Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 44: Bài đọc thêm "Chân, tay, tai, mắt, miệng" - Lò Thị Khuyên

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau vui vẻ hoà thuận. Rồi một ngày cô Mắt phát hiện ra cả nhóm phải làm việc vất vả còn lão Miệng được ăn nên đã cùng với cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không làm lụng, không chung sống với lão Miệng. Đến ngày thứ bảy cả nhóm mệt mỏi rã rời không chịu nổi. Bác Tai nhận ra sai lầm trước bảo cả bọn đến chăm sóc lão Miệng. Tất cả thấy mình khoan khoái. Từ đó họ sống thân mật không ai tị ai.

pdf 17 trang thom 06/01/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 44: Bài đọc thêm "Chân, tay, tai, mắt, miệng" - Lò Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 44: Bài đọc thêm "Chân, tay, tai, mắt, miệng" - Lò Thị Khuyên

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 44: Bài đọc thêm "Chân, tay, tai, mắt, miệng" - Lò Thị Khuyên
Giáo viên : Lò Thị Khuyên 
 Trường PTDTBTTHCS Nà Khoang 
1. Hãy kể tên các bộ trên cơ thể người ? 
2. Các bộ phận đó có chức năng nhiệm vụ gì 
đối với cơ thể? 
Tiết 44(Văn bản): Hướng dẫn đọc thêm: 
( Truyện ngụ ngôn) 
Tóm tắt truyện 
 Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão 
Miệng sống với nhau vui vẻ hoà thuận. Rồi một 
ngày cô Mắt phát hiện ra cả nhóm phải làm 
việc vất vả còn lão Miệng được ăn nên đã cùng 
với cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không làm lụng, 
không chung sống với lão Miệng. Đến ngày thứ 
bảy cả nhóm mệt mỏi rã rời không chịu nổi. 
Bác Tai nhận ra sai lầm trước bảo cả bọn đến 
chăm sóc lão Miệng. Tất cả thấy mình khoan 
khoái. Từ đó họ sống thân mật không ai tị ai. 
4. Bố cục 
Phần 1: (Từ đầu - > kéo nhau về) : Chân, 
Tay, Tai, Mắt, Miệng quyết định không làm 
lụng không chung sống cùng lão Miệng nữa 
Phần 2: ( Tiếp -> đành họp nhau lại để bàn” 
: Hậu quả của quyết định không làm lụng 
không cùng chung sống 
Phần 3: (Còn lại) : Sự hối hận và cách 
sửa chữa hậu quả 
“ Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm 
cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão 
Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai... 
Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được... ” 
- Nhận ra sai lầm của cả bọn. 
- Hiểu được vai trò, công việc của lão Miệng. 
- Nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa mọi người với lão. 
- Cần đoàn kết để tạo sức mạnh chung. 
CÂU HỎI THẢO LUẬN 
NHÓM : 
Theo em, bài học rút ra 
từ câu chuyện này là gì? 
Bài học rút ra từ câu chuyện: 
- Không nên suy bì, tị nạnh với người khác. 
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi tập thể. 
- Phải biết đoàn kết, hợp tác với nhau. 
- Mỗi lời nói, hành động không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân 
mà còn ảnh hưởng đến tập thể, cộng đồng. 
1. Nghệ thuật 
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ( Mượn các bộ phận cơ thể 
người để nói chuyện con người) 
2. Nội dung 
Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong 
cộng đồng. Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn 
độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào 
nhau để cùng tồn tại và phát triển. 
* Ghi nhớ(SGK/116) 
III/ Tổng kết 
Hãy kể diễn cảm truyện 
Sống vui vẻ 
Ganh tị so bì 
Không cùng 
chung sống 
Mệt mỏi rã rời 
? Trong “5 điều Bác Hồ dạy” các cháu thiếu nhi, em thấy 
 lời dạy thứ mấy trùng hợp với chủ đề bài học hôm nay? 
+ Việc nghỉ học không phép của em không chỉ ảnh 
hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của em mà còn ảnh 
hưởng đến xếp loại thi đua của tập thể lớp, của 
trường. 
+ Nếu em không phấn đấu học tập tốt sẽ làm ảnh 
hưởng đến danh dự, uy tín của bản thân, gia đình, 
dòng họ.... 
? Ở trong lớp các em thấy những hành động nào của 
mình đã ảnh hưởng đến bản thân các em nhưng đồng 
thời cũng ảnh hưởng đến tập thể lớp? Và với mọi 
người xung quanh? 
 * Dặn dò – Hướng dẫn học ở nhà: 
+ Nắm khái niệm truyện ngụ ngôn. 
+ Kể được truyện ngụ ngôn đã học. 
+ Vẽ hoàn chỉnh bản đồ tư duy về truyện ngụ ngôn vào vở. 
Chuẩn bị bài Kiểm tra tiếng Việt. 
 + Cấu tạo từ TV 
 + Từ mượn, 
 + Danh từ 
 + Nghĩa của từ 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_44_bai_doc_them_chan_tay_tai_ma.pdf