Bài giảng Pháp luật về thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ BẢN.

Séc (Check):

Khái quát về Séc: Hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống quốc gia có qui định sử dụng Séc khác nhau:

Các nước tham gia công ước Giơnevơ năm 1931 về Séc (như Pháp, Ý, Hà lan ).

Các nước không tham gia công ước Giơnevơ năm 1931 về Séc (như Anh, Mỹ) có luật riêng qui định về Séc.

Khái niệm Séc: Séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng đó yêu cầu trích từ tài khoản của mình số tiền nhất định để trả cho người cầm tờ mệnh lệnh hoặc cho người được chỉ định trên tờ mệnh lệnh đó.

Nội dung Séc:

Phải có tiêu đề “Séc” cùng ngôn ngữ phát hành Séc.

Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện.

Số tiền phải trả (chữ và số)

Ngày tháng và địa điểm phát hành séc.

Tên, địa chỉ người trả tiền và người hưởng lợi.

Địa điểm trả tiền.

Chữ ký của người phát hành séc.

Một số nội dung khác tương ứng với từng loại séc.

ppt 30 trang kimcuc 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật về thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật về thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bài giảng Pháp luật về thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Bài 4 PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 
GV: MAI XUÂN MINH 
I. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ BẢN. 
1.1. Séc (Check): 
Khái quát về Séc: Hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống quốc gia có qui định sử dụng Séc khác nhau: 
Các nước tham gia công ước Giơnevơ năm 1931 về Séc (như Pháp, Ý, Hà lan). 
Các nước không tham gia công ước Giơnevơ năm 1931 về Séc (như Anh, Mỹ) có luật riêng qui định về Séc. 
Khái niệm Séc: Séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng đó yêu cầu trích từ tài khoản của mình số tiền nhất định để trả cho người cầm tờ mệnh lệnh hoặc cho người được chỉ định trên tờ mệnh lệnh đó. 
* Nội dung Séc: 
Phải có tiêu đề “Séc” cùng ngôn ngữ phát hành Séc. 
Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện. 
Số tiền phải trả (chữ và số) 
Ngày tháng và địa điểm phát hành séc. 
Tên, địa chỉ người trả tiền và người hưởng lợi. 
Địa điểm trả tiền. 
Chữ ký của người phát hành séc. 
Một số nội dung khác tương ứng với từng loại séc. 
* Những người liên quan đến Séc: 
Người ký phát hành Séc: là chủ tài khoản tiền gửi dùng séc ở ngân hàng. 
Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng trả tiền trên tờ Séc. 
Người bị ký phát: là người nhận lệnh của người ký phát hành mà nghĩa vụ của họ là phải trả số tiền ghi trên tờ séc. 
Người thụ hưởng: là người nhận số tiền ghi trên tờ séc. 
* Thời hạn hiệu lực của Séc. 
8 ngày nếu Séc được phát hành và thanh toán trong nước. 
20 ngày nếu Séc được phát hành và thanh toán giữa các nước trong vùng. 
70 ngày nếu Séc được phát hành và thanh toán giữa các nước không cùng châu lục. 
Theo Luật về Séc quốc tế của ủy ban luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc ngày 18/2/1982 thì séc phải xuất trình để thanh toán trong vòng 120 ngày kể từ ngày ghi trên séc. 
1.2. Hối phiếu (Bill of Exchange) 
Các văn bản pháp lý về Hối phiếu: 
Luật thống nhất về Hối phiếu do công ước Giơnevơ năm 1930 (Uniform Law Bill of Exchange – ULB). 
Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act). 
Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 (Uniform commercial Codes of 1962 – UCC). 
Văn kiện A/CN 9/221 về hối phiếu và kỳ phiếu của ủy ban thương mại quốc tế LHQ năm 1982. 
b. Định nghĩa hối phiếu: 
Hối phiếu là tờ lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy lệnh hoặc đến ngày cụ thể nhất định hoặc đến ngày có thể xác định trong tương lai phải trả số tiền nhất định cho người nào đó; hoặc theo yêu cầu của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm lệnh đó. 
c. Đặc điểm của hối phiếu: 
Tính trừu tượng: trên hối phiếu không cần ghi nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc bởi những nguyên nhân phát sinh ra hối phiếu. Do vậy, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng. 
Tính bắt buộc trả tiền: người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu không thể viện dẫn ra những lý do riêng của mình để từ chối trả tiền, trừ khi hối phiếu được lập ra trái với luật chi phối nó. 
Tính lưu thông: hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó. 
d. Quy định về lập hối phiếu: 
Hình thức: bằng văn bản theo mẫu in sẵn, ngôn ngữ thường là tiếng Anh, có thể lập nhiều bản có giá trị ngang nhau. 
Nội dung gồm: 
Phải ghi rõ tiêu đề “hối phiếu” (Bill of Exchange hoặc Draft). 
Địa điểm, ngày tháng năm ký phát hối phiếu. 
Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện. 
Ghi rõ số tiền (chữ và số) 
Thời hạn trả tiền: trả ngay hay trả sau. 
Địa điểm trả tiền. 
Người hưởng lợi. 
Người trả tiền hối phiếu 
Chữ ký của người phát hối phiếu. 
đ. Qui định về lưu thông hối phiếu: 
Chấp nhận hối phiếu: là hình thức cam kết thanh toán của người trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Người trả tiền ghi vào mặt trước, góc dưới bên trái tờ hối phiếu chữ “chấp nhận”. 
Ký hậu hối phiếu: Là thủ tục chuyển nhượng một hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác. 
Bảo lãnh hối phiếu: Là cam kết của người thứ ba về việc trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền. 
Kháng nghị về việc từ chối trả tiền hối phiếu: xảy ra khi đến hạn thanh toán mà người trả tiền không thanh toán thì người hưởng lợi có quyền kháng nghị trước pháp luật. 
1.3. Kì phiếu (Promissory note). 
a. Khái niệm: 
 K ỳ phiếu do người thụ trái (người nhận nợ) viết ra để hứa cam kêt trả tiền cho người hưởng lợi. Nói cách khác kỳ phiếu cam là giấy nhận nợ hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát hành ra trả số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác theo quy định của kỳ phiếu đó. 
b. Đặc điểm của kỳ phiếu: 
Kỳ hạn của kỳ phiếu được ghi rõ trên kỳ phiếu. 
Kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát hành để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. 
Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính. 
So với hối phiếu thì kỳ phiếu ít được sử dụng hơn. 
II-MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ BẢN. 
2.1. Phương thức chuyển tiền: (Remittance) 
Là việc một “người” (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) ở địa điểm nhất định. 
Ủy nhiệm chi phải ghi rõ các điều kiên, tên và địa chỉ người chuyển tiền, số tiền, tên địa chỉ người nhận tiền, lý do chuyển tiền. 
Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng: 
Điện báo (Telegraphic transfer – T/T). 
Thư báo (Mail transfer – M/T). 
2.2. Phương thức nhờ thu: 
Khái niệm: 
 Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. 
Phương thức nhờ thu có 2 loại: 
Nhờ thu phiếu trơn (ít được sử dụng) 
Nhờ thu kèm chứng từ. 
* Phương thu nhờ thu kèm chứng từ. 
Là phương thức thanh toán mà theo đó người bán (người XK) nhờ ngân hàng thu hộ mình số tiền từ người mua hàng (người NK) căn cứ không chỉ vào hối phiếu mà còn vào bộ chứng từ. Nếu người mua đồng ý trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng. 
Nếu người mua không đồng ý trả tiền và ngân hàng không giao bộ chứng từ thì hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của người bán mặc dù hàng đã được xuất khẩu. 
Đây là phương thức thường được sử dụng trong XNK. 
2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits) 
Khái niệm: 
 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nao theo lệnh của người thứ ba đó (gọi là người hưởng lợi) hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán hoặc cho ngân hàng khác chiết khấu chứng tư theo qui định trong thư tín dụng. 
b. Nội dung của tín dụng thư. 
Tín dụng thư ( Letter of Credit – L/C) là phương tiện quan trọng đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong thời hạn qui định trong L/C. 
Nội dung L/C: 
Số hiệu L/C. 
Địa điểm, ngày mở, loại L/C. 
Tên, địa chỉ người mở L/C. 
Tên, địa chỉ ngân hàng mở L/C. 
Số tiền. 
Ngày và nơi hết hạn hiệu lực L/C. 
Thời hạn trả tiền, thời hạn xuất trình chứng từ. 
Ngân hàng trả tiền. 
Thời hạn và nơi giao hàng, nơi hàng đến. 
Tên hàng, qui cách sản phẩm, giá cả, bao bì, số và trọng lượng, điều kiện cơ sở giao hàng. 
Cách giao hàng, vận tải. 
Các điều kiện khác. 
Ngân hàng mở L/C cam kết và ký tên. 
III- CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG VÀ MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA CÁC BÊN THAM GIA QUAN HỆ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 
3.1. Các loại thư tín dụng: 
Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Credit: 
Là L/C mà ngân hàng mở tín dụng và người mua (người NK) có thể tùy ý sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho người bán (người XK) biết. 
Trong trường hợp hàng hóa đã giao mà ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị. 
b. Tín dụng thư không thể hủy ngang ( Irrevocable credit) 
Là L/C không thể tự ý sửa đổi, hủy bỏ tách nhiệm nếu không có sự thỏa thuận của các bên liên quan như ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, người thụ hưởng. 
Phải ghi rõ loại L/C có hủy ngang hay không. 
c. Thư tín dụng không thể hủy ngang được xác nhận (Confirmed Irrevocable credit). 
Là L/C không được hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền L/C đó theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. 
Trong mọi trường hợp, ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng nếu ngân hàng mở L/C không trả tiền được. 
d. Thư tín dụng không thể hủy ngang không được truy đòi. 
 Là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã trả tiền cho người thụ hưởng, ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền trong mọi trường hợp. 
đ. Thư tín dụng tuần hoàn: 
 Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có giá trị như cũ và được trực tiếp sử dụng sau một thời gian nhất định. 
e. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back credit). 
Là L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm bảo đảm, đó là khi người xuất khẩu căn cứ vào L/C của người nhập khẩu đã mở, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C cho người khác hưởng. 
f. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable credit): 
 Là L/C có thể chuyển nhượng được từ người hưởng lợi nhuận ban đầu sang một hay nhiều bên khác. 
3.2. Quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia tín dụng chứng từ. 
a. Các bên liên quan tham gia quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ: 
Người xin mở thư tín dụng: thương là người nhập khẩu, người mua hàng. 
Người hưởng lợi: là người XK hay người bán hàng. 
Các ngân hàng có liên quan (thông thường có 2 ngân hàng): 
+ Ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng phát hành) là ngân hàng có trách nhiệm trả tiền cho nhà xuất khẩu. 
+ Ngân hàng thông báo: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu có trách nhiệm thông báo cho người XK biết L/C đã mở. 
b. Quan hệ giữa người mua và người bán. 
Người mua phải có nghĩa vụ mở L/C cho người bán. 
Nếu L/C chưa được mở thì người bán có thể ngưng việc giao hàng. 
c. Quan hệ giữa người mua và ngân hàng: 
Người mua có nghĩa vụ phải trả thủ tục phí khi mở L/C. 
d. Nghĩa vụ của ngân hàng đối với người mua: 
- Mở L/C, kiểm tra và chuyển giao chứng từ. 
3.3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. 
Bước 1: Người mua và bán ký hợp đồng XK. 
Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C (thường là của người mua) gửi đến, ngân hàng phát hành sẽ mở L/C cho người hưởng lợi (thương là người bán). 
Bước 3: Ngân hàng mở L/C sẽ gửi L/C đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo. 
Bước 4: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo cho người bán hàng nội dung thông báo về việc mở L/C và chuyển cho người hưởng lợi bản chính L/C. 
Bước 5: Sau khi chấp nhận các điều kiện trong L/C, người bán giao hàng hóa cho người mua, lập và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người mua qua ngân hàng thông báo. 
Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, tiến hành trả tiền cho người bán hàng (thông qua ngân hàng thông báo) nếu nhận đủ bộ chứng từ hợp lệ với điều kiện của L/C. Nếu không phù hợp có quyền từ chối và trả lại bộ chứng từ cho người bán. 
Bước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua sau khi chuyển bộ chứng từ cho người mua hoặc chấp nhận thanh toán theo bộ chứng từ. 
Bước 8: Người mua kiểm tra chứng từ, trả tiền nếu thấy bộ chứng từ phù hợp L/C đã mở. Người mua hàng xuất trình bộ chứng từ cho người vận chuyển để nhận hàng. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_ve_thanh_toan_hop_dong_mua_ban_hang_hoa.ppt