Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Hệ thống pháp luật - Nguyễn Thu Ba

Khái niệm

H thng pháp lut là cơ cấu bên trong của pháp luật,

thể hiện sự thống nhất nội tại của các quy phm pháp lut và

sự phân chia một cách khách quan các quy phạm pháp luật

trong hệ thống ấy thành các ngành lut và ch đnh pháp lut

phù hợp với tính chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội mà nó

điều chỉnh.

Đặc điểm của hệ thống pháp luật

 Có sự thống nhất, nhất quán trong hệ thống

 Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu

thành

 Tính khách quan của hệ thống pháp luật

pdf 29 trang kimcuc 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Hệ thống pháp luật - Nguyễn Thu Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Hệ thống pháp luật - Nguyễn Thu Ba

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Hệ thống pháp luật - Nguyễn Thu Ba
1Please purchase a personal license.
Hệ thống pháp luật
ThS. Nguyễn Thu Ba
Khoa Luật Đại học KTQD
email: bgtb@hn.vnn.vn
2Nội dung chương 4
I. Hệ thống pháp luật và ngành luật
II. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Nhà nước
CHXHCN Việt Nam
III. Hệ thống pháp luật quốc tế
IV. Hệ thống khoa học pháp lý.
3I. Hệ thống pháp luật và ngành luật
 Khái niệm
 Đặc điểm của hệ thống pháp luật
 Những căn cứ để phân chia ngành luật. 
4Khái niệm
H thng pháp lut là cơ cấu bên trong của pháp luật, 
thể hiện sự thống nhất nội tại của các quy phm pháp lut và
sự phân chia một cách khách quan các quy phạm pháp luật
trong hệ thống ấy thành các ngành lut và ch đnh pháp lut
phù hợp với tính chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội mà nó
điều chỉnh.
5Đặc điểm của hệ thống pháp luật
 Có sự thống nhất, nhất quán trong hệ thống
 Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu
thành
 Tính khách quan của hệ thống pháp luật.
6Ngành luật
 Ngành luật là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh một
lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc điểm chung nhất định. 
 Ví dụ, ngành luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người
lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và những
quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động - một lĩnh vực quan
hệ xã hội có những đặc điểm riêng khác với quan hệ xã hội thuộc đối
tượng điều chỉnh của các ngành luật khác.
7Chế định pháp luật
Ch đnh pháp lut là những nhóm quy phạm pháp luật
thuộc một ngành luật, điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội
nhỏ hơn, có đặc điểm giống nhau hơn; hoặc điều chỉnh từng
mặt, từng khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ xã hội thuộc
ngành luật đó. 
8Những căn cứ phân chia ngành luật
 Đối tượng điều chỉnh
 Phương pháp điều chỉnh. 
9Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh là các lĩnh vực quan hệ xã hội mà
quy phạm pháp luật tác động vào.Mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội
do các ngành luật khác nhau điều chỉnh có những tính chất, nội
dung khác nhau. 
Đối tượng điều chỉnh là căn cứ chủ yếu để phân biệt
ngành luật cũng như chế định pháp luật.
10
Phương pháp điều chỉnh
 Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách
thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động
lên cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan
hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
Phương pháp điều chỉnh là căn cứ bổ sung để
phân biệt ngành luật cũng như chế định pháp luật.
11
II. Các ngành luật trong hệ thống
pháp luật Nhà nước CHXHCN Việt Nam
1. Luật nhà nước ( Luật Hiến pháp) 
2. Luật hành chính
3. Luật tài chính
4. Luật đất đai
5. Luật dân sự
6. Luật lao động
7. Luật hôn nhân và gia đình
8. Luật hình sự
9. Luật kinh tế
10. Luật tố tụng hình sự
11. Luật tố tụng dân sự
12. Luật tố tụng hành chính. 
12
Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp)
 Luật Nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
 Các chế định chủ yếu:
Chế định về chế độ chính trị của Nhà nước
Chế định về chế độ kinh tế
Chế định về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ
Chế định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chế định về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam 
 Nguồn luật Nhà nước:
Hiến pháp 1992
13
Luật hành chính
 Luật hành chính là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức, thực hiện
các hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan nhà nước
trên các lĩnh vực hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
 Nội dung cụ thể sẽ nghiên cứu trong Chương 5.
14
Luật tài chính
 Luật tài chính là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ về
tiêu dùng xã hội.
 Các chế định chủ yếu:
Luật ngân sách nhà nước
Chế định thu ngân sách nhà nước
Chế định chi ngân sách nhà nước
Chế định về tài chính doanh nghiệp
Chế định bảo hiểm thương mại
Chế định về tín dụng và thanh toán. 
15
Luật đất đai
 Luật đất đai là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
 Các chế định chủ yếu:
Chế định quản lý nhà nước về đất đai
Chế định sử dụng đất
 Nguồn chủ yếu của luật đất đai là Luật đất đai do Quốc hội thông
qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực ngày 01/7/2004 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
16
Luật dân sự
 Luật dân sự là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ tài sản và quan hệ nhân thân nhất định trong xã hội.
 Nội dung cụ thể sẽ nghiên cứu trong Chương 6.
17
Luật lao động
 Luật lao động là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao
động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao
động và các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao động.
 Các chế định chủ yếu:
Chế định hợp đồng lao động
Chế định thoả ước lao động tập thể
Chế định kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
Chế định tiền lương
Chế định bảo hiểm xã hội
Chế định tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động
Chế định đình công và giải quyết cuộc đình công
 Nguồn: Bộ luật lao động 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 
2005, 2006 và 2007.
18
Luật hôn nhân và gia đình
 Luật hôn nhân và gia đình là tổng thể quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên
trong gia đình.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định kết hôn
 Chế định quan hệ giữa vợ và chồng
 Chế định quan hệ giữa cha mẹ và con 
 Chế định con nuôi
 Chế định ly hôn
Nguồn: Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000.
19
Luật hình sự
 Luật hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và những hình
phạt đối với người đã thực hiện tội phạm đó. Luật hình sự có đối
tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước
và người phạm tội. 
 Nội dung cụ thể sẽ nghiên cứu trong Chương 7.
20
Luật kinh tế
 Luật kinh tế được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý
nhà nước về kinh tế và quá tình kinh doanh của xã hội.
 Các chế định chủ yếu:
Chế độ quản lý nhà nước về kinh tế;
Chế độ pháp lý về doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh
khác;
Chế độ pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh;
Chế độ pháp lý về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, 
thương mại;
Pháp luật về phá sản.
21
Luật tố tụng hình sự
 Luật tố tụng hình sự là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
 Các chế định chủ yếu:
Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
Chế định người tham gia tố tụng;
Chế định chứng cứ;
Chế định khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
Chế định điều tra, truy tố;
Chế định xét xử sơ thẩm;
Chế định xét xử phúc thẩm;
Chế định thi hành án;
Chế định xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
22
Luật tố tụng dân sự
 Luật tố tụng dân sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội
phát sinh trong qúa trình cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án
giải quyết các vụ việc dân sự và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc
dân sự của Toà án nhân dân.
 Các chế định chủ yếu:
Chế định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
Chế định người tham gia tố tụng;
Chế định chứng minh và chứng cứ;
Chế định khởi kiện;
Chế định giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm;
Chế định giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm;
Chế định xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
Chế định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài.
Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
23
Luật tố tụng hành chính
 Luật tố tụng hành chính là tổng thể quy phạm pháp luật quy định
trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
 Các chế định chủ yếu:
Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
Chế định người tham gia tố tụng;
Chế định khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính;
Chế định phiên toà sơ thẩm;
Chế định phiên toà phúc thẩm;
Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm;
Chế định thi hành án hành chính.
24
III. Hệ thống pháp luật quốc tế
 Công pháp quốc tế (Luật quốc tế)
 Tư pháp quốc tế.
25
Công pháp quốc tế - Khái niệm
Luật quốc tế là tập hợp những quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội về chính trị hoặc các khía cạnh chính
trị của quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn
hoá giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ
chức quốc tế liên chính phủ, hoặc các chủ thể khác của pháp
luật quốc tế.
26
Công pháp quốc tế -
Các chế định chủ yếu
• Chế định những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
• Chế định luật điều ước quốc tế
• Chế định dân cư trong luật quốc tế
• Chế định bảo vệ quyền con người
• Chế định lãnh thổ và biên giới quốc gia
• Chế định về luật biển quốc tế
• Pháp luật về hàng không quốc tế
• Chế định về ngoại giao và lãnh sự
• Hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế
• Chế định giải quyết các tranh chấp quốc tế
• Chế định pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế về chiến tranh
• Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế. 
27
Tư pháp quốc tế - Khái niệm
 Luật tư pháp quốc tế là tập hợp những quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 
Quan hệ dân sự ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm
quan hệ dân sự (theo nghĩa hẹp), quan hệ kinh tế – thương mại, quan
hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình. 
 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, theo Điều 758 Bộ luật Dân
sự 2005 là những quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham
gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài.
28
Tư pháp quốc tế -
Các chế định chủ yếu
• Chế định chủ thể của luật tư pháp quốc tế
• Chế định quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế
• Chế định hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong tư pháp quốc tế
• Chế định thanh toán quốc tế
• Chế định thừa kế trong tư pháp quốc tế
• Chế định hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
• Chế định quan hệ lao động trong tư pháp quốc tế
• Chế định tố tụng dân sự quốc tế. 
29
Nguồn của pháp luật quốc tế
 Pháp luật quốc gia
 Điều ước quốc tế
 Tập quán quốc tế./.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_4_he_thong_phap_luat_ng.pdf