Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Chương 6: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế - Nguyễn Minh Hằng
Tổng quan
Nhận diện tranh chấp
Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
Có những phương thức giải quyết tranh chấp nào?
Lựa chọn phương thức nào là phù hợp nhất?
Khi giải quyết tranh chấp cần chú ý những điểm gì?
Nhận diện tranh chấp
Tranh chấp TM giữa các thương nhân
Tranh chấp TM giữa các nhà nước
Tranh chấp giữa thương nhân với nhà nước!!!
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Chương 6: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế - Nguyễn Minh Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Chương 6: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế - Nguyễn Minh Hằng
1 Chương 6 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ TS. Nguyễn Minh Hằng Khoa Luật- Trường ĐH Ngoại Thương Trọng tài viên VIAC 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Luật trọng tài thương mại năm 2010 Quy tắc trọng tài và hòa giải của ICC Quy tắc trọng tài và hòa giải của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) năm 2004 Công ước New- york năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài Công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Các sách tham khảo PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu- án lệ trọng tài và kinh nghiệm , NXB Chính trị quốc gia 2002 VCCI, 50 Phán quyết của trọng tài quốc tế chọn lọc , Hà Nội 2002 UNCTAD và VIAC, Trọng tài và các phương pháp giải quyết tranh chấp lựa chọn , 2003 Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp TMQT bằng con đường Tòa án , NXB Thanh niên 2003 VCCI & DANIDA, Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc , NXB Tư pháp, 2007 4 BỐ CỤC CỦA CHƯƠNG 6 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP I. Tổng quan Nhận diện tranh chấp Nguyên nhân phát sinh tranh chấp Có những phương thức giải quyết tranh chấp nào? Lựa chọn phương thức nào là phù hợp nhất? Khi giải quyết tranh chấp cần chú ý những điểm gì? 5 Nhận diện tranh chấp Tranh chấp TM giữa các thương nhân Tranh chấp TM giữa các nhà nước Tranh chấp giữa thương nhân với nhà nước!!! 6 Ví dụ 1- Vụ việc VNA bị kiện bởi LS người Ý Liberati VNA bị luật sư Liberati kiện Tòa án Roma ra phán quyết VNA bồi thường 4,5 triệu euros Câu hỏi: Tòa án Roma có thẩm quyền xét xử VNA không? Thi hành bản án của tòa Roma đối với VNA như thế nào? Những lỗi không nên có của VNA? 7 Ví dụ 2- Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước VN Nhà đầu tư có quyền kiện Nhà nước không? TS Trịnh Vĩnh Bình lại có thể kiện Nhà nước VN Cơ chế giải quyết tranh chấp? 8 Ví dụ 3: Vụ kiện tôm đông lạnh giữa VN và Hoa Kỳ VN kiện Hoa Kỳ về việc áp thuế chống bán phá giá cho tôm đông lạnh của VN Tranh chấp được giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) VN thắng kiện 9 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan 10 Các phương thức giải quyết tranh chấp Phương thức không mang tính tài phán Thương lượng, khiếu nại Hòa giải, trung gian Phương thức mang tính tài phán Kiện ra tòa án Kiện ra trọng tài 11 Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp Hiểu ưu và nhược điểm của từng phương thức Bối cảnh cụ thể của tranh chấp Sự thiện chí của các bên Cân nhắc các yếu tố khác: văn hóa, truyền thống, thói quen, kinh nghiệm 12 Chú ý khi GQTC Chú ý các thời hạn Vấn đề bằng chứng và chứng từ Luât áp dụng khi GQTC Luôn chủ động, thiện chí 13 14 Chú ý các thời hạn Thời hạn khiếu nại: là khoảng thời gian được ấn định để các bên tiến hành khiếu nại. Do luật ấn định (Luật TM Việt Nam 2005- điều 318) Do các bên ấn định Thời hiệu khởi kiện (thời hiệu tố tụng) là khoảng thời gian do pháp luật quy định để bên có quyền lợi bị vi phạm đi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài 15 Vấn đề bằng chứng HĐ HĐ bằng văn bản có giá trị chứng cứ cao Các chứng từ có liên quan: B/L, ROROC, COR, các giấy chứng nhận, biên bản, các hóa đơn thanh toán, các thư từ trao đổi giữa các bên Nếu không có bằng chứng: khó khăn trong GQTC 16 Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp Luật hình thức (luật tố tụng) Luật nội dung (luật bản chất) 17 II. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Thương lượng, khiếu nại Hòa giải, trung gian Đi kiện: Ra Tòa án Ra Trọng tài Thương lượng, khiếu nại Chỉ tiến hành giữa các bên tranh chấp Kết quả GQTC trên cơ sở thỏa thuận nên thường được tự nguyện thực hiện Giữ được bí mật, hòa khí Không hiệu quả khi 01 bên thiếu thiện chí 18 Khiếu nại người chuyên chở Barotex Đà Nẵng nhập CIF TPHCM một lô hàng. Người bán giao hàng, lấy vận đơn sạch, xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Barotex chấp nhận thanh toán ở NH, nhận 3/3 B/L gốc do NH ký hậu Barotex đưa B/L gốc cho VOSA TP HCM. VOSA từ chối phát D/O với lý do thuyền trưởng lệnh không giao hàng cho Barotex 19 Khiếu nại người chuyên chở Tại sao người chuyên chở không giao hàng? Làm thế nào để Barotex có thể buộc người chuyên chở giao hàng cho mình? 20 21 Hòa giải, trung gian Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa thông qua người thứ ba mà không tiến hành xét xử Đặc điểm : Không bắt buộc Hòa giải viên không có quyền xét xử Lời khuyên của hòa giải viên không có tính cưỡng chế Quy trình hòa giải được tổ chức kín 22 Hòa giải và trung gian- sự phân biệt tương đối Phân biệt Mediation và Conciliation Mediation : Không có gặp gỡ tay ba, chính sách “ngoại giao con thoi” Conciliation : có sự gặp gỡ trực tiếp tay ba, hòa giải viên lắng nghe các bên và đưa ra giải pháp 23 Hòa giải tiền xét xử Chỉ là 01 bước trong thủ tục, trình tự xét xử (tại tòa án hay trọng tài) Do trọng tài và tòa án yêu cầu, hai bên đồng ý Thẩm phán và trọng tài viên đóng vai trò hòa giải viên Nếu hòa giải thành công, kết quả hòa giải có thể được trọng tài và tòa án thừa nhận 24 Hòa giải- giải pháp tối ưu? Doanh nghiệp miền Trung VN ký HĐ XK ghẹ tươi sang Nhật HĐ ghi là “ghẹ tươi, nguyên càng, nguyên cẳng” Trưởng VPĐD đồng ý “ghẹ nguyên càng cắt cẳng”, ký nháy vào HĐ DNVN lập Hóa đơn TM ghi “ghẹ nguyên càng, nguyên cẳng” DN Nhật nhận hàng, thấy ghẹ không cẳng đòi hủy HĐ 25 Hòa giải- giải pháp tối ưu? Khiếu nại không thành Cả hai bên đều là doanh nghiệp Châu á Cả hai bên đều có lỗi Áp dụng hòa giải là giải pháp tối ưu? 26 Ưu, nhược điểm của hòa giải Ưu điểm Phương pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa hảo Tận dụng được sự tín nhiệm của hòa giải viên để thuyết phục hai bên Có tính mềm dẻo, thấu tình đạt lý Phù hợp với một số đối tác Châu Á Nhược điểm Không triệt để vì giải pháp của hòa giải viên không có tính bắt buộc 27 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG ĐI KIỆN RA TÒA ÁN HAY TRỌNG TÀI Kiện ra Tòa án Kiện ra Trọng tài Điều khoản giải quyết tranh chấp 1. Kiện ra tòa án Thẩm quyền của Tòa án Cưỡng chế thi hành bản án ở nước ngoài 28 Thẩm quyền của tòa án Đối với tranh chấp trong nước: TÒA ÁN CÓ THẨM QUYỀN ĐƯƠNG NHIÊN 29 30 Thẩm quyền xét xử các tranh chấp có yếu tố nước ngoài Tòa án không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết một tranh chấp cụ thể Tòa án có thẩm quyền khi các bên đương sự thống nhất giao tranh chấp cho Tòa án xét xử bằng cách: Thỏa thuận trong HĐ Thỏa thuận khi tranh chấp phát sinh Thỏa thuận mặc nhiên Thẩm quyền của tòa án Tòa án có thẩm quyền khi: ĐƯQT quy định Theo các quy phạm tư pháp quốc tế của quốc gia Theo thông lệ quốc tế: thường là tòa án quốc gia nơi bị đơn đóng trụ sở 31 32 Cưỡng chế thi hành bản án Trong nước: Tại cơ quan thi hành án Các biện pháp cưỡng chế: kê biên, sai áp, tịch thu tài sản Ở nước ngoài: Nếu giữa hai quốc gia có hiệp định về tương trợ tư pháp? Nếu giữa hai quốc gia chưa có hiệp định tương trợ tư pháp? CÁC NƯỚC ĐÃ KÝ HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỚI VIỆT NAM 1 2 3 4 5 6 7 8 Ba Lan Bêlarút Bungari CH Séc CH Slôvakia CHDCND Triều Tiên Cu Ba Hàn Quốc 9 10 11 12 13 14 15 Hungari Lào Mông Cổ Nga Pháp Trung Quốc Ucraina Tổng cộng: 15 quốc gia 33 34 2. Kiện ra trọng tài Khái niệm và các loại trọng tài Thẩm quyền xét xử Nguyên tắc xét xử Trình tự xét xử Thi hành phán quyết của trọng tài 35 Khái niệm và các loại trọng tài Khái niệm: Trọng tài là một người- một cơ quan thứ ba được các bên đương sự lựa chọn để giải quyết tranh chấp bằng xét xử Các loại trọng tài: Trọng tài quy chế (thường trực) Trọng tài vụ việc (đặc biệt, ad-hoc) Các Trung tâm trọng tài TM tại VN Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC Trung tâm trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ Trung tâm trọng tài thương mại Hà Nội Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu Trung tâm trọng tài thương mại Thái Bình Dương Trung tâm trọng tài Viễn Đông 36 37 Thẩm quyền xét xử Chỉ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp thương mại Khái niệm tranh chấp thương mại (điều 2 Luật trọng tài TM 2010) Tranh chấp phát sinh từ hoạt động TM Tranh chấp giữa các bên mà một bên có hoạt động TM Một số tranh chấp TM mà trọng tài ko có thẩm quyền: Tranh chấp về cạnh tranh Giải thể, phá sản DN 38 Thẩm quyền xét xử Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền khi các bên đương sự thống nhất giao tranh chấp cho trọng tài xét xử bằng cách ký một Thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể là Điều khoản HĐ: Văn bản tách rời HĐ: Thỏa thuận mặc nhiên (bằng hành vi) PLVN yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản 39 Thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Đ18 LTTTM 2010) 1. Tranh chấp không phát sinh trong các lĩnh vực thương mại 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. 40 Thỏa thuận trọng tài Giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài: là cơ sở pháp lý khẳng định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài; là cơ sở pháp lý khẳng định tính bất khả thụ lý của Toà án quốc gia đối với tranh chấp. là cơ sở pháp lý để các quốc gia cho phép cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại lãnh thổ nước mình. Chú ý tránh các điều khoản trọng tài khuyết tật 41 Thỏa thuận trọng tài khuyết tật VD1: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài” VD2: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại VIAC bên cạnh phòng TM&CNVN chi nhánh TP.HCM” VD3: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Nếu một bên không đồng ý với phán quyết của trọng tài thì có quyền kiện ra Tòa án nước bị đơn”: VD4: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Trung Quốc VD5: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại VIAC theo quy tắc tố tụng trọng tài của ICC”: 42 Nguyên tắc xét xử Trọng tài chỉ xét xử khi các bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài (cả tranh chấp nội và ngoại) Trọng tài viên khi xét xử phải độc lập, khách quan, vô tư, căn cứ vào pháp luật Xét xử kín Quyết định của trọng tài là chung thẩm (các bên không được kháng cáo). 43 Trình tự xét xử Đọc Luật Trọng tài TM 2010 và Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC 2004 44 Thi hành phán quyết trọng tài Thi hành ở trong nước (Đ66 Luật Trọng tài TM 2010) Tự nguyện thi hành Làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự theo pháp luật về thi hành án dân sự (giống bản án của Tòa án) 45 Thi hành phán quyết trọng tài Thi hành ở nước ngoài ( Công ước New york 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài) VN tham gia Công ước này năm 1995 Công ước này hiện có 132 quốc gia thành viên Nguyên tắc: các quốc gia sẽ tự nguyện công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài được tuyên ở các quốc gia thành viên khác Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Bên yêu cầu phải gửi đến Tòa án nơi phán quyết trọng tài phải được thi hành: đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài; Bản gốc phán quyết trọng tài hoặc bản sao có chứng thực; Thỏa thuận trọng tài bản gốc hoặc bản sao hợp lệ 46 Hủy/không công nhận và thi hành phán quyết trọng tài Điều 5 Công ước New-York và Điều 68 Luật TTTM 2010: Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù; Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên vi phạm đạo đức trọng tài viên; Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. 47 48 TÒA ÁN HAY TRỌNG TÀI? Tiêu chí Tòa án Trọng tài Khái niệm Do Nhà nước thành lập Do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn Thẩm quyền gqtc nội Đương nhiên Phải có thỏa thuận trọng tài Thẩm quyền gqtc ngoại Không đương nhiên (theo thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế hoặc pháp luật tố tụng của nước có tòa án) Phải có thỏa thuận trọng tài 49 TÒA ÁN HAY TRỌNG TÀI? Tiêu chí Tòa án Trọng tài Tính chung thẩm Quyết định của Tòa án thường bị kháng cáo Quyết định của trọng tài là chung thẩm Năng lực chuyên môn về TMQT Thẩm phán không phải lúc nào cũng nắm được chuyên môn về TMQT Trọng tài viên thường là các chuyên gia am hiểu chuyên môn và PLTMQT Tính linh hoạt Thấp, các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán Cao, các bên được lựa chọn trọng tài viên Thời gian xét xử Có thể bị kéo dài Nhanh chóng Tính bí mật Xét xử công khai Xét xử kín 50 TÒA ÁN HAY TRỌNG TÀI Tiêu chí Tòa án Trọng tài Tính cưỡng chế Bản án của Tòa án được bảo đảm cưỡng chế Quyết định của trọng tài được cưỡng chế thi hành thông qua Tòa án Sự công nhận quốc tế Khó (thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương hay đa phương) Khả năng công nhận quốc tế cao nhờ CƯ New York 1958 (132 thành viên) Tính trung lập Tòa án có thể bị chi phối bởi yếu tố chtrị Hoàn toàn trung lập Phí tổn Án phí thấp Phí trọng tài cao: 1 vụ kiện 1 triệu USD do 1 TTV xét xử tốn khoảng 54.000 USD 51 3.Điều khoản giải quyết tranh chấp Không phải là điều khoản chủ yếu nhưng lại có tầm quan trọng về mặt pháp lý Có giá trị pháp lý độc lập so với Hợp đồng: 52 4. Điều khoản giải quyết tranh chấp Nếu chọn Trọng tài quy chế nào thì đưa vào HĐ điều khoản mẫu của Trọng tài quy chế đó. 53 Điều khoản trọng tài mẫu của VIAC “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến HĐ này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này” “All disputes arising out of or in relation to this contract shall be finally settled by the Vietnam International Arbitration Center at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in accordance with its Arbitration Rules” 54 Điều khoản trọng tài mẫu của ICC “All disputes arising out of or in connection with the present Contract shall be finally settled under the Rules of Arbitration of the International Chamber of Commerce by 1 or more arbitrator(s) appointed in accordance with the said rules. The place of arbitration shall be. The language of arbitration shall be English. The parties agree that any award made in – accordance with the provisions of this clause is final and binding on both parties”
File đính kèm:
- bai_giang_phap_luat_kinh_doanh_quoc_te_chuong_6_giai_quyet_t.ppt