Bài giảng Pháp luật kinh tế

Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1 Pháp luật kinh tế

Pháp luật kinh tế là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc nhiều

ngành luật khác nhau trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế.

1.1.1.2. Luật Kinh tế

Luật Kinh tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể

các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội

phát sinh trong qúa trình tổ chức, quản lý kinh tế và trong qúa trình hoạt động sản xuất, kinh

doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

1.1.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế

1.1.2.1. Đối tượng điều chỉnh

Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ sau:

- Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

- Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động giữa các doanh nghiệp.

- Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

1.1.2.2. Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp bình đẳng, thoả thuận.

- Phương pháp quyền uy

pdf 67 trang kimcuc 15220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật kinh tế

Bài giảng Pháp luật kinh tế
- 1 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
MÔN PHÁP LUẬT KINH TẾ
Gỉang viên biên soạn: Lâm Thanh Lộc
Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2015
- 2 -
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ
1.1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1 Pháp luật kinh tế
Pháp luật kinh tế là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc nhiều
ngành luật khác nhau trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế.
1.1.1.2. Luật Kinh tế
Luật Kinh tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể
các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong qúa trình tổ chức, quản lý kinh tế và trong qúa trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
1.1.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế
1.1.2.1. Đối tượng điều chỉnh
Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ sau:
- Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.
- Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động giữa các doanh nghiệp.
- Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.
1.1.2.2. Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp bình đẳng, thoả thuận.
- Phương pháp quyền uy.
1.2. Chủ thể của Luật Kinh tế
1.2.1. Điều kiện để trở thành chủ thể của Luật Kinh tế
1.2.1.1. Phải là đơn vị được thành lập hoặc thừa nhận hợp pháp
Đơn vị được thành lập hoặc thừa nhận hợp pháp là các đơn vị kinh tế do Nhà nước ra
quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, đơn vị đó có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực,
phạm vi, hoạt động rõ ràng và được tổ chức dưới một hình thức nhất định như: công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn
1.2.1.2. Phải có tài sản riêng
Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Tài sản riêng của doanh nghiệp biểu hiện bằng khối tài sản nhất
định; có quyền, nghĩa vụ nhất định đối với tài sản đó.
1.2.1.3. Phải có thẩm quyền kinh tế
Thẩm quyền kinh tế là quyền và nghĩa vụ về kinh tế được Nhà nước xác nhận. Mỗi
doanh nghiệp có thẩm quyền kinh tế rộng, hẹp khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt
động. Thẩm quyền kinh tế được quy định ở các văn bản pháp luật hiện hành và phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: không phải bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng trở thành chủ thể của Luật
Kinh tế, mà phải đáp ứng những điều kiện trên mới trở thành chủ thể của Luật Kinh tế.
1.2.2. Các loại chủ thể của Luật Kinh tế
- 3 -
1.2.2.1. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu và thường xuyên của Luật Kinh tế. Đây là những đơn
vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.2.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
Đây là những cơ quan đại diện, thay mặt cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ
quan này được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có thẩm quyền quản lý trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có quản lý về kinh tế.
1.2.2.3. Cá nhân
Cá nhân chỉ trở thành chủ thể của Luật Kinh tế khi đã đăng ký kinh doanh.
1.2.2.4. Các chủ thể khác (chủ thể không thường xuyên)
Là những chủ thể không có chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng trong quá
trình hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các đơn vị này cũng tham gia vào các
hoạt động kinh tế và có thể trở thành chủ thể của Luật Kinh tế như: trường học, bệnh viện
1.3. Vai trò của Luật Kinh tế trong nền kinh tế thị trường
1.3.1. Tính tất yếu của việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị
trường
Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm, nhưng cũng chứa đựng nhiều khuyết tật. Vì
vậy, cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp để điều chỉnh các quan hệ kinh
tế.
Phát triển kinh tế thị trường là thừa nhận quyền các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau
vì mục tiêu lợi nhuận, có quyền trong việc sử dụng các phương pháp, biện pháp để mang lại
lợi nhuận tối đa; tuy nhiên mặt khác phải đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội, bảo vệ người lao
động, người tiêu dùng, không để xảy ra làm ăn bất hợp pháp, phá hoại môi trường.... để dung
hòa được hai mặt đối lập đó chỉ có bằng những quy định của pháp luật.
1.3.2. Vai trò của Pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam
Tạo ra những tiền đề pháp lý để ổn định các quan hệ kinh tế, làm cho mọi thành phần
kinh tế, mọi chủ thể kinh tế yên tâm chủ động, huy động mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm lực
kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh;
Tạo ra một cơ chế pháp lý đảm bảo một cách có hiệu quả, sự bình đẳng thực sự giữa
các thành phần kinh tế. Góp phần phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa;
Đấu tranh phòng và chống một cách có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh
trong qúa trình vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời
bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, của mọi công dân và của người tiêu dùng./.
____________________________________
- 4 -
CHƯƠNG 2
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Điều 4, LDN 2014).
2.1.2. Những đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp
2.1.2.1. Doanh nghiệp phải có tên riêng
Tên của doanh nghiệp là dấu hiệu xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp
trên thương trường. Tên doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý đối với doanh
nghiệp và cũng là cơ sở để phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và
với người tiêu dùng.
Tên doanh nghiệp được ghi trong con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, dù thuộc
loại hình, kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng đều được cấp và sử dụng con dấu doanh nghiệp.
2.1.2.2. Doanh nghiệp phải có tài sản
Doanh nghiệp phải có một mức độ tài sản nhất định. Tài sản là điều kiện hoạt động và
cũng là mục đích hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.2.3. Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định (trụ sở chính)
Doanh nghiệp phải đăng ký ít nhất một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
Trụ sở chính tại Việt Nam là căn cứ chủ yếu để xác định quốc tịch Việt Nam của doanh
nghiệp.
Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam được đăng ký thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam, là các pháp nhân Việt Nam.
2.1.2.4. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật
Mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng đều phải được một cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thường gọi tắt là
Đăng ký kinh doanh). Trong đó Nhà nước ghi nhận những yếu tố chủ yếu cấu thành tư cách
chủ thể của doanh nghiệp, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Đăng ký kinh doanh là cơ sở cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng là
cơ sở cho việc thực hiện sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
2.1.2.5. Mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để thực hiện các hoạt động kinh doanh
Có nghĩa là doanh nghiệp luôn là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
2.1.3. Phân loại doanh nghiệp
Việc phân loại doanh nghiệp có nhiều cách theo những tiêu chí khác nhau, theo tiêu chí
nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp ở nước ta được chia thành 5 loại,
trong mỗi loại doanh nghiệp có những mô hình hoạt động cụ thể.
2.1.3.1. Công ty
Công ty có: công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty hợp danh.
- 5 -
2.1.3.2. Doanh nghiệp tư nhân
2.1.3.3. Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty nhà nước: Công ty nhà nước độc lập; Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty
do Nhà nước quyết định thành lập và đầu tư; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành
lập, thường gọi là công ty mẹ - con; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước).
- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần nhà nước (100% vốn nhà nước); Công ty cổ phần
có cổ phần chi phối của Nhà nước (Nhà nước có trên 50% vốn cổ phần).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên;
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên (100% vốn nhà nước); Công
ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối của Nhà nước (trên 50% vốn điều lệ).
2.1.3.4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Có Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.3.5. Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (doanh nghiệp đoàn
thể)
- Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX.
- Hợp tác xã.
2.2. Điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập doanh nghiệp
2.2.1. Những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp
2.2.1.1. Điều kiện về tài sản
Người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tài sản đầu tư vào kinh doanh, sau
khi đã được cấp Giấy đăng ký kinh doanh, số tài sản này được ghi thành vốn Điều lệ với
những doanh nghiệp có điều lệ hoặc vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Đăng ký tài sản
khi thành lập doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.
Tài sản đầu tư vào doanh nghiệp phải là những thứ mà pháp luật quy định, là tài sản
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người đầu tư thành lập doanh nghiệp.
Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Thông thường tài sản chia thành bất động sản và động sản.
Mức độ tài sản đầu tư khi thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện của những
người chủ doanh nghiệp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với một số
ngành nghề, trong một số lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước quy định mức vốn tối thiểu phải có
để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực đó (gọi là vốn pháp định). Ở
những ngành, nghề có quy định vốn pháp định, vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp không
được thấp hơn vốn pháp định.
2.2.1.2. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và
hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép cơ quan nhà nước nào nếu ngành, nghề kinh
doanh đó không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh; ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo
quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định và công bố danh mục cụ thể những ngành, nghề bị cấm đối với tất
cả mọi loại hình doanh nghiệp; những ngành, nghề chỉ cấm đối với một số doanh nghiệp.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong LDN 2014, Luật Đầu tư
- 6 -
2014 và những văn bản pháp luật có liên quan thể hiện qua hai nội dung: ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
2.2.1.3. Điều kiện về tên và địa chỉ của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tên của doanh nghiệp
(tên chính thức), tên của doanh nghiệp được pháp luật công nhận và bảo vệ. Mỗi doanh nghiệp
phải có một tên chính thức dùng trong các giao dịch giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với các
chủ thể kinh doanh khác cũng như với người tiêu dùng.
Tên chính thức của doanh nghiệp phải viết bằng tiếng Việt, được ghi đầy đủ trong con
dấu, viết trong các tài liệu quản lý của các cơ quan nhà nước và các chứng từ, tài liệu do
doanh nghiệp phát hành hoặc giao dịch.
Ngoài tên chính thức, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng tên viết bằng tiếng nước
ngoài. Ngoài ra doanh nghiệp còn được sử dụng tên viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên
viết tắt bằng tiếng nước ngoài.
Pháp luật cũng quy định những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp.
- Địa chỉ của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký một địa chỉ của
trụ sở chính. Trụ sở chính của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Địa chỉ của trụ sở chính phải được xác định được với những yếu tố: số nhà, tên phố
hoặc tên thôn, làng, xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp có thể đăng ký và sử dụng một số địa chỉ khác, như:
địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể mở các chi nhánh và văn phòng đại diện trong nước hoặc ở nước
ngoài, phải thực hiện những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài
tương ứng về đăng ký, duy trì hoạt động, đóng cửa các chi nhánh và văn phòng đại diện. Pháp
luật Việt Nam cũng cho phép doanh nghiệp nước ngoài được mở các chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt Nam.
Địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện phải mang tên của doanh
nghiệp, kèm theo phần bổ sung để xác định địa chỉ cụ thể của từng địa điểm kinh doanh, chi
nhánh và văn phòng đại diện.
2.2.1.4. Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp
- Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp: tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại K2, Đ18, LDN 2014.
- Quyền góp vốn, mua cổ phần: tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ
phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của LDN
2014, trừ các trường hợp sau: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi cho cơ quan, đơn vị mình;
các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức.
2.2.1.5. Bảo đảm số lượng thành viên và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của doanh
nghiệp
- 7 -
Doanh nghiệp phải xác định và đăng ký người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp. Khi có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải thực hiện những
thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với các loại hình doanh nghiệp hình thành trên cơ sở góp vốn của nhiều cá nhân,
tổ chức, pháp luật quy định về số lượng thành viên và phải có Điều lệ doanh nghiệp. Quy định
khống chế có thể là tối thiểu hoặc tối đa số thành viên trong mỗi loại hình doanh nghiệp.
Điều lệ doanh nghiệp là văn bản thể hiện sự thỏa thuận cụ thể của những người đầu tư.
Điều lệ doanh nghiệp có giá trị pháp lý khi đã được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận. Điều lệ doanh nghiệp là cơ sở cho các quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp,
đồng thời cũng là căn cứ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và khi có yêu
cầu thì Nhà nước sẽ can thiệp giải quyết các tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của những
người góp vốn.
Điều lệ doanh nghiệp phải có những nội dung chủ yếu do pháp luật quy định, ngoài ra
các thành viên có thể thỏa thuận đưa vào Điều lệ doanh nghiệp những nội dung khác nhưng
không được trái với quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, khi có thay đổi, bổ sung doanh nghiệp phải thực hiện các
thủ tục đăng ký những thay đổi, bổ sung với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2.2.2. Thủ tục chung về thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập một doanh nghiệp hiện nay theo pháp luật Việt Nam có các bước chủ
yếu sau: đăng ký kinh doanh và công bố nội dung đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp đăng
ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải thực hiện một số  ... 
hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Phải có ít nhất 05 sáng lập viên có đủ điều kiện làm Trọng tài viên và được Hội Luật
gia Việt Nam giới thiệu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét cấp giấy phép thành lập Trung tâm
trọng tài trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sau 30 ngày được cấp giấy phép, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở
Tư pháp cấp tỉnh, nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Sau khi đăng ký hoạt động 30 ngày,
Trung tâm trọng tài phải đăng ký thông tin về việc thành lập 3 số báo liên tiếp của Trung ương
hoặc địa phương.
Trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng. Các Trung tâm trọng tài đều áp dụng nguyên tắc tự đảm bảo chi phí.
Trung tâm trọng tài có ban điều hành gồm: Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có
thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định và các Trọng tài viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm trọng tài được quy định tại Đ.17, PLTTTM
- 59 -
2003 và Điều lệ của Trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài chỉ trả lương cho bộ máy giúp việc, các Trọng tài viên hưởng thù
lao theo vụ việc tranh chấp đã giải quyết.
- Trọng tài vụ việc: là hình thức trọng tài được thành lập theo yêu cầu của các bên
tranh chấp để giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó.
Hình thức trọng tài này không có bộ máy thường trực, cơ cấu tổ chức, trụ sở, con
dấu, điều lệ hoạt động, số trọng tài viên cố định, bản xây dựng quy tắc tố tụng. Sau khi giải
quyết xong vụ tranh chấp, nó sẽ tự giải thể.
Để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, các bên tranh chấp có thể chọn
trọng tài viên, trọng tài viên phải là công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật.
6.3.1.3. Đặc trưng của trọng tài
Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, được thành lập
tại một số địa phương theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ không có nghĩa là phi Nhà
nước. Trên nhiều lĩnh vực, Trọng tài được Nhà nước hỗ trợ và chịu sự quản lý của Nhà nước.
Thỏa thuận trọng tài là điều kiện cơ bản để đem tranh chấp ra giải quyết tại Trung
tâm trọng tài. Nếu thỏa thuận trọng tài không đúng quy định của pháp luật và dẫn đến tranh
chấp giữa các bên về hiệu lực của thỏa thuận, Tòa án có trách nhiệm can thiệp để giải quyết
bất đồng này.
Tòa án có quyền ra quyết định hủy quyết định của Trọng tài theo yêu cầu của một
bên.
6.3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại
6.3.2.1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại là tranh chấp phát sinh khi thực hiện
một hoặc nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh
Những tranh chấp do các bên đưa ra yêu cầu Trọng tài giải quyết phải là những tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại và có sự thoả thuận của các bên về việc đưa tranh
chấp ra giải quyết theo thủ tục trọng tài.
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại là tranh chấp phát sinh khi thực
hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh quy định tại K3, Đ2,
PLTTTM 2003.
6.3.2.2. Khi có sự thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục
trọng tài
Khi có sự thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục
trọng tài thì:
Thỏa thuận trọng tài phải có hình thức văn bản theo quy định của pháp luật.
Nội dung của thỏa thuận Trọng tài phải xác định rõ: đối tượng của tranh chấp là gì;
phải nêu tên của Trung tâm trọng tài hoặc nếu là hình thức Trọng tài vụ việc thì phải chọn
trọng tài.
Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng.
Trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa
- 60 -
án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Đ5, PLTTTM
2003).
6.3.2.3. Những trường hợp thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu
Thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu trong các trường hợp sau:
Tranh chấp phát sinh không phải là tranh chấp về hoạt động thương mại được pháp
luật quy định.
Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký theo quy định của pháp luật.
Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp,
hình thức trọng tài giải quyết tranh chấp.
Thỏa thuận trọng tài không theo đúng hình thức do pháp luật quy định.
Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa
thuận trọng tài vô hiệu theo quy định của pháp luật.
6.3.3. Tố tụng trọng tài
Khi có tranh chấp mà các bên không thể tự giải quyết được, tranh chấp đó cần được
đưa ra giải quyết theo thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp theo đúng thủ tục luật
định. Quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại cơ quan trọng tài được gọi là
Tố tụng trọng tài.
6.3.3.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Một là, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra
tranh chấp các bên có thoả thuận Trọng tài bằng văn bản.
Hai là, bảo đảm quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp.
Ba là, trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn
trọng thoả thuận của các bên khi giải quyết tranh chấp.
Bốn là, tuân thủ các nguyên tắc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp.
6.3.3.2. Khởi kiện
Là việc nguyên đơn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài.
Thời hiệu khởi kiện đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu thì thời hiệu
khởi kiện là 2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng.
Nội dung đơn kiện bao gồm: ngày, tháng, năm viết đơn; tên, địa chỉ của các bên;
trình bày nội dung vụ tranh chấp; các yêu cầu của nguyên đơn; trị giá tài sản mà nguyên đơn
yêu cầu; trọng tài viên mà nguyên đơn chọn.
Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi theo các tài liệu như: thoả thuận trọng tài,
các chứng cứ, tài liệu khác (bản chính hoặc bản sao).
Đơn kiện được gửi đến Trung tâm Trọng tài thương mại (nếu vụ tranh chấp được các
bên thỏa thuận đưa ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài và Trung tâm trọng tài) hoặc gửi đến bị
đơn (nếu vụ tranh chấp được các bên thỏa thuận đưa ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài do các
bên thành lập).
Nếu đơn kiện gửi đến Trung tâm trọng tài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đơn, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện và những tài liệu
chứng cứ kèm theo của nguyên đơn.
Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồng trọng tài ra
- 61 -
quyết định trọng tài. Phí trọng tài do nguyên đơn tạm ứng, sau đó bên thua kiện sẽ phải chịu,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện, bị đơn phải gửi cho Trung
tâm trọng tài (hoặc cho bị đơn) bản tự bảo vệ.
Bị đơn cũng có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu
mà nguyên đơn đưa ra trong đơn kiện.
6.3.3.3. Thành lập Hội đồng Trọng tài để giải quyết tranh chấp
- Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài:
Khi đã có 2 Trọng tài viên do hai bên lựa chọn, 2 Trọng tài viên này thống nhất chọn
một Trọng tài viên thứ ba để làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài (K3, Đ25, PLTTTM 2003).
Nếu bị đơn không chọn được trọng tài viên hoặc không yêu cầu Trung tâm trọng tài
chỉ định, thì sau 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu do Trung tâm gửi đến,
Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của mình để
giải quyết tranh chấp.
Nếu hai trọng tài viên của hai bên không chọn được Chủ tịch Hội đồng trọng tài thì
Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định một trọng tài viên là Chủ tịch Hội đồng trọng tài để giải
quyết tranh chấp này.
Nếu các bên thỏa thuận tranh chấp này do một trọng tài viên duy nhất giải quyết, mà
không thống nhất được trọng tài viên thì theo yêu cầu của một bên Chủ tịch Trung tâm trọng
tài sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng trọng tài.
- Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập:
Nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn, trong đó có nêu tên trọng tài viên của mình và
yêu cầu bị đơn chỉ định trọng tài viên của mình.
Nếu bị đơn không chỉ định thì nguyên đơn yêu cầu Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ
sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Hai trọng tài viên được chọn sẽ thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba để làm Chủ tịch
Hội đồng trọng tài, nếu không thống nhất được thì các bên yêu cầu Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn
có trụ sở hoặc nơi cư trú chỉ định.
Đối với trường hợp Trọng tài vụ việc thì trọng tài viên duy nhất do các bên lựa chọn
hoặc Tòa án chỉ định không nhất thiết phải có tên trong danh sách trọng tài của các Trung tâm
trọng tài.
Pháp luật quy định, trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định phải từ chối giải
quyết vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật.
6.3.3.4. Chuẩn bị giải quyết tranh chấp
Chuẩn bị giải quyết tranh chấp là một giai đoạn do pháp luật quy định. Theo đó, Hội
đồng trọng tài thực hiện những công việc phục vụ cho việc mở phiên họp giải quyết tranh
chấp.
- Xem xét thỏa thuận trọng tài.
- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, thu thập chứng cứ.
- Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời được qua định tại các Đ34,35,36, PLTTTM 2003.
- 62 -
- Hòa giải vụ tranh chấp, trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên có thể gặp
nhau để thương lượng. Nếu thương lượng đạt kết quả thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng
trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng.
Các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì
Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định công nhận hòa giải
thành có giá trị chung thẩm và được thi hành như thi hành quyết định trọng tài.
6.3.3.5. Phiên họp giải quyết tranh chấp
Việc giải quyết vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Trọng tài được thực hiện
bằng việc mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Địa điểm mở phiên họp: do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì do
Hội đồng ấn định thuận lợi cho các bên.
Đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì địa điểm giải quyết tranh chấp có
thể ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài do các bên thỏa thuận.
- Thời gian mở phiên họp và người tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp: do Chủ
tịch Hội đồng trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Các bên có thể yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp trong trường hợp có lý
do chính đáng. Hội đồng trọng tài phải hoãn phiên họp nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để đưa vụ
tranh chấp ra giải quyết.
- Các bên tranh chấp được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp:
Nếu nguyên đơn không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng hoặc bỏ
phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý thì được coi như là rút đơn. Trong trường
hợp này, nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải
quyết vụ tranh chấp.
Nếu bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được
Hội đồng trọng tài đồng ý thì phiên họp giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành căn cứ vào
tài liệu và chứng cứ hiện có.
Trong trường hợp các bên yêu cầu, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải
quyết vụ tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên
họp.
- Hình thức tổ chức phiên họp, ngôn ngữ dùng trong phiên họp:
Phiên họp giải quyết không tổ chức công khai để bảo vệ bí mật kinh doanh cho các
bên. Nếu các bên đồng ý, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên
họp.
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong phiên họp giải quyết tranh chấp. Đối với vụ tranh
chấp có yếu tố nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận về sử dụng ngôn ngữ trong tố tụng;
nếu các bên không có thỏa thuận khác thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt.
6.3.3.6. Trọng tài ra quyết định và các trường hợp hủy quyết định trọng tài
- Trọng tài ra quyết định: Quyết định trọng tài do Hội đồng trọng tài lập theo nguyên
tắc đa số. Trường hợp vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên đó
là người đưa ra quyết định trọng tài.
- 63 -
Quyết định trọng tài phải có những nội dung chủ yếu theo quy định.
Các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài không đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở
để ra quyết định trọng tài vào quyết định trọng tài nếu thấy việc đó là cần thiết và có lợi cho
mình.
Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó,
nhưng chậm nhất cũng không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
Quyết định trọng tài có hiệu lực kể từ ngày công bố và có giá trị chung thẩm, trừ
trường hợp Tòa án hủy quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật.
- Các trường hợp hủy quyết định trọng tài:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên nào
không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền gửi đơn đến Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng
trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài phải nêu rõ: ngày, tháng, năm viết đơn; tên, địa
chỉ của bên yêu cầu; lý do yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Kèm theo đơn phải có các loại
giấy tờ cần thiết theo quy định.
Thủ tục của Tòa án xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài được quy định tại Đ53,
PLTTTM 2003.
Tòa án có quyền ra quyết định hủy quyết định trọng tài hoặc không hủy quyết định
trọng tài.
Căn cứ để Tòa án ra quyết định hủy quyết định trọng tài là Hội đồng trọng tài đã ra
quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau: không có thoả thuận trọng tài; thoả
thuận trọng tài vô hiệu; thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không đúng
quy định của pháp luật; vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng
tài; bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có trọng tài viên vi
phạm nghĩa vụ của trọng tài viên theo quy định của pháp luật; quyết định của trọng tài trái với
lợi ích công cộng của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài hủy quyết định trọng tài, các bên có quyền đưa
vụ tranh chấp ra yêu cầu Tòa án giải quyết như giải quyết một vụ án kinh doanh, thương mại,
nếu không có thỏa thuận khác.
Quyết định của Tòa án về hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị, thủ tục xét
kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Đ55, 56, PLTTTM 2003.
6.3.3.7. Thi hành quyết định trọng tài
Theo pháp luật hiện hành, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày công bố. Trường hợp một bên tranh chấp có yêu cầu Tòa án hủy quết định
trọng tài, thì quyết định trọng tài có hiệu lực kể tử ngày quyết định của Tòa án không hủy
quyết định trọng tài.
Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn thi hành quyết định trọng tài nếu bên phải thi
hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn
yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú, hoặc nơi có tài sản của bên phải
thi hành thi hành quyết định trọng tài.
- 64 -
Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài được thực hiện theo pháp
luật về thi hành án dân sự./.
___________________________________
- 65 -
- 66 -
- 67 -

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_kinh_te.pdf