Bài giảng Quản trị học - Chương 4: Quản trị trong môi trường toàn cầu - Trần Đăng Khoa
1. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm việc
trong môi trường quốc tế?
2. Một thế giới không biên giới
3. Các công ty đa quốc gia
4. Khởi đầu hoạt động quốc tế hóa
5. Môi trường kinh doanh quốc tế
6. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế
7. Các liên minh mậu dịch quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị học - Chương 4: Quản trị trong môi trường toàn cầu - Trần Đăng Khoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị học - Chương 4: Quản trị trong môi trường toàn cầu - Trần Đăng Khoa
Chương 4 Quản trị trong môi trường toàn cầu TS. Trần Đăng Khoa Nội dung 1. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm việc trong môi trường quốc tế? 2. Một thế giới không biên giới 3. Các công ty đa quốc gia 4. Khởi đầu hoạt động quốc tế hóa 5. Môi trường kinh doanh quốc tế 6. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế 7. Các liên minh mậu dịch quốc tế 1. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm việc trong môi trường quốc tế? Bạn có các đặc trưng sau: Hầu như đúng Hầu như không đúng 1. Không kiên nhẫn? Bạn có sự tập trung lưu ý một điều gì đó chỉ trong thời gian ngắn? Bạn luôn muốn chuyển sang vấn đề khác một cách nhanh chóng. 2. Bạn là một người lắng nghe kém? Bạn có cảm thấy không thoải mái với sự im lặng hay không? Bạn có hình dung những gì sẽ nói sau đó hay không? 3. Bạn là một người thích tranh luận? Bạn hứng thú với việc tranh luận vì lợi ích riêng của mình? 4. Bạn không thích ứng với những đặc trưng văn hóa của nước khác? Bạn có ít kinh nghiệm làm việc tại các nước khác? 5. Bạn có định hướng ngắn hạn? Bạn thường nhấn mạnh đến khía cạnh ngắn hạn hơn là dài hạn trong tư duy và hoạch định? 6. Mọi thứ đều tập trung vào khía cạnh kinh doanh? Bạn có nghĩ rằng việc quen biết thêm một ngườinào đó trước khi thảo luận về kinh doanh là một điều lãng phí thời gian? 7. Bạn thường dựa vào khía cạnh pháp lý để bảo vệ quan điểm của bạn? Bạn có buộc người khác phải thực hiện thỏa thuận ban đầu ngay cả khi môi trường đã thay đổi? 8. Bạn có tư duy“thắng - thua”khi đàm phán không? Bạn có thường xuyên giành lấy phần thắng trên cơ sở thất bại của người khác không? 2. Thế giới không biên giới Việc cách ly khỏi các áp lực quốc tế là một điều không khả thi. Tổ chức trong mọi lĩnh vực đang được tái sắp đặt hướng vào mục tiêu giải quyết các nhu cầu và mong đợi vượt khỏi tầm biên giới quốc gia. Toàn cầu hóa Quá trình toàn cầu hóa đề cập đến mức độ dịch chuyển mậu dịch và đầu tư, thông tin, các ý tưởng về văn hóa và xã hội, và hoạt động chính trị giữa các quốc gia. => Điều này đã dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, giữa hoạt động kinh doanh, và giữa con người. Phát triển tư duy toàn cầu Tư duy toàn cầu là năng lực của nhà quản trị trong việc đánh giá và tác động vào cá nhân, nhóm, tổ chức, và các hệ thống khác biệt nhau ở các đặc trưng về xã hội, văn hóa, chính trị, thể chế, tri thức, và tâm lý. Một nhà quản trị có tư duy toàn cầu => cảm nhận và ứng phó với nhiều bối cảnh khác biệt nhau một cách đồng thời (thay vì chỉ bám vào tư duy nội địa theo đó họ chỉ nhìn nhận mọi việc dựa vào quan điểm của riêng mình). Phát triển tư duy toàn cầu Những con người đã có các trải nghiệm với các nền văn hóa khác nhau thì dễ dàng phát triển tư duy toàn cầu hơn. Phát triển tư duy toàn cầu đòi hỏi các nhà quản trị, những người thật sự muốn hiểu biết và tìm thông tin về con người và các nền văn hóa khác, phải có tư duy mở, không phán đoán chủ quan và có thể giải quyết các vấn đề mang tính mơ hồ, phức tạp mà không bị quá tải hay chán nản. 3. Các công ty đa quốc gia Công ty toàn cầu, công ty không biên giới, hay công ty xuyên quốc gia => công ty đa quốc gia (MNCs). Một công ty đa quốc gia thường phải có trên 25% doanh số phát sinh từ thị trường nước ngoài. Các đặc trưng quản trị của MNCs Quản trị theo một hệ thống kinh doanh hợp nhất toàn cầu, trong đó từng chi nhánh ở nước ngoài hoạt động theo dạng liên minh và hợp tác mật thiết với các chi nhánh khác. Kiểm soát bởi một hệ thống quyền lực quản trị duy nhất và hệ thống này sẽ ra các quyết định chiến lược cơ bản cho công ty mẹ và các chi nhánh. Các nhà quản trị cấp cao của MNC sẽ tiến hành hoạt động quản trị theo quan điểm toàn cầu. Làn sóng chống toàn cầu hóa Quy mô và sức mạnh của các công ty đa quốc gia Sự gia tăng các thỏa thuận tự do mậu dịch => khơi mào cho một sự bùng nổ dư luận chống lại toàn cầu hóa Người dân lo sợ mất việc làm Các đối tác ở nước ngoài cư xử tệ với người lao động => chống toàn hóa ngày càng mạnh hơn Phục vụ tầng đáy của kim tự tháp Một cách tiếp cận kết hợp cả kinh doanh với trách nhiệm xã hội đó là việc phục vụ tầng đáy của kim tự tháp (serving the bottom of the pyramid). Khái niệm tầng đáy của kim tự tháp (BOP) đề xuất các công ty đa quốc gia có thể tham gia xóa bỏ nghèo đói và các yếu kém xã hội đồng thời với việc tạo ra lợi nhuận đáng kể bằng cách bán hàng cho những người nghèo nhất trên thế giới. 4. Khởi sự kinh doanh quốc tế 5. Môi trường kinh doanh quốc tế Quản trị quốc tế thể hiện quản trị các hoạt động kinh doanh của các tổ chức được tiến hành trên phạm vi nhiều hơn một quốc gia. Các hoạt động kinh doanh, quản trị hầu như không khác so với trước đây. Tuy nhiên, những khó khăn và rủi ro sẽ lớn hơn. Những yếu tố cơ bản Các khía cạnh giá trị của Hofstede Khoảng cách quyền lực Chủ nghĩa cá nhân-chủ nghĩa tập thể Né tránh bất ổn Nam tính-nữ tính Định hướng dài hạn – ngắn hạn Các khía cạnh giá trị của GLOBE Tính quyết đoán Định hướng về tương lai Sự phân biệt về giới tính Định hướng về kết quả Định hướng về con người Các khía cạnh giá trị của GLOBE Khía cạnh Thấp Trung bình Cao Tính quyết đoán Thụy Điển Thụy Sỹ Nhật Bản Ai Cập Iceland Pháp Tây Ban Nha Hoa Kỳ Đức Định hướng về tương lai Nga Ý Kuwait Slovenia Úc Ấn Độ Đan Mạch Canada Singapore Sự phân biệt về giới tính Thụy Điển Đan Mạch Ba lan Ý Brazil Hà Lan Hàn Quốc Ai Cập Trung Quốc Định hướng về kết quả Nga Hy Lạp Venezuela Israel Anh Nhật Bản Hoa Kỳ Đài Loan Hồng Kông Định hướng về con người Đức Pháp Singapore New Zealand Thụy Điển Hoa Kỳ Indonesia Ai Cập Iceland Ngôn ngữ thầm lặng của văn hoá Ngữ cảnh: sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông Ngữ cảnh thấp Ngữ cảnh cao Thời gian Đơn nhịp Đa nhịp Không gian: sử dụng không gian khi giao tiếp (khoảng cách khi giao tiếp, sự riêng tư) 6. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế Nhiều công ty ngày nay xem việc xâm nhập vào thị trường Trung Quốc và Ấn Độ như là bước đầu tiên trong kinh doanh quốc tế. Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới Brazil ngày càng trở thành một đối thủ quan trọng. Trung Quốc: một tập đoàn sản xuất Ấn Độ: người khổng lồ về dịch vụ Brasil: sự tăng trưởng quyền lực không chính thức 6. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế TS. Trần Đăng Khoa www.themegallery.com
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_hoc_chuong_4_quan_tri_trong_moi_truong_to.pdf