Bài giảng Quản lý hành chính, tư pháp

Quan niệm về hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp là một loại hoạt động

nhằm thực hiện quyền tư pháp của nhà nước

bao gồm hoạt động xét xử và các hoạt động tư

pháp khác.

Quyền tư pháp là quyền phán xét tính hợp

hiến, hợp pháp của các quyết định pháp luật và

hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông

qua hoạt động xét xử của tòa án.

uan niệm về hoạt động tư pháp

Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:

+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của

nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền

tư pháp.

+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công

lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,

bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích

của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân.

pdf 56 trang kimcuc 15800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý hành chính, tư pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý hành chính, tư pháp

Bài giảng Quản lý hành chính, tư pháp
Chuyên Đề: 
Quản lý hành chính - tư pháp 
ThS. Trần Hữu Minh 
P. Trưởng Khoa Nhà nước - Pháp luật 
I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp 
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp 
Nhà nước quản lý xã hội 
thông qua các hoạt động 
Quyền 
Lập pháp 
Quyền 
Hành pháp 
Quyền 
Tư pháp 
I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp 
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp 
Tòa án 
( xét xử ) Kiểm sát 
( truy tố ) 
Thi 
Hành án 
Luật sư Điều tra 
Giám định 
Tư pháp 
Công chứng 
Hộ tịch 
I. Khái quát chung về quản lý hành chính tư pháp 
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp 
 Hoạt động tư pháp là một loại hoạt động 
nhằm thực hiện quyền tư pháp của nhà nước 
bao gồm hoạt động xét xử và các hoạt động tư 
pháp khác. 
 Quyền tư pháp là quyền phán xét tính hợp 
hiến, hợp pháp của các quyết định pháp luật và 
hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông 
qua hoạt động xét xử của tòa án. 
I. Khái quát chung về quản lý hành chính tư pháp 
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp 
“ Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động 
trọng tâm trong quá trình cải cách tư pháp ” 
( Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ) 
I. Khái quát chung về quản lý hành chính tư pháp 
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp 
 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: 
 + Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của 
nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền 
tư pháp. 
 + Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công 
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, 
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích 
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của 
tổ chức, cá nhân. 
“..... Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số 
lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình 
độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để 
luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, 
đồng thời xác định rõ trách nhiệm đối với luật sư. 
Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy 
chế độ tự quản của tổ chức luật sự; đề cao trách 
nhiệm các tổ chức luật sư đối với thành viên của 
mình.” 
( Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến 
lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 ) 
• Quản lý hành chính – tư pháp được hiểu là: 
Quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ 
quan hành chính nhà nước đối với hoạt động 
hành chính – tư pháp, dựa trên các quy luật 
khách quan của đời sống kinh tế - xã hội, 
nhằm phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và bảo 
đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm thực hiện 
các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, 
đồng thời góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt 
động tư pháp. 
I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp 
2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hành 
chính - tư pháp. 
+ Chính phủ 
 “ Chính phủ thống nhất quản lý công tác 
hành chính – tư pháp, các hoạt động về luật 
sư, giám định tư pháp, công chứng và bổ trợ 
tư pháp; tổ chức quản lý công tác thi hành án, 
quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch”. 
 ( khoản 4 điều 18 Luật Tổ chức chính phủ ) 
+ Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, 
Bộ Ngoại giao, .. 
 Bộ tư pháp quản lý về luật sư và hành nghề luật 
sư, thi hành án dân sự, công chứng, hộ tịch .. 
+ Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp 
huyện, cấp xã) 
I. Khái quát chung về quản lý hành chính - tư pháp 
 3. Nội dung quản lý hành chính - tư pháp 
 - Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền 
ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 
 - Hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện 
chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt 
động hành chính - tư pháp; 
 - Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; 
• Quản lý hệ thống tổ chức, hoạt động của cơ 
quan; 
• Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ; 
• Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi 
phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt 
động hành chính tư pháp; 
• Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện 
cho một số hoạt động hành chính tư pháp; 
• Hợp tác quốc tế về hành chính tư pháp; 
• Tổng kết hoạt động hành chính tư pháp; 
• Báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt 
động hành chính tư pháp. 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 1. Quản lý nhà nước về công chứng 
 2. Quản lý nhà nước về chứng thực 
 3. Quản lý nhà nước về hộ tịch 
 4. Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi 
hành án hình sự 
 5. Quản lý nhà nước về giám định tư pháp 
 6. Quản lý nhà nước về luật sư 
 7. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ 
sở 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 1. Quản lý nhà nước về công chứng 
 a. Khái niệm 
 Công chứng là việc công chứng viên chứng 
nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp 
đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy 
định của pháp luật phải công chứng hoặc cá 
nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. 
• Công chứng là việc công chứng viên của một 
tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận 
tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao 
dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính 
xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của 
bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang 
tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài 
sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật 
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự 
nguyện yêu cầu công chứng. 
• Công chứng viên được chứng thực bản sao 
từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy 
tờ, văn bản. 
Cảnh xếp hàng chờ đợi thường thấy ở các Phòng công chứng 
trước khi có Luật Công chứng 
Tình trạng quá tải ở các phòng công chứng 
trước khi Luật Công chứng có hiệu lực. 
Cảnh chờ đợi tại một Phòng Công chứng. 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 1. Quản lý nhà nước về công chứng 
 b. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 
• 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được 
công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành 
nghề công chứng. 
• 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực 
thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp 
bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình 
thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo 
quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham 
gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. 
• 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị 
chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, 
giao dịch được công chứng không phải chứng minh, 
trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. 
b. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 1. Quản lý nhà nước về công chứng 
 c. Công chứng viên 
• Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ 
Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và 
có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ 
nhiệm công chứng viên: 
• 1. Có bằng cử nhân luật; 
• 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên 
tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân 
luật; 
• 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc 
hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng; 
• 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề 
công chứng; 
• 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. 
Đào tạo nghề công chứng 
• 1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa 
đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề 
công chứng. 
• 2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng. 
• Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công 
chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp 
giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công 
chứng. 
• 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở 
đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào 
tạo nghề công chứng và việc công nhận tương 
đương đối với những người được đào tạo nghề công 
chứng ở nước ngoài. 
Miễn đào tạo nghề công chứng 
• 1. Những người sau đây được miễn đào tạo 
nghề công chứng: 
• a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm 
sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; 
• b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; 
• c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, 
tiến sĩ luật; 
• d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành 
tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; 
chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, 
giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. 
• 2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng 
phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành 
nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành 
nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công 
chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng 
viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 
03 tháng. 
• Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp 
giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng 
nghề công chứng. 
Tập sự hành nghề công chứng 
• Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 
tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt 
nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 
tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi 
dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự 
hành nghề công chứng được tính từ ngày 
đăng ký tập sự. 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 1. Quản lý nhà nước về công chứng 
 d. Tổ chức hành nghề công chứng 
Hình 
Thức 
Tổ 
Chức 
Hành 
Nghề 
Công 
Chứng 
Phòng Công Chứng 
Văn Phòng Công Chứng 
Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng 
• 1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng 
phải tuân theo quy định của pháp luật và phù hợp với 
Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề 
công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 
• 2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại 
những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được 
Văn phòng công chứng. 
• 3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn 
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó 
khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định 
của Chính phủ. 
Phòng công chứng 
• 1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 
quyết định thành lập. 
• 2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập 
thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản 
riêng. 
• Người đại diện theo pháp luật của Phòng công 
chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng 
phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân 
dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. 
• 3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ 
“Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và 
tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi 
Phòng công chứng được thành lập. 
Văn phòng công chứng 
• Các công chứng viên thành lập Văn phòng 
công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập 
Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân 
cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị 
thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề 
nghị thành lập và đề án thành lập Văn 
phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần 
thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, 
nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật 
chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao 
quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham 
gia thành lập Văn phòng công chứng. 
Luật sư Trần Công Trục 
 Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ 
Ông Nguyễn Đức Chính – Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM 
 trao quyết định thành lập cho các văn phòng công chứng. 
Văn phòng công chứng tư ra đời đã giải quyết được tình trạng 
quá tải của các Phòng công chứng nhà nước. 
Những khách hàng đầu tiên tới công chứng tại 
VPCC Hà Nội ở A38 phố Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy 
Công chứng tư tìm cách chinh phục khách hàng 
trước hết bằng vẻ ngoài thân thiện. 
Trưởng VPCC Hà Nội, tiến sỹ luật Lê Quốc Hùng: 
"Ai phục vụ tốt hơn sẽ có nhiều khách hàng hơn". 
Văn phòng Công chứng ở Đà Nẵng 
1. Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt 
 Địa chỉ: 50 đường Hoàng Văn Thụ, quận Hải Châu 
2. Văn phòng công chứng Trọng Tâm 
 Địa chỉ: 197 đường Nguyễn Văn Linh, quận Thanh 
Khê 
3. Văn phòng công chứng Ngọc Yến 
 Địa chỉ: 42 đường Tôn Đức Thắng, quận Liên 
Chiểu 
Văn phòng Công chứng ở Đà Nẵng 
4. Văn phòng công chứng Phước Nhân 
 Địa chỉ: Số 696 đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 
Cẩm Lệ, ĐN 
5. Văn phòng công chứng Quốc Thái 
 Địa chỉ: 498 đường Lê Văn Hiến, phường Hòa 
Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 
6. Văn phòng công chứng An Phát 
 Địa chỉ: Khu phố chợ Túy Loan, thôn Dương Lâm, 
xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng 
Văn phòng Công chứng ở Đà Nẵng 
7. Văn phòng công chứng Tâm Tín 
 Địa chỉ: Lô số 04.B2-13 Khu DT 602, thôn An Ngãi 
Đông, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà 
Nẵng 
8. Văn phòng công chứng Pháp Chứng 
 Địa chỉ:Thôn Cồn Mong, xã Hòa Phước, huyện 
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 
9. Văn phòng công chứng Phạm Văn Khánh 
 Địa chỉ: 980 đường Ngô Quyền, phường An Hải 
Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng 
Phòng Công chứng ở Đà Nẵng 
 + Phòng Công chứng số 1 
Địa chỉ: 09 đường Trần Phú, quận Hải Châu, ĐN 
 + Phòng Công chứng số 2 
Địa chỉ: 209 đường Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, ĐN 
 + Phòng Công chứng số 3 
Địa chỉ: 39 đường Ngũ Hành Sơn, quận Sơn Trà, ĐN 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 1. Quản lý nhà nước về công chứng 
e. Thẩm quyền quản lý nhà nước về công chứng. 
( điều 69 và điều 70 Luật công chứng 2014) 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 2. Quản lý nhà nước về chứng thực 
 a. Khái niệm 
 Chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp 
huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp 
đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong 
các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các 
giao dịch của họ theo quy định của pháp luật. 
 2. Quản lý nhà nước về chứng thực 
 b. Giá trị pháp lý của việc chứng thực 
 - Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao 
được chứng thực từ bản chính theo quy định 
của pháp luật có giá trị pháp lý được sử dụng 
thay cho bản chính trong các giao dịch. 
 - Chữ ký được chứng thực theo quy định 
của pháp luật có giá trị chứng minh người yêu 
cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để 
xác định trách nhiệm của người ký về nội dung 
của giấy tờ, văn bản. 
 2. Quản lý nhà nước về chứng thực 
c. Thẩm quyền chứng thực 
 c1. Thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân 
dân cấp huyện. 
 c2. Thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân 
dân cấp xã. 
 c3. Thẩm quyền chứng thực của Cơ quan đại 
diện Việt Nam ở nước ngoài. 
d. Thẩm quyền quản lý nhà nước về chứng thực. 
 (Nghị định 79 năm 2007 của Chính phủ) 
II. Nội dung quản lý hành chính - tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 3. Quản lý nhà nước về hộ tịch 
 a. Những vấn đề chung về hộ tịch 
 Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình 
trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến 
khi chết. Đó là các sự kiện: 
Các sự kiện hộ tịch 
• Khai sinh; 
• Kết hôn; 
• Giám hộ; 
• Nhận cha, mẹ, con; 
• Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân 
tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; 
• Khai tử. 
Các sự kiện hộ tịch 
• Thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con; 
• Xác định lại giới tính; 
• Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; 
• Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công 
nhận việc kết hôn; 
• Công nhận giám hộ; 
• Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố 1 người mất tích, 
đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi 
dân sự. 
• Với mối vấn đề hộ tịch thì có giấy tờ về vấn đề 
đó, gọi là giấy tờ về hộ tịch. 
• Giấy tờ về hộ tịch do cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền cấp. Đó là cơ sở pháp lý chứng 
minh các quyền và nghĩa vụ cá nhân phát sinh 
từ sự kiện hộ tịch. 
• Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi 
cá nhân, do vậy, tất cả các loại giấy tờ về hộ 
tịch đều phải thống nhất với giấy khai sinh của 
cá nhân người đó. 
 Quản lý nhà nước về hộ tịch là 1 trong 
những vấn đề quan trọng trong quản lý nhà 
nước về hành chính - tư pháp 
• Thông qua quản lý nhà nước về hộ tịch, nhà 
nước quản lý đối với dân cư của mình. 
• Mặc khác, thông qua quản lý nhà nước về hộ 
tịch, nhà nước theo dõi được thực trạng và 
những biến động của dân cư như: sinh, tử, kết 
hôn, ly hôn .. 
II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp 
trong một số lĩnh vực cụ thể 
 3. Quản lý nhà nước về hộ tịch 
 b. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch 
• Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện 
các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch. 
• Tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân 
dân chấp hành các quy định của pháp luật về 
hộ tịch. 
• Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng 
nghiệp vụ chuyên môn về hộ tịch. 
• Ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng 
thống nhất các sổ sách, biểu mẫu về hộ tịch. 
• Đăng ký, thống kê, báo cáo, lưu trữ sổ sách, 
hồ sơ về hộ tịch. 
• Giải quyết khiếu nại – tố cáo về hộ tịch theo 
thẩm quyền. 
• Thanh tra, kiểm tra, thực hiện khen thưởng và 
xử lý vi phạm về công tác hộ tịch. 
 c. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hộ tịch 
Điều 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71 Luật hộ tịch 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_hanh_chinh_tu_phap.pdf