên một số host sẽ cấm sử dụng hàm mail 
của PHP. 
– Thường phối hợp với FORM để soạn thảo một trình gởi 
mail. 
<?php 
 $to = 'hoangtung@inbox.com'; 
 $subject = 'Chủ đề thư'; 
 $message = 'Nội dung thông điệp'; 
 $headers = 'From: webmaster@example.com'."\r\n". 
 'Reply-To: webmaster@example.com'."\r\n". 
 'X-Mailer: PHP/'.phpversion(); 
 mail($to, $subject, $message, $headers); 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
Upload File lên server 
 Form upload: 
 Lưu ý: 
– Luôn sử dụng phương thức POST. 
– Luôn sử dụng enctype="multipart/form-data" trong 
thẻ FORM. 
<form action="upload.php" method="post" 
 enctype="multipart/form-data"> 
 File upload: 
Thiết kế và lập trình Web 
Upload file lên Server 
Biến $_FILES[]: 
– $_FILES['myfile']['name'] 
• Tên file đã được upload. 
– $_FILES['myfile']['type'] 
• Kiểu file đã được upload, vd: image/gif, image/jpeg,... 
– $_FILES['myfile']['size'] 
• Kích thước tập tin đã được upload (tính bằng bytes). 
– $_FILES['myfile']['tmp_name'] 
• Vị trí file được lưu trữ tạm trên server. 
– $_FILES['myfile']['error'] 
• Mã lỗi của việc upload (0 = Upload thành công). 
Thiết kế và lập trình Web 
Upload file lên Server 
Xử lý: 
<?php 
 $dir = "data/"; //Upload vào thư mục data 
 if($_FILES['myfile']['name'] != "") 
 { 
 $fileupload = $dir . $_FILES['myfile']['name']; 
 if(move_uploaded_file($_FILES['myfile']['tmp_name'], 
 $fileupload)) 
 { 
 echo "Upload file thành công!"; 
 } 
 else{ 
 echo "Upload file không thành công!"; 
 } 
 } 
 else{ 
 echo "Vui lòng chọn file để upload!"; 
 } 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
Upload file lên Server 
Upload nhiều file: 
<form action="upload.php" method="post" 
 enctype="multipart/form-data"> 
 Files upload: 
 File 1: 
 File 2: 
 File 3: 
Thiết kế và lập trình Web 
Upload file lên Server 
Xử lý upload nhiều file: 
<?php 
 foreach($_FILES['myfile']['error'] as $key => $error) 
 { 
 if($error == 0) 
 { 
 $tmp_name = $_FILES['myfile']['tmp_name'][$key]; 
 $name = $_FILES['myfile']['name'][$key]; 
 move_uploaded_file($tmp_name, "data/$name"); 
 } 
 } 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
Các hàm bảo mật trong chuỗi 
 string addslashes(string $str) 
 string stripslashes(string $str) 
 string htmlspecialchars(string $str [, int 
$quote_style [, string $charset]]) 
 string md5(string $str [, bool $raw_output]) 
 string sha1(string $str [, bool $raw_output]) 
Thiết kế và lập trình Web 
Các hàm bảo mật trong chuỗi 
string addslashes(string $str) 
 Thêm ký tự backslash (\) phía trước các ký tự ‘ " \ 
NUL trong chuỗi $str Thường dùng trong các câu 
lệnh SQL để tránh xảy ra lỗi khi lưu và lấy dữ liệu từ 
CSDL. 
 Các hàm tương tự: 
– string quotemeta(string $str) 
– string addcslashes(string $str, string $charlist) 
 VD: 
<?php 
 $str = "I'dont know \'every thing\'"; 
 echo addslashes($str); 
 //Output: I\'dont know \\\'every thing\\\' 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
Các hàm bảo mật trong chuỗi 
string stripslashes(string $str) 
 Xóa bỏ ký tự backslash (\) xuất hiện trong chuỗi $str 
(ngược lại với hàm addslashes()). 
 Hàm tương tự: 
– string stripcslashes(string $str) 
 VD: 
<?php 
 $str = "I\'dont know \\\'every thing\\\'"; 
 echo addslashes($str); 
 //Output: I'dont know \'every thing\' 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
Các hàm bảo mật trong chuỗi 
string htmlspecialchars(string $str [, int $quote_style [, string 
$charset]]) 
 Chuyển đổi các ký tự đặc biệt & ' " trong chuỗi $str 
thành các thực thể HTML (Convert special characters to 
HTML entities). 
 Khi đó: 
– & & 
– " " // khi không có ENT_NOQUOTES. 
– ' ' // khi có ENT_QUOTES. 
– < < 
– > > 
 Ngược lại: htmlspecialchars_decode 
Thiết kế và lập trình Web 
Các hàm bảo mật trong chuỗi 
string md5(string $str [, bool $raw_output]) 
 MD5: Message Digest 5 là một hàm băm mật mã 
được sử dụng phổ biến với giá trị băm dài 128 bit. 
 Thường dùng để mã hóa mật khẩu, kiểm tra tính toàn 
vẹn của tập tin, 
 VD: <?php 
 $str = 'Lớp DH8TH'; 
 echo md5($str); 
 //Output: 39a03156031b6a3ecf5dc5279ab3a77c 
?> 
Thiết kế và lập trình Web 
Các hàm bảo mật trong chuỗi 
string sha1(string $str [, bool $raw_output]) 
 Thuật toán SHA-1 (Secure Hash Algorithm 1) tạo ra chuỗi 
mã băm có chiều dài cố định 160 bit từ chuỗi bit dữ liệu đầu 
vào $str có chiều dài tùy ý. 
 Được sử dụng phổ biến và có công dụng như MD5, ngoài ra 
SHA-1 còn được sử dụng rất nhiều trong thương mại điện 
tử, tạo chữ ký số, 
 VD: 
<?php 
 $str = 'Lớp DH8TH'; 
 echo sha1($str); 
 //Output: a6fc5d0530e75a5288e4ff27b284741945677158 
?> 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_ke_va_lap_trinh_web_bai_7_php_nang_cao.pdf