Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 3: Phân tích tài chính

Phân tích tài chính là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính.

Chúng ta biết rằng các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần

hoàn trong cơ thể con người. Hầu như mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động của công ty

đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Bản thân công ty cũng như các nhà cung cấp

vốn bên ngoài - chủ nợ và nhà đầu tư - tất thảy đều cần phải phân tích tài chính để nắm vững

tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, tùy vào mối quan hệ của các đối tác bên ngoài với

công ty mà họ sẽ quan tâm đến các khía cạnh tài chính khác nhau.

Các chủ nợ thương mại (nhà cung cấp vốn thông qua hàng hóa và dịch vụ), họ liên quan

trực tiếp với công ty bởi các khoản nợ ngắn hạn, do việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo

hình thức tín dụng thương mại. Chính vì vậy, họ quan tâm đến khả năng phát sinh ngân quĩ để

có thể đáp ứng các khoản nợ. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính là dấu hiệu quan

trọng mà những chủ nợ thương mại tìm hiều qua phân tích tài chính. Tương tự như vậy, các

ngân hàng thương mại, những người cấp vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp cũng sẽ có mối quan

tâm tương tự. Rõ ràng, với họ khả năng sinh lợi có thể chưa quan trọng bằng khả năng sản

sinh ngân quĩ kịp cho các cam kết trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Trong khi đó, những người cho vay dài hạn (các trái chủ) cung cấp các khoản nợ dài hạn

cho doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp liên tục sản sinh ngân quĩ đáp ứng các nghĩa vụ tài

chính trong suốt thời hạn của khoản nợ là điều họ quan tâm bậc nhất. Những nguời cho vay

dài hạn sẽ cố đánh giá khả năng này bằng cách phân tích mức độ nợ, cấu trúc nguồn vốn, cấu

trúc tài sản, đối chiếu nguồn và sử dụng vốn, khả năng sinh lợi theo thời gian và các dự đoán

về khả năng sinh lợi trong tương lai.

pdf 52 trang kimcuc 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 3: Phân tích tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 3: Phân tích tài chính

Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 3: Phân tích tài chính
Chương 3 – Phân tích tài chính 61
CHƯƠNG 3 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 
 Đọc xong chương này, bạn sẽ: 
ƒ Hiểu rõ mục tiêu và khuôn khổ phân tích tài chính, các thước đo cơ bản về tình 
hình tài chính của công ty, 
ƒ Có khả năng đọc hiểu các thông tin trên các báo cáo tài chính, 
ƒ Có khả năng sử dụng các công cụ phân tích để nắm bắt tình hình tài chính của 
doanh nghiệp. 
CHƯƠNG 3 
 62 
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 
Mục tiêu căn bản của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị dài hạn của doanh nghiệp chứ 
không phải là tối đa hóa các kết quả kế toán như lợi nhuận sau Thuế TNDN hay lãi cơ bản 
trên cổ phiếu (EPS). Tuy nhiên, trên thực tế, dữ liệu kế toán vẫn rất có giá trị khi định đến giá 
thị trường của cổ phiếu. Vì vậy, để hiểu được tại sao một công ty triển khai hoạt động theo 
cách thức hiện tại của họ và để dự đoán được họ sẽ đi đến đâu, người ta cần phải đánh giá 
thông tin trong các báo cáo tài chính. 
Nếu mục tiêu của nhà quản trị là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp, họ phải nhận ra khai 
thác sức mạnh và điều chỉnh các điểm yếu của doanh nghiệp. Phân tích tài chính liên quan 
đến việc (1) so sánh hiệu suất của một công ty với hiệu suất của các công ty khác trong ngành 
và (2) đánh giá các xu hướng về vị thế tài chính của công ty theo thời gian. Những nghiên cứu 
này giúp các nhà quản trị xác định các khiếm khuyết và từ đó có những hành động phù hợp 
nhằm cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp. Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào cách 
thức mà các nhà quản trị tài chính (và người đầu tư) đánh giá về vị thế tài chính hiện tại của 
một công ty. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét những hành động mà các nhà quản trị có thể 
thực hiện để cải thiện hiệu suất trong tương lai và từ đó làm tăng giá cổ phiếu của công ty. 
3.1 MỤC TIÊU, KHUÔN KHỔ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 
3.1.1 Mục tiêu của phân tích tài chính 
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính. 
Chúng ta biết rằng các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần 
hoàn trong cơ thể con người. Hầu như mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động của công ty 
đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Bản thân công ty cũng như các nhà cung cấp 
vốn bên ngoài - chủ nợ và nhà đầu tư - tất thảy đều cần phải phân tích tài chính để nắm vững 
tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, tùy vào mối quan hệ của các đối tác bên ngoài với 
công ty mà họ sẽ quan tâm đến các khía cạnh tài chính khác nhau. 
Các chủ nợ thương mại (nhà cung cấp vốn thông qua hàng hóa và dịch vụ), họ liên quan 
trực tiếp với công ty bởi các khoản nợ ngắn hạn, do việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo 
hình thức tín dụng thương mại. Chính vì vậy, họ quan tâm đến khả năng phát sinh ngân quĩ để 
có thể đáp ứng các khoản nợ. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính là dấu hiệu quan 
trọng mà những chủ nợ thương mại tìm hiều qua phân tích tài chính. Tương tự như vậy, các 
ngân hàng thương mại, những người cấp vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp cũng sẽ có mối quan 
tâm tương tự. Rõ ràng, với họ khả năng sinh lợi có thể chưa quan trọng bằng khả năng sản 
sinh ngân quĩ kịp cho các cam kết trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 
Trong khi đó, những người cho vay dài hạn (các trái chủ) cung cấp các khoản nợ dài hạn 
cho doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp liên tục sản sinh ngân quĩ đáp ứng các nghĩa vụ tài 
chính trong suốt thời hạn của khoản nợ là điều họ quan tâm bậc nhất. Những nguời cho vay 
dài hạn sẽ cố đánh giá khả năng này bằng cách phân tích mức độ nợ, cấu trúc nguồn vốn, cấu 
trúc tài sản, đối chiếu nguồn và sử dụng vốn, khả năng sinh lợi theo thời gian và các dự đoán 
về khả năng sinh lợi trong tương lai. 
Đối với các nhà đầu tư, mối lo lắng của họ gắn với vốn đầu tư mà họ đã bỏ vào trong công 
Chương 3 – Phân tích tài chính 63
ty. Với họ, điều băn khoăn lớn nhất là khả năng thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra, khả năng sinh lợi 
và những rủi ro gắn với khoản đầu tư của họ. Thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng cũng như 
khả năng ổn định của dòng thu nhập là điều mà họ quan tâm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường 
tập trung vào khả năng sinh lợi và quan tâm đến điều kiện tài chính của công ty khi nó ảnh 
hưởng đến khả năng trả cổ tức và khả năng vượt qua nguy cơ phá sản. Họ muốn hiểu sâu về 
các nguồn lực của công ty, tình hình sử dụng các nguồn lực và những rủi ro gắn với các 
nguồn lực đó. 
Bên trong công ty, các nhà quản trị cũng cần phải phân tích tài chính nhằm mục tiêu kiểm 
soát nội bộ và cung cấp nhiều thông tin hơn cho nhà cung cấp về điều kiện và hiệu quả tài 
chính của công ty. Với mục tiêu kiểm soát nội bộ, các nhà quản trị cần phải có khả năng phân 
tích tài chính để lập kế hoạch và kiểm soát một cách hiệu quả. Để lập kế hoạch cho tương lai, 
họ phải đánh giá các điều kiện tài chính hiện tại của công ty và đánh giá được các cơ hội liên 
quan đến vị thế tài chính. Trong kiểm soát nội bộ, nhà quản trị tài chính đặc biệt quan tâm đến 
thu nhập trên đầu tư và hiệu quả trong công tác quản trị tài sản. Cuối cùng, để thương lượng 
hiệu quả với các nguồn bên ngoài, nhà quản trị tài chính cần phải điều chỉnh tất cả các 
phương diện phân tích tài chính để các nhà cung cấp vốn bên ngoài sử dụng và đánh giá về 
công ty. 
Tóm lại, hình thức và nội dung phân tích tài chính thay đổi tùy thuộc vào mối quan tâm 
của nhà phân tích. 
3.1.2 Khuôn khổ phân tích tài chính 
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phân tích tài chính, nhưng với công cụ phân tích tốt, 
nhà phân tích có thể có đủ cơ sở để kết luận về vị thế tài chính của công ty. Với cách tiếp cận 
trên quan điểm của người cung cấp nguồn tài trợ cho công ty, chúng ta có thể sử dụng một 
khuôn khổ phân tích như trong hình 3.1. 
Hình 3-1. Khuôn khổ phân tích tài chính 
Trước hết, chúng ta quan tâm đến xu hướng và yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn của công 
ty. Trong tương lai, doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và nội dung của các nhu cầu này là gì? 
Có yếu tố mùa vụ nào trong nhu cầu không? Có nhiều công cụ phân tích được sử dụng để 
Xác định 
nhu cầu tài 
trợ bên 
ngoài 
Phân tích nhu cầu vốn 
Thương lượng 
với các nhà 
cung cấp vốn 
Phân tích điều kiện tài 
chính và khả năng sinh lợi 
Phân tích rủi ro 
 64 
đánh giá điều kiện tài chính và hiệu quả bao gồm các thông số tài chính, phân tích khối, phân 
tích chỉ số.... Các nhà phân tích tài chính sử dụng các thông số này như một nhà vật lý học sử 
dụng các kết quả kiểm định. Theo thời gian, các dữ liệu này cung cấp dấu hiệu có giá trị về 
sức khỏe công ty, cụ thể hơn là về điều kiện tài chính và khả năng sinh lợi của nó. 
Sau khi nghiên cứu xong nhóm hai nhân tố đầu tiên, chúng ta phân tích rủi ro kinh doanh, 
đó là những rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của công ty. Có những công ty hoạt động trong 
ngành có nhiều biến động và họ thường chỉ hoạt động quanh điểm hoà vốn. Trong khi đó, các 
công ty khác lại hoạt động trong những ngành ổn định hơn và hoạt động của họ vượt xa trên 
điểm hoà vốn. Chẳng hạn như các công ty sản xuất các hệ thống máy móc thiết bị thường 
thuộc vào nhóm ngành thứ nhất trong khi các công ty hoạt động trong ngành điện thường 
thuộc nhóm thứ hai. Tóm lại, các nhà phân tích cần phải ước lượng mức độ rủi ro kinh doanh 
của công ty mà họ phân tích. 
Cả ba nhóm nhân tố này cần được sử dụng và kết hợp lại để xác định nhu cầu tài chính 
của công ty. Tất nhiên, nhu cầu vốn càng lớn, tổng nhu cầu tài trợ càng nhiều, trong đó, nội 
dung nhu cầu vốn sẽ ảnh hưởng đến hình thức tài trợ. Nếu có yếu tố mùa vụ trong nhu cầu thì 
có thể phải cần đến nguồn tài trợ ngắn hạn, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn. Ngoài ra, mức độ rủi 
ro kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến hình thức tài trợ, rủi ro kinh doanh càng cao thì tài trợ 
bằng vốn vay càng ít hơn so với vốn chủ. Nói cách khác, tài trợ bằng vốn chủ an toàn hơn vì 
với hình thức tài trợ này, công ty không có nghĩa vụ bắt buộc trong việc trả lãi và vốn gốc. 
Công ty nào có rủi ro kinh doanh cao thì cũng thường có rủi ro tài chính cao. Mặt khác, điều 
kiện tài chính và hiệu quả của công ty cũng ảnh hưởng đến hình thức tài trợ mà họ sử dụng. 
Chẳng hạn khả năng thanh toán càng cao thì họ càng có cơ hội sử dụng hình thức tài trợ rủi ro 
hơn, nghĩa là có thể sử dụng nhiều vốn vay hơn cũng như có thể sử dụng nhiều nguồn vốn 
ngắn hạn hơn. 
Hình tròn trong hình 3.1 cho thấy việc xây dựng kế hoạch tài trợ chỉ mới đứng trên quan 
điểm của công ty hoặc chỉ giả định đơn giản là công ty có thể vay được khi cần. Tuy nhiên, kế 
hoạch tài trợ phải được bàn thảo và thương lượng với các nhà cung cấp vốn bên ngoài. Chẳng 
hạn, công ty có thể xác định nhu cầu vốn là 100 triệu đồng tài trợ ngắn hạn nhưng không có gì 
đảm bảo rằng người cho vay có thể đáp ứng được toàn bộ khoản vay cũng như hình thức tài 
trợ mà các nhà quản trị yêu cầu. Vì thế, công ty có thể phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp 
với điều kiện của thị trường. Công ty với các nhà cung cấp vốn sẽ thương lượng để quy mô 
hợp đồng vay vốn, các điều khoản và chi phí của hợp đồng tài trợ. Trong một số tình huống, 
việc thương lượng với các nhà cung cấp vốn bên ngoài là một cơ chế phản hồi đối với các 
nhân tố khác trong hình 3.1. Rõ ràng, quá trình phân tích không thể tách rời hoạt động thu hút 
vốn từ các nhà cung cấp. Đồng thời, các nhà cung cấp vốn cũng nên có cách nhìn rộng hơn 
với cách tiếp cận của công ty trong vấn đề tài trợ mặc dù cách đó khác với cách tiếp cận của 
họ. 
Như vậy, phân tích tài chính có rất nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, có lẽ hầu hết các phân tích 
đều gắn với khuôn khổ có cấu trúc tương tự như khuôn khổ trên đây. Nếu không, phân tích sẽ 
không chặt chẽ và sẽ không tự đáp ứng được những vấn đề dự tính. 
3.1.3 Phương pháp phân tích 
Những con số tuyệt đối hay thông số dường như sẽ không có ý nghĩa trừ khi chúng được so 
sánh với những con số hay thông số khác. Chẳng hạn, 60% tổng tài sản đầu tư vào nhà xưởng 
Chương 3 – Phân tích tài chính 65
và thiết bị sẽ là chuyện bình thường đối với một số công ty nhưng với một số khác thì tỷ lệ 
này lại là vấn đề thảm họa. Chúng ta phải có một hướng dẫn để xác định ý nghĩa của các 
thông số và các công cụ đo lường khác. Các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động 
tài chính nói riêng diễn ra trong không gian và theo thời gian. Vì vậy, việc so sánh phân tích 
không thể tách rời khỏi không gian và thời gian. 
a - So sánh theo thời gian 
So sánh theo thời gian nhằm nghiên cứu bản chất sự thay đổi về điều kiện và hiệu suất tài 
chính của một công ty. Nhà phân tích có thể so sánh thông số hiện tại với thông số quá khứ và 
thông số kỳ vọng trong tương lai của cùng một công ty. Ví dụ, thông số khả năng thanh toán 
hiện thời của năm hiện tại có thể được so sánh với thông số khả năng thanh toán hiện thời của 
năm trước. Khi các thông số tài chính được tập hợp theo một số thời kỳ, nhà phân tích có thể 
nghiên cứu tập hợp biến đổi và xác định xem có sự cải thiện hay giảm sút nào hay không về 
điều kiện và hiệu quả tài chính theo thời gian cũng như các khuynh hướng tài chính đã, đang 
và sẽ diễn ra. Tóm lại, con số tại một thời điểm sẽ không thể cho chúng ta một bức tranh có ý 
nghĩa về hiệu suất tài chính của công ty, và vì thế, chúng ta phải nghiên cứu thông số theo 
thời gian. 
b - So sánh theo không gian và nguồn các thông số ngành 
Chiều phân tích thứ hai là việc so sánh không gian. Phép so sánh này thường được thực hiện 
bằng cách so sánh các chỉ tiêu ở từng thời điểm giữa các doanh nghiệp tương đương hay con 
số trung bình ngành. Điều này có thể điều chỉnh các điều kiện và hiệu suất tài chính của công 
ty theo hệ qui chiếu chung, cho phép xác định độ lệch của công ty so với bình quân ngành. 
Mặc dù ở Việt Nam thông tin về ngành còn rất hạn chế nên việc so sánh bên ngoài gần như ít 
có ý nghĩa. Tuy nhiên, đối với các nhà phân tích, việc thu thập thông tin về ngành là rất cần 
thiết. 
Các chỉ tiêu trung bình ngành có thể là những chỉ dẫn khá quan trọng để hiểu về tình hình tài 
chính của công ty. Song đáng lưu ý là không nên xem các thông số bình quân ngành như là 
mục tiêu, hay chuẩn mực mà nên xem nó như là hệ quy chiếu cho các phân tích. Hơn nữa, nhà 
phân tích nên tránh áp dụng kinh nghiệm chung cho tất cả các ngành. Chẳng hạn như sử dụng 
tiêu chuẩn thông số khả năng thanh toán hiện thời ít nhất bằng 1,5 cho tất cả các công ty là 
không chuẩn xác. Phân tích này phải được đặt trong mối quan hệ với loại hình kinh doanh và 
điều kiện của bản thân công ty. Chẳng hạn như khi kiểm tra thực trạng về khả năng trả nợ, 
hay đúng hơn là khả năng trả các hóa đơn đúng hạn. Nhiều công ty nổi tiếng bao gồm cả 
ngành điện vẫn có khả năng trả hóa đơn đúng hạn mặc dù các thông số khả năng thanh toán 
hiện thời của họ luôn ở mức dưới 1,5. Do vậy, yếu tố này phụ thuộc vào bản chất hoạt động 
kinh doanh của công ty. Việc dịch nghĩa các thông số sẽ không chính xác nếu không xem xét 
nội dung kinh doanh và bản thân công ty. Như vậy, chỉ khi so sánh các thông số tài chính của 
một công ty với công ty tương tự thì chúng ta mới có thể có một đánh giá tương đối hợp lý. 
Trong chừng mực nào đó, cũng cần phải tiêu chuẩn hóa số liệu kế toán của các công ty 
khác nhau (nghĩa là điều chỉnh cho tương thích để so sánh). Đơn giản vì không thể đem táo ra 
so với cam. Thậm chí khi đã sử dụng các thông số tiêu chuẩn rồi, nhà phân tích vẫn còn phải 
cẩn thận khi dịch nghĩa các thông số so sánh. 
Để tiến hành phân tích một công ty, tùy vào mục tiêu phân tích khác nhau, và vị trí của 
 66 
người phân tích mà mỗi đối tượng sẽ sử dụng các thông tin tài chính khác nhau. Tuy nhiên, 
nội dung cơ bản nhất về tình hình tài chính của một công ty được thể hiện trong các báo cáo 
tài chính. 
3.2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
3.2.1 Công dụng của các báo cáo tài chính 
Phân tích tài chính dựa trên nền thông tin căn bản là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài 
chính là để cung cấp thông tin tài chính hữu ích về một doanh nghiệp cho các nhà đầu tư và 
người cho vay cũng như các bên hữu quan khác. Người đọc chính của báo cáo tài chính là 
người chủ - người đầu tư của doanh nghiệp và các chủ nợ của nó. 
Có nhiều loại báo cáo khác nhau, tuy nhiên, với những người phân tích bên ngoài nói 
chung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng có được các báo cáo tài chính đó là khác 
nhau. Hệ thống báo cáo tài chính được sử dụng cho các đối tượng bên ngoài công ty bao gồm 
ba bảng báo cáo chính: 
ƒ Bảng cân đối kế toán 
ƒ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
ƒ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
Các báo cáo tài chính này cung cấp thông tin cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau 
quan tâm đến tình hình tài chính của công ty. Các nhà phân tích bảo hiểm, các nhân viên ngân 
hàng, các nhà đầu tư và các nhà quản trị nghiên cứu tài liệu hiện tại và quá khứ để đánh giá, 
ước lượng rủi ro và tiềm năng của công ty trong tương lai. Tùy theo mỗi đối tượng sử dụng 
mà báo cáo tài chính sẽ đem lại cho họ những công dụng khác nhau. 
Đối với các nhà quản trị, báo cáo tài chính cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài 
chính, các xu hướng phát triển, các ưu và nhược điểm trong các hoạt động của công ty. Đối 
với các nhà đầu tư tiềm năng, báo cáo tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để tìm hiểu 
các yếu tố rủi ro, khả năng hoàn vốn, khả năng bảo toàn và t ... ách hàng 1.750 1.200
Hàng tồn kho 1.150 1.450
Nhà xưởng thiết bị 4.500 3.900
 Khấo hao lũy kế (1.200) (1.200)
Đầu tư dài hạn 900 1.250
Tổng cộng tài sản 8.300 7.550
Phải trả người bán 1.100 800
Phải trả người lao động 250 350
Trái phiếu 1.100 1.400
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000 1.000
Thặng dư vốn cổ phần 400 400
Lợi nhuận chưa phân phối 4.450 3.600
Tổng cộng nguồn vốn 8.300 7.550
BÁO CÁO THU NHẬP ngày 31/12/20X5 
Doanh thu 9.500
Giá vốn hàng bán 6.650
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.850
Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng 1.200
Khấu hao 100
Chi phí tài chính 150
Thuế TNDN 350
Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.050
Cổ tức tiền mặt 200
 106
2. Công ty BC có 800 triệu đồng tài sản ngắn hạn và 500 triệu đồng Nợ ngắn hạn. Các giao 
dịch sau đây ảnh hưởng như thế nào đến thông số khả năng thanh toán hiện thời của công 
ty? 
a. Mua hai xe tải mới với giá 100 triệu đồng bằng tiền mặt 
b. Vay và nợ ngắn hạn 100 triệu đồng để tăng 100 triệu phải thu khách hàng. 
c. Bán thêm 200 triệu cổ phiếu và sử dụng số tiền này để đầu tư mở thêm các trạm đầu 
cuối. 
d. Tăng thêm Nợ ngắn hạn để trả 40 triệu cổ tức tiền mặt. 
3. Kỳ thu tiền bình quân của công ty An Phước là 40 ngày với mức doanh thu cả năm là 7,3 
tỷ đồng. Phải thu khách hàng trong năm đó là bao nhiêu? Giả sử một năm có 360 ngày. 
4. Công ty Nhật Long có số nhân vốn chủ là 2,4. Tài sản của công ty được tài trợ bằng cả nợ 
dài hạn và vốn chủ. Thông số nợ của công ty bằng bao nhiêu? 
5. Công ty Nhân Khánh có tỷ lệ ROA 10 phần trăm, Lợi nhuận ròng biên là 2 phần trăm và 
thu nhập trên vốn chủ là 15 phần trăm. Vòng quay tổng tài sản của công ty bằng bao 
nhiêu? Số nhân vốn chủ bằng bao nhiêu? 
6. Giá trị tổng tài sản của công ty Nam Phương là 100 tỷ đồng. Phần nguồn vốn của bảng 
cân đối kế toán gồm 10 tỷ đồng Nợ ngắn hạn, 30 tỷ nợ dài hạn và 60 tỷ vốn chủ. Công ty 
có 80 triệu cổ phiếu đang giao dịch và giá thị trường mỗi cổ phiếu là 20 nghìn đồng. 
Thông số Giá thị trường/Giá sổ sách (MBV) của công ty là bao nhiêu? 
7. Công ty Hải Sơn có 1.312.500.000 đồng tài sản ngắn hạn và 525 triệu đồng Nợ ngắn hạn. 
Mức Hàng tồn kho ban đầu là 375 triệu đồng, công ty dự kiến tăng vốn lên bằng giấy Nợ 
ngắn hạn và sử dụng nguồn này để tăng Hàng tồn kho. Penny có thể tăng Nợ ngắn hạn đến 
mức nào mà không làm cho thông số khả năng thanh toán hiện thời giảm xuống dưới mức 
bằng 2. 
8. Công ty HR có 500 triệu đồng vốn vay và hằng năm phải trả lãi với mức lãi suất 10 phần 
trăm. Doanh số hằng năm của công ty là 2 tỷ đồng, tỷ suất thuế bình quân là 28%, Lợi 
nhuận ròng biên trên doanh số là 5%. Nếu công ty không duy trì thông số số lần trả lãi ở 
mức tối thiểu là 5 lần thì ngân hàng sẽ từ chối gia hạn nợ và công ty có thể bị phá sản. 
Hãy tính thông số số lần trả lãi của HR? 
9. ROE của công ty Minh Phong năm trước chỉ đạt 3 phần trăm nên các nhà quản trị công ty 
đã xây dựng một kế hoạch hoạt động mới nhằm cải thiện tình hình kinh doanh. Kế hoạch 
mới cần 60 phần trăm vốn vay trong tổng nguồn vốn và do đó, Chi phí tài chính hằng năm 
tăng lên đến 300 triệu đồng. Các nhà quản trị dự đoán tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và 
lãi (EBIT) là 1 tỷ đồng trên tổng doanh thu 10 tỷ đồng và họ cũng dự kiến thông số quay 
vòng tổng tài sản là 2. Trong điều kiện này, tỷ suất thuế là 28 phần trăm. Nếu mọi việc 
thay đổi, thu nhập trên vốn chủ của công ty là bao nhiêu? 
Công ty L&D có mức doanh thu 2 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế TNDN 150 triệu đồng và 
bảng cân đối kế toán (triệu đồng) như sau: 
Tiền mặt 100 Phải trả người bán 300 
Phải thu khách hàng ngắn hạn 500 Nợ ngắn hạn khác 200
Hàng tồn kho 1.500 Nợ dài hạn 500
Chương 3 – Phân tích tài chính 107
Tài sản cố định 900 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000
Tổng cộng tài sản 3.000 Tổng cộng nguồn vốn 3.000
a. Người chủ mới cho rằng công ty đang duy trì quá nhiều hàng tồn kho và có thể giảm 
xuống mức làm cho thông số khả năng thanh toán hiện thời bằng với mức bình quân 
ngành là 2,5 mà vẫn không ảnh hưởng đến doanh thu hay lợi nhuận sau thuế TNDN. 
Vậy nếu bán hàng tồn kho đi để giảm khả năng thanh toán hiện thời xuống mức 2,5, nếu 
sử dụng ngân quỹ thu được để mua lại cổ phiếu theo giá trị sổ sách (giảm vốn chủ) và 
nếu không có thay đổi nào khác xảy ra thì ROE thay đổi như thế nào? 
b. Giả sử bây giờ bạn muốn kiểm tra kiến thức của mình bằng cách đặt ra một bài tập mới. 
Câu trả lời của bạn sẽ như thế nào nếu 
ƒ Nhân đôi toàn bộ các khoản tiền đã cho 
ƒ Khả năng thanh toán hiện thời mục tiêu là 3 
ƒ Để đạt mục tiêu vòng quay tồn kho bằng 2. 
10. Công ty xây dựng Cam Lộ có các thông tin sau: vốn chủ sở hữu: 37,5 tỷ đồng, thông số 
giá/thu nhập P/E bằng 3,5, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1 triệu và giá thị trường trên giá 
trị sổ sách (MB) = 1,9. Hãy xác định giá thị trường của mỗi cổ phiếu. 
11. Công ty Liên Hợp vừa báo cáo mức lợi nhuận sau thuế TNDN trong năm qua 2 tỷ đồng. 
Hiện tại, họ có 500 nghìn cổ phiếu thường đang được bán với giá 40 nghìn đồng. Trong 
năm đến, công ty tiếp tục mở rộng hoạt động và dự đoán lợi nhuận sau thuế TNDN sau 
một năm nữa sẽ đạt 3,25 tỷ đồng. Trong thời gian này, công ty cũng dự kiến phát hành 
thêm 150 nghìn cổ phiếu thường để năm đó, họ có 650 nghìn cổ phiếu. Giả sử thông số 
P/E vẫn duy trì ở mức hiện tại, giá cổ phiếu của công ty sau một năm nữa sẽ là bao nhiêu? 
12. Công ty Tấn Tài có 6 tỷ đồng doanh thu. ROE của công ty là 12 phần trăm và thông số 
quay vòng tổng tài sản là 3,2. Công ty được tài trợ 50 phần trăm bằng vốn chủ. Hãy tính 
lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty. 
13. Toàn bộ 2 tỷ đồng doanh thu của công ty Ánh Chi là doanh thu tín dụng và có tỷ lệ lợi 
nhuận hoạt động biên 20%. Số liệu của một số tài khoản như sau: tài sản ngắn hạn 800 
triệu đồng, nợ ngắn hạn 600 triệu đồng, hàng tồn kho 300 triệu đồng và tiền mặt 100 triệu 
đồng. 
a. Hàng tồn kho bình quân là bao nhiêu nếu các nhà quản trị muốn vòng quay tồn kho 
bằng 4. 
b. Khoản phải thu khách hàng ngắn hạn phải được thu hồi trong bao lâu nếu các nhà 
quản trị muốn khoản phải thu bình quân cuối năm là 500 triệu đồng (Giả sử năm có 
360 ngày). 
14. Hãy hoàn thiện bảng cân đối kế toán với các thông số được cho dưới đây: 
Nợ dài hạn/Vốn đầu tư của chủ sở hữu 0,5 
Vòng quay tài sản 2,5X 
Kỳ thu tiền bình quân 18 ngày 
Vòng quay tồn kho 9 lần 
 108
Lợi nhuận hoạt động biên 10% 
Khả năng thanh toán nhanh 1 
Giả sử năm có 360 ngày 
Ngân quỹ Phải trả người bán và Nợ ngắn hạn 100
Phải thu khách hàng Nợ dài hạn 
Hàng tồn kho Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100
Tài sản cố định Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100
TỔNG TÀI SẢN TỔNG NGUỒN VỐN 
15. Công ty Mạnh Hải có một số thông số tài chính như sau: 
 20X4 20X5 20X6 
Khả năng thanh toán hiện thời 4,2 2,6 1,8
Khả năng thanh toán nhanh 2,1 1,0 0,6
Tổng nợ trên tổng tài sản 23% 33% 47%
Vòng quay tồn kho 8,7X 5,4X 3,5X
Kỳ thu tiền bình quân 33 ngày 36 ngày 49 ngày 
Vòng quay tài sản cố định 10.6 X 11.2X 12.1X
Vòng quay tổng tài sản 3,2X 2,6X 1,9X
Lợi nhuận ròng biên 3,8% 2,5% 1,4%
Thu nhập trên tài sản (ROA) 12,1% 6,5% 2,8%
Thu nhập trên vốn chủ (ROE) 15,7% 9,7% 5,4%
a. Tại sao thu nhập trên tài sản giảm. 
b. Nợ tăng lên là do nợ ngắn hạn hay do nợ dài hạn? Giải thích. 
16. Công ty Phương Châu chuyên kinh doanh đồ gỗ cao cấp với thời hạn bán hàng 2/10 Net 
30. Các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm qua như sau: 
 20X4 20X5 20X6 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đvt: Tỷ đồng 
Tiền mặt 30 20 5
Phải thu khách hàng 200 260 290
Hàng tồn kho 400 480 600
Tài sản dài hạn 800 800 800
Tổng cộng tài sản 1.430 1.560 1.695
Phải trả người bán 230 300 380
Phải trả người lao động 200 210 225
Vay và nợ ngắn hạn 100 100 140
Nợ dài hạn 300 300 300
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100 100 100
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 500 550 550
Tổng cộng nguồn vốn 1.430 1.560 1.695
BÁO CÁO THU NHẬP Đvt: Tỷ đồng 
Doanh thu 4.000 4.300 3.800
Giá vốn hàng bán 3.200 3.600 3.300
Lợi nhuận sau thuế TNDN 300 200 100
Anh (chị) hãy sử dụng các thông số đã học để phân tích điều kiện và hiệu suất tài chính của 
công ty trong ba năm qua. Hãy cho biết có vấn đề gì đang tồn tại trong doanh nghiệp này? 
Chương 3 – Phân tích tài chính 109
17. Mức sinh lợi của công ty kinh doanh đồ nội thất Tiến Phát trong những năm gần đây 
tương đối thấp. Vì thế, ban giám đốc công ty đã thay thế vị trí giám đốc bằng một giám 
đốc mới là ông Xuân Hùng. Ông này đã yêu cầu bạn phân tích về vị thế tài chính của công 
ty bằng phương trình Dupont mở rộng. Ngoài những thông tin cho dưới đây, giám đốc 
mới còn nhắc nhở bạn rằng công ty hiện không có khoản nợ tiền thuê nào mà lại có 2 tỷ 
đồng quỹ chìm trong số nợ của công ty. 
THÔNG SỐ BÌNH QUÂN NGÀNH 
Khả năng thanh toán hiện thời 2 Doanh thu/Tài sản dài hạn 6
Nợ/Tổng cộng tài sản 30% Doanh thu/Tổng cộng tài sản 3
Số lần trả lãi 7 Lợi nhuận ròng biên 3%
Khả năng trang trải lợi nhuận thuần 
từ hoạt động kinh doanh 
9 Thu nhập trên tổng tài sản 9%
Doanh thu/Hàng tồn kho 10 Thu nhập trên vốn chủ 12,9%
Kỳ thu tiền bình quâna 24 ngày 
a Tính theo năm 365 ngày 
 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ngày 31/12/20X6 Đvt: tỷ đồng 
Tiền mặt 45 Phải trả người bán 45
Chứng khoán khả nhượng 33 Vay và nợ ngắn hạn 45
Phải thu khách hàng 66 Nợ ngắn hạn khác 21
Hàng tồn kho 159 Tổng nợ ngắn hạn 111
 Tổng Nợ ngắn hạn 303 Nợ dài hạn 24
Nguyên giá Tài sản cố định 225 Tổng nợ 135
 Trừ : Giá trị hao mòn lũy kế 78 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 114
Tài sản cố định 147 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 201
 Tổng vốn chủ sở hữu 315
Tổng cộng tài sản 450 Tổng cộng nguồn vốn 450
BÁO CÁO THU NHẬP ngày 31/12/20X6 Đvt: tỷ đồng 
Doanh thu về BH và CCDV 795,0
Giá vốn hàng bán 660,0
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 135,0
Chi phí bán hàng 73,5
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lãi và khấu hao 61,5
Chi phí khấu hao 12,0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi (EBIT) 49,5
Chi phí tài chính 4,5
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 45,0
 Thuế TNDN (40%) 18,0
Lợi nhuận sau thuế TNDN 27,0
a. Hãy tính các thông số mà bạn cho là hữu ích cho phân tích này. 
b. Xây dựng phương trình Dupont và so sánh các thông số của công ty với các thông số 
bình quân ngành. 
c. Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các con số trong báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh có cho thấy khả năng sinh lợi của công ty thấp hay không? 
d. Những tài khoản cụ thể nào có vẻ như lệch xa so với các công ty khác trong ngành? 
e. Nếu doanh thu tăng trưởng nhanh trong năm, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến độ 
 110
chính xác của báo cáo phân tích thông số này? Bạn có thể điều chỉnh các vấn đề đó 
như thế nào? 
18. Công ty chuyên kinh doanh đồng hồ TicTac có bảng cân đối tài sản bốn năm qua như sau: 
Đvt: triệu đồng 20X3 20X4 20X5 20X6 
Tiền mặt 214 93 42 38
Phải thu khách hàng 1.213 1.569 1.846 2.562
Hàng tồn kho 2.102 2.893 3.678 4.261
Tài sản dài hạn 2.219 2.346 2.388 2.692
Tổng cộng tài sản 5.748 6.901 7.954 9.553
Phải trả người bán 1.131 1.578 1.848 2.968
Nợ ngắn hạn 500 650 750 750
Phải trả người lao động 656 861 1.289 1.743
Nợ dài hạn 500 800 800 800
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 200 200 200 200
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.761 2.812 3.067 3.092
Tổng cộng nguồn vốn 5.748 6.901 7.954 9.553
Sử dụng phân tích chỉ số và phân tích khối để cho biết những vấn đề chính tồn tại trong tình 
hình tài chính của công ty. 
19. Công ty giày da Toàn Thắng có bảng cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 như sau: 
TÀI SẢN 20X4 20X5 NGUỒN VỐN 20X4 20X5 
Tiền mặt và các khoản tương đương 5 3 Vay và nợ ngắn hạn 20 0
Phải thu khách hàng 15 22 Phải trả người bán 5 8
Hàng tồn kho 12 15 Phải trả người lao động 2 2
Tài sản cố định ròng 50 55 Thuế và các khoản phải nộp NN 3 5
Tài sản khác 8 5 Nợ dài hạn 0 15
 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20 26
 Lợi nhuận chưa phân phối 40 44
Tổng cộng tài sản 90 100 Tổng cộng nguồn vốn 90 100
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lợi nhuận chưa phân phối vào ngày 
31/12 năm 20X5 (triệu đồng) như sau: 
Doanh thu ròng 48
Giá vốn hàng bán 25
Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng 5
Khấu hao 5
Chi phí tài chính 2
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11
Thuế TNDN 4
Lợi nhuận sau thuế TNDN 7
Trả cổ tức 3
Lợi nhuận chưa phân phối tăng thêm 44
Hãy xây dựng báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ năm 20X5. 
20. Với hai báo cáo tài chính và thông tin bổ sung được cung cấp dưới đây của công ty LB, 
hãy lập báo cáo nguồn và sử dụng và phân tích báo cáo. 
Chương 3 – Phân tích tài chính 111
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN kết thúc ngày 31/12 (triệu đồng) 
 20X5 20X4 
Tiền mặt 120 70
Phải thu khách hàng 1.900 1.250
Hàng tồn kho 2.800 2.100
Chi phí trả trước ngắn hạn 250 180
 Tài sản ngắn hạn 5.070 3.600
Nhà xưởng thiết bị 5.000 4.000
 Khấo hao lũy kế (1.050) (450)
Tài sản cố động ròng 3.950 3.550
Đất giữ lại để đầu tư 1.650 1.500
Tổng cộng tài sản 10.670 8.650
Phải trả người bán 1.750 1.500
Vay và nợ ngắn hạn 1.790 610
Phải trả người lao động 430 520
Tổng nợ ngắn hạn 3.970 2.630
Nợ dài hạn 2.100 1.900
Phải trả dài hạn khác 1.050 950
Tổng nợ 7.120 5.480
Vốn đầu tư của chủ sở hữu (10.000 đồng mệnh giá) 1.100 1.000
Thặng dư vốn cổ phần 700 600
Lợi nhuận chưa phân phối 1.750 1.570
Tổng cộng nguồn vốn 10.670 8.650
BÁO CÁO THU NHẬP ngày 31/12/20X5 Đvt: triệu đồng 
Doanh thu 9.500
Giá vốn hàng bán 6.500
 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 3.000
Chi phí quản lý và bán hàng 1.000
Khấu hao 600
Chi phí hoạt động khác 450
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 950
Thu nhập từ bán tài sản 50
Chi phí tài chính 400
 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 600
Thuế TNDN 200
 Lợi nhuận sau thuế TNDN 400
Thông tin bổ sung: 
ƒ Toà nhà có nguyên giá là 1.000 triệu đồng và khấu hao lũy kế là 500 triệu đồng, được 
bán với giá 550 triệu đồng. 
ƒ Đất giữ để đầu tư được mua với giá 150 triệu đồng. 
ƒ Khoản nợ dài hạn 200 triệu đồng đã được thanh toán. 
ƒ 10 nghìn cổ phiếu được bán với giá 20.000 đồng/cổ phiếu. 
21. Công ty sản xuất sơn Cúc Sơn có chi phí hoạt động cố định là 3 tỷ đồng/năm. Chi phí hoạt 
động biến đổi là 17.500 đồng/lít và giá bán là 20.000 đồng/lít. 
 112
a. Điểm hòa vốn hoạt động mỗi năm là bao nhiêu theo lít? Theo doanh thu? 
b. Nếu chi phí biến đổi giảm xuống 16.800 đồng, điểm hòa vốn sẽ là bao nhiêu? 
c. Nếu chi phí cố định tăng lên 3,75 tỷ đồng mỗi năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm 
hòa vốn như thế nào? 
d. Hãy tính DOL ở mức sản lượng 1,6 triệu lít. 
e. Nếu doanh số dự kiến tăng 15 phần trăm từ mức hiện tại là 1,6 triệu lít, phần trăm thay 
đổi của lợi nhuận hoạt động là bao nhiêu tinh từ mức hiện tại? 
22. Công ty An Sinh hiện là một công ty tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ. Mỗi tháng công ty 
thu được 24 triệu đồng lợi nhuận sau thuế với mức doanh thu là 880 triệu đồng. Tỷ suất 
thuế TNDN của công ty là 40%. Công ty chỉ kinh doanh một sản phẩm và bán với giá 200 
nghìn đồng, chi phí biến đổi là 150 nghìn. 
a. Chi phí cố định mỗi tháng là bao nhiêu? 
b. Điểm hòa vốn hoạt động hàng tháng là bao nhiêu theo đơn vị? Theo doanh số? 
c. Hãy tính và vẽ hiệu ứng đòn bẩy hoạt động theo lượng bán hằng tháng với các mức 
như sau: 4.000 đơn vị; 4.400 đơn vị; 4.800 đơn vị; 5.200 đơn vị; 6.000 đơn vị. 
d. Biểu đồ mà bạn vẽ và đặc biệt là DOL của công ty ở mức lượng bán hiện tại cho bạn 
biết điều gì về độ nhạy của lợi nhuận hoạt động theo sự biến động của doanh số? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_3_phan_tich_tai_chinh.pdf