Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Chi phí. Doanh thu. Lợi nhuận

NỘI DUNG CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

• a/ Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm :

• - Chi phí nguyên liệu, vật liệu :bao gồm giá trị của toàn bộ nguyên liệu, vậl liệu

mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh

• - Chi phí nhiên liêu, động lực là giá trị của toàn bộ nhiên liệu, động lực sử dụng

vào hoạt động kinh doanh

• - Tiền lương : bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các chi phí có tính chất

tiền lương mà doanh nghiệp phải trả

• - Các khoản trích nộp theo quy định như : BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn

• - Khấu hao TSCĐ là số tiền khấu hao TSCĐ trích theo quy định đối với toàn bộ

TSCĐ của doanh nghiệp

• - Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho các tổ chức, cá nhân ngoài

doanh nghiệp như phí vận chuyển hàng hóa, vật tư, chi phí trả tiền điện tiền

nước, điện thoại, chi phí về sửa chữa TSCĐ, trả cho dịch vụ tư vấn, kiểm toán,

quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, mội giới, ủy thác xuất nhập khẩu. Ngoài ra,

còn có thuế môn bài, thuế sử dụng đất, phí tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, phí

hiệp hội ngành nghề • Doanh nghiệp còn được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh các chi phí sau

đây :

• - Các khoản dự phòng giảm giá như giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá

các khoản phải thu khó đòi

• - Các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của chính phủ

• b/ Các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp : bao gồm

• Các khoản chi cho việc mua và bán các loại trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, chi

phí cho thuê tài sản,chi phí cho hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần,

chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ và các khoản chi phí khác

 

pdf 11 trang kimcuc 7960
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Chi phí. Doanh thu. Lợi nhuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Chi phí. Doanh thu. Lợi nhuận

Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Chi phí. Doanh thu. Lợi nhuận
CHƯƠNG 4 
CHI PHÍ – DOANH THU – LỢI NHUẬN 
• I. CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 
• 1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 
• Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, 
chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải 
bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 thời kỳ nhất định . 
• 2. NỘI DUNG CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 
• a/ Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm : 
• - Chi phí nguyên liệu, vật liệu :bao gồm giá trị của toàn bộ nguyên liệu, vậl liệu 
mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh 
• - Chi phí nhiên liêu, động lực là giá trị của toàn bộ nhiên liệu, động lực sử dụng 
vào hoạt động kinh doanh 
• - Tiền lương : bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các chi phí có tính chất 
tiền lương mà doanh nghiệp phải trả 
• - Các khoản trích nộp theo quy định như : BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn 
• - Khấu hao TSCĐ là số tiền khấu hao TSCĐ trích theo quy định đối với toàn bộ 
TSCĐ của doanh nghiệp 
• - Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho các tổ chức, cá nhân ngoài 
doanh nghiệp như phí vận chuyển hàng hóa, vật tư, chi phí trả tiền điện tiền 
nước, điện thoại, chi phí về sửa chữa TSCĐ, trả cho dịch vụ tư vấn, kiểm toán, 
quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, mội giới, ủy thác xuất nhập khẩu. Ngoài ra, 
còn có thuế môn bài, thuế sử dụng đất, phí tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, phí 
hiệp hội ngành nghề  
• Doanh nghiệp còn được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh các chi phí sau 
đây : 
• - Các khoản dự phòng giảm giá như giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá 
các khoản phải thu khó đòi 
• - Các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của chính phủ 
• b/ Các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp : bao gồm 
• Các khoản chi cho việc mua và bán các loại trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, chi 
phí cho thuê tài sản,chi phí cho hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, 
chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ và các khoản chi phí khác 
• 3. Phân loại chi phí của doanh nghiệp 
• a/ Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế : 
• - Chi phí vật tư mua ngoài 
• - Chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương 
• - Chi phí khấu hao TSCĐ 
• - Chi phí dịch vụ mua ngoài 
• - Chi phí bằng tiền khác 
• b/ Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô SXKD 
• - Chi phí cố định (định phí) : là chi phí không thay đổi theo sự thay đổi quy mô 
SXKD của doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này có : chi phí khấu hao TSCĐ, chi 
phí tiền lương quản lý, lãi tiền vay phải trả (dài hạn), chi phí thuê đất, thuê nhà 
• - Chi phí biến đổi (biến phí) là những chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi 
của quy mô sản xuất. Thuộc loại chi phí này có : nguyên vật liệu, nhiên liệu, 
tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất 
• 4. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 
• a/ Khái niệm: 
• Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp 
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định 
• b/ Nội dung của giá thành sản phẩm và dịch vụ : 
• - Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm : 
• + Chi phí vật tư trực tiếp : nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo 
ra sản phẩm dịch vụ 
• + Chi phí nhân công trực tiếp : chi phí tiền lương, tiền công của công 
nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ và các khoản phải nộp theo quy 
định như BHXH, kinh phí công đoàn, BHYT 
• + Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh ở phạm vi phân xưởng 
trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ 
– Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ : bao gồm 
• + Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ 
• + Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản 
phẩm dịch vụ 
• + Chi phí quản lý doanh nghiệp : bao gồm các chi phí cho bộ máy quản 
lý và điều hành doanh nghiệp. 
• 5/ Các biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm: 
• - Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng kịp thời các thành tựu 
tiến bộ khoa học. Tuy nhiên, việc đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ đòi hỏi vốn 
đầu tư lớn, vì vậy, doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể để huy động, khai 
thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp 
• - Không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động 
để nâng cao năng suất lao động hạn chế tối đa các thiệt hại, tổn thất trong quá 
trình sản xuất, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 
• - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng chi phí 
và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 
• II. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 
• 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU 
• a/ Khái niệm : 
• Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ 
phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm 
tăng vốn chủ sở hữu 
• b/ Điều kiện và thời điểm xác định doanh thu : 
• * Điều kiện : 
• - Doanh thu phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán có hoá 
đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành. 
• - Doanh thu phải hạch toán bằng đồng Việt nam, trường hợp thu bằng ngoại tệ 
phải quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao 
dịch. 
• * Thời điểm xác định doanh thu : 
• - Là thời điểm doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, sản phẩm; 
hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặc 
xuất hoá đơn bán hàng. 
• - Đối với hàng hóa sản phẩm bán thông qua đại lý, doanh thu được xác định khi 
hàng hóa gửi đại lý đã được bán. 
• - Đối với các hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh thu theo quy định 
sau : 
• + Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng 
trả chậm, trả góp, tiền bản quyền  xác định theo thời gian của hợp 
đồng cho vay, cho thuê, hoặc kỳ hạn nhận lãi. 
• + Cổ tức, lợi nhuận được chia xác định khi có nghị quyết hoặc quyết 
định chia 
• + Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh 
trong kỳ của hoạt động kinh doanh 
2. CÁC LOẠI DOANH THU : 
 Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm : doanh thu từ hoạt động kinh doanh vàthu 
nhập khác. 
• a/ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh 
thông thường và doanh thu từ hoạt động tài chính. 
• - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu 
phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh 
nghiệp 
• - Doanh thu từ hoạt động tài chính : bao gồm các khoản thu phát sinh từ tiền lãi 
của việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê 
tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chệnh lệch tỷ giá ngoại tệ 
• b/ Thu nhập khác : gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu 
tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng 
thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hơp đồng 
• III . LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH 
NGHIỆP. 
• 1/ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: 
• a) Lợi nhuận: 
• Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp là tổng của lợi nhuận hoạt 
động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác. 
• * Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm: 
• - Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ 
• với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ hoặc cho phí dịch vụ 
tiêu thụ trong kỳ. 
• -Chênh lệch giữa doanh thu từ hoat động tài chính với chi phí hoạt động tài 
chính phát sinh trong kỳ. 
• * Lợi nhuận hoạt động khác: Là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với 
chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ. 
• b) Tỷ suất lợi nhuận: 
• - Tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn) : là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt 
được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ ( gồm có VCĐ vàVLĐ hoặc vốn chủ 
sở hữu ). 
• Công thức tính: TSV = x 100 
 Trong đó: - Tsv : là tỷ suất lợi nhuận vốn 
 - P : là lợi nhuận trong kỳ 
 - Vbq: là tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ 
 - Tỷ suất lợi nhuận giá thành: là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với 
giá thành toàn bộ của sản phẩmhàng hoá tiêu thụ. 
 Công thức tính: TSg = x 100 
 p 
 Vbq 
 P 
 Zt 
• Trong đó: - Tsg : là tỷ suất lợi nhuận giá thành. 
 - P : là lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ. 
 - Zt : là giá thành toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. 
 2/ Lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh: 
 a) Yêu cầu và nội dung phân phối lợi nhuận doanh nghiệp: 
 - Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà về lợi nhuận giũa Nhà nước, doanh 
nghiệp và công nhân viên. 
 - Doanh nghiệp cần phải có phần lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết các 
nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của 
các thành viên trong đơn vị mình. 
 b) Phân phối lợi nhuận ở doanh nghiệp: 
 Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ của năm trước theo quy 
định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 
được phân phối như sau: 
 1) Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu 
có). 
 2) Bù đắp khoản lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước 
thuế. 
 3) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ 
thì không trích nữa. 
• * Phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư 
bổ sung vốn nhà nước . Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại 
doanh nghiệp nhà nước , đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập 
trung để đầu tư vào doanh nghiệp khác. 
• * Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau: 
• 1) Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp 
• 2) Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành doanh nghiệp.Mức 
trích 1 nămkhông vượt quá 500 triệu đồng (đối với doanh nghiệp có Hội đồng 
quản trị), 200 triệu đồng (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) 
• 3) Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của doanh 
nghiệp. 
• - Đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lãnh vực độc quyền 
được trích tối đa không quá3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ phúc lợi và khen 
thưởng. Số lợi nhuận còn lại được bồ sung vào quỹ đầu tư phát triển của doanh 
nghiệp. 
• - Đối với doanh nghiệp đầu tư thành mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu 
phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng không đạt 2 
tháng lương thực tế thì doanh nghiệp được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển 
để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. 
• c) Mục đích sử dụng các quỹ: 
• * Quỹ dự phòng tài chính: 
• - Bù đắp nhũng tổn thất,thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra 
trong quá trình kinh doanh. 
• - Bù đắp nhũng khoản lỗ của doanh nghiệp theo quyết định của Hội đồng quản 
trị, hoặc đại diện chủ sở hữu. 
• * Quỹ đầu tư phát triển: Dùng để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp. 
• * Quỹ khen thưởng: dùng để khen thưởng cho CBCNV. 
• * quỹ phúc lợi: 
• - Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp. 
• - Trợ cấp đột xuất khó khăn cho người lao động. 
• - Chi cho các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp. 
• Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Hội đồng quản trị hoặc giám đốc quyết định sau 
khi tham khảo ý kiến của công đoàn. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_4_chi_phi_doanh_thu_loi.pdf