Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số - Bài 1: Giới thiệu ngành Pháp chứng kỹ thuật số

Pháp chứng – là một ngành khoa học, nó sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lí học, tin học. để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động điều tra và giám định khi được các cơ quan trưng cầu.

Pháp chứng kỹ thuật số là điều tra, tìm kiếm và phân tích thông tin trên hệ thống máy tính để tìm kiếm các bằng chứng số.

 

pptx 51 trang thom 05/01/2024 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số - Bài 1: Giới thiệu ngành Pháp chứng kỹ thuật số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số - Bài 1: Giới thiệu ngành Pháp chứng kỹ thuật số

Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số - Bài 1: Giới thiệu ngành Pháp chứng kỹ thuật số
Bài 1: Giới thiệu ngành Pháp chứng kỹ thuật số 
Giảng viên: TS. Đàm Quang Hồng Hải 
PHÁP CHỨNG KỸ THUẬT SỐ 
Pháp chứng là gì? 
Pháp chứng – là một ngành khoa học, nó sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lí học, tin học... để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động điều tra và giám định khi được các cơ quan trưng cầu. 
Pháp chứng kỹ thuật số là điều tra , tìm kiếm và phân tích thông tin trên hệ thống máy tính để tìm kiếm các bằng chứng số. 
Công việc pháp chứng 
Điều tra, tìm kiếm các thông tin, dữ liệu nhằm xác định thủ phạm hoặc nguồn gốc phát sinh sự việc. 
Tìm kiếm chứng cứ căn cứ vào các dấu vết còn lại tại hiện trường. 
Căn cứ vào các thông tin trong các Tàng thư lưu trữ trong quá khứ. 
 Sử dụng các phương pháp điều tra hiện đại và phân tích Logic – đúng pháp luật. 
Pháp chứng kỹ thuật số - Digital Forensics 
Các bằng chứng số có thể có ở mọi nơi 
Tại sao lại cần Pháp chứng kỹ thuật số 
Hiện nay việc sử dụng máy tính đã trở nên rất thông dụng nên các thông tin trên máy và trên mạng trở nên rất quan trọng trong việc điều tra. 
Pháp chứng kỹ thuật số thực hiện: 
Đ iều tra tội phạm sử dụng các phương pháp kỹ thuật số với máy tính 
X ác định, khai thác các tài liệu chứng cứ máy tính được lưu trữ hoặc còn lưu vết. 
Bằng chứng kỹ thuật số có thể được sử dụng để phân tích tội phạm máy tính và trên M ạng . 
Tìm kiếm các bằng chứng số 
Bằng chứng số (Digital Evidence ) là mọi thông tin có giá trị pháp lý được lưu trữ, được truyền dẫn trong dạng thức số và có giá trị pháp lý trước tòa. . 
Ví dụ bằng chứng số: việc mở một file trong máy và thay đổi nó, máy tính sẽ ghi lại thời gian và ngày nó truy cập file. 
M ỗi khi xóa một file, m áy tính sẽ chuyển file này sang một danh bạ khác . File vẫn được giữ ở đó tới khi máy tính ghi một dữ liệu đè lên, có thể khôi phục lại làm bằng chứng. 
Dữ liệu số và bằng chứng số 
Dữ liệu số thu được từ các ổ đĩa trên máy tính hoặc từ các thiết bị lưu trữ khác chưa thể là bằng chứng số. 
Để có được bằng chứng, Pháp chứng viên phải thực hiện quá trình khảo sát và phân tích dữ liệu ban đầu. 
Nếu tìm được dữ liệu, Pháp chứng viên phải “ráp” chúng lại với nhau để đưa ra được bằng chứng số. 
Truy tìm bằng chứng số 
Tính pháp lý của bằng chứng số 
Tòa án thường coi bằng chứng từ máy tính không khác gì so với những loại bằng chứng khác. 
Một số người không đánh giá cao việc sử dụng thông tin kỹ thuật số là bằng chứng vì: nếu có thể thay đổi dữ liệu máy tính dễ dàng, làm sao có thể sử dụng nó là bằng chứng đáng tin cậy? 
Hiện máy tính phát triển hơn và phức tạp hơn, tòa án biết được bằng chứng tội phạm rất dễ dàng có thể bị thay đổi, bị xóa hoặc bị phá hỏng. 
Bảo vệ các bằng chứng số 
Một vụ điều tra và vụ xử án có thể mất tới hàng năm, nếu không có tài liệu xác thực, bằng chứng thậm chí còn không được chấp nhận. 
	 Nếu một Pháp chứng viên không thể kiểm soát toàn bộ hệ thống máy tính, bằng chứng họ tìm được sẽ không được công nhận. 
Bảo vệ các bằng chứng số 
Công nghệ trong pháp chứng số 
Đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống máy tính; Phải tập trung vào việc ứng phó với các hành vi phạm tội công nghệ cao. 
C ần thiết phải phát triển các công cụ giúp việc điều tra bằng chứng trong máy tính mà không làm ảnh hưởng tới thông tin. 
Các nhà lập t r ình viên triển khai các phương pháp và công cụ phù hợp khi phải truy hồi thông tin từ một máy tính. 
P hát triển các phương pháp luận trong  lĩnh vực Pháp chứng số . 
Công nghệ pháp chứng số 
Nghề Pháp chứng số - Pháp chứng viên 
Một số vấn đề về quy chế khi điều tra 
Lệnh của Tòa án cần chỉ rõ nơi Pháp chứng viên được phép tìm kiếm và loại bằng chứng mà họ có thể tìm. 
Pháp chứng viên phải có lệnh của Tòa án mới được tìm kiếm thông tin trên một máy tính tình nghi. 
Pháp chứng viên chỉ được làm theo lệnh và tìm kiếm những gì mà họ cho rằng đáng nghi ngờ. 
Các công nghệ số trong Tòa án 
Tòa án Hoa Kỳ với bằng chứng số 
Hiện nay , việc làm giả mạo dữ liệu máy tính là điều có thể và rất đơn giản . 
C ác tòa án Hoa Kỳ hiện không hoàn toàn loại bỏ các bằng chứng số thu được từ máy tính và mạng . 
Thông thường, c ác tòa án Hoa Kỳ yêu cầu chứng minh những bằng chứng này là giả trước khi loại bỏ chúng . 
Các yêu cầu của điều tra 
Pháp chứng viên k iểm soát hệ thống máy tính để chắc chắn rằng thiết bị và dữ liệu được an toàn 
Pháp chứng viên cần phải nắm quyền bảo mật để không có một cá nhân nào có thể truy cập máy tính và thiết bị lưu trữ đang được kiểm tra. 
Nếu hệ thống máy tính có kết nối với Internet, Pháp chứng viên phải kiểm soát được việc kết nối này. 
Chú ý: Bản nguyên gốc cần được bảo quản và không được động đến. 
Nhiệm vụ của các Pháp chứng viên 
Pháp chứng viên t ìm kiếm tất cả các file có trong hệ thống máy tính, bao gồm các file đã được mã hóa, được bảo vệ bằng mật khẩu, được ẩn hoặc bị xóa nhưng có thể khôi phục . 
Pháp chứng viên nên sao chép lại tất cả các file của hệ thống, bao gồm các fiel có trong ổ đĩa của máy tính hay file từ các ổ cứng cắm ngoài. 
Pháp chứng viên chỉ nên làm việc với các bản copy của các file khi tìm kiếm bằng chứng b ởi khi truy cập các file có thể thay đổi. 
Chú ý khi làm việc với dữ liệu 
Khôi phục lại càng nhiều thông tin bị xóa càng tốt bằng cách sử dụng các ứng dụng có thể tìm kiếm và truy hồi dữ liệu bị xóa. 
Tìm kiếm thông tin của tất cả các file ẩn 
Giải mã và truy cập các file được bảo vệ 
Phân tích các khu vực đặc biệt trên ổ đĩa máy tính, bao gồm các phần thường khó có thể tiếp cận 
Đảm bảo tính toàn vẹn 
Ghi lại tất cả các bước của quá trình , dùng để cung cấp bằng chứng rằng công việc điều tra có bảo vệ thông tin của hệ thống máy tính mà không làm tha y đổi hoặc làm hỏng chúng. 
Các tài liệu xác thực này không chỉ bao gồm các file và dữ liệu được khôi phục từ hệ thống mà còn bao gồm cả bản vẽ của hệ thống và nơi các file được mã hóa hoặc được ẩn. 
Pháp chứng kỹ thuật số là một nghề 
Pháp chứng kỹ thuật số (Digital Forensics) bắt đầu trở thành một nghề chuyên nghiệp (Digital Forensics Professional) ở Hoa kỳ kể từ năm 1970 và trong các năm 1970-1985 , Hoa Kỳ thông qua nhiều quy định liên quan đến các Bằng chứng số. 
Chuyên gia pháp chứng kỹ thuật số - Pháp chứng viên hoạt động trong lĩnh vực điều tra máy tính, nghiên cứu điều tra các website và các thiết bị di động như Smastphone tìm bằng chứng của các vụ lừa đảo, tham nhũng  . 
Thế nào là nghề nghiệp 
N ghề nghiệp là một tập thể những con người thực hiện công việc của họ theo những luật lệ đã được thiết lập để củng cố những tiêu chuẩn nào đó vừa nhằm bảo vệ tốt hơn những thành viên của nó vừa để phục vụ công chúng tốt hơn. 
Nghề nghiệp đòi hỏi có một loại công việc thực hiện bởi chỉ một loại lực lượng lao động có kỹ năng làm việc đặc thù, chuyên nghiệp hay còn được gọi là lao động chuyên nghiệp . 
Lao động chuyên nghiệp hoạt động trong môi trường làm việc chuyên nghiệp phù hợp chuyên môn (thực hiện các công việc đúng chuyên môn). Các lao động chuyên nghiệp đã được đào tạo nhằm đáp ứng được được việc thực hiện các công việc , thực hiện các công việc chuyên môn . 
Chọn nghề nghiệp 
Yêu cầu nghề nghiệp Pháp chứng kỹ thuật số 
 	 Bộ tư pháp Hoa Kỳ ban hành tài liệu nghề nghiệp dành cho nghề Pháp chứng kỹ thuật số: "Searching and Seizing Computers and Obtaining Electronic Evidence in Criminal Investigations ”. Nội dung bao gồm 
Tìm kiếm bằng chứng máy tính khi không có lệnh của tòa. 
Tìm kiếm bằng chứng máy tính khi có lệnh của tòa. 
Đạo luật lưu trữ t ruyền thông 
Giám sát điện tử trong truyền thông mạng 
Vấn đề bằng chứng 
Nghề pháp chứng kỹ thuật số 
Nghề pháp chứng kỹ thuật số có thể chia thành hai lĩnh vực: công quyền và dân sự. 
P háp chứng kỹ thuật số công quyền liên quan đến cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về điều tra và truy tố như cơ quan c ông an , cơ quan quân đội và các cơ quan thực thi theo quy định của chính phủ . 
P háp chứng kỹ thuật số dân sự liên quan đến việc điều tra trong các công ty, cơ quan chính phủ không thực thi pháp luật , các cá nhân . 
P háp chứng kỹ thuật số dân sự thường được thực hiện trong vụ án dân sự, còn một vụ án hình sự thường được điều tra bởi các cơ quan công quyền . 
Computer Analysis Response Team - FBI 
Cục Điều tra Liên bang ( FBI- Federal Bureau of Investigation) là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có nhiệm vụ thực hiện điều tra tội phạm ở cấp độ liên bang và tình báo nội địa. 
Đội phân tích sự cố và điều tra máy tính (CART - Computer Analysis Response Team ) thuộc FBI được thành lập vào năm 1984 để xử lý số lượng ngày càng tăng của các trường hợp liên quan đến bằng chứng kỹ thuật số. 
CART hiện có gần 500 chuyên gia pháp chứng số chuyên nghiệp làm việc tại trụ sở FBI , trong 56 văn phòng các khu vực và trong các phòng thí nghiệm pháp chứng  trên Hoa Kỳ . 
Pháp chứng kỹ thuật số trong FBI 
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là c ơ quan chuyên trách trong Bộ Công an th ự c hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao : Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An. 
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tiến hành điều tra, xử lý gần hàng ngàn vụ việc liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao. Yêu cầu: 
Cán bộ điều tra có trình độ về k ỹ thuật, công nghệ thông tin lại vừa nắm vững nghiệp vụ điều tra, 
Có các thiết bị kĩ thuật hiện đại, thiết bị công nghệ cao và luôn được cập nhật tức thời về thông tin - công nghệ - phần mềm.  
Cục chuẩn bị xây dựng Trung tâm phục hồi dữ liệu và chứng cứ điện tử mang tầm cỡ quốc gia . 
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 
Thay mặt Cảnh sát Liên bang Australia, Đại tá Richard Terry đã trao tặng 02 bộ phần mềm phân tích dữ liệu và chứng cứ điện tử với tổng trị giá 52.100 USD cho Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm công nghệ cao.  
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam 
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam ( Vietnam Computer Emergency Response Team - VNCERT ) đ ược thành lập theo Quyết định 339/2005 của Thủ tướng Chính phủ, 
VNCERT là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông thực hiện chức năng điều phối và tổ chức các hoạt động phản ứng nhanh các sự cố máy tính cho mạng Internet Việt Nam. 
VNCERT có nhiệm vụ t húc đẩy hình thành hệ thống các Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính (CERT) trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp . 
Nhiệm vụ của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam 
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam (Vietnam Computer Emergency Response Team - VNCERT) thực hiện chức năng điều phối và tổ chức các hoạt động phản ứng nhanh các sự cố máy tính cho mạng Internet Việt Nam. 
VNCERT có trách nhiệm đ iều phối các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trong toàn quốc , c ảnh báo kịp thời các vấn đề về an toàn mạng máy tính 
VNCERT có trách nhiệm x ây dựng, phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn mạng máy tính , 
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam 
Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia của VNCERT 
P háp chứng kỹ thuật số dân sự trong công ty 
P háp chứng kỹ thuật số trong công ty thường điều tra những vấn đề liên quan đến máy tính tại công ty , điều tra những vi phạm chính sách công ty và giải quyết tranh chấp kiện tụng. 
D oanh nghiệp thường tập trung vào việc đảm bảo hoạt động bình thường và làm cho lợi nhuận, người điều tra cần tìm ra và ngăn chặn các vi phạm trong lĩnh vực máy tính và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp bởi các kẻ tấn công . 
Tội phạm máy tính của công ty có thể liên quan đến e-mail quấy rối, giả mạo dữ liệu, giới tính và phân biệt đối xử tuổi, tham ô, phá hoại, gián điệp công nghệp , trong đó có việc bán thông tin công ty nhạy cảm hoặc bí mật  cho một đối thủ cạnh tranh. 
P háp chứng kỹ thuật số dân sự với cá nhân 
P háp chứng kỹ thuật số với cá nhân thường điều tra những vấn đề liên quan đến máy tính , dấu vết số liên quan đến các cá nhân và các vấn đề tranh chấp dân sự. 
Hiện nay số tin tặc và các hình thức tội phạm trên mạng sẽ không ngừng tăng lên, ví dụ khoảng 70% người dùng Internet ở Singapore từng ít nhất một lần là nạn nhân của tin tặc, bị đánh cắp tài khoản và thông tin cá nhân. 
Người điều tra tìm các bằng chứng số trên máy tính tính, thiết bị di động, trên mạng  có liên quan đến các vụ lừa đảo , đánh cắp tài khoản hay là những vấn đề cá nhân như ngoại tình. 
Nghề t hám tử tư 
Thám tử tư là Pháp chứng viên theo dõi, giám sát, xác minh các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu. Thám tử tư có thể là một công ty tư nhân hoặc là một người hoạt động độc lập. 
Đây là một nghề hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, bảo đảm quyền của công dân (đặc biệt là quyền bí mật đời tư) , cung cấp các dịch vụ điều tra, thu thập các thông tin và được nhận thù lao hay phí tổn. 
T hám tử tư có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp khi họ cần nắm bắt thông tin về sản phẩm, về thị trường hay về đối tác làm ăn...vv. 
T hám tử tư có thể sử dụng công cụ pháp chứng số để tìm kiếm và điều tra các bằng chứng trên máy tính hay trên mạng 
Các chứng chỉ nghề nghiệp 
Một số văn bản pháp luật liên quan đến Pháp chứng Kỹ thuật số 
Luật An toàn thông tin 
Nghị định của chính phủ: Q uy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. 
Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông: Quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam . 
Quy tắc đạo đức nghề An toàn thông tin của Hiệp hội VNISA . 
Luật An toàn thông tin 
Luật An toàn thông tin – được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 
Luật An toàn thông tin quy định về: 
Hoạt động an toàn thông tin, bao gồm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng; 
Bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin; 
Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; 
Quản lý nhà nước về an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin. 
Nghị định của chính phủ 
Nghị định: Q uy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.  Số: 25/2014/NĐ-CP, N gày 07 tháng 04 năm 2014 
Nghị định quy định về : 
H oạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; 
Hợ p tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; 
T rách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. 
Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông 
Thông tư: Quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam .Số: 27/2011/TT-BTTTT, ngày 4 tháng 10 năm 2011 
Thông tư quy định về mạng lưới ứng cứu sự cố, điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet tại Việt Nam. 
Quy tắc đạo đức nghề An toàn thông tin 
Hiệp hội VNISA đã chủ trì xây bộ quy tắc đạo đức nghề An toàn thông tin và đưa ra phiên bản 1.0 của bộ quy tắc đạo đức nghề An toàn thông tin.  
B ộ quy tắc đạo đức nghề A n toàn thông tin là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghề nghiệp an toàn thông tin nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp an toàn thông tin trong xã hội. 
Bản qui tắc đ ạo đức nghề An toàn thông tin (ATTT) có mục tiêu nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hành nghề cung cấp dịch vụ ATTT một cách chính trực, trọng danh dự và tin cậy. 
Đạo đức với nghề Pháp chứng kỹ thuật số 
Đạo đức đang là những kiến thức như những tiêu chuẩn, những quy tắc, những định hướng cho các cư xử được chấp nhận bởi luân lý hay xã hội, ví dụ như: sự trung thực, sự tin cậy, hay hành động vì sự tiến bộ xã hội. 
Đạo đức được có thể tổng kết như "những quy tắc của tính trung thực”, Đạo đức là cơ sở cho sự trung thực trong kinh doanh và tính nhà nghề trong kỹ thuật. 
Tại Hoa Kỳ, DFCB (Digital Forensics Certification Board) có ra bản quy tắc đạo đức và chuẩn mực trong xử lý công việc cho nghề Pháp chứng kỹ thuật số. 
Các yêu cầu về đạo đức 
Cá nhân hành nghề Pháp chứng kỹ thuật số không tham gia vào bất cứ hành vi có hại cho nghề nghiệp bao gồm trình bày sai kỹ thuật hoặc biến dạng, hành vi giả mạo hoặc trình bày sai lạc về thông tin trong lĩnh vực chuyên môn 
Cần tránh tất cả các xung đột lợi ích, cần tuân thủ tất cả các yêu cầu hợp pháp của tòa án có thẩm quyền; 
Cần cho thấy không có sự thiên vị đối với những phát hiện , không bày tỏ chính kiến ​​đối với sự c ó tội hay sự vô tội của bất kỳ bên nà o. 
K hông tiết lộ bất kỳ dữ liệu mật thu được mà không có yêu cầu thích hợp từ cấp có thẩm quyền hoặc yêu cầu của  tòa án có thẩm quyền . 
Các yêu cầu về đạo đức (tiếp) 
Cần kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng tất cả các thông tin (trừ khi có giới hạn theo lệnh tòa án hoặc cấp có thẩm quyền ) . 
Chỉ đưa ra các ý kiến ​​và các kết luận theo đúng kết quả thu được bằng cách sử dụng các công cụ phù hợp được xác nhận . 
Làm báo cáo hoặc làm chứng trung thực trong mọi vấn đề và không cố ý trình bày sai lạc bản chất bất kỳ thông tin nào, không giữ lại bất cứ thông tin nào vì làm như vậy có thể bóp méo sự thật . 
C hỉ chấp nhận thực hiện công việc khi có tin tưởng hoàn thành với năng lực chuyên môn của mình . 
Chuẩn mực trong xử lý công việc 
Cá nhân hành nghề Pháp chứng kỹ thuật số cần xử lý tất cả các tang vật và các thông tin có giá trị chứng cứ với sự cẩn thận cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn của chúng . 
Cần có đủ hiểu biết về bản chất của vấn đề công việc điều tra, cần hiểu được yêu cầu chuyên môn của công việc điều tra, hiễu rõ các hạn chế và trách nhiệm của tất cả các bên. 
Các k ết luận ​​ khi đưa ra cần được đảm bảo bởi các bằng chứng và thông tin một cách đầy đủ và hoàn chỉnh . 
Cần liên tục phấn đấu nâng cao kỹ năng và kiến thức để duy trì năng lực và các chuẩn nghề nghiệp. 
Cần tôn trọng các đồng nghiệp , không xuyên tạc về những khả năng lý thuyết và thực hành của đồng nghiệp 
Hết bài 1 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_phap_chung_ky_thuat_so_bai_1_gioi_thieu_nganh_phap.pptx