Bài giảng Tài nguyên đất - Chương 1: Giới thiệu sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

Sự khan hiếm của tài nguyên đất

- Công tác quản lý tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức;

- Nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên có chỗ còn chưa đúng, nhất là về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

- Chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên còn bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chưa sát với thực tế.

- Tài nguyên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, các giá trị; chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác quá mức nên suy thoái, cạn kiệt.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững.

 Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia  khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững.


 

pptx 20 trang kimcuc 4460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tài nguyên đất - Chương 1: Giới thiệu sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài nguyên đất - Chương 1: Giới thiệu sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

Bài giảng Tài nguyên đất - Chương 1: Giới thiệu sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Chương 1: Giới thiệu Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên đất 
(Utilization and conservation of Soil resouces) 
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
Việt Nam có diện tích tự nhiên ở quy mô trung bình, xếp thứ 59 trong tổng số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng dân số đông (đứng thứ 13) nên bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người rất thấp (0,38ha), chỉ bằng 1/5 mức bình quân của thế giới (1,96ha ). 
Công tác quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên đất nói riêng cũng còn tồn tại một số hạn chế. Đó là, 
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
- Công tác quản lý tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức; 
- Nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên có chỗ còn chưa đúng, nhất là về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. 
- Chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên còn bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chưa sát với thực tế. 
- Tài nguyên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, các giá trị; chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác quá mức nên suy thoái, cạn kiệt . 
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
 Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững. 
 Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia  khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững. 
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
Các mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, 
- Thực hiện đánh giá được tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên đất liền; 
- Đ ạt được bước tiến quan trọng trong điều tra cơ bản tài nguyên biển. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; 
- Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ 3,8 triệu ha đất chuyên trồng lúa; 
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tính trên 1 đơn vị GDP; khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật. 
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5,6% tổng năng lượng thương mại sơ cấp; giảm tiêu hao năng lượng tính trên 1 đơn vị GDP. 
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
Xác định các nhiệm vụ cụ thể cho công tác quản lý tài nguyênĐó là, điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên quốc gia. Cụ thể, tập trung thực hiện các chương trình, dự án 
- Điều tra cơ bản tài nguyên, đặc biệt là điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển; chú trọng điều tra cơ bản địa chất khoáng sản vùng biển sâu, phát triển các loại khoáng sản mới. 
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, đánh giá chất lượng, tiềm năng tài nguyên đất; thoái hóa, ô nhiễm đất và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ theo từng loại đất gắn với mục đích sử dụng.  
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
Nâng cao chất lượng quy hoạch các loại tài nguyên, tính đến các tác động của biến đổi khí hậu. 
Xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý giám sát minh bạch việc sử dụng các loại tài nguyên quốc gia, bảo đảm sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững. 
Tham gia sáng kiến minh bạch trong khai thác khoáng sản (EITI). 
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên đất 
Từng bước thực hiện tính giá trị tài nguyên trong giá thành sản phẩm. 
Khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. 
Phân loại, hoạch định chiến lược, lập quy hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các loại hình tài nguyên chiến lược quan trọng. 
Xây dựng và thực hiện các chiến lược bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên đất, khoáng sản, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản, năng lượng tái tạo. 
1.2. Áp lực dân số lên tài nguyên đất 
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. 
Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. 
Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. 
Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp. 
1.2. Áp lực dân số lên tài nguyên đất 
- Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của tòan thế giới khỏang 13 tỉ ha 
- Mật độ dân số 43 người/km2 
- Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người) 
- Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha đứng thứ 59 trên 200 nước, diện tích bình quân đầu người khỏang 0,4ha 
- Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu ngừơi ngày càng giảm 
- Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu do sự khai thác của con người 
1.2. Áp lực dân số lên tài nguyên đất 
- Dân số đô thị thế giới tăng 3%/năm, Châu Á tăng 3-6,5%/năm 
- Dân số đô thị trên thế giới chiếm khỏang 30% 
- Dân số đô thị Việt Nam năm 1980 là 19%, hiện nay khỏang 30% 
- Hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khỏang 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người 
- Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. 
Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. 
Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
Xói mòn rửa trôi : Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. 
Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25 o gần 12,4 triệu ha. 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. 
Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. 
Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới. 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
 	Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là: 
1- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm; 
1.3. Tài nguyên đất và thay đổi sử dụng đất 
2- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P 2 O 5 : K 2 O trung bình trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. 
Việt Nam phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn lương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che phủ), trong đó có 6 triệu ha rừng phòng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (chủ yếu là sông, suối, núi đá,...) còn 1,7 triệu ha. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tai_nguyen_dat_chuong_1_gioi_thieu_su_dung_va_bao.pptx