Bài giảng Phương pháp số - Chương 1: Số xấp xỉ và sai số

Phương pháp số là gì?

Phương pháp số (numerical method) hay đôi khi còn được gọi là Phương pháp tính

(Computational method), Toán học tính toán (Computational mathematics) hoặc Giải tích số

(Numerical analysis) là một lĩnh vực của toán học chuyên nghiên cứu các phương pháp giải gần

đúng các bài toán bằng cách dựa trên những dữ liệu số cụ thể và cho kết quả cũng dưới dạng số.

Nói gọn hơn, phương pháp số như bản thân tên gọi của nó, có nghĩa là phương pháp giải các bài

toán bằng những con số cụ thể.

Trong phương pháp số chúng ta thường quan tâm đến hai vấn đề:

• Phương pháp để giải bài toán.

• Mối liên hệ giữa lời giải số gần đúng và lời giải đúng, hay vấn đề sai số của lời giải.

pdf 11 trang kimcuc 18020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phương pháp số - Chương 1: Số xấp xỉ và sai số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp số - Chương 1: Số xấp xỉ và sai số

Bài giảng Phương pháp số - Chương 1: Số xấp xỉ và sai số
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
- - - - - - - 	 - - - - - - - 
BÀI GIẢNG 
PHƯƠNG PHÁP SỐ 
Biên soạn : Ths. PHAN THỊ HÀ 
 Ts. PHAN ĐĂNG CẦU 
Lưu hành nội bộ 
HÀ NỘI - 2006 
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Giới thiệu môn học 
GIỚI THIỆU MÔN HỌC 
I. GIỚI THIỆU CHUNG 
Phương pháp số là một lĩnh vực của toán học chuyên nghiên cứu các phương pháp giải các 
bài toán (chủ yếu là gần đúng) bằng cách dựa trên những dữ liệu số cụ thể và cho kết quả cũng 
dưới dạng số. Nói gọn hơn, phương pháp số như bản thân tên gọi của nó, có nghĩa là phương 
pháp giải các bài toán bằng những con số cụ thể. 
Ngày nay phần lớn các công việc tính toán đều được thực hiện trên máy tính. Tuy vậy thực 
tế chứng tỏ rằng, việc áp dụng các thuật toán và phương pháp tính toán khác nhau có thể cho tốc 
độ tính toán và độ chính xác rất khác nhau. Lấy ví dụ đơn giản như tính định thức của ma trận 
chẳng hạn, nếu tính trực tiếp theo định nghĩa thì việc tính định thức của một ma trận vuông cấp 25 
cũng mất hàng triệu năm (ngay cả với máy tính hiện đại nhất hiện nay); trong khi đó nếu sử dụng 
phương pháp khử Gauss thì kết quả nhận được gần như tức thời. 
Như vậy, phương pháp số là công cụ không thể thiếu trong các công việc cần thực hiện 
nhiều tính toán với tốc độ tính toán nhanh và độ chính xác cao như vật lý, điện tử viễn thông, ... 
và dĩ nhiên là tất cả các ngành và mọt lĩnh vực đều cần đến là công nghệ thông tin. 
Phương pháp số được nghiên cứu từ rất lâu và cho đến nay những thành tựu đạt được là một 
khối lượng kiến thức đồ sộ được in trong nhiều tài liệu sách, báo... Tuy nhiên, môn học "Phương 
pháp số" chỉ nhằm cung cấp những kiến thức căn bản nhất về phương pháp số. Với lượng kiến 
thức này sinh viên có thể áp dụng vào giải quyết những bài toán thông thường trong thực tế và có 
khả năng tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức cho mình khi gặp các vấn đề phức tạp hơn. 
II. MỤC ĐÍCH 
Môn học phương pháp số cung cấp cho sinh viên kiến thức căn bản nhất về một số phương 
pháp giải gần đúng trên dữ liệu số . 
Tạo cơ sở để học tốt và nghiên cứu các nghành khoa học kỹ thuật nói chung và Công nghệ 
thông tin nói riêng. 
Góp phần rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, tư duy logic, phương pháp nghiên cứu 
thực nghiệm 
Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và tác phong khoa học cần thiết cho người kỹ sư 
tương lai. 
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 Nghiên cứu một số phương pháp cơ bản nhất của phương pháp số, được ứng dụng nhiều 
trong thực tế như các phương pháp số trong đại số tuyến tính, bài toán nội suy, tìm nghiệm gần 
đúng các phương trình phi tuyến, tính gần đúng đạo hàm và tích phân, giải gần đúng một số dạng 
của phương trình vi phân... 
Tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng của các phương pháp trong thực tế. 
Nghiên cứu cách cài đặt các thuật toán trên máy tính. 
 3
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Giới thiệu môn học 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
Để học tốt môn học này, sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau: 
1. Kiến thức cần trước: 
- Sinh viên phải có kiến thức cơ bản về toán học cao cấp. 
- Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Đặc biệt trong cuốn sách này đã sử dụng ngôn 
ngữ lập trình C để mô tả thuật toán, vì vậy sinh viên phải nắm được ngôn ngữ lập trình C. 
2. Thu thập đầy đủ các tài liệu: 
Giáo trình Phương pháp số. Phan Đăng Cầu, Phan Thị Hà, Học viện Công nghệ BCVT, 2002. 
 Nếu cần sinh viên nên tham khảo thêm: 
- Giải tích số. Phạm Kỳ Anh, nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội, 1966. 
- Phương pháp tính. Tạ Văn Đỉnh, Nhà xuất bản Giáo dục - 1995. 
- Phương Pháp tính. Dương Thuỳ Vỹ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001. 
3. Đặt ra mục tiêu, thời hạn cho bản thân: 
 Đặt ra các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân và cố gắng thực hiện chúng 
 Xây dựng mục tiêu trong chương trình nghiên cứu. 
4 Nghiên cứu và nắm những kiến thức cốt lõi: 
Sinh viên nên đọc qua sách hướng dẫn học tập trước khi nghiên cứu bài giảng môn học và 
các tài liệu tham khảo khác. 
5. Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn học tập: 
Thông qua các buổi hướng dẫn học tập, giảng viên sẽ giúp sinh viên nắm được nội dung 
tổng thể của môn học và giải đáp thắc mắc, đồng thời sinh viên cũng có thể trao đổi, thảo luận với 
những sinh viên khác về nội dung bài học. 
6. Chủ động liên hệ với bạn học và giảng viên: 
Cách đơn giản nhất là tham dự các diễn dàn học tập trên mạng Internet, qua đó có thể trao 
đổi trực tiếp các vấn đề vướng mắc với giảng viên hoặc các bạn học khác đang online. 
7. Tự ghi chép lại những ý chính: 
Việc ghi chép lại những ý chính là một hoạt động tái hiện kiến thức, kinh nghiệm cho thấy 
nó giúp ích rất nhiều cho việc hình thành thói quen tự học và tư duy nghiên cứu. 
8. Học đi đôi với hành 
Học lý thuyết đến đâu thực hành làm bài tập ngay đến đó để hiểu và nắm chắc lý thuyết. 
Nói chung cuối mỗi chương, sinh viên cần tự trả lời các câu hỏi, bài tập. Hãy cố gắng vạch ra 
những ý trả lời chính, từng bước phát triển thành câu trả lời hoàn thiện. 
Liên hệ với các môn học khác và các vấn đề thực tế có liên quan để hiểu sâu hơn ý nghĩa 
của các phương pháp. 
Cài đặt các thuật toán bằng nhiều cách khác nhau, có sử dụng đồ họa để làm nổi bật các đặc 
trưng và kết quả của các thuật toán. Dùng đồ thị so sánh các phương pháp khác nhau cùng giải 
quyết một bài toán, phân tích những điểm yếu điểm mạnh của các thuật toán. Khi cài đặt thuật 
toán nếu có gì vướng mắc thì sinh viên có thể tham khảo thêm phần code của toàn bộ chương 
trình tương ứng đã được viết bằng ngôn ngữ lập trình C trong tài liệu: “Phương pháp số. Phan 
Đăng Cầu, Phan Thị Hà, Học viện Công nghệ BCVT, 2002”. 
 4 
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
CHƯƠNG 1 
SỐ XẤP XỈ VÀ SAI SỐ 
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 Sau khi nghiên cứu chương 1, yêu cầu sinh viên: 
 1. Hiểu được Phương Pháp Số là gì, vai trò và tầm quan trọng của Phương pháp số. 
 2. Hiểu được sai số tuyệt đối và sai số tương đối. 
 3. Nắm được cách viết số xấp xỉ. 
 4. Nắm được các qui tắc tính sai số. 
 5. Hiểu và biết cách đánh giá sai số tính toán và sai số phương pháp . 
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SỐ 
1.1.1. Phương pháp số là gì? 
Phương pháp số (numerical method) hay đôi khi còn được gọi là Phương pháp tính 
(Computational method), Toán học tính toán (Computational mathematics) hoặc Giải tích số 
(Numerical analysis) là một lĩnh vực của toán học chuyên nghiên cứu các phương pháp giải gần 
đúng các bài toán bằng cách dựa trên những dữ liệu số cụ thể và cho kết quả cũng dưới dạng số. 
Nói gọn hơn, phương pháp số như bản thân tên gọi của nó, có nghĩa là phương pháp giải các bài 
toán bằng những con số cụ thể. 
Trong phương pháp số chúng ta thường quan tâm đến hai vấn đề: 
• Phương pháp để giải bài toán. 
• Mối liên hệ giữa lời giải số gần đúng và lời giải đúng, hay vấn đề sai số của lời giải. 
1.1.2. Những dạng sai số thường gặp 
Khi thực hiện một bài toán bằng phương pháp số ta thường gặp những loại sai số sau đây: 
• Sai số trong việc mô hình hóa bài toán 
• Sai số phương pháp 
• Sai số của số liệu 
• Sai số tính toán 
Những sai số trên đây tổng hợp lại nhiều khi dẫn đến những lời giải quá cách xa so với lời 
giải đúng và vì vậy không thể dùng được. Chính vì vậy việc tìm ra những thuật toán hữu hiệu để 
giải các bài toán thực tế là điều rất cần thiết. 
 5
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
1.2. SAI SỐ TUYỆT ĐỐI VÀ SAI SỐ TƯƠNG ĐỐI 
1.2.1. Sai số tuyệt đối 
Trong tính gần đúng ta làm việc với các giá trị gần đúng của các đại lượng. Cho nên vấn đề 
đầu tiên cần nghiên cứu là vần đề sai số.Xét đại lượng đúng A và đại lượng gần đúng của nó là 
a. Ta nói a xấp xỉ A và viết a A. ≈
Trị tuyệt đối Δ a = | a-A | (1.1) 
được gọi là sai số tuyệt đối của a (khi dùng a để xấp xỉ A). 
Trong thực tế ta không biết được số đúng A, do đó nói chung sai số tuyệt đối không tính 
được. Vì vậy ta tìm cách ước lượng sai số tuyệt đối của a bằng số Ea>0 sao cho 
 | a - A | ≤ Ea (1.2) 
Số dương Ea được gọi là sai số tuyệt đối giới hạn của a. Rõ ràng nếu Ea là sai số tuyệt 
đối giới hạn của a thì mọi E > Ea đều là sai số tuyệt đối giới hạn của a. Nếu sai số tuyệt đối 
giới hạn quá lớn so với sai số tuyệt đối thì nó không còn có ý nghĩa về phương diện sai số nữa. 
Trong những điều kiện cụ thể người ta cố gắng chọn Ea là số dương bé nhất có thể được thoã 
mãn (1.1). Nếu Ea là sai số tuyệt đối giới hạn của a khi xấp xỉ A thì ta quy ước viết: 
A = a ± Ea (1.3) 
với ý nghĩa của (1.1), tức là 
a - Ea ≤ A ≤ a + Ea (1.4) 
1.2.2. Sai số tương đối 
Gọi Δa là sai số tuyệt đối của a khi dùng a để xấp xỉ A, khi đó đại lượng 
δa = 
|| a
aΔ (1.5) 
được gọi là sai số tương đối của a. Tuy nhiên một lần nữa ta thấy rằng A thường không 
biết, vì vậy người ta định nghĩa đại lượng 
εa = || a
Ea (1.6) 
là sai số tương đối giới hạn của a. Từ đây ta có 
Ea = | a| εa (1.7) 
Từ đây người ta thường viết 
A = a(1 ± εa) (1.8) 
Vì trong thực tế chúng ta chỉ có thể thao tác với các sai số giới hạn, do đó người ta thường 
gọi một cách đơn giản Ea là sai số tuyệt đối, εa là sai số tương đối. Đôi khi người ta biểu diễn 
sai số tương đối dưới dạng %. Ví dụ với a =10, Ea = 0.05, khi đó ta có εa = 0.05/10 = 0.5 %. 
1.2.3. Chú thích: 
 Sai số tuyệt đối không nói lên đầy đủ "chất lượng" của một số xấp xỉ, “chất lượng” ấy còn 
được phản ánh qua sai số tương đối. 
 6 
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
1.3. CÁCH VIẾT SỐ XẤP XỈ 
1.3.1. Chữ số có nghĩa 
Một số viết dưới dạng thập phân có thể gồm nhiều chữ số, nhưng ta chỉ kể các chữ số từ 
chữ số khác không đầu tiên tính từ trái đến chữ số cuối cùng khác không phía bên phải là các chữ 
số có nghĩa. Chẳng hạn số 2.740 có 3 chữ số có nghĩa, số 0.02078 có 4 chữ số có nghĩa. 
1.3.2. Chữ số đáng tin 
Mọi số thập phân đều có dạng 
a = ± mnn −−−− ααααααα ....... 21011 = ± Σ αs10s
Trong đó αs là những số nguyên từ 0 đến 9. Giả sử a là xấp xỉ của số A với sai số tuyệt đối 
là Δa. Nếu Δa ≤ 0.5*10s thì ta nói rằng chữ số αs là đáng tin (và như vậy các chữ số có nghĩa bên 
trái αs đều là đáng tin). Nếu Δa > 0.5*10s thì ta nói rằng chữ số αs là đáng nghi (và như vậy các 
chữ số bên phải αs đều là đáng nghi). 
Ví dụ. Số xấp xỉ a = 4.67329 
với Δa = 0.004726. Ta có | Δa | ≤ 0.5 *10-2 do đó các chữ số đáng tin là: 4,6,7; các chữ 
số đáng ngờ là 3,2, 9. 
với Δa = 0.005726. Ta có | Δa | ≤ 0.5 *10-1 (nhưng | Δa | > 0.5 *10-2 ) do đó các chữ số 
đáng tin là: 4,6; các chữ số đáng ngờ là 7, 3, 2, 9. 
1.3.3. Cách viết số xấp xỉ 
a. Kèm theo sai số 
Cách thứ nhất là viết kèm theo sai số như công thức (1.3) A = a ± Ea 
b. Mọi chữ số có nghĩa đều đáng tin 
Cách thứ hai là viết theo quy ước: mọi chữ số có nghĩa đều đáng tin; có nghĩa là sai số 
tuyệt đối giới hạn không lớn hơn một nửa đơn vị ở hàng cuối cùng. 
1.3.4. Sai số quy tròn 
Trong tính toán với các con số ta thường làm tròn các số theo quy ước sau: nếu chữ số bỏ 
đi đầu tiên ≥ 5 thì thêm vào chữ số giữ lại cuối cùng một đơn vị, còn nếu chữ số bỏ đi đầu tiên < 5 
thì để nguyên chữ số giữ lại cuối cùng. 
Giả sử a là xấp xỉ của A với sai số tuyệt đối giới hạn là E . Giả sử ta quy tròn a thành a' 
với sai số quy tròn tuyệt đối giới hạn là θ, tức là: 
| a' - a| ≤ θ. 
Ta có 
| a' - A| = | a' - a + a -A| ≤ | a' - a| + | a -A| ≤ θ + E 
Vậy có thể lấy θ +E làm sai số tuyệt đối giới hạn của a'. Như vậy việc quy tròn làm tăng 
sai số tuyệt đối giới hạn. 
 7
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
1.4. CÁC QUY TẮC TÍNH SAI SỐ 
1.4.1. Mở đầu 
Ta xét bài toán tổng quát hơn như sau: 
Xét hàm số u của 2 biến số x và y: 
 u = f(x,y) 
Giả sử x là xấp xỉ của giá trị đúng X, y là xấp xỉ của giá trị đúng Y và ta coi u là xấp xỉ 
của giá trị đúng U = f (X,Y). 
Cho biết sai số về x và y, hãy lập công thức tính sai số về u. 
Cho biến x ta sẽ ký hiệu Δx = x - X là số gia của x, còn dx là vi phân của x. 
Theo định nghĩa về sai số tuyệt đối, ta có | Δx | ≤ Δ x 
Theo công thức vi phân của hàm nhiều biến ta có: 
du = 
x
u
∂
∂ dx + 
y
u
∂
∂ dy 
Từ đây 
Δu ≈ 
x
u
∂
∂ Δx + 
y
u
∂
∂ Δy 
Suy ra 
Δ u = |
x
u
∂
∂ | Δ x + |
y
u
∂
∂ | Δ y (1.9) 
1.4.2. Sai số của tổng 
Cho u = x + y 
Ta có 
x
u
∂
∂ = 
y
u
∂
∂ = 1 
Từ (1.9) suy ra 
 Δ u = Δ x + Δ y (1.10) 
Ta có quy tắc sau: 
Sai số tuyệt đối giới hạn của một tổng bằng tổng các sai số tuyệt đối giới hạn của các số hạng. 
Ghi chú. Xét trường hợp u = x - y và x, y cùng dấu. Lúc đó ta có 
δu = Δ u/|u| = (Δ x + Δ y)/ |x-y| 
Ta thấy rằng nếu | x -y | rất bé thì sai số tương đối giới hạn rất lớn. Do đó trong tính toán 
người ta tìm cách tránh trừ những số gần nhau. 
1.4.3. Sai số của tích 
Cho u = xy 
 8 
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
Ta có 
x
u
∂
∂ = y, 
y
u
∂
∂ = x 
Từ (1.9) suy ra 
 Δ u = |y|Δ x + |x|Δ y 
Do đó δu = Δ u/|u| = Δ x/|x| + Δ y/|y| = δx + δy 
Vậy 
 δu = δx + δy (1.11) 
Ta có quy tắc sau: 
Sai số tương đối giới hạn của một tích bằng tổng các sai số tương đối giới hạn của các số 
hạng của tích. 
Xét trường hợp đặc biệt u = xn ta có 
δxn = n δx (1.12) 
1.4.4. Sai số của thương 
Cho u = x/y 
Ta có 
x
u
∂
∂ = 
y
1 , 
y
u
∂
∂ = 2y
x− 
Từ (1.9) suy ra 
 Δ u = |
y
1 |Δ x + | 2y
x |Δ y 
Ta có 
 Δ u / |u| = Δ u . |
x
y | = |
x
y | ( |
y
1 |Δ x + | 2y
x |Δ y) = |
x
1 |Δ x + |
y
1 |Δ y = 
Suy ra: 
 δxy = δx + δy (1.13) 
Ta có quy tắc sau: 
Sai số tương đối giới hạn của một thương bằng tổng các sai số tương đối giới hạn của các 
số hạng của thương. 
1.4.5. Sai số của hàm bất kỳ 
Cho u = f(x1, x2,..., xn) 
Theo công thức vi phân của hàm nhiều biến ta có: 
du = 
1x
u
∂
∂ dx1 + 
2x
u
∂
∂ dx2 + ... + 
nx
u
∂
∂ dxn 
 9
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
Từ đây ta có 
Δu ≈ 
1x
u
∂
∂ Δx1 + 
2x
u
∂
∂ Δx2 + ... + 
nx
u
∂
∂ Δxn 
Suy ra 
Δ u = |
1x
u
∂
∂ | + |Δ
1x
2x
u
∂
∂ | Δ
2x
 + ... + |
nx
u
∂
∂ | Δ
nx
 (1.14) 
Ví dụ. Tính sai số tuyệt đối giới hạn và sai số tương đối giới hạn của thể tích hình cầu: 
 V = (1/6)πd3
nếu cho đường kính d = 3.7 ± 0.05 cm và π = 3.14 ± 0.0016. 
Giải. 
Xem π và d là đối số của hàm V, áp dụng (1.12) và (1.13) ta có 
δV = δπ + 3δd (Hệ số 1/6 không ảnh hương đến sai số tương đối) 
δπ = 0.0016/3.14 = 0.0005 
δd = 0.05/3.7 = 0.0135 
Suy ra δV = 0.0005 + 3 * 0.0135 = 0.04 
Mặt khác V = (1/6)πd3 = 26.5 cm3 
Ta có Δ V = |V|*δV = 26.5*0.04 = 1.06 ≈ 1.1 cm3 
V = 26.5 ± 1.1 cm3 
1.5. SAI SỐ TÍNH TOÁN VÀ SAI SỐ PHƯƠNG PHÁP 
Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, khi giải một bài toán phức tạp ta phải thay bài toán đó 
bằng bài toán đơn giản hơn để có thể tính toán bằng tay hoặc bằng máy. Phương pháp thay bài 
toán phức tạp bằng một phương pháp đơn giản tính được như vậy gọi là phương pháp gần đúng. 
Sai số do phương pháp gần đúng tạo ra gọi là sai số phương pháp. Mặc dầu bài toán đã ở dạng 
đơn giản, có thể tính toán được bằng tay hoặc trên máy tính, nhưng trong quá trình tính toán ta 
thường xuyên phải làm tròn các kết quả trung gian. Sai số tạo ra bởi tất cả những lần quy tròn như 
vậy được gọi là sai số tính toán. Trong thực tế việc đánh giá các loại sai số, nhất là sai số tính 
toán nhiều khi là bài toán rất khó thực hiện. Để hiểu rõ hơn bản chất của sai số phương pháp và 
sai số tính toán ta xét ví dụ sau: 
Ta biết rằng với số x bất kỳ ta có 
 ex = 1+ 
!1
x + 
!2
2x
 + ... + 
!n
x n
 +... 
Công thức này có thể dùng để tính giá trị ex . Tuy nhiên đây là tổng vô hạn, nên trong thực 
tế ta chỉ tính được tổng Sn = 1+ 
!1
x + 
!2
2x
 + ... + 
!n
x n
, nghĩa là chúng ta đã dùng phương pháp gần 
đúng. Khi tính tổng Sn ta lại thường xuyên phải làm tròn, do đó ta lại gặp sai số khi tính toán Sn . 
Việc đưa ra một đánh giá về sai số tổng hợp của cả hai loại sai số trên là bài toán rất phức tạp. 
 10 
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
1.6. SỰ ỔN ĐỊNH CỦA MỘT QUÁ TRÌNH TÍNH TOÁN 
Xét một quá trình tính toán về lý thuyết có vô hạn bước để tính ra một đại lượng nào đó. Ta 
nói rằng quá trình tính là ổn định nếu sai số tính toán tức là sai số quy tròn tích lũy lại không tăng 
vô hạn. Nếu sai số đó tăng vô hạn thì ta nói quá trình tính là không ổn định. 
Rõ ràng nếu quá trình tính không ổn định thì không có hy vọng tính được đại lượng cần 
tính với sai số nhỏ hơn sai số cho phép. 
Để kiểm tra tính ổn định của một quá trình tính toán thường người ta giả sử sai số chỉ xảy 
ra tại một bước, các bước sau đó coi như không có sai số khác phát sinh. Nếu cuối cùng sai số tính 
toán không tăng vô hạn thì coi như quá trình tính là ổn định. 
1.7. MỘT VÀI ĐIỀU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC TẾ VÀ MÔ HÌNH 
Theo những điều vừa nói trên đây thì chúng ta luôn hiểu thực tế là tuyệt đối đúng, sai số chỉ 
xảy ra khi ta muốn mô hình hóa thực tế và tiến hành tính toán mô hình đó. Thực vậy, chúng ta có 
cảm giác rằng giới tự nhiên đang hoạt động một cách chính xác: hệ mặt trời đã có khoảng 5 tỷ 
năm tuổi, nhưng sự vận hành của nó có vẻ vẫn hoàn hảo: hàng ngày mặt trời mọc, mặt trời lặn đều 
theo quy luật. Cứ sau 365 ngày + 1/4 ngày thì quả đất quay đủ một vòng quanh mặt trời và hầu 
hết các vùng trên trái đất đều trải qua bốn mùa. Chúng ta có thể hình dung rằng chỉ cần mỗi năm 
sự vận hành của các hành tinh sai lệch đi chút ít thì trong hàng tỷ năm sai số tích lũy có thể sẽ gây 
nên những biến cố khôn lường! Tuy nhiên theo các nhà thiên văn thì sự vận hành của các hành 
tinh không tuyệt đối hoàn hảo như ta tưởng. Xét vị trí của mặt trời và trái đất chẳng hạn, theo lý 
thuyết thì nếu ngày hôm nay mặt trời đứng ở vị trí giữa bầu trời tính từ đông sang tây thì sau 24 
giờ nữa nó cũng ở vị trí giữa bầu trời (tất nhiên là có thể chếch về phía nam nếu ta đang ở Việt 
nam). Nhưng trong thực tế không phải như vậy. Các nhà thiên văn đã không thể xây dựng được 
múi giờ một cách chính xác và nhất quán nếu dựa vào vị trí của mặt trời. Nói cụ thể hơn, nếu dựa 
vào vị trí mặt trời của năm nay làm múi giờ cho các vùng trên trái đất thì năm sau thời gian đó 
không còn thích hợp cho quỹ đạo của mặt trời nữa, mà có khác đi chút ít. Chính vì sự "đỏng đảnh" 
của mặt trời như vậy nên các nhà thiên văn đã đưa ra khái niệm mặt trời trung bình và thời gian 
trung bình. So với mặt trời trung bình và thời gian trung bình thì hàng năm mặt trời thật đi lệch 
trong khoảng thời gian từ -14,3 đến +16,3 phút. Tuy nhiên sở dĩ các sai số này không tích lũy từ 
năm này sang năm khác là vì các sai số giao động quanh vị trí trung bình và triệt tiêu lẫn nhau 
theo thời gian. 
Nghĩa là, không chỉ mô hình của chúng ta, mà ngay cả giới tự nhiên cũng có những sai số. Tuy 
nhiên các sai số trong giới tự nhiên đều có quy luật và thường triệt tiêu lẫn nhau, do đó không làm 
ảnh hưởng đến sự vận hành của các vật thể. 
BÀI TẬP 
Bài 1. Khi đo 1 số góc ta được các giá trị sau: 
a= 21o37’3”; b=1o10’ 
Hãy xác định sai số tương đối của các số xấp xỉ đó biết rằng sai số tuyệt đối trong phép đo 
là 1”. 
 11
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 
Bài 2. Hãy xác định sai số tuyệt đối của các số xấp xỉ sau đây cho biết sai số tương đối của 
chúng: 
a) a= 13267 ; δa=0,1% 
b) b=2,32; δb=0,7% 
Bài 3. Hãy xác định số các chữ số đáng tin trong các số a,b với sai số như sau: 
a) a= 0,3941; Δ a=0,25.10-2
b) b=38,2543; Δ a= 0,27.10-2
Bài 4. Hãy xác định số những chữ số đáng tin trong các số a với sai số tương đối như sau: 
a) a=1,8921; δa=0,1.10-2 
b) a=22,351; δa=0,1 
Bài 5. Hãy qui tròn các số dưới đây( xem là đúng) với 3 chữ số có nghĩa đáng tin và xác định sai 
số tuyệt đối Δ và sai số tương đối δ của chúng: 
a) a= 2,514; b) 0,16152 
c) 0,01204; d) –0,0015281 
Bài 6. Hãy xác định giá trị của các hàm số dưới đây cùng với sai số tuyệt đối và sai số tương đối 
ứng với những giá trị của các đối số cho với mọi chữ số có nghĩa đều đáng tin. 
a) u=ln(x+y2); x=0,97; y=1,132 
b) u=(x+y)2z; x=3,28; y=0,932; z=1,132 
 12 
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_so_chuong_1_so_xap_xi_va_sai_so.pdf