Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh - Chương 5: Phân tích và lựa chọn chiến lược - Nguyễn Văn Sơn
Các mục tiêu dài hạn
Là biểu hiện cụ thể mục đích (nhiệm vụ)
chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
Các loại mục tiêu dài hạn:
Tăng khả năng sinh lợi.
Tăng năng suất.
Tăng vị thế cạnh tranh.
Phát triển kỹ thuật – công nghệ.
Phát triển nguồn nhân lực.
Trách nhiệm xã hội
Các mục tiêu dài hạn
Mục tiêu được lượng hóa qua những chỉ
tiêu cụ thể, như: sản lượng, doanh thu,
lợi nhuận, thị phần, vốn, lao động
Thời gian tính của mục tiêu chiến lược:
Chu kỳ phát triển (thường là 5 năm).
Thời hạn hoàn thành các mục tiêu phát triển
dài hạn của doanh nghiệp thường được ấn
định là bội số của 5.4
Các mục tiêu dài hạn
Các chiến lược chính là những giải pháp
cơ bản để doanh nghiệp đạt được mục
tiêu phát triển. Do đó, yêu cầu:
Phải xác định thời kỳ chiến lược phù hợp
với thời hạn của các mục tiêu phát triển.
Phải xác lập rõ ràng thứ tự ưu tiên của các
mục tiêu để việc tổ chức thực hiện được
tập trung đúng mức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh - Chương 5: Phân tích và lựa chọn chiến lược - Nguyễn Văn Sơn
1 Phân tích và lựa chọn chiến lƣợc QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn Chƣơng 5 5-2 Mục tiêu nghiên cứu 1. Tìm hiểu các công cụ phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Nắm được qui trình phân tích và cách thức lựa chọn chiến lược kinh doanh. 2 5-3 Nội dung cơ bản 1. Các nguyên tắc cơ bản khi phân tích và lựa chọn chiến lược. 2. Qui trình phân tích và lựa chọn chiến lược. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược. 5-4 Các nguyên tắc cơ bản khi phân tích và lựa chọn chiến lƣợc (1) Thiết lập các mục tiêu dài hạn làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược. (2) Tham khảo ý kiến của tất cả các bên liên quan. (3) Xây dựng nhiều phương án chiến lược để lựa chọn. 3 5-5 Các mục tiêu dài hạn Là biểu hiện cụ thể mục đích (nhiệm vụ) chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Các loại mục tiêu dài hạn: Tăng khả năng sinh lợi. Tăng năng suất. Tăng vị thế cạnh tranh. Phát triển kỹ thuật – công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực. Trách nhiệm xã hội 5-6 Các mục tiêu dài hạn Mục tiêu được lượng hóa qua những chỉ tiêu cụ thể, như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, vốn, lao động Thời gian tính của mục tiêu chiến lược: Chu kỳ phát triển (thường là 5 năm). Thời hạn hoàn thành các mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp thường được ấn định là bội số của 5. 4 5-7 Các mục tiêu dài hạn Các chiến lược chính là những giải pháp cơ bản để doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển. Do đó, yêu cầu: Phải xác định thời kỳ chiến lược phù hợp với thời hạn của các mục tiêu phát triển. Phải xác lập rõ ràng thứ tự ưu tiên của các mục tiêu để việc tổ chức thực hiện được tập trung đúng mức. 5-8 Cơ chế tham khảo ý kiến Trong giai đoạn phân tích và xây dựng chiến lược: Tổ chức các cuộc hội thảo để tham khảo ý kiến của những người tham gia (quản trị các cấp trong công ty và chuyên gia tư vấn). Yêu cầu bảo mật thông tin tuyệt đối. 5 5-9 Cơ chế tham khảo ý kiến Trong giai đoạn quyết định chiến lược: Tổ chức thăm dò ý kiến những người tham gia (các cấp quản lý công ty và chuyên gia tư vấn) để sắp xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn cho các chiến lược đã xây dựng. Bảo vệ các phương án chọn trước lãnh đạo công ty. Ghi nhận các phương án phát sinh thêm. 5-10 Qui trình phân tích và lựa chọn chiến lƣợc GIAI ĐOẠN 1: THU THẬP THÔNG TIN Ma trận IFE Ma trận CPM Ma trận EFE GIAI ĐOẠN 2: PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC Ma trận GSM Ma trận IE Ma trận GE Ma trận BCG Ma trận SPACE Ma trận SWOT GIAI ĐOẠN 3: QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƢỢC Ma trận hoạch định chiến lƣợc trên cơ sở định lƣợng (QSPM) 6 5-11 Giai đoạn thu thập thông tin Các ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE), đánh giá vị thế cạnh tranh (CPM), đánh giá yếu tố bên trong (IFE) đã được trình bày trong chương 3 và chương 4. Trong giai đoạn này cần lưu ý: Nắm bắt đầy đủ các yếu tố liên quan. Lượng hóa cho được các mặt tác động. Đánh giá tình hình sâu sát, nhạy bén. 5-12 Giai đoạn phân tích và xây dựng chiến lược Yêu cầu cơ bản: Phân tích đầy đủ các mặt liên quan: điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức. Kết hợp các góc độ phân tích khác nhau để đề ra nhiều phương án chiến lược. Các phương án phải thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược, dám chấp nhận mạo hiểm để đón thời cơ (trong đó, trực giác của nhà chiến lược đóng vai trò rất quan trọng). 7 5-13 Giai đoạn phân tích và xây dựng chiến lược Mục đích sử dụng kết hợp nhiều công cụ phân tích để đề ra được nhiều chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Cần lưu ý: Không phải tất cả chiến lược được đề xuất đều được lựa chọn. Việc chọn ra một số chiến lược khả thi nhất để thực hiện thuộc thẩm quyền của lãnh đạo công ty. 5-14 Giai đoạn phân tích và xây dựng chiến lược Có thể sử dụng kết hợp các công cụ sau: Ma trận SWOT. Ma trận SPACE. Ma trận BCG. Ma trận GE. Ma trận IE. Ma trận GSM. 8 5-15 ĐIỂM YẾU – W 1. 2. 3. 4. 5 ĐIỂM MẠNH – S 1. 2. 3. 4. 5 S W O T CÁC CHIẾN LƢỢC W – O (Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội) 1. 2. 3 CÁC CHIẾN LƢỢC S – O (Phát huy điểm mạnh để khai thác cơ hội) 1. 2. 3 CƠ HỘI – O 1. 2. 3. 4. 5 CÁC CHIẾN LƢỢC W – T (Khắc phục điểm yếu để hạn chế nguy cơ đe dọa) 1. 2. 3 CÁC CHIẾN LƢỢC S – T (Phát huy điểm mạnh để vượt qua nguy cơ đe dọa) 1. 2. 3 NGUY CƠ ĐE DỌA – T 1. 2. 3. 4. 5 Ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity and Threat Matrix) 5-16 Ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity and Threat Matrix) Các bước phát triển ma trận SWOT: (1) Liệt kê các điểm mạnh (S – Strength). (2) Liệt kê các điểm yếu (W – Weakness). (3) Liệt kê các cơ hội (O – Opportunity). (4) Liệt kê các nguy cơ đe dọa (T – Threat). (5) Xây dựng chiến lược S – O. (6) Xây dựng chiến lược W – O. (7) Xây dựng chiến lược S – T. (8) Xây dựng chiến lược W – T. 9 5-17 Ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity and Threat Matrix) Lưu ý khi xây dựng ma trận SWOT: Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đe dọa phải dựa vào các nguồn thông tin có thực của doanh nghiệp. Chiến lược được đề xuất phải thể hiện nét đặc trưng của doanh nghiệp. Sau mỗi chiến lược phải ghi chú rõ cơ sở kết hợp các yếu tố của ma trận. 5-18 Ví dụ: Ma trận SWOT của Vinafood II, 2006 ĐIỂM YẾU – W 1. Chưa xây dựng thương hiệu riêng 2. Hoạt động marketing còn yếu 3. Chưa phát triển sản xuất gạo thơm 4. Chế biến thực phẩm chưa mạnh 5. Chưa mở chi nhánh ở nước ngoài 6. Hoạt động R&D còn rất yếu 7. Hệ thống thông tin còn lạc hậu ĐIỂM MẠNH – S 1. Sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh 2. Kỹ thuật chế biến gạo tiên tiến 3. Qui mô lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt 4. Đội ngũ lao động chất lượng cao 5. Nhiều kinh nghiệm xuất khẩu gạo 6. Nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào 7. Khả năng tài chính mạnh S W O T CÁC CHIẾN LƢỢC W – O 1. Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm (W4,6 – O1,3,4) 2. Đầu tư ra nước ngoài, thực hiện hội nhập về phía trước và hội nhập về phía sau (W5,7 – O2,3,4) 3 CÁC CHIẾN LƢỢC S – O 1. Phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh toàn cầu (S1,3,5,7 – O3,4) 2. Thâm nhập mạnh vào các thị trường truyền thống (S1,5,7 – O2,5) 3 CƠ HỘI – O 1. Sản xuất lúa ở ĐBSCL tăng ổn định 2. Mức cầu về gạo của Nhật, Indonesia, Trung Quốc, Trung Đông tăng liên tục 3. Việt Nam đã hoàn thành AFTA và đang đẩy mạnh hợp tác ASEAN + 3 4. Việt Nam gia nhập WTO 5. Hợp đồng G-to-G về gạo gia tăng CÁC CHIẾN LƢỢC W – T 1. Nghiên cứu phát triển sản xuất gạo thơm và thực phẩm chế biến chất lượng cao (W3,4,6 – T1,2,5) 2. Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh marketing quốc tế, thực hiện hội nhập hàng ngang (W1,2,7 – T3,4) 3 CÁC CHIẾN LƢỢC S – T 1. Cải tiến quản lý để giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá (S4,5 – T3,4) 2. Cải tiến sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm (S2,3,4,6 – T3,4) 3 NGUY CƠ ĐE DỌA – T 1. Sự thoái hóa về giống lúa ở ĐBSCL 2. Gạo thơm nhập lậu từ Thái Lan 3. Cạnh tranh xuất khẩu gạo của Thái Lan ngày càng quyết liệt hơn 4. Tăng xuất khẩu gạo của Mỹ, Ấn Độ 5. Thực phẩm chế biến nhập lậu từ Thái Lan và Trung Quốc 10 5-19 Ma trận SPACE (Strategic Position and Action Evaluation Matrix) Chú thích thuật ngữ: FS: sức mạnh tài chính. CA: lợi thế cạnh tranh. ES: sự ổn định của môi trường. IS: sức mạnh của ngành. CA IS +6 +5 +4 +3 +2 +1 -1 -2 -3 -4 -5 -6 FS ES +1 +2 +3 +4 +5 +6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 Thận trọng Tấn công Phòng thủ Cạnh tranh 5-20 Ma trận SPACE (Strategic Position and Action Evaluation Matrix) CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ BÊN TRONG CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ BÊN NGOÀI SỨC MẠNH TÀI CHÍNH (Financial Strength) SỰ ỔN ĐỊNH CỦA MÔI TRƢỜNG (Environment Stability) 1. Doanh lợi 1. Tình hình thay đổi công nghệ 2. Cán cân nợ: phải thu – phải trả 2. Tỷ lệ lạm phát 3. Khả năng thanh toán 3. Sự biến động của nhu cầu thị trường 4. Vốn luân chuyển 4. Biến động giá của sản phẩm cạnh tranh 5. Dòng lưu chuyển tiền mặt 5. Mức co dãn của cầu theo giá 6. Quản trị rủi ro tài chính 6. Áp lực cạnh tranh trên thị trường 7. Mức chi phí chuyển đổi ngành 7. Các hàng rào thâm nhập thị trường LỢI THẾ CẠNH TRANH (Competitive Advantage) SỨC MẠNH CỦA NGÀNH (Industrial Strength) 1. Thị phần 1. Tiềm năng phát triển (tốc độ tăng trưởng) 2. Chất lượng sản phẩm 2. Tiềm năng lợi nhuận (sức hút gia nhập ngành) 3. Chu kỳ sống của sản phẩm 3. Mặt bằng tài chính 4. Lượng khách hàng trung thành 4. Mặt bằng công nghệ 5. Mức khai thác công suất 5. Tình hình phân bố và khai thác tài nguyên 6. Know-how 6. Qui mô lợi suất kinh tế của ngành 7. Quan hệ (vị thế thương lượng) đối với nhà cung cấp 7. Tình hình khai thác công suất và năng suất 8. Quan hệ (vị thế thương lượng) đối với nhà phân phối 8. Sự thuận lợi cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường 11 5-21 Ma trận SPACE (Strategic Position and Action Evaluation Matrix) Các bước phát triển ma trận SPACE: (1) Xác định các biến số (yếu tố đánh giá) phù hợp cho từng nhóm: FS, CA, ES, IS. (2) Đánh giá tác động của các yếu tố: Các nhóm FS và IS: từ +1 (xấu nhất) đến +6 (tốt nhất). Các nhóm CA và ES: từ -6 (xấu nhất) đến -1 (tốt nhất). (3) Tính điểm trung bình cộng của các nhóm FS, IS, CA, ES (trên số điểm đã đánh giá ở bước 2) và đánh dấu lên trục tương ứng. 5-22 Ma trận SPACE (Strategic Position and Action Evaluation Matrix) Các bước phát triển ma trận SPACE: (4) Xác lập vị trí chiến lược theo tọa độ (X,Y): Giá trị X = điểm trung bình CA + điểm trung bình IS. Giá trị Y = điểm trung bình FS + điểm trung bình ES. (5) Vẽ vector xác định vị trí chiến lược của doanh nghiệp: đi từ tâm ma trận SPACE đến tọa độ (X,Y) đã xác lập ở bước 4. 12 5-23 SPACE: các vị trí chiến lược tấn công Công ty mạnh về tài chính và có nhiều lợi thế cạnh tranh trong một ngành phát triển tốt ổn định. FS ES CA IS (+4, +4) FS ES CA IS (+1, +5) Công ty mạnh về tài chính và là một doanh nghiệp đang nổi bật trong ngành. 5-24 SPACE: các vị trí chiến lược thận trọng Công ty mạnh về tài chính trong một ngành ổn định nhưng tăng trưởng chậm, lợi thế cạnh tranh của công ty không đáng kể. FS ES CA IS (-2, +4) FS ES CA IS (-5, +2) Công ty đang bị bất lợi về cạnh tranh trong một ngành ổn định về công nghệ nhưng lại bị sụt giảm về doanh thu. 13 5-25 SPACE: các vị trí chiến lược cạnh tranh Công ty có lợi thế cạnh tranh lớn trong một ngành đang có mức tăng trưởng cao. FS ES CA IS (+5, -1) FS ES CA IS (+1, -2) Công ty đang có lợi thế cạnh tranh khá tốt trong một ngành phát triển không ổn định. 5-26 SPACE: các vị trí chiến lược phòng thủ Công ty không có lợi thế cạnh tranh trong một ngành có mức tăng trưởng suy giảm liên tục. FS ES CA IS (-5, -1) FS ES CA IS (-1, -5) Công ty gặp khó khăn tài chính trong một ngành đang có nhiều bất ổn. 14 5-27 Ma trận BCG (Boston Consulting Group Matrix) Áp dụng cho các công ty có nhiều SBU. Mục đích đánh giá hoạt động của các SBU (qua phân tích định lượng) để: Nắm được tình hình tài chính và tương quan phát triển toàn công ty; và Có cơ sở đề ra các quyết định đầu tư thích hợp cho từng SBU. 5-28 Ma trận BCG (Boston Consulting Group Matrix) Kỹ thuật phân tích định lượng dựa vào: Thị phần tương đối của từng SBU, tính như sau: RMS(SBU) = MS(SBU) ÷ MS(X) RMS(SBU) ≤ 1 nếu X là đối thủ cạnh tranh dẫn đầu thị trường; RMS(SBU) > 1 nếu SBU dẫn đầu thị trường, X là đối thủ kế cận. Trong đó, RMS – Relative Market Share (thị phần tương đối); MS – Market Share (thị phần). Mức tăng trưởng hàng năm của thị trường ngành hàng (MGR – Market Growth Rate) mà SBU đang hoạt động. MGR ≥ 10% được coi là cao. 15 5-29 Cash Cows (III) 5 6 Dogs (IV) 8 7 Stars (II) 4 3 Question Marks (I) 1 2 Minh họa ma trận BCG 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% M ứ c tă n g trư ở n g c ủ a th ị trư ờ n g (M G R ) 0,1 0,2 0,3 0,5 1,0 1,5 2,0 4,0 8,0 Thị phần tương đối (RMS) Mỗi vòng tròn trong ma trận đại diện cho một SBU của công ty. Kích cỡ của mỗi vòng tròn tỷ lệ thuận với qui mô doanh số của SBU mà nó đại diện. 5-30 Nội dung phát triển và chiến lược của các SBU trong ma trận BCG 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% M ứ c tă n g trư ở n g c ủ a th ị trư ờ n g (M G R ) 0,1 0,2 0,3 0,5 1,0 1,5 2,0 4,0 8,0 Thị phần tương đối (RMS) Cash Cows (III) • Mức tăng trưởng của thị trường giảm và ổn định dần, vẫn giữ thị phần lớn. • Dòng lưu kim và khả năng sinh lợi cao một cách ổn định. • Chiến lược: duy trì ổn định thị phần để khai thác tối đa hiệu quả SBU. Stars (II) • Thị trường tăng trưởng mạnh, thị phần của SBU lớn, cạnh tranh mạnh. • Dòng lưu kim trung bình, khả năng sinh lợi cao, có chiều hướng tăng. • Chiến lược: đầu tư chiều sâu để duy trì ưu thế cạnh tranh. Dogs (IV) • Thị trường suy giảm mạnh, thị phần tương đối của SBU cũng giảm mạnh. • Dòng lưu kim thấp (hoặc thậm hụt), hầu như không còn sinh lợi. • Chiến lược: giảm chi phí, tiến đến thanh lý dần đi. Question Marks (I) • Thị trường tăng trưởng mạnh, nhưng thị phần của SBU nhỏ bé. • Dòng lưu kim thâm hụt, khả năng sinh lợi kém, không ổn định. • Chiến lược: đầu tư củng cố, tăng thị phần, hoặc bán đi. 16 5-31 Cash Cows (III) Dogs (IV) Stars (II) Question Marks (I) Hướng chuyển dịch của các SBU trong ma trận BCG 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% M ứ c tă n g trư ở n g c ủ a th ị trư ờ n g (M G R ) 0,1 0,2 0,3 0,5 1,0 1,5 2,0 4,0 8,0 Thị phần tương đối (RMS) 1 2 2 3 4 5-32 Ma trận GE (General Electric Matrix) Áp dụng cho các công ty có nhiều SBU như ma trận BCG. Kỹ thuật phân tích: Trục tung: đánh giá sức hấp dẫn của thị trường (cao, trung bình, thấp). Trục hoành: đánh giá vị thế cạnh tranh của SBU (mạnh, trung bình, yếu). Phối hợp thành ma trận để chọn chiến lược. 17 5-33 Minh họa ma trận GE T h ấ p T ru n g b ìn h C a o S Ứ C H Ấ P D Ẫ N C Ủ A T H Ị T R Ƣ Ờ N G Yếu Trung bình Mạnh VỊ THẾ CẠNH TRANH Thận trọng giữa phát triển, giữ ổn định hay thu hẹp Thu hẹp dần Loại bỏ Phát triển có chọn lọc Thận trọng giữa phát triển, giữ ổn định hay thu hẹp Thu hẹp dần Đẩy mạnh đầu tư phát triển Phát triển có chọn lọc Thận trọng giữa phát triển, giữ ổn định hay thu hẹp 5-34 Ví dụ: Tính mức hấp dẫn của thị trường (ma trận GE) Các yếu tố tham gia đánh giá Trọng số Chấm điểm (1 – 5) Đánh giá chung 1. Dung lượng thị trường 0,15 4 0,60 2. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm của mức cầu 0,10 4 0,40 3. Sức mua của thị trường 0,10 4 0,40 4. Sức ép cạnh tranh trên thị trường 0,20 5 1,00 5. Khả năng cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại chỗ 0,10 3 0,30 6. Tính ổn định về an ninh, chính trị 0,10 3 0,30 7. Tình hình tăng trưởng (suy thoái) kinh tế 0,05 2 0,10 8. Tình hình lạm phát 0,05 2 0,10 9. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, tính thời vụ 0,05 4 0,20 10. Mức tăng lợi nhuận của công ty tại đó các năm qua 0,10 4 0,40 Tổng cộng 1,00 3,80 Hầu hết các yếu tố đánh giá thuộc môi trường bên ngoài; mỗi yếu tố có thể là thời cơ hoặc nguy cơ đe dọa (tùy điều kiện cụ thể); cách ấn định trọng số, chấm điểm và đánh giá tương tự như trong ma trận EFE. Trong trường hợp trên, mức đánh giá chung bằng 3,80 cho thấy mức hấp dẫn của thị trường mà SBU đang hoạt động là khá cao. 18 5-35 Ví dụ: Tính vị thế cạnh tranh của SBU (ma trận GE) Các yếu tố tham gia đánh giá Trọng số Chấm điểm (1 – 5) Đánh giá chung 1. Thị phần 0,15 4 0,60 2. Mức tăng thị phần của SBU các năm qua 0,10 4 0,40 3. Tính khác biệt về chất lượng và giá cả sản phẩm 0,15 5 0,60 4. Danh tiếng của thương hiệu 0,15 5 0,75 5. Khả năng tổ chức kiểm soát màng lưới phân phối 0,10 3 0,30 6. Khả năng tổ chức và quản trị nhân sự 0,10 4 0,40 7. Quản trị sản xuất và quản trị chi phí 0,05 3 0,15 8. Tính ổn định của hệ thống cung ứng nguyên liệu 0,05 3 0,15 9. Hoạt động R&D 0,10 4 0,40 10. Hiệu quả sản xuất kinh doanh các năm qua 0,05 3 0,15 Tổng cộng 1,00 3,90 Hầu hết các yếu tố đánh giá thuộc môi trường bên trong; mỗi yếu tố có thể là điểm mạnh hoặc điểm yếu (tùy điều kiện cụ thể); cách ấn định trọng số, chấm điểm và đánh giá tương tự như trong ma trận IFE. Trong trường hợp trên, mức đánh giá chung bằng 3,90 cho thấy vị thế cạnh tranh của SBU trên thị trường khá cao. 5-36 Ví dụ: Thiết lập ma trận GE 1 ,0 0 3 ,6 7 5 ,0 0 S Ứ C H Ấ P D Ẫ N C Ủ A T H Ị T R Ƣ Ờ N G 2 ,3 3 VỊ THẾ CẠNH TRANH 5,00 3,67 2,33 1,00 X Theo kết quả tính toán ở trên, SBU(X) có vị thế cạnh tranh mạnh trên một thị trường có sức hấp dẫn cao. Cần được đầu tư thỏa đáng hơn. 19 5-37 Ma trận IE (Internal – External Matrix) Cũng áp dụng cho công ty có nhiều SBU như các ma trận BCG và GE. Kỹ thuật phân tích: Trục tung: đánh giá tác động của môi trường bên ngoài (mạnh, trung bình, yếu). Trục hoành: đánh giá tác động của môi trường nội bộ (mạnh, trung bình, yếu). Phối hợp thành ma trận để chọn chiến lược. 5-38 Minh họa ma trận IE (1 ,0 0 – 1 ,9 9 ) Y ế u (2 ,0 0 – 2 ,9 9 ) T ru n g b ìn h 3 ,0 0 – 4 ,0 0 ) M ạ n h T ổ n g s ố đ iể m đ á n h g iá c ủ a m a trậ n E F E Yếu (1,00 – 1,99) Trung bình (2,00 – 2,99) Mạnh (3,00 – 4,00) Tổng số điểm đánh giá của ma trận IFE VII Cân nhắc giữ ổn định hay thu hẹp VIII Thu hẹp dần IX Loại bỏ IV Phát triển có chọn lọc V Cân nhắc giữ ổn định hay thu hẹp VI Thu hẹp dần I Đẩy mạnh phát triển II Phát triển có chọn lọc III Cân nhắc giữ ổn định hay thu hẹp 20 5-39 Ví dụ: Thiết lập ma trận IE Giả định cơ sở dữ liệu của một công ty có 4 SBU: SBU Doanh số Lợi nhuận Số điểm IFE Số điểm EFE Triệu $US % Triệu $US % 1 100 25 10 50 3,6 3,2 2 200 50 5 25 2,8 3,5 3 60 15 4 20 3,1 2,2 4 40 10 1 5 1,8 2,4 Tổng cộng 400 100 20 100 5-40 Ví dụ: Thiết lập ma trận IE (1 ,0 0 – 1 ,9 9 ) Y ế u (2 ,0 0 – 2 ,9 9 ) T ru n g b ìn h 3 ,0 0 – 4 ,0 0 ) M ạ n h T ổ n g s ố đ iể m đ á n h g iá c ủ a m a trậ n E F E Yếu (1,00 – 1,99) Trung bình (2,00 – 2,99) Mạnh (3,00 – 4,00) Tổng số điểm đánh giá của ma trận IFE 4 DS:10%, LN: 5% 3 DS:15%, LN: 20% 1 DS:25%, LN: 50% 2 DS:50%, LN: 25% 21 5-41 Ví dụ: Thiết lập ma trận IE Kích cỡ của vòng tròn đại diện một SBU tương xứng với tỷ lệ doanh số; và cung tròn gạch chéo tương xứng với tỷ lệ lợi nhuận của nó trong công ty. Trong ví dụ trên: Các SBU(1,2,3) cần được chú trọng đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn. SBU(4) thì nên giảm chi phí và thu hẹp dần. 5-42 Ma trận chiến lược tổng quát (GSM – Grand Strategy Matrix) Áp dụng cho cả cấp công ty và SBU. Kỹ thuật phân tích: Trục tung: mức tăng trưởng của thị trường (nhanh, chậm). Trục hoành: vị thế cạnh tranh (mạnh, yếu). Phối hợp thành ma trận để đánh giá và lựa chọn chiến lược (các chiến lược tổng quát được liệt kê trong phần minh họa). 22 5-43 Ma trận chiến lược tổng quát (GSM – Grand Strategy Matrix) Lưu ý khi xây dựng ma trận: Điều tra thực tế để xác định mức tăng trưởng của thị trường (công ty hoặc SBU). Tính vị thế cạnh tranh của công ty hoặc SBU tương tự trường hợp ma trận GE. Thống nhất ranh giới phân định mức tăng trưởng của thị trường (cao – thấp); và vị thế cạnh tranh (mạnh – yếu) 5-44 Minh họa ma trận chiến lược tổng quát III Cắt giảm chi phí .1 Đa dạng hóa đồng tâm .2 Đa dạng hóa hàng ngang .3 Đa dạng hóa kết hợp .4 Thu hẹp .5 Thanh lý .6 IV 1. Đa dạng hóa đồng tâm 2. Đa dạng hóa kết hợp 3. Đa dạng hóa hàng ngang 4. Liên doanh II Mở rộng thị trường .1 Thâm nhập thị trường .2 Phát triển sản phẩm .3 Hội nhập hàng ngang .4 Thu hẹp .5 Thanh lý .6 I 1. Mở rộng thị trường 2. Thâm nhập thị trường 3. Phát triển sản phẩm 4. Hội nhập phía trước 5. Hội nhập phía sau 6. Hội nhập hàng ngang 7. Đa dạng hóa đồng tâm Mức tăng trưởng của thị trường nhanh Mức tăng trưởng của thị trường chậm Vị thế cạnh tranh yếu Vị thế cạnh tranh mạnh 23 5-45 Giai đoạn quyết định chiến lược Yêu cầu cơ bản: Đề xuất nhiều chiến lược với luận cứ xác đáng để lãnh đạo dễ dàng quyết định. Vận dụng trực giác một cách nhạy bén để có quyết định đúng đắn. Công cụ chính: ma trận hoạch định chiến lược trên cơ sở định lượng (Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM). 5-46 Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) Cơ sở dữ liệu: Thông tin thu thập ở giai đoạn 1. Các chiến lược đã xây dựng được ở giai đoạn 2. Nội dung chính của QSPM là: Phân nhóm các chiến lược đã xây dựng (mỗi nhóm bao gồm một số phương án có thể thay thế nhau). Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài lên từng phương án để so sánh và lựa chọn. Có thể áp dụng QSPM cho cả 3 cấp chiến lược. 24 5-47 Minh họa ma trận QSPM Các yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng Mức tác động (Pi) Nhóm chiến lƣợc Cơ sở đánh giá điểm hấp dẫn Phƣơng án 1 Phƣơng án 2 Phƣơng án 3 ASi TASi ASi TASi ASi TASi Các yếu tố bên trong 1. 2. Các yếu tố bên ngoài 1. 2. Tổng cộng Ghi chú: TASi = ASi x Pi (ASi – điểm hấp dẫn của yếu tố Xi; TASi – tổng số điểm hấp dẫn của yếu tố Xi). Có thể đưa thêm nhiều nhóm chiến lược (tùy ý) vào ma trận để đánh giá và lựa chọn. 5-48 Các bước phát triển ma trận QSPM (1) Liệt kê các yếu tố đánh giá: Các yếu tố bên trong: lấy từ ma trận IFE (10 – 20 yếu tố biểu hiện các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp). Các yếu tố bên ngoài: lấy từ ma trận EFE (10 – 20 yếu tố biểu hiện cơ hội và nguy cơ đe dọa đối với doanh nghiệp). 25 5-49 Các bước phát triển ma trận QSPM (2) Đánh giá mức tác động của từng yếu tố: Pi – lượng hóa mức tác động của yếu tố Xi như trong ma trận IFE và EFE (1 ≤ Pi ≤ 4). Đối với các yếu tố bên trong, Pi là mức tác động của yếu tố Xi lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các yếu tố bên ngoài, Pi là mức phản ứng của doanh nghiệp đối với tác động của yếu tố môi trường Xi. 5-50 Các bước phát triển ma trận QSPM (3) Xác định các phương án chiến lược đưa vào ma trận QSPM: Nghiên cứu các ma trận đã xây dựng ở giai đoạn 2 chọn lọc các phương án chiến lược có khả năng thực hiện. Phân nhóm chiến lược (tăng trưởng tập trung, hội nhập, đa dạng hóa), mỗi nhóm gồm vài phương án có thể thay thế nhau. 26 5-51 Các bước phát triển ma trận QSPM (4) Chấm điểm hấp dẫn ASi (của yếu tố Xi): Một yếu tố Xi có ảnh hưởng (với mức tác động khác nhau) đến việc lựa chọn các phương án trong một nhóm chiến lược cụ thể thì chấm điểm ASi cho tất cả phương án trong nhóm đó (1 ≤ ASi ≤ 4). Ngược lại, nếu yếu tố Xi không có ảnh hưởng thì không chấm điểm ASi cho tất cả phương án trong nhóm đó. 5-52 Các bước phát triển ma trận QSPM (5) Tính tổng số điểm hấp dẫn TASi (của yếu tố Xi): TASi = ASi x Pi. (6) Đánh giá mức hấp dẫn của các phương án chiến lược để lựa chọn thực hiện: Tính cho từng phương án. Trong mỗi nhóm, việc chọn phương án chiến lược để thực hiện thường được căn cứ vào mức hấp dẫn từ cao xuống thấp. n 1i iTAS (n là số yếu tố) 27 5-53 Ví dụ: QSPM của Saigon Vewong Corp. Để tiện trình bày, ví dụ này chỉ phân tích một nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung của Saigon Vewong Corp. (một công ty liên doanh sản xuất bột ngọt và mì ăn liền hàng đầu ở Việt Nam). Các yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng Mức tác động (Pi) Nhóm chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung Cơ sở đánh giá điểm hấp dẫn Thâm nhập thị trƣờng Mở rộng thị trƣờng Phát triển sản phẩm ASi TASi ASi TASi ASi TASi CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 1. Quản trị cấp cao có 40 năm kinh nghiệm 3 3 9 3 9 3 9 Ảnh hưởng thuận lợi 2. Thương hiệu A’one khá nổi tiếng 4 4 16 4 16 3 12 3. Chất lượng sản phẩm A’one đứng top đầu 4 4 16 4 16 3 12 4. Công nghệ sản xuất thuộc top đầu ngành 4 3 12 3 12 4 16 5. Tiềm lực tài chính khá mạnh 3 2 6 3 9 3 9 6. Đội ngũ lao động lành nghề 3 2 6 3 9 3 9 7. Hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam 4 4 16 4 16 3 12 8. Giá thành sản phẩm tương đối cao 2 1 2 1 2 1 2 Ảnh hưởng bất lợi 9. Xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam còn ít 1 1 1 2 2 2 2 10. Hoạt động R&D chưa mạnh 2 1 2 1 2 1 2 5-54 Ví dụ: QSPM của Saigon Vewong Corp. Các yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng Mức tác động (Pi) Nhóm chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung Cơ sở đánh giá điểm hấp dẫn Thâm nhập thị trƣờng Mở rộng thị trƣờng Phát triển sản phẩm ASi TASi ASi TASi ASi TASi CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 1. GDP, GDPcapita của Việt Nam tăng nhanh 4 4 16 4 16 4 16 Ảnh hưởng thuận lợi 2. Công nghiệp hóa của VN phát triển nhanh 4 3 12 3 12 3 12 3. Việt Nam đã hoàn thành AFTA năm 2006 3 2 6 2 6 3 9 4. Việt Nam đã gia nhập WTO đầu năm 2007 3 3 9 4 12 4 12 5. Lãi suất ở Việt Nam đang giảm dần 3 2 6 2 6 2 6 6. Tại VN đã có sản xuất bột mì 14% protein 4 2 8 3 12 3 12 7. Tại Việt Nam đã có sản xuất G.A khô 4 2 8 3 12 2 8 8. Vedan và Ajinomoto mở rộng sản xuất ở VN 2 2 4 2 4 2 4 Ảnh hưởng bất lợi 9. Nissin (Nhật) đã sản xuất MAL tại Việt Nam 2 1 2 1 2 2 4 10. Giá xăng dầu tăng và ổn định ở mức cao 2 2 4 2 4 2 4 Tổng cộng 161 179 172 Nhận xét: Theo kết quả phân tích định lượng như trên, ưu tiên hàng đầu của Saigon Vewong Corp. hiện nay là tập trung mở rộng thị trường và về lâu dài nên chú trọng thêm vào chiến lược phát triển sản phẩm mới. Theo đó, có thể phát huy được các ưu thế về kinh nghiệm quản lý và trình độ sản xuất cao để bành trướng hoạt động kinh doanh, đón đầu thời cơ do tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam mang lại; đồng thời, hạn chế được các bất lợi từ sức ép cạnh tranh của các đối thủ lớn đang hướng mạnh tới thị trường Việt Nam. 28 5-55 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn chiến lƣợc Đó là những nhân tố không thể lượng hóa tác động của nó vào trong kết quả phân tích môi trường. Nên không thể thấy rõ ảnh hưởng của nó đến các chiến lược được đề xuất. Nhưng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự quyết định lựa chọn chiến lược. 5-56 Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức Xây dựng giá trị văn hóa công ty và áp dụng các qui tắc ứng xử tích cực để hậu thuẫn cho công tác quản trị chiến lược. Xử lý khôn khéo hiện tượng sức ì về văn hóa chống lại sự thay đổi chiến lược. Xử lý những bất đồng về văn hóa trong các trường hợp áp dụng chiến lược liên doanh hay sáp nhập công ty. 29 5-57 Ảnh hưởng của chính trị nội bộ Chính trị nội bộ thể hiện qua chính kiến của các ê-kíp khác nhau trong công ty. Mâu thuẫn giữa các ê-kíp quản trị cấp cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn chiến lược. Nguyên tắc cơ bản để xử lý mâu thuẫn đó là: “phải coi trọng kết quả – vì lợi ích chung – hơn là phương pháp thực hiện”. 5-58 Ảnh hưởng của chính trị nội bộ Một số biện pháp xử lý tối thiểu hóa các tác nhân gây mâu thuẫn nội bộ: Áp dụng cơ chế ủy quyền chặt chẽ. Đánh giá kết quả công bằng, minh bạch. Động viên khen thưởng kịp thời, thỏa đáng, không cào bằng thành tích. Loại trừ những người cấu kết bè phái vì đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích của công ty. 30 5-59 Vai trò của Hội đồng quản trị Phân định rõ trách nhiệm giữa Ban giám đốc (xây dựng chiến lược) và Hội đồng quản trị (quyết định chiến lược). Tăng cường vai trò quyết định và kiểm soát chiến lược của Hội đồng quản trị. Tránh tình trạng Hội đồng quản trị thiếu trình độ nên lơ là, còn Ban giám đốc thì thao túng công tác quản trị chiến lược. 5-60 Kết luận Phân tích và lựa chọn chiến lược là khâu then chốt, quyết định chất lượng công tác quản trị chiến lược của một doanh nghiệp. Vấn đề cơ bản không chỉ là nắm vững kỹ thuật phân tích (các ma trận), mà còn phải biết phối hợp hợp lý giữa chúng để lựa chọn được các chiến lược khả thi, đúng đắn. Ở đây, kinh nghiệm và trực giác của nhà quản trị chiến lược cũng có vai trò rất quan trọng. 31 5-61 Câu hỏi thảo luận 1. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của quá trình phân tích và lựa chọn chiến lược. 2. Trình bày các công cụ chính để phân tích và xây dựng chiến lược. Thảo luận về mối liên hệ giữa các công cụ đó. 3. Phân tích các bước đánh giá và lựa chọn chiến lược theo ma trận QSPM. 4. Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược.
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_chien_luoc_kinh_doanh_chuong_5_phan_tich.pdf