Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Chương 5: Quản trị kinh doanh dịch vụ
Khái niệm
Dịch vụ: Theo kinh tế học, dịch vụ là
những thứ tương tự như hàng hóa nhưng
là phi vật chất.
Hàng hóa: là tài sản có thể di dời được.
Phân loại
Phân loại hướng về đối tượng khách
hàng: Phân loại theo đối tượng khách
hàng được cung cấp dịch vụ.
Các dịch vụ trợ giúp con người
Vận chuyển
Truyền thông
Tài chính
Lưu trú
Giải trí
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Chương 5: Quản trị kinh doanh dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Chương 5: Quản trị kinh doanh dịch vụ
Chương 5: Ả Ị Ị Ụ 1 1. Khái niệm Dịch vụ: Theo kinh tế học, dịch vụ là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Hàng hóa: là tài sản có thể di dời được. I. KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI DỊCH VỤ 2 3 Tính cụ thể tăng Tính vô hình dạng tăng Xăng dầu Vải Xe máy Son phấn Ăn uống Chăm sóc sức khỏe Uốn tóc Tư vấn tâm lý 2. Phân loại Phân loại hướng về đối tượng khách hàng: Phân loại theo đối tượng khách hàng được cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ trợ giúp con người Vận chuyển Truyền thông Tài chính Lưu trú Giải trí 4 Dịch vụ nơi cơ thể con người Xử lý con người • Cưỡng bức: bệnh viện, tòa án.. • Thuận lý: Bệnh viện, dịch vụ việc làm Cải đổi con người • Cưỡng bức: Phục hồi nhân phâm • Thuận lý: trường học, thẩm mỹ viện 5 Dịch vụ trợ giúp và tổ chức doanh nghiệp Vận chuyển, giao nhận Bảo hiểm Tài chính Kho cảng Văn phòng Mua bán Kiểm tra chất lượng 6 Phân loại theo tỷ trọng lao động và thiết bị (vốn) Tỷ trọng lao động cao Chuyên nghiệp: bác sĩ, luật sư,kế toán Tay nghề cao: thợ máy, huấn luyện viên, kỹ sư thiết kế, trang trí Lao động phổ thông: nhân viên đưa thư, bảo vệ 7 Tỷ trọng thiết bị cao (vốn) Cần nhân viên tay nghề cao: hàng không, thể dục dụng cụ, trung tâm tin học; Cần nhân viên phổ thông:rạp hát, của hàng xăng dầu, nhân viên điểm du lịch; Tự phục vụ: máy ATM, máy bán hàng tự động, rửa xe tự động 8 Phân loại theo mức độ giao tiếp: 9 Quản trị khó thiết kế và khó giám sát Quản trị dễ thiết kế và dễ giám sát Giao tiếp nhiều Giao tiếp ít Dịch vụ thuần túy - Tư vấn - Chăm sóc y tế - Cắt, uốn tóc Dịch vụ hỗn hợp - Ngân hàng - Bán hàng trực tiếp - Công ty xây dựng Gần như sản xuất - Học từ xa - Sản xuất phim Khai thác sản xuất - Sản xuất xe hơi - Khai thác khoáng sản - Lọc dầu Phân loại theo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Dịch vụ cho nhà sản xuất, kinh doanh Dịch vụ tài chính: ngân hàng, bảo hiểm,cho thuê tài chính. Vận chuyển và phân phối: vận tải biển, đường sắt hàng không, buôn bán, giao nhận, kho hàng, bến bãi.. Chuyên nghiệp và kỹ thuật: thiết kế, đấu thầu xây dựng, kiểm tra chất lượng, giám sát thẩm định, kế toán Những dịch vụ trung gian khác: xử lý số liệu,truyền thông, quảng cáo, cho thuê văn phòng 10 Dịch vụ cho người tiêu dùng Bán lẻ Chăm sóc y tế Du lịch, giải trí Giáo dục Dịch vụ xã hội Vận tải hành khách Nhà hàng.. 11 3. Tầm quan trọng của dịch vụ a. Đối với kinh tế xã hội • Thúc đẩy lĩnh vực sản xuất vật chất phát triển và bảo đảm về vật chất, tinh thần cho xã hội. • Thúc đẩy sự phát triển của phân cộng lao động xã hội, đời sống xã hội ngày càng văn minh, phong phú, nhu cầu đa dạng của con người được đáp ứng, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. 12 • Dịch vụ phát triển, kéo theo nó là nền kinh tế quốc dân phát triển • Dịch vụ phát triển là một chỉ tiêu về phát triển kinh tế và như là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. 13 b. Đối với doanh nghiệp - Dịch vụ là lĩnh vực đầu tư giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhanh - Cần vốn không quá nhiều nhưng có doanh thu nhanh, có hiệu quả kinh tế cao. - Dịch vụ là lĩnh vực kinh doanh năng động, đa dạng và rất phong phú 14 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ 1. Đặc điểm Tính đồng thời: Quá trình sản xuất dịch vụ và chuyển giao dịch vụ xảy ra đồng thời Tính đa chủng: Mỗi sản phẩm đều khác với sản phẩm được tạo ra trước đó. Tính vô hình dạng: Sản phẩm dịch vụ vô hình dạng, không nhận thức bằng xúc giác được, không cụ thể, rất trừu tượng Tính mong manh: Sản phẩm không thể lưu trữ để tiêu thụ hay bán ra một thời gian sau đó. 15 2. Những vấn đề phát sinh từ đặc điểm dịch vụ Tính đa chủng Nguyên nhân: tính phức tạp từ phía khách hàng, từ môi trường, bối cảnh, sự tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, tâm trạng của khách hàng và người phục vụ Vấn đề phát sinh Khó tiêu chuẩn hóa sản phẩm và phương cách phục vụ; 16 Khó có thể chuẩn hóa trong việc đào tạo kỹ năng tạo dịch vụ; Sự nhạy cảm của người cung cấp dịch vụ quyết định phương cách tạo dịch vụ và quy cách sản phẩm 17 Tính đồng thời Nguyên nhân: Khách hàng phải có mặt suốt trong tiến trình sản xuất hay một phần quy trình sản xuất ra dịch vụ. Vấn đề phát sinh Phải đảm bảo an toàn cho khách hàng và người cung cấp dịch vụ; Cần phải hướng dẫn khách hàng chu đáo; Bài trí khu dịch vụ đảm bảo thuận tiện cho khách và cho hoạt động dịch vụ; Cần bố trí không gian hợp lý với từng loại hình dịch vụ; 18 Ngoài kỹ năng chuyên môn, nhân viên cung cấp dịch vụ phải có kỹ năng giao tiếp tốt; Vì người mua dịch vụ khó kiểm nghiệm và đoán trước chất lượng dịch vụ nên người cung cấp phải đưa ra những bằng chứng để tạo niềm tin cho khách; Khó đoán trước những bất trắc nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ nên phải trù liệu trước những phát sinh ngoài ý muốn; Có thể cần hướng dẫn và huấn luyện khách hàng để giảm thiểu các bất trắc;19 Trong một số hoạt động khách hàng là người làm thay nhân viên Tỷ trọng lao động cao Nhu cầu của khách hàng không đồng đều theo những thời điểm khác nhau Việc phục vụ khách hàng phụ thuộc nhiều vào phán đoán chủ quan của nhân viên Địa điểm cung cấp dịch vụ phải thuận tiện cho khách 20 Việc phân phối phải đảm bảo sự lưu chuyển hàng hóa và tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; Kiểm tra quy trình cung cấp dịch vụ để dảm bảo chất lượng. Tính vô hình dạng Nguyên nhân: sản phẩm dịch vụ khó có thể nhận biết bằng giác quan, khó đo lường, chất lượng phụ thuộc nhiều vào cảm nhận từ phía khách hàng. 21 Vấn đề phát sinh Nhà quản trị và người cung cấp dịch vụ cần nghiên cứu, phán đoán với từng khách hàng cụ thể; Kết hợp phán đoán với kinh nghiệm để cung cấp dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng Tính mong manh Nguyên nhân: do hậu quả trực tiếp của tính vô hình dạng, dịch vụ không thể lưu trữ. Vấn đề phát sinh: phải xác định công suất dịch vụ và các chính sách phù hợp, đưa ra quyết định tối ưu.22 Đề tài thảo luận: Chọn một loại dịch vụ mà bạn quen thuộc.Hãy phân tích dịch vụ đó dựa theo các đặc điểm đã trình bày. Bạn hãy xác định những vấn đề xảy ra cho người điều hành vì những đặc điểm này ? 23 24 II. Quản trị kinh doanh dịch vụ 1. Chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. 1.1. Định nghĩa 1.2. Sự cần thiết của chiến lược. 1.3. Quản trị chiến lược dịch vụ. Thiết lập nhiệm vụ của tổ chức. Phát triển các mục tiêu. Đưa ra các chiến lược nhằm hòan thành những mục tiêu của tổ chức.25 Đưa ra các kế hoạch chức năng. Tóm lược quá trình quản trị chiến lược trong MOST : Mision, nhiệm vụ.Ojectives, mục tiêu. Stratergy, chiến lược. Tactics, chiến thuật. 1.5. Quy trình phát triển chiến lược Phân tích môi trường bên trong. Phân tích theo các chức năng của doanh nghiệp: 26 Phân tích theo dây chuyền giá trị của doanh nghiệp (Michael E.Porter) Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Lợi nhuận Quản trị nhân sự Phát triển công nghệ Thu mua Hoạt động đầu vào Vận hành Hoạt động đầu ra Marketing Dịch vụ 27 Phân tích các hoạt động chủ yếu Các hoạt động đầu vào: các hoạt động, các chi phí và các tài sản liên quan đến giao nhận, nhập kho, tồn trữ, phân phối kiểm tra và quản lý tồn kho vật tư. 28 Vận hành: các hoạt động, các chi phí và tài sản liên quan đến chuyển hóa đầu vào thành sản phẩm sau cùng. Ví dụ: lắp ráp máy móc thiết bị, sản xuất, đóng gói sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm 29 Các hoạt động động đầu ra: các hoạt động, các chi phí và tài sản liên quan đến tồn kho sản phẩm, xử lý các đơn hàng, vận chuyển và giao nhận sản phẩm. 30 Marketing: các hoạt động, các chi phí và tài sản liên quan đến nghiên cứu thị trường, phân phối, khuyến mại, quảng cáo, hỗ trợ các đại lý, nhà bán lẻ và lực lượng bán hàng. 31 Dịch vụ: các hoạt động, các chi phí và tài sản liên quan đến việc tăng cường hoặc duy trì tốt giá trị sản phẩm như hướng dẫn kỹ thuật, giải đáp thắc mắc và khiếu nại của khách hàng, lắp đặt, cung cấp linh kiện thay thế, sửa chữa, bảo trì. 32 Phân tích các hoạt động hỗ trợ Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: các hoạt động, chi phí và tài sản liên quan đến kế toán và tài chính, thực hiện các quy định của chính phủ, thực hiện an toàn và an ninh, quản trị hệ thống thông tin và cơ cấu tổ chức của công ty. 33 Quản trị nhân sự: các hoạt động, các chi phí và tài sản liên quan đến tuyển dụng, thuê, đào tạo, phát triển nhân sự và bồi dưỡng cho lao động. 34 Phát triển công nghệ: các hoạt động, chi phí, và tài sản liên quan đến nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, thiết kế máy móc, phần mềm vi tính, hệ thống thông tin liên lạc. 35 Thu mua: các hoạt động, chi phí, tài sản liên quan đến việc thu gom các yếu tố đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị. ví dụ: mua và cung cấp nguyên vật liệu để hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. 36 Mối liên kết: üMối liên kết bên trong: phản ánh nhu cầu điều phối các hoạt động trong doanh nghiệp. üMối liên kết dọc: Liên kết chuỗi giá trị của doanh nghiệp với chuỗi giá trị của nhà cung cấp, người mua. 37 Phân tích các chỉ số tài chính Các tỷ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát • Tổng tài sản/nợ phải trả • Hệ số bằng 1: vốn chủ sở hữu mất toàn bộ • Hệ số nhỏ: tăng tổng tài sản, giảm nợ 38 Khả năng thanh toán hiện thời • Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn • Tăng tài sản ngắn hạn, giảm nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh • Tiền và tương đương tiền/(nợ đến hạn + nợ quá hạn) • Tiền và tương đương tiền/nợ ngắn hạn 39 • Tăng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm nợ ngắn hạn, nợ đến hạn, nợ quá hạn Các tỷ số nợ Hệ số nợ của doanh nghiệp • Nợ phải trả/tổng tài sản • Hệ số càng lớn thể hiện mức độ rủi ro càng lớn và ngược lại 40 Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu • Tổng nợ/vốn chủ sở hữu • Mức độ an toàn của chủ sở hữu so với chủ nợ • Tỷ lệ thấp cho thấy mức độ an toàn về tài chính trong dài hạn • Giảm nợ, tăng vốn chủ sở hữu 41 üTỷ số khả năng thanh toán lãi vay • (Lợi nhuận trước thuế + lãi vay)/lãi vay • Tăng lợi nhuận trước thuế, giảm lãi vay Các tỷ số về hiệu quả hoạt động üSố vòng quay hàng tồn kho • Giá vốn hàng bán (hoặc doanh thu)/giá trị hàng tồn kho bình quân • Số vòng quay hàng tồn kho cao:thanh khoản cao, marketing tốt hay có thể là thiếu hàng 42 • Số vòng quay hàng tồn kho thấp: thanh khoản kém, dự trữ lớn, hư hỏng lỗi thời cao Hiệu quả hoạt động của tài sản cố định • Doanh thu thuần/giá trị bình quân tài sản cố định • Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 43 Hiệu quả hoạt động của tổng tài sản • Doanh thu thuần/giá trị bình quân tổng tài sản • Khả năng tạo doanh thu so với tổng tài sản • Thể hiện tính hiệu quả trong sử dụng tài sản 44 Kỳ thu tiền bình quân • 365 x trung bình các khoản phải thu/ doanh thu thuần • Số vòng quay các khoản phải thu • Số ngày bình quân để thu hồi một khoản phải thu • Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp với các khoản phải thu 45 Các tỷ số về khả năng sinh lợi Tỷ suất lợi nhuận gộp • Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần • Doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp từ 100 đồng doanh thu 46 Tỷ suất lợi nhuận ròng • Lợi nhuận sau thuế/tổng doanh thu • Doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu 47 Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) • Lợi nhuận ròng/tổng tài sản • Thể hiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Khả năng sinh lời của vốn chủ sơ hữu (ROE) • Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/tổng vốn cổ phần thường • Khả năng sử dụng hiệu quả vốn cổ đông 48 Các tỷ số về mức tăng trưởng Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận cổ phần Tiền lãi cổ phần Chỉ số giá trên lợi nhuận cổ phần 49 Phân tích môi trường bên ngoài Môi trường vĩ mô üKinh tế üChính trị üXã hội üCông nghệ üTự nhiên üDân số Môi trường ngành üĐối thủ tiềm năng üQL nhà cung cấp üQL khách hàng üCác đối thủ üSP thay thế Môi trường họat động üĐối thủ üTài trợ üKhách hàng üLao động üNhà cung cấp DN 50 Phân tích môi trường bên ngoài. 1.6. Các chiến lược tổng quát. Lợi thế chiến lược Tính độc nhất do khách hàng cảm nhận Chi phí thấp Toàn bộ ngành CHIẾN LƯỢC ĐẶC TRƯNG HÓA CHIẾN LƯỢC TỔNG CHI PHÍ THẤP Chỉ một phân đoạn cụ thể CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂM 51 1.7. Thực thi chiến lược 52 Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược Thiết lập mục tiêu hàng năm Xây dựng các chính sách Phân bổ nguồn lực Quản trị các mâu thuẫn Gắn thành tích, lương thưởng với chiến lược Quản trị việc chống thay đổi Tạo môi trường văn hóa phù hợp với chiến lược Thực thi chiến lược 2. Chiến lược hoạt động kinh doanh 2.1. Các khái niệm hỗ trợ hoạt động kinh doanh dịch vụ Các định hướng cạnh tranh ? Các đặc điểm cụ thể Mức độ tin cậy ở dịch vụ Phản ứng/ phản hồi Tính hiếu khách Mức độ tin cậy nơi tổ chức Tính an toàn 53 Tiếp cận Giao tiếp/truyền thông Hiểu biết khách hàng. 54 Những yếu tố cơ bản của chiến lược dịch vụ. Thiết lập những mảng thị trường mục tiêu Những đặc điểm chung là gì ? Các mảng quan trọng đến mức nào ? Mỗi mảng cần những gì ? Những mảng này được đáp ứng như thế nào ? Quan niệm về dịch vụ Những yếu tố chính của dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng là gì ? 55 Khách hàng nhận định các yếu tố này ra sao? Những đòi hỏi nào cho: thiết kế dịch vụ, tạo giao dịch vụ, tiếp thị dịch vụ ? Kế hoạch hoạt động: Những vấn đề cơ bản cho hoạt động kinh doanh tiếp thị, tài chính, nhân lực là gì về Điểm cân bằng nằm ở đâu ? Dịch vụ này so với dịch vụ của đối thủ ra sao về phương diện chất lượng, chi phí, năng suất? 56 Hệ thống tạo dịch vụ Những vấn đặc điểm của hệ thống dịch vụ này là gì ? Vai trò của nhân sự, thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ, bài trí, phương cách phục vụ Yêu cầu về công suất? Thường nhật, cao điểm. 57 2.2. Thiết lập chiến lược hoạt động kinh doanh Giai đoạn 1: chuyển những yếu tố của chiến lược thành sản phẩm dịch vụ cung cấp cho thị trường mục tiêu. Giai đoạn 2: Xác định và đánh giá những thông số chính yếu của hệ thống tạo dịch vụ. Giai đoạn 3:Xác định những sai lệch giữa nhu cầu thị trường và dịch vụ được tạo giao.58 3. Một số vấn đề liên quan tới tiếp thị 3.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ ? Phương cách siêu việt Đánh giá theo mức độ siêu việt tương đối, dựa vào sự ưu việt nội tại. Ví dụ: khách sạn năm sao tốt hơn khách sạn hai sao Phương cách dựa trên sự tạo ra dịch vụ Dựa trên sự phù hợp với quy cách thiết kế hay quy cách cung cấp dịch vụ. VD sản phẩm dịch vụ tốt là sản phẩm dịch vụ có ít sai sót so với quy cách thiết kế.59 Phương cách siêu việt Đánh giá theo mức độ siêu việt tương đối, dựa vào sự ưu việt nội tại. Ví dụ: khách sạn năm sao tốt hơn khách sạn hai sao Phương cách dựa trên sự tạo ra dịch vụ Dựa trên sự phù hợp với quy cách thiết kế hay quy cách cung cấp dịch vụ. VD sản phẩm dịch vụ tốt là sản phẩm dịch vụ có ít sai sót so với quy cách thiết kế. 60 Phương cách dựa theo ng ... ch lắp ráp, sử dụng sản phẩm. Sự tin cậy vào nhà cung cấp Sự tin cậy của khách hàng vào nhà cung cấp dựa trên thương hiệu, uy tín.64 An toàn Đòi hỏi của khách hàng về sự an toàn cho sức khỏe, tính mạng, phương tiện, bảo mật thông tin Tính chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệp cao đảm bảo độ tin cậy đối với dịch vụ như bác sĩ ấy có thật sự đủ khả năng thực hiện cuộc phẫu thuật tim hay không ? Sự lịch lãm của người cung cấp dịch vụ Hình thức bên ngoài cũng như sự lịch lãm của nhà cung cấp dịch vụ.65 Hiểu biết của người cung cấp dịch vụ về nhu cầu khách hàng Tiếp cận trực tiếp với người cung cấp dịch vụ khả năng tiếp cận trực tiếp giữa người chuyển giao dịch vụ với người cung cấp dịch vụ. Vd khán giả có thể bắt tay, giao lưu với ca sĩ tại buổi xem ca nhạc. 66 3.3.Các khác biệt giữa chất lượng dịch vụ và cảm nhận của khách hàng (về những đòi hỏi trên). Khác biệt giữa kỳ vọng và cảm nhận của khách hàng. Khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng so với đánh giá của nhà quản trị về kỳ vọng của khách hàng. 67 Khác biệt giữa quy cách sản phẩm dịch vụ với những đòi hỏi của khách hàng, cho dù nhà quản trị có hiểu rõ yêu cầu của khác hàng. Khác biệt giữa quy cách dịch vụ với sự thực hiện của nhân viêntạo giao dịch vụ. Khác biệt giữa chất lượng dịch vụ được cung cấp với những gì trong quảng cáo về dịch vụ của doanh nghiệp. 68 4.Xác định dịch vụ 4.1.Các thành phần của dịch vụ: Cơ sở vật chất hỗ trợ: các tài nguyên vật chất phải có sẵn để tạo giao dịch vụ. Vật dụng tăng tốc: các thiết bị mà người ta đã mua hay tiêu thụ hay khách hàng tự cung cấp. Những dịch vụ lộ nổi: những lợi ích có thể nhận biết bằng các giác quan. Những dịch vụ tiềm ẩn: những lợi ích tâm lý mà khách hàng có thể cảm nhận một cách mơ hồ. 69 4.2. Quy trình thiết kế dịch vụ K. Hàng Nội bộ Phát kiến các ý tưởng Tuyển chọn ý tưởng Thiết kế quy cách sản phẩm Thử nghiệm Quảng cáo Đưa ra thị trường 70 Phát kiến ý tưởng ? Ý tưởng xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp Do khách hàng đặt yêu cầu về một loại dịch vụ mới; Do những yêu cầu từ phía khách hàng buộc doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng dịch vụ từ đó hình thành nên ý tưởng về loại dịch vụ mới; Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội làm hình thành nên nhu cầu về một loại dịch vụ mới 71 Ý tưởng xuất phát từ bên trong Từ việc thu thập thông tin của bộ phận tiếp thị và kết quả nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp mà hình thành một loại dịch vụ mới; 72 Tuyển chọn ý tưởng: Đánh giá tiềm năng của ý tưởng: sức cầu tiềm năng của dịch vụ; Công suất, các nguồn lực hiện có để thực hiện các yêu cầu của dịch vụ mới Nguồn lực tài chính hiện có và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính cho dịch vụ mới; Khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực cho yêu cầu của dịch vụ mới. 73 Xác suất thành công: cân nhắc những rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các giải pháp Tính khả thi: liên quan tới các yếu tố như quy mô thị trường, chi phí, công nghệ, vận chuyển Tính tương thích: Phù hợp với doanh nghiệp: chiến lược, hình ảnh, năng lực, nguồn lực. 74 Thiết kế dịch vụ: • Khách hàng mục tiêu của dịch vụ, những yêu cầu của khách hàng về dịch vụ • Địa điểm cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ • Sự an toàn cho khách hàng, cho nhân viên • Yêu cầu về nhân sự, quản lý • Quy trình chuyển giao, thực hiện dịch vụ • Hệ thống thông tin cần thiết 75 Thử nghiệm thị trường Mục đích: đánh giá, đo lường triển vọng thành công của dịch vụ trên thị trường, phát hiện và dự báo các rủi ro, nguyên nhân thất bại để hoàn thiện dịch vụ Đưa dịch vụ ra thị trường ở quy mô nhỏ, có thể chọn một chi nhánh hay một nhóm chi nhánh đặc trưng, chọn một khoảng thời gian nhất định. Rà soát lại dịch vụ, tiến hành đánh giá triển vọng thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, thất bại 76 Quảng cáo & Đưa dịch vụ ra thị trường 77 Quảng cáo, giới thiệu dịch vụ ra khách hàng mục tiêu và công chúng; Định vị trong tâm trí khách hàng; Nhấn mạnh điểm khác biệt để thu hút khách hàng; Tạo niềm tin trong khách hàng trước khi chuyển giao dịch vụ. Tiến hành tung sản phẩm dịch vụ ra thị trường đồng thời với các chiến dịch quảng cáo hay sau khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo 5.Các thông số quy cách 5.1. những thông số liên quan đến những đặc tính của con người như chiều cao, chiều dài cánh tay 5.2. yếu tố thần kinh liên quan tới việc người ta phản ứng ra sao trong các tình huống, máy móc hay bản năng. Ví dụ để bật đèn thì người Anh bấm công tắc xuống, còn người Mỹ thì bật công tắc lên 5.3. ánh sáng: ánh sáng góp phần tạo ra không khí của dịch vụ.78 5.4. mầu sắc liên quan đến cảm nhận của khách hàng về dịch vụ. 5.5. nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến sự thoải mái của khách 5.6. tiếng ồn ảnh hưởng đến không khí của dịch vụ 5.7. mùi vị ảnh hưởng đến môi trường dịch vụ 5.8. bảng chỉ dẫn, biểu tượng và trang trí giúp khách hàng xác định phương hướng trong khu vực dịch vụ và chúng cho biết sơ lược về dịch vụ đang được cung cấp.79 5.9. cách bài trí không gian. 5.10. tâm lý nối đuôi 5.11. ngôn ngữ cơ thể và truyền thông. 80 IV. MỘT SỐ DỊCH VỤ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1. Dịch vụ khách hàng a) Tổng quát về dịch vụ khách hàng Khái niệm: dịch vụ khách hàng được nhìn nhận là một quá trình giữa người mua,người bán về bên trung gian. Kết quả của quá trình này là tạo ra những giá trị gia tăng vào sản phẩm hoặc dịch vụ được trao đổi. 81 Quản lý chất lượng tòan bộ và dịch vụ khách hàng Việc thu hút khách hàng mới thương tốn kém; Doanh nghiệp cần trú trọng giữ những khách hàng hiện có; Mục tiêu của các doanh nghiệp là “cấp dịch vụ đúng ngay từ đầu” đây cũng là tư tưởng chủ đạo của Quản lý chất lượng tòan bộ (TQM) 82 Thành phần của dịch vụ khách hàng: gồm các yếu tố trước quá trình giao dịch, trong quá trình giao dịch và sau quá trình giao dịch. Trước qua trình giao dịch vụ: liên quan tới các chính sách của tổ chức. Chính sách dịch vụ khách hàng Các tiêu chuẩn dịch vụ gắn với nhu cầu khách hàng; Là cơ sở để theo dõi hoạt động dịch vụ, quy định tần số các báo cáo hoạt động thực tế 83 Là cơ sở để đảm bảo dịch vụ có thể đo lường và có tính khả thi. Công bố chính sách dịch vụ cho khách hàng Cho phép khách hàng biết được các dịch vụ và các tiêu chuẩn có thể có; Tránh được các kỳ vọng không hợp lý; Giúp khách hàng biết được họ nên làm gì nếu như các tiêu chuẩn dịch vụ không được đáp ứng. 84 Cấu trúc doanh nghiệp Phải phù hợp để đảm bảo sự thành công của các mục tiêu; Cấu trúc phải hỗ trợ các luồng thông tin bên trong và bên ngoài; Cấu trúc phải hỗ trợ các hoạt động và các hoạt động mang tính điều chỉnh nếu cần thiết; Cấu trúc đảm bảo khách hàng dễ dàng tiếp xúc với nhân viên mà có thể thỏa mãn nhu cầu và trả lời các câu hỏi cần thiết của họ; 85 Mức độ linh hoạt của hệ thống Mức độ linh hoạt cho phép doanh nghiệp có thể giải quyết một cách hữu hiệu những tình huống không lường trước được. Dịch vụ quản lý Hỗ trợ khách hàng trong việc mua hàng; Củng cố hoạt động quản lý kho; Có thể cung ứng cho khách dưới dạng các khóa đào tạo, các cuộc hội thảo hay dịch vụ tư vấn. 86 Các yếu tố trong quá trình giao dịch Mức độ tồn kho üCần theo dõi trên mức độ sản phẩm và khách hàng; üKhi tình trạng hết hàng diễn ra, doanh nghiệp cần thay đổi hợp lý để duy trì thiện cảm của khách hàng. Thông tin về đơn hàng üTình hình dự trữ üTình hình sử lý đơn hàng üThời gian đưa hàng lên phương tiện vận tải dự kiến. 87 Tính chính xác của hệ thống Các vấn đè phát sinh có thể gây tổn thất về chi phí, thời gian và giấy tờ; Những sai sót cần ghi lại và sửa chữa nhanh chóng; Những vấn đề kéo dài cần quan tâm và khắc phục kịp thời. 88 Sự nhất quán trong chu kỳ đặt hàng Chu trình đặt hàng là tổng thời gian từ khi khách hàng bắt đầu đặt hàng đến khi nhận được hàng. Thành phần của chu kỳ đặt hàng gồm: dặt hàng, nhập lệnh đặt hàng, xử lý lệnh, nhận lệnh của các bên liên quan, đưa hàng lên phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển, thời gian tiếp nhận. Khách hàng có xu hướng qua tâm tới sự nhất quán trong chu kỳ đặt hàng hơn là khỏang thời gian của chu kỳ đó. 89 Giao hàng đặc biệt Những lệnh đặt hàng không thực hiện theo hệ thống đặt hàng đơn thuần vì tiến hành hoặc yêu cầu xếp hàng đặc biệt. Chi phí cho những đơn hàng này cao hơn trung bình. Doanh nghiệp cần xác định khách hàng hay đơn hàng nào nên thực hiện giao hàng đặc biệt. 90 Chuyển tải: Di chuyển hàng hóa giữa các địa điểm khác nhau để tránh hết hàng. Sự thuận lợi của đơn đặt hàng Khách hàng thường không hài lòng nếu đơn đặt hàng quá phức tạp hoặc không được tiêu chuẩn hóa. Doanh nghiệp cần làm việc với khách hàng để phát triển phương án thay thế cần thiết. 91 Các yếu tố sau quá trình giao dịch Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và dịch vụ phụ tùng. Kiểm địn sản phẩm. Giải quyết khiếu nại và hòan trả sản phẩm của khách. Thay thế sản phẩm. 92 b) Xây dựng chiến lược dịch vụ khách hàng Các phương pháp xây dựng So sánh cạnh tranh: So sánh dịch vụ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Thực hiện điều tra khách hàng, để xác định tầm quan trọng của các loại dịch vụ khác nhau. Xác định những khiếm khuyết về dịch vụ khách hàng so với yêu cầu của khách hàng. 93 Phản ứng của khách hàng đối với việc hết hàng. Xác định phản ứng của khách hàng khi doanh nghiệp hết hàng: thay thế bằng sản phẩm gần tương tự của doanh nghiệp, thay đổi nhãn hiệu, thay đổi cửa hàng Căn cứ vào phản ứng của khách hàng và những thiệt hại của việc hết hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá dịch vụ khách hàng hiện tại đã tốt chưa, có thể giữ chân được khách hàng hay không. 94 Phân tích chi phí/doanh số. Cần tính toán chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Nhà quản trị cần cân nhắc sự đánh đổi giữa chi phí và doanh thu khi muốn nang cao chất lượng dịch vụ và bổ sung thêm loại hình dịch vụ mới. Phân tích ABC/Luật Pareto Trong số các khách hàng của doanh nghiệp, có một số khách hàng đem lại nhiều lợi ích hơn các khách hàng khác. 95 80% doanh thu, lợi nhuận do 20% số khách hàng quan trọng đem lại. Doanh nghiệp cần sử dụng các dữ liệu về khác hàng để dề ra các chính sách khách hàng tập trung vào những khách hàng quan trọng. Phương pháp này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lương dịch vụ khác hàng và giảm được chi phí. 96 Kiểm soát dịch vụ khách hàng Mục tiêu: Xác định các nhân tố dịch vụ khách hàng quan trọng nhất Xác định việc quản lý các nhân tố này được thực hiện ra sao Đánh giá chất lượng và khả năng của hệ thống thông tin nội bộ. 97 Nội dung Kiểm soát dịch vụ khác hàng bên ngoài: Xác định các loại dịch vụ mà khách hàng cho là quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Xác định nhận thức của khách hàng về dịch vụ được thực hiện hiện nay của doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh. Kiểm soát dịch vụ khách hàng nội bộ Đánh giá lại các hoạt động dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp bằng cách trả lời các câu hỏi: 98 Dịch vụ khách hàng được đánh giá như thé nào tại thời điểm hiện tại ? Tiêu chuẩn để đánh giá là gì ? Các tiêu chuẩn và mục tiêu của của hoạt động dịch vụ là gì ? Kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra ? Kết quả được đánh giá thế nào từ các thông tin của doanh nghiệp ? Các phòng ban chức năngkinh doanh hiểu thế nào về dịch vụ khách hàng. 99 Mối quan hệ thông tin và điều khiển giữa các bộ phận chức năng ? Xác định giải pháp tiềm năng Kết hợp kiểm soát bên ngoài và kiểm soát nộ bộ để đưa ra các phương án điều chỉnh chiến lược. Sử dụng thông tin thu được để so sánh với đối thủ cạnh tranh, xác định các cơ hội để nâng cao chất lượng dịch vụ. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các doanh nghiệp không phải là đối thủ cạnh tranh để tìm ra các cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ. 10 0 Thiết lập mức độ dịch vụ khách hàng üThiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ. üThiết lập các hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động. üThiết lập mức độ dịch vụ khách hàng dựa trên các yếu tố như khách hàng, vùng địa lý, kênh phân phối, sản phẩm üĐưa các thông tin này tới tất cả các nhân viên có trách nhiệm thi hành. üÁp dụng hệ thống khuyến khích, động viên nhân viên phấn đấu đạt mục tiêu doanh ngiệp đề ra. 10 1 C) Các tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ khách hàng Các yếu tố trước khi giao dịch: Thông báo hết hàng. Chất lượng của đại diện bán hàng. Các cuộc gọi thường xuyên của diện bán hàng Giám sát mức độ dự trữ hàng của khách. Giới thiệu và phát triển sản phẩm mới Đánh giá sản phẩm thường xuyên. Thông báo ngày giao hàng dự kiến. 10 2 Các yếu tố trong quá trình giao dịch: Sự tiện lợi trong đặt hàng. Tiếp nhận đơn hàng. Các điều khỏan tài chính. Trả lời thắc mắc. Tần xuất giao hàng. Thời gian thực hiện lênh. Độ tin tưởng của thời gian thực hiện lệnh Giao hàng đúng hạn. 10 3 Trì hoãn xếp hàng. Khả năng giải quyết các đơn đặt hàng khẩn cấp. Hòan thành đơn đặt hàng. Thông tin về tình trạng đơn đặt hàng. Tỷ lệ phải đặt hàng lại Thiếu sót khi xếp hàng. Thay thế sản phẩm. 10 4 Các yếu tố sau quá trình giao hàng Chính xác của vận đơn. Hòan trả hàng/điều chỉnh. Vỡ, hỏng hóc. Tình trạng đóng gói. Trang trí bên ngoài. 10 5 d) Hòan thiện dịch vụ khách hàng Để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp: Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Thiết lập mức độ dịch vụ khách hàng nhằm thỏa mãn yêu cầu về doanh thu tren chi phí bỏ ra. Sử dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình sử lý thông tin. Đánh giá và đo lường mức độ hoạt động thương mại. 10 6 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ DỊCH VỤ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNGMẠI 1. Địa điểm cung cấp dịch vụ bán hàng a. Yêu cầu của địa điểm bán lẻ hàng hóa dịch vụ - Quy mô thị trường đủ lớn và có hướng phát triển trong tương lai. - Địa điểm phải thuận lợi trong việc mua - bán hàng - Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng điểm bán như diện tích, điện, nước; 10 7 - Chi phí đầu tư (hoặc thuê) . - Điểm bán hàng phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp. b. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu - Cạnh tranh - Thành phần khu vực buôn bán - Tiếp cận của cửa hàng - Các đặc điểm của cửa hàng - Đặc điểm dân số vùng lòng chảo 10 8 c. Các yếu tố để đánh giá địa điểm bán hàng Loại cửa hàng Các yếu tố đánh giá Ghi chú Siêu thị, cửa hàng bách hóa - Cạnh tranh - Đặc điểm dân số - Kinh tế địa phương - Vị trí và diện tích (lòng chảo dân cư) Cửa hàng bán quà lưu niệm - Đặc điểm dân số - Hiện diện các cửa hàng lưu niệm - Vị trí và diện tích (lòng chảo dân cư) - Doanh thu tối thiểu 10 9 11 0 Dịch vụ kho hàng hóa -Khả năng tiếp cận khách hàng -Cạnh tranh -Đặc điểm SX – KD, dân số -Điều kiện cấp phép Chuỗi cửa hàng, cửa hàng tạp hóa -Tiếp cận khách hàng -Cạnh tranh -Đường sá -Điều kiện cấp phép Cửa hàng thực phẩm chế biến -Lợi thế địa điểm -Dân số (lòng chảo dân cư) -Dòng xe cộ và bộ hành HẾT CHƯƠNG 3: 111 11 2 CHÚC CÁC BẠN LÀM BÀI THỊ TỐT 11 3 CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_doanh_nghiep_chuong_5_quan_tri_kinh_doanh.pdf