Bài giảng Phân tích đầu tư chứng khoán - Chương 6: Phân tích vĩ mô và ngành

Kinh tế toàn cầu

. Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến:

Triển vọng xuất khẩu

Giá từ các đối thủ cạnh tranh

Lợi nhuận của các khoản đầu tư nước ngoài

. Các nhân tố cần lưu ý:

Bối cảnh chính trị: vd khủng hoảng tiền tệ Châu Á

97-98, khủng hoảng Châu Âu 2010,

Tỷ giá hối đoái: vd sự tăng giá đồng Yen năm 2008

→ chỉ số Nikkei giảm đến 50%

Kinh tế vĩ mô trong nước

. Tổng sản phẩm quốc nội GDP: tốc độ GDP

cao→ nền kinh tế đang mở rộng → cơ hội cho

tăng trưởng công ty

. Tỷ lệ thất nghiệp

. Lạm phát

. Lãi suất: mối quan hệ với mức hấp dẫn của các

khoản đầu tư?

Những ngành nhạy cảm với lãi suất?

. Thâm hụt ngân sách: mối quan hệ với lãi suất?

. Thái độ của nhà sản xuất & người tiêu dùng

pdf 28 trang kimcuc 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích đầu tư chứng khoán - Chương 6: Phân tích vĩ mô và ngành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích đầu tư chứng khoán - Chương 6: Phân tích vĩ mô và ngành

Bài giảng Phân tích đầu tư chứng khoán - Chương 6: Phân tích vĩ mô và ngành
Phân tích vĩ mô và ngành
Lê Văn Lâm
1
Nội dung
. Phân tích Top-down
· Kinh tế toàn cầu và kinh tế vĩ mô trong nước
. Chu kỳ kinh doanh
. Phân tích & lựa chọn ngành
2
1. Phân tích Top-down 
3
KINH TẾ TOÀN 
CẦU
KINH TẾ 
TRONG NƯỚC
NGÀNH CÔNG TY ĐỊNH GIÁ 
2. Kinh tế toàn cầu
4
. Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến:
Triển vọng xuất khẩu
Giá từ các đối thủ cạnh tranh
Lợi nhuận của các khoản đầu tư nước ngoài
. Các nhân tố cần lưu ý:
Bối cảnh chính trị: vd khủng hoảng tiền tệ Châu Á 
97-98, khủng hoảng Châu Âu 2010,
Tỷ giá hối đoái: vd sự tăng giá đồng Yen năm 2008 
→ chỉ số Nikkei giảm đến 50%
2. Kinh tế toàn cầu
5
3. Kinh tế vĩ mô trong nước
6
. Tổng sản phẩm quốc nội GDP: tốc độ GDP 
cao→ nền kinh tế đang mở rộng → cơ hội cho
tăng trưởng công ty
. Tỷ lệ thất nghiệp
. Lạm phát
. Lãi suất: mối quan hệ với mức hấp dẫn của các
khoản đầu tư?
Những ngành nhạy cảm với lãi suất?
. Thâm hụt ngân sách: mối quan hệ với lãi suất?
. Thái độ của nhà sản xuất & người tiêu dùng
3. Kinh tế vĩ mô trong nước
7
. Các cú sốc về cầu: cắt giảm thuế, tăng cung
tiền, tăng chi tiêu chính phủ,→ GDP thường
sẽ di chuyển cùng hướng với lãi suất và lạm
phát
. Các cú sốc về cung: ảnh hưởng đến khả năng
sản xuất và chi phí như sự thay đổi giá dầu thế
giới, các biến cố về thiên nhiên, con người, → 
GDP thường sẽ di chuyển ngược lại với lãi suất
và lạm phát
→Kết nối với bối cảnh đầu tư: lựa chọn
ngành & công ty ít bị ảnh hưởng bởi những
cú sốc trên!
3. Kinh tế vĩ mô trong nước
8
. Chính sách tài khóa: 
- chính sách về phía cầu (demand-side policy)
- tác động nhanh vs. thi hành chậm.
- theo dõi độ lớn thâm hụt/ thặng dư ngân sách
. Chính sách tiền tệ:
- chính sách về phía cầu
- đánh đổi giữa kích thích/lạm phát
- thi hành nhanh vs. tác động chậm
. Các chính sách khác về phía cung (supply-side 
policy): giải quyết các vấn đề về khả năng sản xuất
của nền kinh tế
4. Chu kỳ kinh doanh
9
. Các thời kỳ mở rộng & co hẹp của nền kinh tế
tạo nên chu kỳ kinh doanh.
. “Đỉnh” là thời điểm chuyển từ cuối thời kỳ mở
rộng sang thời kỳ co hẹp
. “Đáy” là thời điểm chuyển từ suy thoái sang 
phục hồi
. Khi nền trải qua các chu kỳ kinh doanh khác
nhau, hiệu năng của các ngành khác nhau cũng
sẽ biến đổi tương ứng
4. Chu kỳ kinh doanh
10
. Những ngành có tính chu kỳ (cyclical 
industries) sẽ có hiệu năng tốt hơn ở “đáy” chu
kỳ vì có độ nhạy cao hơn với tình trạng của nền
kinh tế. Ví dụ: ngành sản xuất ô tô; cơ khí chế
tạo máy, vật liệu xây dựng;
. Những ngành có tính phòng vệ (defensive 
industries) có hiệu năng tốt hơn khi nền kinh tế ở 
trong thời kỳ suy thoái. Ví dụ: công nghiệp thực
phẩm; dược;
. Mối quan hệ với rủi ro hệ thống: nhóm ngành
thứ nhất thường có beta cao hơn so với nhóm
ngành thứ hai
4. Chu kỳ kinh doanh
11
4. Chu kỳ kinh doanh
12
.Lựa chọn ngành theo chu kỳ kinh doanh thường
phụ thuộc vào dự đoán của nhà phân tích về
sức khỏe của nền kinh tế:
-Lạc quan: chọn ngành có tính chu kỳ
-Bi quan: chọn ngành có tính phòng vệ
. Tuy nhiên, việc khẳng định kinh tế đang có dấu
hiệu phục hồi hay đang suy thoái thường không
dễ dàng!
5. Phân tích và lựa chọn ngành
13
. Vì sao quan trọng? Một công ty thường ít khi
hoạt động tốt nếu đang ở trong một ngành gặp
nhiều khó khăn
. Các vấn đề chính:
1. Phân tích độ nhạy với chu kỳ kinh doanh
2. Chiến lược đầu tư luân phiên các lĩnh vực
3. Vòng đời của ngành
4. Lợi thế cạnh tranh của ngành
Phân tích độ nhạy với chu kỳ kinh doanh
14
3 yếu tố quyết định độ nhạy của một ngành với chu
kỳ kinh doanh:
. Độ nhạy của doanh thu: nhu yếu phẩm vs. hàng xa
xỉ và công nghiệp nặng
. Đòn bẩy kinh doanh: những ngành có định phí cao
hơn biến phí thường có độ nhạy cao hơn với chu kỳ
kinh doanh. Có thể dựa vào độ lớn của đòn bẩy kinh
doanh:
DOL = % thay đổi trong EBIT/ % thay đổi trong
doanh thu hoặc DOL = 1 + (Định phí/EBIT)
. Đòn bẩy tài chính: đòn bẩy tài chính càng cao thì
có độ nhạy càng cao với chu kỳ kinh doanh
Chiến lược đầu tư luân phiên các lĩnh vực
15
. Ý tưởng: chuyển đổi cơ cấu trong danh mục
đầu tư sang những ngành được dự đoán sẽ có
hiệu năng cao dựa vào việc dự đoán chu kỳ kinh
doanh
. Chỉ thành công khi bạn dự đoán bước tiếp theo
của chu kỳ kinh doanh tốt hơn các nhà đầu tư
khác
Chiến lược đầu tư luân phiên các lĩnh vực
16
Nhiên
liệu
Nhu yếu
phẩm
Tài chính,
NH *
Ô tô, VLXD, 
Vận tải
Hàng xa xỉ, 
Tài chính -
NH
Vòng đời của ngành
17
. Nếu biết một ngành đang ở giai đoạn phát triển
nào sẽ có sự phân tích đầy đủ hơn
. Các giai đoạn chính:
1. Khởi đầu (start-up)
2. Tăng vững chắc (consolidation)
3. Trưởng thành (maturity)
4. Suy giảm (decline)
Giai đoạn khởi đầu
18
 Đặc trưng bởi việc một kỹ thuật hay một sản
phẩm mới xuất hiện, ví dụ: máy tính cá nhân
(1980s); điện thoại di động (1990s); smart 
phones;
 Khó dự đoán công ty nào sẽ thống lĩnh/ có
thể tất cả cùng thất bại → rủi ro cao
 Tốc độ tăng doanh thu vừa phải và lợi nhuận
có thể âm
 Thị trường nhỏ hẹp và chi phí phát triển nhiều
Giai đoạn tăng vững chắc
19
 Những công ty thống lĩnh xuất hiện
 Những công ty còn tồn tại sau giai đoạn đầu hoạt
động ổn định hơn
 Dễ dự đoán thị phần hơn
 Lợi nhuận & doanh thu tăng trưởng cao vì các
sản phẩm được sử dụng phổ biến hơn
 Lợi nhuận biên cao
Giai đoạn trưởng thành
20
 Tốc độ tăng trưởng gần như bằng với tăng
trưởng bình quân của nền kinh tế
 Các sản phẩm trở nên “chuẩn hóa”; giá cả
mang tính cạnh tranh nhiều hơn
 Lợi nhuận biên hẹp hơn
 Dòng tiền công ty ổn định nhưng ít cơ hội để
nâng cao lợi nhuận
Giai đoạn suy giảm
21
 Tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tăng
trưởng bình quân của nền kinh tế, thậm chí
giảm mạnh
 Các dòng sản phẩm/ công nghệ mới bắt đầu
xuất hiện
 Lợi nhuận biên rất thấp
 Một số công ty thua lỗ
 Nhiều nhà đầu tư rời bỏ và đầu tư sang các
ngành khác
Nên đầu tư vào giai đoạn nào?
22
. Nhiều nhà phân tích cho rằng nên đầu tư vào
những ngành công nghiệp đang ở giai đoạn tăng
trưởng nhanh
. Tuy vậy, có thể ở giai đoạn này giá cả đã kịp
thời phản ánh sự tăng trưởng
. Quan điểm của Peter Lynch:
Lợi thế cạnh tranh
23
 Sự trưởng thành (bão hòa) của một ngành có thể
phụ thuộc nhiều vào môi trường cạnh tranh
 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Michael Porter):
 Áp lực từ các đối thủ tiềm năng
 Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu
 Áp lực từ sản phẩm thay thế
 Sức mạnh của khách hàng
 Sức mạnh của nhà cung cấp
 Cần phân tích 5 áp lực này để xác định mức độ
cạnh tranh của mỗi ngành và tác động của 5 áp
lực này lên lợi nhuận tiềm năng của ngành trong
dài hạn. 
 Nên cập nhật thường xuyên thông tin vì cấu trúc
cạnh tranh có thể thay đổi theo thời gian.
Áp lực từ các đối thủ tiềm năng
24
 Các rào cản gia nhập:
 Chính sách giá cả rẻ so với chi phí
 Nhu cầu đầu tư nguồn lực tài chính lớn
 Quy mô lớn của các công ty trong ngành
 Khó mở rộng kênh phân phối vì các hợp đồng
phân phối độc quyền
 Chi phí cao để chuyển đổi sản phẩm, thương
hiệu
 Chính sách khắt khe của chính phủ về bản quyền
và sự tiếp cận giới hạn với nguồn nguyên liệu
 Thiếu các yếu tố này dẫn đến sự gia nhập của
các đối thủ mới, làm giảm lợi thế cạnh tranh và
lợi nhuận biên
Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu
25
 Khi phân tích, cần xác định về sự phát
triển/tính ổn định của đối thủ hiện hữu
 Sự cạnh tranh gia tăng khi có nhiều đối thủ
cùng quy mô
 Cần lưu ý cả đến những đối thủ nước ngoài
 Tốc độ tăng trưởng chậm của ngành dẫn đến
sự tranh giành thị phần
 Chi phí cố định cao dẫn đến nhu cầu bán ở 
mức toàn dụng, tạo ra các cuộc chiến giá cả
 Cần chú ý đến cả rào cản thoát khỏi ngành
Áp lực từ sản phẩm thay thế
26
 Sản phẩm thay thế tạo ra áp lực về giá cả
 Cần xác định mức độ tiệm cận về giá cả và
công năng về các sản phẩm thay thế với các
sản phẩm hiện có trong ngành
 Khi các sản phẩm thay thế càng nhiều, sự
cạnh tranh càng cao và lợi nhuận biên giảm
đi
 Ví dụ: container bằng thủy tinh vs. container 
bằng kim loại; thịt bò vs. thịt heo, gà, cừu
Sức mạnh của khách hàng
27
 Khách hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận của
ngành: đòi hỏi giá thấp + chất lượng cao
 Sức mạnh của khách hàng tăng lên cùng với
quy mô tiêu thụ
 Các công ty dễ tổn thương nhất là những
công ty chỉ có một đối tượng khách hàng, ví
dụ công ty phát triển phần mềm; công ty chế
tạo một bộ phận của máy móc
 Sức mạnh của khách hàng tăng theo lượng
thông tin mà họ có, đặc biệt là thông tin về chi 
phí sản xuất
Sức mạnh của nhà cung ứng
28
 Nhà cung ứng tác động đến tương lai của
một ngành nếu họ tăng giá bán + giảm chất
lượng
 Sức mạnh của họ càng lớn nếu số lượng nhà
cung ứng càng nhỏ và mức độ tập trung cao
hơn ngành mà họ cung ứng
 Sức mạnh của họ lớn khi họ cung ứng các
sản phẩm đầu vào thiết yếu (không có sản
phẩm thay thế)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_dau_tu_chung_khoan_chuong_6_phan_tich_vi.pdf