Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Thu Ba

BẢN CHẤT, KIỂU NHÀ NƯỚC

VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

 Bản chất nhà nước

 Kiểu nhà nước

 Hình thức nhà nước

Bản chất nhà nước

 Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội cộng sản

nguyên thuỷ

 Phân chia giai cấp và sự xuất hiện nhà nước

 Đặc điểm và chức năng của nhà nước

Tổ chức xã hội và quyền lực

trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (1)

 Lực lượng sản xuất: thấp

kém

 Công cụ lao động thô sơ

 Năng xuất lao động thấp

 Xã hội không phân biệt kẻ

giàu người nghèo, không

có sự phân chia thành giai cấp.

pdf 87 trang kimcuc 9960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Thu Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Thu Ba

Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Thu Ba
1Please purchase a personal 
license.
ThS. Nguyễn Thu Ba
Khoa Luật Đại học KTQD
email: bgtb@hn.vnn.vn
Môn học
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
(3 ĐVHT)
2Mục đích môn học
 Đề cập những kiến thức cơ bản về
nhà nước và pháp luật nói chung và
của Việt Nam 
 Nghiên cứu nội dung chủ yếu của 3 
ngành luật cơ bản trong hệ thống
pháp luật Việt Nam
 Cung cấp những khái niệm pháp lý
cơ bản, làm quen với những kỹ
năng chủ yếu trong việc áp dụng
pháp luật, từ đó tạo cơ sở để
nghiên cứu các môn luật chuyên
ngành sau này. 
3Tài liệu học tập
 Giáo trình Pháp luật đại cương, Khoa Luật, NXB ĐH 
KTQD, Hà Nội, 2008
 Tài liệu nghiên cứu của từng chương ghi trong giáo trình
 Trang web hữu ích: www.vietlaw.gov.vn
4Phương pháp đánh giá
Cấu thành điểm học phần
 Điểm đánh giá: 10%
 01 bài kiểm tra thường kỳ vào tuần học thứ 9: 20% 
 Bài thi học phần cuối kỳ (trắc nghiệm): 70%
5Nội dung môn học 7 chương
 Chương 1: Nhà nước CHXHCN Việt Nam và địa vị pháp lý của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước
 Chương 2: Pháp luật- công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội
 Chương 3: Hình thức pháp luật
 Chương 4: Hệ thống pháp luật
 Chương 5: Luật hành chính Việt Nam 
 Chương 6: Luật dân sự Việt nam
 Chương 7: Luật hình sự Việt Nam 
6Chương I: NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
I. Bản chất, kiểu nhà nước và hình thức nhà nước
II. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 
III. Bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7BẢN CHẤT, KIỂU NHÀ NƯỚC 
VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
 Bản chất nhà nước
 Kiểu nhà nước
 Hình thức nhà nước
8Bản chất nhà nước
 Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội cộng sản
nguyên thuỷ
 Phân chia giai cấp và sự xuất hiện nhà nước
 Đặc điểm và chức năng của nhà nước.
9Tổ chức xã hội và quyền lực
trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (1)
 Lực lượng sản xuất: thấp
kém
 Công cụ lao động thô sơ
 Năng xuất lao động thấp
 Xã hội không phân biệt kẻ
giàu người nghèo, không
có sự phân chia thành giai
cấp. 
10
Tổ chức xã hội và quyền lực
trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (2)
 Tổ chức xã hội là thị tộc - tổ chức cơ sở đầu tiên của xã hội
loài người
 Thị tộc là một tổ chức lao động sản xuất, một bộ máy kinh
tế xã hội
 Sự phát triển của xã hội dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc
và bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc hợp thành. 
11
Tổ chức xã hội và quyền lực
trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (3)
 Tổ chức quản lý thị tộc là Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những
người lớn tuổi trong thị tộc với quyền hạn rất lớn. 
 Tổ chức quản lý bào tộc là Hội đồng bào tộc bao gồm các tù
trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc, với các nguyên tắc tổ
chức quyền lực tương tự như nguyên tắc tổ chức quyền lực của thị
tộc nhưng có sự tập trung cao hơn.
 Hội đồng bộ lạc là hình thức tổ chức quản lý của bộ lạc với
nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như thị tộc và bào tộc
nhưng mức độ tập trung quyền lực cao hơn nữa. 
12
Phân chia giai cấp
và sự xuất hiện nhà nước
 Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã
làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. 
 Sau ba lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã
phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hình thành hai giai cấp
cơ bản là chủ nô và nô lệ. 
 Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi
hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới, tổ chức quyền lực đó là nhà
nước. 
13
Bản chất của nhà nước
 Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, do đó thể hiện bản
chất giai cấp sâu sắc. 
 Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ, nhà nước là
bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công
cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp. 
 Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, nhà nước không chỉ là người đại
diện cho giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà, ở
một mức độ nhất định, còn là người đại diện cho lợi ích chung của xã
hội. Do đó, nhà nước còn có tính xã hội.
14
Đặc điểm của nhà nước
 Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt. 
 Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ, thành các đơn vị hành chính
không phụ thuộc chính kiến, huyết thống, giới tính, nghề nghiệp v.v. 
 Nhà nước có chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị - pháp lý, thể
hiện quyền tự quyết của nhà nước về đối nội và đối ngoại, không phụ
thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
 Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bằng pháp luật
đối với toàn xã hội. 
 Nhà nước ban hành các sắc thuế và thực hiện việc thu thuế bắt buộc.
15
Chức năng của nhà nước
Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của
nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước. Có 2 
nhóm chức năng:
 Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất
nước như: Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần tử
chống đối, quản lý các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội... 
 Chức năng đối ngoại thể hiện những mặt hoạt động của nhà nước trong
quan hệ với các nhà nước trên thế giới và các dân tộc khác như: Phòng
thủ đất nước, thiết lập mối bang giao với các quốc gia khác.
16
Hình thức hoạt động của nhà nước
Các hình thức hoạt động chủ yếu của nhà nước là:
 Hoạt động lập pháp (xây dựng luật),
 Hoạt động hành pháp (tổ chức thực hiện, thi hành pháp luật) và,
 Hoạt động tư pháp (bảo vệ pháp luật). 
17
Phương pháp hoạt động của nhà nước
 Các nhà nước đều sử dụng
hai phương pháp chủ yếu là
thuyết phục và cưỡng chế. 
 Tuỳ thuộc vào bản chất của
nhà nước và đặc điểm cụ thể
của mỗi nước mà các nhà
nước sử dụng các phương
pháp này một cách khác
nhau.
18
Kiểu nhà nước
 Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu
hiệu cơ bản đặc thù của NN, thể
hiện bản chất và những điều kiện
tồn tại và phát triển của NN trong
một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định. 
 Tương ứng với 4 hình thái kinh tế -
xã hội của các xã hội có nhà nước, 
đã có bốn kiểu NN:
+ Kiểu NN chủ nô
+ Kiểu NN phong kiến, 
+ Kiểu NN tư sản
+ Kiểu NN xã hội chủ nghĩa
19
Hình thức nhà nước
 Khái niệm: Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước
 3 mặt của quyền lực nhà nước:
+ Quyền lập pháp
+ Quyền hành pháp
+ Quyền tư pháp
 Cấu thành: Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố chủ yếu là
hình thức chính thể và hình thức cấu trúc. 
Ngoài ra, chế độ chính trị cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp tới hình thức nhà nước.
20
Hình thức chính thể
 Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập
các cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước cùng với mối
quan hệ giữa các cơ quan đó. 
 Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là:
- Chính thể quân chủ
- Chính thể cộng hoà
21
Chính thể quân chủ
 Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực
tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay
người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) hình thành
theo nguyên tắc truyền ngôi (thế tập). 
Vua, hoàng đế, quốc trưởng là nguyên thủ quốc gia của
các nước theo chính thể này. Nhà nước theo chính thể quân chủ
gọi là nhà nước quân chủ. Chính thể quân chủ được chia thành
quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
22
Quân chủ tuyệt đối
Quân chủ tuyệt đối là
hình thức chính thể
quân chủ, trong đó
nguyên thủ quốc gia
(vua, hoàng đế) có
quyền lực vô hạn. 
23
Quân chủ hạn chế
Quân chủ hạn chế là
hình thức chính thể trong
đó quyền lực tối cao của
nhà nước được trao một
phần cho người đứng đầu
nhà nước, còn một phần
được trao cho một cơ quan
cao cấp khác (như Nghị
viện trong nhà nước tư sản
hoặc Hội nghị đại diện đẳng
cấp trong nhà nước phong
kiến). Chính thể quân chủ
hạn chế trong các nhà nước
tư sản gọi là quân chủ lập
hiến (quân chủ đại nghị).
24
Chính thể cộng hoà
 Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể, trong đó quyền lực
tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong
một thời hạn nhất định. 
 Chính thể cộng hoà có hai hình thức chủ yếu là cộng hoà quý tộc
và cộng hoà dân chủ. 
 Cộng hoà quý tộc là hình thức chính thể, trong đó cơ quan
đại diện là do giới quý tộc bầu ra.
 Cộng hoà dân chủ là hình thức chính thể, trong đó người đại
diện là do dân bầu ra.
 Chính thể cộng hoà trong các nhà nước tư sản có hai biến dạng
chính là cộng hoà đại nghị và cộng hoà tổng thống. Ngoài ra, 
hiện tại ở một số nước Châu Âu còn thấy chính thể cộng hoà
lưỡng tính. 
25
Cộng hoà đại nghị
 Nghị viện có vị trí, vai trò rất lớn
trong cơ chế thực thi quyền lực
nhà nước. 
 Nguyên thủ quốc gia (tổng thống) 
do nghị viện bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nghị viện. 
 Chính phủ do các đảng chính trị
chiếm đa số ghế trong nghị viện
thành lập và chịu trách nhiệm
trước nghị viện, nghị viện có thể
bỏ phiếu không tín nhiệm Chính
phủ. 
26
Cộng hoà tổng thống
 Nguyên thủ quốc gia (Tổng thống) có vị
trí và vai trò rất quan trọng. 
Tổng thống do nhân dân trực tiếp
(hoặc gián tiếp thông qua đại cử tri) bầu
ra. 
Tổng thống vừa là nguyên thủ
quốc gia, vừa là người đứng đầu chính
phủ. 
 Chính phủ không phải do nghị viện
thành lập. Các thành viên chính phủ do 
Tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm
trước Tổng thống
27
Cộng hoà “lưỡng tính”
 Cộng hoà “lưỡng tính” nghĩa là vừa mang tính
chất cộng hoà đại nghị, vừa mang tính chất
cộng hoà tổng thống.
 Chính thể cộng hoà “lưỡng tính” có những đặc
điểm cơ bản sau:
 Nghị viện do nhân dân bầu ra. 
 Trung tâm bộ máy quyền lực là tổng
thống. Tổng thống cũng do dân bầu, có
quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán
Nghị viện, quyền thành lập chính phủ, 
hoạch định chính sách quốc gia.
 Chính phủ có Thủ tướng đứng đầu, đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng
thống, chịu trách nhiệm trước Tổng thống
và Nghị viện.
28
Hình thức cấu trúc nhà nước
 Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành
các đơn vị hành chính - lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ
giữa các đơn vị ấy với nhau cũng như giữa các cơ quan nhà
nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương. 
 Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu: 
 Nhà nước đơn nhất
 Nhà nước liên bang
29
Nhà nước đơn nhất
 Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ
quyền chung, có một hệ thống pháp luật
thống nhất, có một quốc hội và một hệ
thống cơ quan nhà nước thống nhất từ
trung ương đến địa phương. 
 Các đơn vị hành chính - lãnh thổ thường
bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã
(phường) hoạt động trên cơ sở các quy định
của chính quyền trung ương. 
 Việt Nam, Trung Quốc, Pháp... là những
nhà nước theo hình thức cấu trúc đơn nhất. 
30
Nhà nước liên bang
 Nhà nước liên bang là nhà nước được
hình thành từ hai hay nhiều nhà nước
thành viên (hoặc nhiều bang) hợp lại. 
 Trong nhà nước liên bang, ngoài các
cơ quan quyền lực nhà nước và cơ
quan quản lý nhà nước chung cho toàn
liên bang, hệ thống pháp luật chung
của liên bang, thì mỗi nhà nước thành
viên còn có hệ thống cơ quan nhà
nước và hệ thống pháp luật riêng của
mỗi nhà nước thành viên. 
Hoa kỳ, Đức, Nga v.v. là những
nhà nước liên bang. 
31
Chế độ chính trị
 Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, 
phương tiện mà cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện
quyền lực nhà nước.
 Chế độ chính trị của các nhà nước trong lịch sử rất đa dạng
nhưng tựu trung lại, có hai loại chính:
 Chế độ dân chủ (chế độ dân chủ quý tộc, chế độ dân chủ
tư sản, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa).
 Chế độ phản dân chủ (chế độ chuyên chế của chủ nô và
phong kiến, chế độ phát xít). 
32
Chế độ dân chủ
Chế độ chính trị dân chủ là chế độ mà ở đó
các phương pháp, cách thức thực hiện quyền lực
nhà nước dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân.
33
Chế độ phản dân chủ
 Chế độ phản dân chủ (chế
độ chuyên chế của chủ nô
và phong kiến, chế độ phát
xít) là chế độ chính trị mà
quyền lực nhà nước không
thuộc về nhân dân mà thuộc
về những cá nhân độc tài, 
phát xít
34
II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG 
CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam
2. Chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam
35
Bản chất của Nhà nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam
 Nhà nước CHXHCN Việt Nam thuộc kiểu nhà nước xã hội chủ
nghĩa. 
 Nhà nước CHXHCN Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.
 Bản chất của nhà nước được xác định trong Hiến pháp năm
1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Nhà nước
CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2).
36
Những đặc trưng cơ bản của
Nhà nước CHXHCN Việt Nam
 Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước
 Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các
dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam 
 Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
 Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
 Nhà nước thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với các
nước trên thế giới
37
Chức năng của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam
 Các chức năng đối nội
 Chức năng kinh tế: 
 Chức năng xã hội: 
 Chức năng bảo đảm sự ổn định an ninh - chính trị, bảo vệ các
quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
 Các chức năng đối ngoại
 Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
 Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
nước ta với các nước trên thế giới. 
38
III. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 
CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM
 Khái niệm
 Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Các cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. 
39
Khái niệm
Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là hệ thống cơ quan từ trung ương đến các địa
phương và cơ sở, tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của Nhà nước.
40
Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy NN CHXHCN Việt Nam
 Nguyên tắc “quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2, đoạn 2).
 Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 
đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước (Điều
4).
 Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động
quản lý của Nhà nước (Điều 53)
 Nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6)
 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 12).
41
Các cơ quan nhà nước
trong bộ máy NN CHXHCN Việt Nam
(Phân loại theo quy định của Hiến pháp 1992)
 Quốc hội
 Chủ tịch nước
 Chính phủ
 Hội đồng nhân dân
 Uỷ ban nhân dân
 Toà án nhân dân
 Viện kiểm sát nhân dân.
42
Quốc hội
 Vị trí, chức năng
 Chế độ thành lập, cơ cấu tổ chức
 Hình thức hoạt động
 Thẩm quyền
 Mối quan hệ với cơ quan Nhà nước khác
 Văn bản pháp luật ban hành
43
Vị trí, chức năng
 “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” (Điều 83 HP 1992).
Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân: QH do cử tri cả
nước bầu ra. QH biểu hiện tập trung khối đại đoàn kết toàn dân, 
bao gồm các đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân và cho
các vùng lãnh thổ trong cả nước.
 Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: QH thống nhất tập
trung toàn bộ quyền lực nhà nước: Quyền lập pháp, quyền hành
pháp, quyền tư pháp; mặt khác có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó
 Là cơ quan có quyền giám sát tối cao hoạt động của mọi cơ quan
nhà nước. 
44
Chế độ thành lập, cơ cấu tổ chức
 Bầu cử Quốc hội
 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
 Hội đồng dân tộc
 Các Ủy ban của Quốc hội.
45
Uỷ ban thường vụ Quốc hội
 Ðiều 90 Hiến pháp 1992 quy định: 
"Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ
quan thường trực của Quốc hội. 
 Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm
có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ
tịch Quốc hội, các uỷ viên. 
 Số thành viên Uỷ ban thường vụ
Quốc hội do Quốc hội quyết định. 
ở Quốc hội khoá XII, có 18 thành
viên
 Thành viên của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội làm việc theo chế độ
chuyên trách và không thể đồng
thời là thành viên của Chính phủ. Một phiên họp Uỷ ban 
thường vụ Quốc hội
46
Hội đồng dân tộc
và các Uỷ ban của Quốc hội
 Là các cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, làm việc theo chế độ tập thể và quyết
định theo đa số. Theo Luật ngày 2-4-2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Quốc hôi, Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban sau đây:
1. Uỷ ban pháp luật;
2. Uỷ ban tư pháp;
3. Uỷ ban kinh tế;
4. Uỷ ban tài chính, ngân sách;
5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh;
6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội;
8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường;
9. Uỷ ban đối ngoại.
 Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với QH những vấn đề về dân tộc; thực hiện
quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
 Các Uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án
khác, những báo cáo được QH và UBTVQH giao, trình QH, UBTVQH ý kiến về chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, 
quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban.
47
Hoạt động chủ yếu của QH
 Hoạt động Kỳ họp Quốc hội
 Hoạt động của Ủy ban Thường vụ QH
 Hoạt động của HĐ dân tộc và các Ủy ban của QH
 Hoạt động của các Đại biểu QH và Đoàn đại biểu QH 
48
Kỳ họp Quốc hội
 Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của Quốc hội, là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực
nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nơi biểu hiện trí
tuệ tập thể của đại biểu Quốc hội. 
 Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề quan
trọng nhất của đất nước và của nhân dân. 
 Tại các kỳ họp, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với
hoạt động của cơ quan nhà nước.
 Kỳ họp Quốc hội được tổ chức công khai, trừ trường hợp cần thiết, 
Quốc hội có thể họp kín. 
49
Đại biểu Quốc hội
và Đoàn Đại biểu Quốc hội
 Đại biểu Quốc hội “là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, 
không chỉ đại biểu cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại biểu
cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước trong Quốc hội” (Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội). 
 Đại biểu Quốc hội có thể là đại biểu chuyên trách hoặc đại biểu không
chuyên trách. 
 Đại biểu QH chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu trách nhiệm trước
QH về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.
 Các đại biểu QH được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW 
hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội . Đoàn đại biểu QH có trưởng đoàn, phó
trưởng đoàn và có đại biểu hoạt động chuyên trách. 
50
Thẩm quyền của Quốc hội
Thẩm quyền của Quốc hội có thể chia thành ba nhóm: 
 Quyền lập hiến và lập pháp, 
 Quyền quyết định những công việc quan trọng nhất của nhà nước, và
 Quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
51
Chủ tịch nước
 Vị trí, chức năng
 Cơ cấu
 Hình thức hoạt động
 Thẩm quyền
52
Vị trí, chức năng Chủ tịch nước
 “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 101).
 Về đối nội, chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; 
thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội
đồng quốc phòng và an ninh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức
vụ cao cấp của Nhà nước; công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến
tranh, tình trạng khẩn cấp.v.v...
 Về đối ngoại, Chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước
ngoài, nhân danh Nhà nước ký kết điều ước quốc tế; quyết định cho nhập
quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt
Nam.
53
Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và QH
 Chủ tịch nước do QH bầu trong số đại
biểu QH.
 Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Quốc hội. 
 Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo
nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội
hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục
làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội
khoá mới bầu Chủ tịch nước mới. Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết
54
Chính phủ
 Vị trí, chức năng
 Cơ cấu
 Hình thức hoạt động
 Thẩm quyền
55
Vị trí, chức năng của Chính phủ
“Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” (Điều 109).
Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ do Quốc
hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; Tổ chức
thực hiện Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, 
Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ
thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi 
cả nước.
56
Chế độ thành lập và cơ cấu của Chính phủ (QH K12)
 Thành lập Chính phủ
 Chính phủ gồm có: 26/28
- Thủ tướng Chính phủ, 1
- Các Phó Thủ tướng, 5
- Các Bộ trưởng và 16/18
- Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ 4
57
Thủ tướng Chính phủ
 Thủ tướng là người đứng đầu Chính
phủ, do Quốc hội bầu trong số đại
biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
và Chủ tịch nước. 
 Thủ tướng lãnh đạo, điều hành và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
của CP
 Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm
nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ
tướng (5 Phó TTg)
Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
58
Bộ, cơ quan ngang Bộ
 Bộ, cơ quan ngang Bộ (18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ) là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, 
hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Có thể phân biệt hai
loại Bộ: Bộ quản lý ngành và Bộ quản lý theo lĩnh vực.
Bộ quản lý theo lĩnh vực là các Bộ thực hiện việc quản lý nhà
nước theo từng lĩnh vực rộng của xã hội như tài chính, lao động, 
ngoại giao, nội vụ v.v. 
Bộ quản lý ngành là các Bộ thực hiện việc quản lý nhà nước đối
với các ngành kinh tế – kỹ thuật, văn hoá, xã hội như nông nghiệp, 
công nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, văn hoá v.v.
59
Cơ quan thuộc Chính phủ
 Cơ quan thuộc Chính phủ (8) là cơ quan do Chính phủ thành lập, có
chức năng thực hiện một số thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, 
lĩnh vực; 
 Một số cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ
nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số
thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
 Cơ quan thuộc Chính phủ không thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
60
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (QH XII)
1. Bộ Quốc phòng
2. Bộ Công an
3. Bộ Ngoại giao
4. Bộ Tư pháp
5. Bộ Tài chính
6. Bộ Công thương
7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
8. Bộ Giao thông vận tải
9. Bộ Xây dựng
10. Bộ Thông tin và Truyền thông
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
14. Bộ Nội vụ
15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
16. Bộ Y tế
17. Bộ Tài nguyên và Môi trường
18. Bộ Nội vụ
Cơ quan ngang Bộ
1. Thanh tra Chính phủ
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. Uỷ ban Dân tộc
4. Văn phòng Chính phủ

61
Các cơ quan thuộc Chính phủ (QH K 12)
- Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh
- Đài Tiếng nói Việt Nam
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
- Thông tấn xã Việt Nam
- Đài Truyền hình Việt Nam
- Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh
- Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
62
Hình thức hoạt động của Chính phủ
 Phiên họp Chính phủ
 Thủ tướng Chính phủ
 Bộ và Bộ trưởng
63
Hội đồng nhân dân
 Chế độ thành lập
 Vị trí, chức năng
 Cơ cấu
 Hình thức hoạt động
 Thẩm quyền.
64
Vị trí, chức năng
 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của
nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”
(Điều 119 Hiến pháp 1992).
65
Chế độ thành lập và cơ cấu tổ chức
 Chế độ thành lập HĐND
 Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân. 
 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các ban của HĐND. 
Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra. Thường trực 
HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên
thường trực HĐND. 
Thường trực HĐND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND. 
 Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành
viên của UBND cùng cấp.
66
Uỷ ban nhân dân
 Vị trí, chức năng
 Cơ cấu
 Hình thức hoạt động
 Thẩm quyền.
67
Vị trí, chức năng
 “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước
cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân” (Điều 123 HP 1992).
 Là cơ quan chấp hành của HĐND, UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng
cấp và cơ quan nhà nước cấp trên, đối với mọi hoạt động của mình nhằm
bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. 
 Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND cấp dưới chịu sự chỉ
đạo của UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ.
68
Chế độ thành lập và cơ cấu UBND
 Chế độ thành lập UBND
 UBND được tổ chức ở cả 3 cấp hành chính
 UBND do HĐND cùng cấp bầu gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên. Chủ
tịch UBND là đại biểu HĐND; các thành viên khác của UBND không nhất thiết là
đại biểu HĐND. 
 UBND cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên; UBND TP. Hà Nội và
UBND TP. Hồ Chí Minh có không quá mười ba thành viên;
 UBND cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên;
 UBND cấp xã có từ ba đến năm thành viên.
Số lượng thành viên và số Phó Chủ tịch UBND của mỗi cấp do Chính phủ
quyết định. 
69
Hình thức hoạt động
 Phiên họp UBND
 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND
 Cơ quan chuyên môn của UBND: Sở, Phòng, Ban.
70
Thẩm quyền HĐND, UBND
 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
71
Toà án nhân dân
 Vị trí, chức năng
 Cơ cấu
72
Vị trí, chức năng
 Vị trí: TAND và VKSND là công cụ chủ yếu trong việc bảo vệ pháp
luật của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích của nhân dân
 Chức năng của Toà án: 
 Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao
động, kinh tế, hành chính.
 Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
73
Cơ cấu TAND
Hệ thống các Toà án nhân dân ở nước ta bao gồm:
 TAND Tối cao;
 Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
TAND cấp tỉnh);
 Các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung
là TAND cấp huyện);
 Các Toà án quân sự;
 Các Toà án khác do luật định.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập
Toà án đặc biệt.
74
TAND Tối cao
 TAND Tối cao gồm có:
- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
- Toà án quân sự trung ương; 
- Các Tòa án chuyên trách: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, 
Toà lao động, Toà hành chính;
- Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
 Bộ máy Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó chánh án, 
Thẩm phán, Thư ký toà án.
75
TAND cấp tỉnh
 Toà án nhân dân cấp tỉnh gồm có: 
- Uỷ ban thẩm phán; 
- Các Tòa án chuyên trách: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh
tế, Toà lao động, Toà hành chính;
- Bộ máy giúp việc. 
 TAND cấp tỉnh có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký toà án.
76
TAND cấp huyện
TAND cấp huyện có Chánh án, một hoặc hai
Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, 
Thư ký toà án.
77
Tòa án quân sự
Cơ cấu tổ chức của các toà án quân sự gồm
có: Toà án quân sự trung ương; Toà án quân sự
quân khu và tương đương; các Toà án quân sự
khu vực.
78
Viện kiểm sát nhân dân
 Vị trí, chức năng
 Cơ cấu
79
Vị trí, chức năng
 Thực hành quyền công tố nhà nước
 Kiểm sát các hoạt động tư pháp
80
Cơ cấu VKSND
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
 VKSND Tối cao: UB Kiểm sát, VKSQSTƯ
VKSND Tối cao có Viện trưởng, Phó VT, các Kiểm sát viên, Điều
tra viên
 Các VKSND cấp tỉnh: UB Kiểm sát
VKSND cấp tỉnh có Viện trưởng, Phó VT, các Kiểm sát viên
 Các VKSND cấp huyện
VKSND cấp huyện có Viện trưởng, Phó VT, các Kiểm sát viên
 Các VKS quân sự: VKSQSQK,VKSQSKV
81
Những cách khác
phân loại cơ quan Nhà nước VN
 Theo thẩm quyền hoạt động
 Theo chức năng hoạt động
 Theo chế độ lãnh đạo
82
Theo thẩm quyền hoạt động
Các cơ quan nhà nước được chia thành:
 Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch nước
và HĐND các cấp
 Cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước: Chính phủ (Bộ, Cơ quan
ngang Bộ), UBND các cấp
 Cơ quan xét xử: TAND
 Cơ quan kiểm sát: VKSND.
83
Theo chức năng hoạt động
Các cơ quan nhà nước được chia thành: 
 Cơ quan lập pháp: Quốc hội
 Cơ quan hành pháp: Chủ tịch nước, HĐND các cấp, Chính phủ
(Bộ, Cơ quan ngang Bộ), UBND các cấp
 Cơ quan tư pháp: TAND và VKSND.
84
Theo chế độ lãnh đạo
 Cơ quan lãnh đạo theo chế độ tập thể
 Quốc hội, Chính phủ, HĐTP TAND Tối cao, HĐND, UBND
 Cơ quan lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng
 Chủ tịch nước
 Bộ, cơ quan ngang Bộ
 VKSND
 Cơ quan chuyên môn của UBND.
85
IV. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Khái niệm
 Cơ cấu
86
Khái niệm
Hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam là
tổng thể các thiết chế chính trị tồn tại và hoạt động trong
mối liên hệ hữu cơ với nhau nhằm tạo ra một cơ chế
thực hiện quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
87
Cơ cấu
Hệ thống chính trị bao gồm:
 Đảng Cộng sản Việt Nam
 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như: 
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt
Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam./.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_nguyen_thu_ba.pdf